SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015 MÔN VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT

3 212 0
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015  MÔN  VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 01 trang, gồm có 03 câu Câu 1. (2,0 điểm) - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? (Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau: a. Xác định ý chính của đoạn thơ. b. Các đại từ “mình” và “ta” trong đoạn thơ trên được dùng để nói đến ai? Nêu tác dụng của chúng. Câu 2. (3,0 điểm) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Câu ca dao trên gợi cho anh/chị suy nghĩ như thế nào về cách sống? (Viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ). Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm (Đất Nước -Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm) ………………………….…… Hết ………………………….…… SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014- 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT (Hướng dẫn chấm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lý trong cảm nhận và lập luận. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm 1 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh có thể nêu từng ý bằng cách gạch đầu dòng hoặc viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Diễn đạt rõ ràng, mắc ít lỗi về chính tả, dùng từ. 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Đoạn thơ là lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, thể hiện tình cảm tha thiết, quyến luyến của người dân Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến. b. - “Ta” là người ở lại (tức là người dân Việt Bắc). “Mình” là người ra đi (tức là cán bộ kháng chiến). - Tác dụng: góp phần thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa người dân Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến, đồng thời tạo phong vị ca dao cho đoạn thơ. 1,0 0,5 0,5 2 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (đảm độ dài theo yêu cầu). - Đảm bảo ý và khai triển tốt; diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các ý sau: - Chỉ ra được nội dung của hai câu ca dao (khuyên mọi người phải biết sống đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau). - Từ nội dung của hai câu ca dao, học sinh trình bày suy nghĩ về cách sống. Cụ thể: + Phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc. + Cần có hành động thiết thực để giúp đỡ những người xung quanh mình, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. 0,75 0,75 0,75 + Cần lên án lối sống vị kỉ, vô cảm, nhẫn tâm của một số thanh niên hiện nay. 0,75 3 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý; hình thành và khai triển ý tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: (Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các ý sau) a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. b. Trình bày cụ thể cảm nhận của mình về đoạn thơ: * Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện những cảm nhận mới mẻ và độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về quá trình hình thành, phát triển của Đất Nước. Cụ thể là: + Đất Nước được hình thành từ những gì bình dị, bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người. (miếng trầu bà ăn, cái kèo cái cột, hạt gạo…) + Đất Nước được cảm nhận từ những phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân (ăn trầu, tóc bới sau đầu ); ở tính cách đặc trưng của dân tộc: chịu thương chịu khó, lối sống thủy chung, đậm tình nặng nghĩa… ( hạt gạo phải một nắng hai sương, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn…) + Đất Nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc (nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi ta hò hẹn…). * Về nghệ thuật: - Sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian: truyện cổ tích, ca dao, thành ngữ… - Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi linh hoạt phù hợp với cảm xúc phóng túng… - Kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc. c. Đánh giá chung về đoạn thơ và đoạn trích “Đất Nước”. 0, 5 0,75 0,75 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 ………………………….…… Hết ………………………….…… . QUẢNG BÌNH Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH: THPT Thơ i gian: 90 phút (không kể thơ i gian giao đề) Đề có 01 trang,. diễn đạt của học sinh để cho i m t i đa hoặc thấp hơn. - Chỉ cho i ̉m tô i đa khi học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Khuyến khích những ba i thể hiện. về kĩ năng: - Biết cách làm ba i văn nghị luận văn học. - Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý; hình thành và khai triển ý tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, mắc i t lô i về chính

Ngày đăng: 31/07/2015, 14:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan