Tiểu luận CÔNG NGHỆ IN OSFFET TỜ RỜI CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ ẤN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN TẠI NHÀ IN NGÂN HÀNG II

131 2.2K 16
Tiểu luận CÔNG NGHỆ IN OSFFET TỜ RỜI CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ ẤN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN TẠI NHÀ IN NGÂN HÀNG II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành in phát sinh từ lâu đời , từ công việc in bán tự động , đơn gian đến thế kỷ XIX quá trình in được cơ giới hoá hoàn toàn . Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật kể cả những lý thuyết và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đều được áp dụng vào ngành in . Vì vậy , có người cho rằng ngành in là ngành khoa họckỹ thuật tổng hợp.

HỘI ĐỒNG THI NÂNG BẬC CÔNG NHÂN LÝ THUYẾT 2010 BÀI TIỂU LUẬN 7/7 - CÔNG NHÂN IN OFFSET o0o ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ IN OSFFET TỜ RỜI CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ ẤN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯNG SẢN PHẨÛM IN TẠI NHÀ IN NGÂN HÀNG II NGƯỜI TRÌNH BÀY : LẠI NGỌC HOÀN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : HUỲNH TRÀ NGỘ Năm - 2010 LỜI MỞ ĐẦU Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ Ngành in phát sinh từ lâu đời , từ công việc in bán tự động , đơn gian đến thế kỷ XIX quá trình in được cơ giới hoá hoàn toàn . Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật kể cả những lý thuyết và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đều được áp dụng vào ngành in . Vì vậy , có người cho rằng ngành in là ngành khoa học-kỹ thuật tổng hợp Hoà nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới , trong những năm gần đây , nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể . Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước và đặc biệt là trước những xu thế phát triển của nền kinh tế –văn hoá-xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoà nhập vào thị trường ngành in với những bước phát triển nhất định Tôi bước chân vào ngành in tới nay đã hơn 21 năm và từng bước trưởng thành , từ người sinh viên khoá đầu tiên của Trường Dạy Nghề Chuyên Ngành In ( 1986-1989) và cho đến năm 2006 tôi được nhận quyết định hưởng lương bậc 6/7 theo chỉ tiêu chuẩn cấp bậc công nhân ngành in Năm nay , được sự quan tâm của Ban Giám Đốc , Công Đoàn Nhà In Ngân Hàng II cho phép tôi được tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức thợ bậc cao và nâng tay nghề Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc , Công Đoàn Nhà In Ngân Hàng II và thầy giáo HUỲNH TRÀ NGỘ đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài tiểu luận này Hiện nay với vị trí người công nhân tại Phân xưởng in Offset , tôi sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và quan trọng nhất là cùng với tập thể anh chị em trong Phân xưởng cùng làm việc đem lại hiệu quả với năng suất cao , làm ra những sản phẩm có chất lượng ,giữ vững uy tin cho Nhà In Tôi thiết nghĩ đó là lời cảm ơn thiết thực nhất của bản than tôi kính đến Công ty nơi tôi trưởng thành và gắn bó với nghề bấy lâu nay Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 2 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN THỨ NHẤT: LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT IN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5 I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH IN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5 1. Lịch Sử Ra Đời Ngành In Và Phát Triển Kỹ Thuật In Thế Giới 5 2. Lịch Sử Ngành In Việt Nam 8 II. TÌNH HÌNH NGÀNH IN OFFSET HIỆN NAY Ở TP. HỒ CHÍ MINH 11 1. Vai trò ngành in trong xây dựng và đổi mới ở TP. Hồ Chí Minh 11 2. Tình hình và thực trạng 13 3. Quá Trình Offset hoá ngành in: 15 4. Xu hướng phát triển 16 5. Mục tiêu và định hướng 18 PHẦN THỨ HAI: CÔNG NGHỆ IN OFFSET 21 A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ IN OFFSET 21 I. NGUYÊN LÝ VỀ IN OFFSET 21 II. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 21 III. LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ IN OFFSET 23 1. Lý thuyết màu 23 2. Kỹ thuật tram hóa hình ảnh: 26 3. Quản trị màu - ICC profiles: 30 4. Bình bản điện tử - Imposition: 31 5. CIP3 - Sự hợp tác quốc tế cho sự hợp nhất: 38 B. THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN ĐIỆN TỬ 41 I. THIẾT BỊ NHẬP 41 1. Máy quét: 41 2. Máy ảnh kỹ thuật số 54 Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 3 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ II. THIẾT BỊ XUẤT 58 1. RIP (Raster Image processor hay là Bộ xử lý phân điểm ảnh): 59 2. Các dạng máy ghi film: 67 3. Công nghệ CtP(computẻ to Plate): 72 4. Kỹ thuật ghi bản kẽm thông thường bằng đèn UV (CtCP- Computer to Conventional Plate) 77 5. In thử 78 6. Các lỗi thường gặp khi RIP: 78 C. THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHỆ IN OFFSET 79 1. Các hệ thống máy in và các hãng sản xuất máy in lớn 79 2. Hệ thống lô mực và sự truyền mực. Hệ thống lô ẩm và sự truyền ẩm khuôn in: 79 D. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN VÀ IN OFFSET TẠI NHÀ IN NGÂN HÀNG II 100 I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ THIẾT BỊ TẠI PHÂN XƯỞNG: 100 1. Thiết bị nhận: 100 2. Thiết bị hỗ trợ: 100 3. Trạm làm việc: 100 4. Thiết bị xuất: 102 5. Máy in kỹ thuật số: 105 II. XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 106 E. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐI SÂU NGHIÊN CỨU: 109 1. Cấu trúc hệ thống ống đơn vị in 109 2. Lực ép trong vùng in 110 3. Cơ sở lý thuyết về bọc ống 111 4. Sự giãn dài hình ảnh trong in offset 112 5. Quy tắc Faust 115 6. Bọc ống cao su và bọc ống bản 116 Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 4 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ PHẦN THỨ BA: CÁC YẾU TỐ ĐỂ ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 119 I. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ IN NGÂN HÀNG: 119 1. Lịch sử hình thành nhà in: 119 2. Quá trình hình thành và phát triển: 119 3. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh: 119 4. Bộ máy tổ chức: 119 5. Tình hình lao động: 120 6. Tình hình trang thiết bị và quy trình công nghệ: 120 7. Những thuận lợi khó khăn và hương phát triển: 124 II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT QUA THỰC TẾ SẢN XUẤT: 125 1. Máy móc, thiết bị 125 2. Nhân tố con người 126 3. Nguyên vật liệu: 126 4. Môi trường: 126 III. CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG: 127 1. Đầu tư trang thiết bị, máy móc: 127 2. Nâng cao trình độ tay nghề: 127 3. Marketting: 127 4. Cải thiện môi trường - công tác bảo hộ lao động: 127 IV. CÁC KIẾN NGHỊ 127 PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THỢ BẬC CAO TRONG SẢN XUẤT 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 5 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ LỜI MỞ ĐẦU Ngành in phát sinh từ lâu đời, từ công việc in bán tự động, đơn gian đến thế kỷ XIX quá trình in được cơ giới hoá hoàn toàn. Những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật kể cả những lý thuyết và công nghệ mới nhất, hiện đại nhất đều được áp dụng vào ngành in. Vì vậy, có người cho rằng ngành in là ngành khoa học - kỹ thuật tổng hợp. Hoà nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước và đặc biệt là trước những xu thế phát triển của nền kinh tế - văn hoá - xã hội đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoà nhập vào thị trường ngành in với những bước phát triển nhất định. Tôi bước chân vào ngành in tới nay đã hơn 21 năm và từng bước trưởng thành, từ người học viên khoá đầu tiên của Trường Dạy Nghề Chuyên Ngành In (1986 - 1989) và cho đến năm 2006 tôi được nhận quyết định hưởng lương bậc 6/7 theo chỉ tiêu chuẩn cấp bậc công nhân ngành in. Năm nay, được sự quan tâm của Ban Giám Đốc, Công Đoàn Nhà In Ngân Hàng II cho phép tôi được tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức thợ bậc cao và nâng tay nghề. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Công Đoàn Nhà In Ngân Hàng II và thầy giáo HUỲNH TRÀ NGỘ đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Hiện nay với vị trí người công nhân tại Phân xưởng in Offset, tôi sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và quan trọng nhất là cùng với tập thể anh chị em trong Phân xưởng cùng làm việc đem lại hiệu quả với năng suất cao, làm ra những sản phẩm có chất lượng, giữ vững uy tín cho Nhà In Ngân Hàng II. Tôi thiết nghĩ đó là lời cảm ơn thiết thực nhất của bản than tôi kính đến Công ty nơi tôi trưởng thành và gắn bó với nghề bấy lâu nay. Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 6 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ PHẦN THỨ NHẤT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT IN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGÀNH IN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1. Lịch Sử Ra Đời Ngành In Và Phát Triển Kỹ Thuật In Thế Giới Cách đây khoảng 30.000 năm trước Công Nguyên con người đã dùng những hình vẽ trên vách đá, nền đất để thông tin cho nhau nhưng đó chưa phải là chữ viết theo đúng nghĩa ký hiệu ngôn ngữ. Trong các kim tự tháp Ai Cập hay các bia mộ Trung Hoa người ta khám phá ra những chữ tượng hình có niên đại khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên chữ tượng hình không thể diễn tả hết ý nghĩ, tình cảm và thể loại chữ diễn ý (idograph) ra đời. Vào khoảng 900 năm trước Công Nguyên ký hiệu tượng hình, diễn ý được cải tiến thành ký hiệu ngôn ngữ, bằng cách ghép liền nhau tạo thành một từ. Hệ thống ký hiệu ngôn ngữ được hình thành. Khoảng năm 403 trước Công Nguyên, người Hy Lạp với hệ thống ký hiệu phiên âm gồm những phụ âm và nguyên âm, đổi các ký hiệu tượng hình bằng bảng chữ cái Alphabet. Một trăm năm sau người La Mã mượn tên chữ cái Hy Lạp bỏ vài chữ không thích hợp thêm vần F và Q thành 23 chữ cái La Tinh và trở thành bản chữ cái mẹ (mẫu tự) của tất cả các bảng chữ cái Âu - Mỹ hiện nay. Khi đã có chữ viết nhưng chưa có nguyên liệu làm giấy người ta viết lên tất cả những nguyên liệu có thể có như tấm đất sét, tấm đồng, da cừu, các loại cây gỗ, Một tác phẩm chính muốn nhân thành nhiều bản người ta phải chép lại, phương pháp này người ta gọi là thủ bản, tuy nhiên phương pháp này hạn chế về việc nhân bản với số lượng lớn. Đó là nguyên nhân khiến cho nhân loại tìm mọi cách để khắc phục và thúc đẩy ngành in ra đời. Mặc dù chưa nhất trí về niên đại ra đời của ngành in nhưng các nhà sử học đều thống nhất rằng chính Trung Quốc là nơi ra đời bản in khắc gỗ đầu tiên. Bản in Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 7 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ khắc gỗ có nhược điểm là đã hư 1 từ hay 1 dòng đều phải làm lại từ đầu nên người ta nghĩ ra chữ rời. Chữ rời lúc đầu làm bằng đất nung, rồi gỗ kế đến làm bằng hợp kim (gồm thiếc, chì, đồng) sau cùng hợp kim bằng chì, thiếc Antimoan để sắp lại thành dòng, thành bát chữ để in. Sau nữa cơ giới hóa việc sắp chữ bằng máy Monotype, Linotype, đến nay việc sắp chữ được thực hiện trên máy vi tính. Về thiết bị, khuôn in và bàn ép in đều là mặt phẳng sau đến lực ép in tạo nên giữa bàn khuôn phẳng với ống tròn, tiến đến ống ép ống. Từ thủ công đến cơ giới hóa rồi điện tử hóa đã đưa ngành in đến trình độ khoa học kỹ thuật khá cao góp phần vào sự phát triển của nền truyền thông đại chúng. Ngành in ra đời và phát triển nhờ sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và những ngành nghề khác như hóa học, vật lý, cơ khí, đặc biệt là ngành giấy. Giấy được người Trung Quốc phát minh vào khoảng năm 105 sau Công Nguyên. Sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ 8, người Ả Rập học được công nghệ sản xuất giấy. Đến thế kỉ 12 - 13, người Châu Âu mới tiếp thu được công nghệ này. Phương pháp in khắc gỗ ra đời sớm nhất. Người ta sử dụng gỗ bào nhẵn, viết lên đó nội dung, chữ viết ngược và đục bỏ phần không có chữ. Bôi mực lên, chữ nằm cao nên bắt mực, chỗ không có chữ bị đục nằm thấp hơn nên không bắt mực. Đặt lên giấy và ép xuống sẽ có một bản chữ. Cuốn sách cổ nhất in bằng phương pháp này là cuốn kinh Kim Cương in năm 848 của ông Vương Giới được phát hiện năm 1900 ở Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). * QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KĨ THUẬT IN. Khoảng năm 1.048 người Trung Quốc tên là Tất Thăng đã sáng tạo ra chữ rời bằng gốm. Năm 1.314 Vương Trình (người Trung Quốc) đã làm chữ rời bằng gỗ. Nghề in lan truyền sang Triều Tiên và dùng đồng mỏ để đúc chữ thay cho khắc. Đến năm 1.436 chữ rời được đúc bằng hợp kim chì (gồm Pb,Cu,Sn) chữ rời sau khi sử dụng có thể tháo gỡ sử dụng lại, năng suất lao động bắt đầu tăng. Phương pháp in có ảnh hưởng lớn nhất hình thành nên nền công nghệ in thế giới là phương pháp in chữ của một người Đức tên là Johannes Gutenberng (l.400 -1.468). Ông là người phát minh ra ngành in Typo. Ông đã để lại cho nhân loại phương pháp in hoàn Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 8 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ chỉnh) đồng thời ông cũng đã hệ thống hóa được các công đoạn từ thiết kế chữ đúc, sắp chữ, dàn bài cho đến in. Sản phẩm đầu tiên của ông là những cuốn Kinh Thánh 2.000 bản, gồm 2 tập trong đó có khoảng 50 cuốn được in bằng giấy. Phương pháp của ông được coi là chuẩn mực lúc bấy giờ và cho mãi đến 500 năm sau ông được xem là ông Tổ của ngành in thế giới. Cùng lúc với in Typo đã xuất hiện phương pháp in Helio (in lõm). Người ta khắc chữ, dấu lên một trục có lớp đồng bên ngoài, mài phẳng bề mặt nhờ một dụng cụ cắt gọt sau đó sử dụng hóa chất ăn mòn tạo độ lõm các phần tử in. Vì thế phương pháp này gọi là in ống đồng. Thời kỳ này để phục chế bản mẫu ảnh người ta áp dụng phương pháp in Typo và in Helio (ống đồng). Tuy nhiên khi chế bản in ống đồng là phải khắc trên ống đồng do đó phương pháp in chế bản mới ra đời. Gia công hóa học bản đồng và bản thép. Sang thế kỷ 18, một hiện tượng văn hóa mới xuất hiện, đó là báo chí. Chính do báo chí đòi hỏi ngành in phải có những cải tiến, công nghệ mới ra đời. Người ta đúc bản in bằng cách vỗ phông và đổ hợp kim chì để có nhiều khuôn in giống nhau in một lúc trên nhiều máy. Năm 1.798 phương pháp in Leto (in phẳng) do họa sĩ người Tiệp Khắc tên Aloys Senefelder phát minh đã mở màn cho việc nghiên cứu một phương pháp in mới in Offset. Năm 1.860 các ông Kocher, Houssiau, Delas đưa bản cao su bổ sung vào và phương pháp in offset mới chính thức ra đời. Vào nửa sau thế kỉ 19 kỹ thuật in chủ yếu tập trung khâu phục chế mẫu màu bằng phương pháp 3 màu cơ bản: Vàng, Xanh, Đỏ cánh sen (Yellow, Cyan, Magenta). Ngoài các phương pháp in Typo, in Offset, in ống đồng còn có nhiều phương pháp in khác như in Tĩnh điện, in Flexo, in Tampon, in Ronez, in lưới, in truyền khoảng cách, in điện tử, Vài thập niên cuối của thế kỉ 20 thiết bị và công nghệ của ngành in đã có những bước tiến nhảy vọt. Thập niên 50 - 60 đã xuất hiện các máy như Linophoto, Monophoto, Filmsetter và hệ thống sắp chữ điện tử chụp bằng tia âm cực hay tia Laser. Việc ra Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 9 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ đời của máy tách màu điện tử (Chromagraph) máy khắc màu điện tử (Helio Klischograph) giúp công việc trở nên dễ dàng, chính xác, đạt trình độ cao. Các máy in 1 màu, 2 màu, 4 màu, 6 màu in thẳng, hoặc đảo trang ra đời đạt công suất 15.000 tờ/giờ, 30.000 tờ/giờ để in tờ rời và in giấy cuộn hoạt động theo chế độ tự động cao, theo chương trình cài đặt sẵn có thể điều khiển từ xa. Những thiết bị và công nghệ của ngành in đã mang lại những thành tựu mỹ mãn như sản phẩm in đẹp lên, bắt mắt hơn, năng suất lao động tăng vượt bậc làm cho ngành in trở thành ngành kinh tế kỹ thuật, ngành sản xuất kinh doanh quan trọng phục vụ các mặt của đời sống xã hội. 2. Lịch Sử Ngành In Việt Nam. Năm 1.070 nhà Lý dựng Văn Miếu và mở Quốc Tự Giám để làm nơi học tập cho con em quý tộc. Năm 1.087 bắt đầu lập thư viện và công việc in sách được chú ý. Do nhà Lý lấy đạo Phật làm Quốc đạo nên sách chủ yếu do các nhà sư sao chép và lưu hành trong chùa chiền. Sang thế kỷ 13 chữ Nôm xuất hiện vào thời điểm nào cho đến nay vẫn chưa xác định rõ chỉ biết vào cuối nhà Lê thời chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang. Ông Thị Lang Bộ Lễ Lương Nhữ Học đã hai lần đến Trung Quốc nghiên cứu và học được nghề in khắc gỗ, mang về nước dạy cho dân làng mình ở Liên Chàng thuộc huyện Gia Lộc- Hải Dương. Hiện nay còn lại một ấn phẩm của ông được coi là sớm nhất đó là tập thơ “Tinh tuyến chữ gia luật thi”. Ông được suy tôn là ông Tổ của nghề in mộc bản. Năm 1.862 Đô đốc Bonard lập nhà in mang tên Impérial để in báo phục vụ cho công cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Đến đầu thế kỉ 20 đã có một số nhà in do người Việt lập và quản lý. Nhìn chung ngành in ở thế giới và Việt Nam đều nhằm mục đích ban đầu là in sách, chủ yếu in sách phục vụ tôn giáo, song riêng tại Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh thì việc in ra đời nhằm mục đích đầu tiên là in báo sau đó in sách. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp các cơ sở in chủ yếu sử dụng phương pháp in Litho,Typo. Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 10 [...]... HeidelBerg 4 màu của in ngân hàng nhưng các loại máy in hiện đại, chất lượng cao thường chỉ tập trung vào khoảng 20 doanh nghiệp in lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như in Trần Phú, In Quân Đội, In Liksin, Ataxa, in Báo Nhân Dân, in Cần Thơ, In Ngân hàng và một số nhà máy in báo Đa số các doanh nghiệp in còn lại và doanh nghiệp in tư nhân đều đầu tư các loại máy in đã qua sử dụng, sản suất vào những năm 1980... thông dụng và chiếm ưu thế Với ưa điểm về năng suất, chất lượng in và hiệu quả kinh tế cao, hiện nay trên thế giới đang ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để hiện đại hoá và hoàn thiện hơn nữa về tốc độ và chất lượng in của in Offset Chúng chia làm 2 loại là in Offset tờ rời và in Offset cuộn Ưu điểm của in Offset tờ rời rất tiện ích để in các loại ấn phẩm trên giấy như sách, sách ảnh, tờ gấp, lịch... 20 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các ấn phẩm cao cấp, ấn phẩm có giá trị cao, thay thế dần và tất cả các ấn phẩm đang gia công tại nước ngoài, khai thác và tìm thị trường in gia công xuất khẩu cho các nước trong khu vực và trên thế giới * Mục tiêu tổng quát: Cơ cấu ấn phẩm của ngành in Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi khi nền kinh tế đất nước bước vào... màu đến nhiều màu Các nhà máy in báo như Sài Gòn Giải Phóng, in Lê Quang Lộc, in Quân đội, in Trần Phú, Đều trang bị các hệ thống máy in Offset cuộn chất lượng cao, có tốc độ từ 25.000 tờ in trong một giờ, thế hệ hiện đại không thua kém các nhà máy in tại các nước phát triển, được sản xuất tại các nước Đức, Nhật Ngoài máy in Offset cuộn, các doanh nghiệp in tại Thành phố Hồ Chí Minh này còn trang... hoàn thiện sản phẩm, vì hiện nay đang là khâu yếu nhất Xu hướng xuất khẩu sách có chất lượng cao là nhu cầu đặt ra rất lớn, điều này đòi hỏi công nghệ sau in càng phải mang tính công nghiệp hiện đại Đối với sản phẩm tem, nhãn, bao bì sẽ phát triển với sản lượng lớn nhưng rất đa dạng về mẫu mã, về chất lượng của bao bì Điều này đòi hỏi các máy in và các thiết bị sau in phải đa dạng và chuyên sâu vào từng... như: Công ty in Trần Phú, Công ty in Liskin, nhà máy báo quân đội 2, Công ty in và và văn hóa phẩm, Công ty in báo Hà Nội Mới, Công ty ITAXA, công ty sổ số kiến thiết và dịch vụ Bình Dương Nói tóm lại, trong những năm gần đây ngành in đã có bước phát triển mạnh mẽ góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế đất nước và ngày càng một nâng cao tầm quốc tế Phương pháp in Offset là phương pháp in phổ biến... nhãn hàng với chất lượng, giá cả hợp lý, nhanh chóng và thuận tiện Xây dựng một số tập đoàn in đủ mạnh để làm hạt nhân định hướng và thúc đẩy cho toàn ngành, vươn ra in gia công xuất khẩu Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 22 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ PHẦN THỨ HAI CÔNG NGHỆ IN OFFSET A CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÔNG NGHỆ IN OFFSET I NGUYÊN LÝ VỀ IN OFFSET Phương pháp in offset là phương pháp in phẳng... thấm vào Các phần tử in nhận được mực rồi truyền qua ống cao su gian và từ đó chuyển sang bề mặt tờ in Do lớp mực được phủ có bề dày bằng nhau, nên muốn phục chế bản mẫu tầng thứ ta phải dùng Trame II SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ Hiện nay tại TP Hồ Chí Minh và cả nước, công nghệ in offset đã trở thành phổ biến Ấn phẩm in bằng phương pháp in offset rất đa dạng chiếm đến 85% sản lượng từ sách, báo, tranh ảnh, các. .. AM và FM - Khắc phục được khuyết điểm của AM và FM 31 Công Nghệ In Offset - Sử dụng trong công nghệ CtP và CtF - Ở những tram mịn: mất chi tiết ở vùng sáng và vùng tối -> khó kiểm soát - Hiện tượng moiré và rossette GVHD: Huỳnh Trà Ngộ - Tiết kiệm mực - Sử dụng trong công nghệ - Sử dụng trong công nghệ CtP CtP - 28 micron ~ 200 lpi - Chất lượng giấy in cao - Chất lượng hình ảnh cao - Điều kiện in khắt... thị trường Tại khâu in, đây là khâu sản xuất chính tạo ra sản phẩm hàng loạt, tập trung vào các loại máy in Sự tiến bộ của các ngành khoa học đã giúp cho việc xử lý kỹ thuật cao của sản phẩm như độ chồng màu, hình ảnh in ấn đi đến sự chính xác gần Người trình bày: Lại Ngọc Hoàn 19 Công Nghệ In Offset GVHD: Huỳnh Trà Ngộ như ảnh thật Từ sau năm 1990, các loại máy in hiện đại, có hiệu chỉnh và điều khiển . THI NÂNG BẬC CÔNG NHÂN LÝ THUYẾT 2010 BÀI TIỂU LUẬN 7/7 - CÔNG NHÂN IN OFFSET o0o ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ IN OSFFET TỜ RỜI CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ ẤN ĐỊNH SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯNG SẢN PHẨÛM IN TẠI. lô ẩm và sự truyền ẩm khuôn in: 79 D. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN VÀ IN OFFSET TẠI NHÀ IN NGÂN HÀNG II 100 I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT VÀ THIẾT BỊ TẠI PHÂN XƯỞNG: 100 1. Thiết bị nhận: 100 2. Thiết. BA: CÁC YẾU TỐ ĐỂ ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 119 I. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ IN NGÂN HÀNG: 119 1. Lịch sử hình thành nhà in: 119 2. Quá trình hình thành và phát triển: 119 3. Lĩnh vực ngành nghề kinh

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan