CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

9 4.8K 64
CHƯƠNG 2  KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 2.1 Khái quát về cơ thể người Toàn bộ cử động của cơ thể người được tạo nên bởi hệ xương và hệ cơ bắp. 2.1.1 Cấu tạo hệ xương -Hệ xương bao gồm : xương , sụn và gân. - Chức năng : + Nâng đỡ: Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng toàn bộ cơ thể, giúp cho người có tư thế đứng thẳng. + Bảo vệ: Xương bảo vệ cho những cơ quan phía trong khỏi bị tổn thương như: hộp sọ bảo vệ bộ não, cột sống bảo vệ tủy sống. + Vận động: Xương kết hợp với cơ tạo nên hệ đòn bẩy mà điểm tựa là các khớp xương, đảm bảo cho hoạt động của cơ thể. Như vậy hệ xương đóng vai trò thụ động trong bộ máy vận động. - Để tạo nên hình dáng của cơ thể người cần phải có khung xương để định hình nên , khung xương được tạo thanh từ 5 thành phần cơ bản: +Xương sọ xương +Xương sống +Xương long ngực +Xương tay +Xương chân Bộ khung này ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế trang phục . a. Xương sống -Cột sống gồm 33 đến 34 đốt sống -Chức năng +là thành phần chủ yếu xác định hình dạng và kích thước nữa phần trên cơ thể. +hệ xương cột sống nối liền nhau tạo thành một khối vững chắc giữ cơ thể. +độ cong của xương sống giúp trọng tâm của cơ thể nằm trên đường thẳng đi qua hai bàn chân. Xương sống rất quan trọng giúp cơ thể đứng .Độ cong cột sống giúp cơ thể có dáng riêng , tạo nên nét đẹp xấu của dáng.Do đó cũng ảnh hưởng đến việc thiết kế trang phục VD: người có lưng gù ta nên thiết kế áo có vạt sau dài hơn vạt trước . b. Khung xương ngực -Có ảnh hưởng đến hình dạng cơ thể do đó có ảnh hưởng đến việc thiết kế trang phục Ví dụ: phần trên ngực hơi nghiêng về phía sau( ngực ưỡn ), khi thiết kế áo sa vạt sau nhiều hơn vạt trước. -Xương ngực đặc trưng bởi độ nghiêng α: độ nghiêng α được tạo thành giữa xương ngực và đường thẳng đứng đi qua đường ngang ngực. Ở nữ giới α > nam giới. c.Khung xương tay. -Phụ thuộc vào giá trị góc α và β. Với người có chiều cao bình thường khi hạ tay ở vị trí thoải mái thì đầu ngón tay giữa gần như nằm giữa khoảng đùi, khi đưa 2 tay lên nằm ngang song song với mặt đất khoảng cách giữa 2 đầu ngón tay bằng chiều cao của cơ thể. Do đó khung xương tay ít ảnh hưởng đến thiết kế trang phục, để hạn chế khuyết điểm của tay ta nên thiết kế áo tay dài. d.Khung xương chân. Xương chân nữ giới thường rộng bề ngang và ngắn theo chiều cao so với xương chân nam giới . Dựa vào đặc điểm đôi chân chia thành 3 dáng người : - Người có dạng chân bình thường - Người có dạng chân vòng kiềng (V) - Người có dạng chân hình chữ bát(A) Do xương chân quyết định nữa phần dưới của cơ thể nên nó có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế trang phục . Đối với những người có khuyết điểm ở chân thì không nên mặc quần bó sát hoặc váy ngắn . e. Xương sọ Xương sọ đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức nên hầu như không ảnh hưởng gì nhiều đến thiết kế trang phục . 2.1.2 Cấu tạo hệ cơ . - Cơ tạo nên hình khối cho từng phần trên cơ thể người - Mỗi cơ bắt đầu và kết thúc bằng dây chằng dính chặt với xương , khốp xương , tâm mạc hay da . - Cơ gồm 3 phần : cơ đầu và cổ, cơ thân, cơ chi. • Cơ đầu và cổ: gồm cơ nét mặt , cơ nhay và cơ quay cổ. Do đó cơ đầu và cổ ít ảnh hưởng đến việc thiết kế trang phục. • Cơ thân gồm: cơ ngực, cơ bụng, cơ lung và cơ phía sau cổ . Do cơ thân liên quan đến ngực, bụng lưng nên nó tác động phần lớn đến dáng người, cơ phát triển làm cho dáng dấp mập mạp hơn, cũng ảnh hưởng đến thiết kế trang phục. • Cơ chi gồm cơ chi trên và cơ chi dưới . Tóm lại : hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người phụ thuộc vào cấu trúc của xương, sự phát triển của cơ cũng như sự phân bố của mỡ. Từ đó việc thiết kế trang phục cũng phải đa dạng, phù hợp với từng vóc dáng của mỗi người. 2.2 Đặc điểm hình thái cơ thể người . Cơ thề thay đổi phụ thuộc vào giới tính , lứa tuổi . Cùng một lứa tuổi giới tính cũng có sự thay đổi khác nhau . VD : Cùng một lứa tuổi học THCS có những em lớn nhanh cao to ra dáng người lớn, trong khi có những em chậm lớn và tháp bé hơn . 2.2.1 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo lứa tuổi . Hình thái cơ thể người thay đổi theo từng thời kỳ phát triển . A. Các thời kỳ phát triển : có thể chia làm 3 thời kỳ lớn là thời kỳ phôi thai, thời kì cơ thể tăng trưởng và thời kì phát triển sau trưởng thành . a. Thời kì phôi thai Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh cho tới khi em bé lọt lòng , trung bình kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày Thời kì này phát triển qua 3 giai đoạn và mỗi giai đoạn là một tam cá nguyệt tương ứng với 13 tuần . - Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu ) : từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng . Đây là thời kỳ hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. - Tam cá nguyệt thứ hai(3 tháng giữa): là giai đoạn tăng trưởng giai đoạn này não và tủy phát triển mạnh. - Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): là giai đoạn tăng trọng, hệ cơ phát triển mạnh, bụng bà bầu to nên thiết kế quần ao phải thoải mái nhưng gọn gàng và chọn loại vải thắm hút mồ hôi tốt. b. Thời kỳ tăng trưởng sau khi sinh. Bắt đầu từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành , lúc này cơ thể hầu như ổn định , ít thay đổi về hình thái cũng như sinh lí.Thời kỳ này có thể chia làm 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1. Giai đoạn thiếu nhi bé: bắt đầu từ mới sinh đến 2 tuổi rưỡi. Ở giai đoạn này em bé có thân hình tròn trĩnh, bụ bẫm, chi ngắn thân dài, vòng bụng lớn hơn vòng ngực và đặc biệt chiều cao phát triển mạnh hơn các giai đoạn khác. Vì vậy khi thiết kế áo cho em bé không nên thiết kế ao chui cổ mà nên thiết kế áo đấp ngực, áo chườm vai, áo không nhấn eo… - Giai đoạn 2. Giai đoạn thiếu nhi trung bình: bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi đến 7 tuổi. Lúc này tốc độ lớn chậm, chấm dứt thời kỳ mộc răng sữa đến lúc bắt đầu mộc răng vĩnh viễn. Ở giai đoạn này đầu vẫn còn to tương đối và thân vẫn dai hơn chi, nên khi mặt áo vẫn chọn áo không nhấn eo, áo hình chữ A hay hình thang. - Giai đoạn 3. Giai đoạn thiếu nhi lớn: Bắt đầu từ 7 tuổi đến lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì(10-11 tuổi đối với nữ, 11-13 tuổi đối với nam). Giai đoạn này là sự mất tính bụ bẫm và bắt đầu có dáng dấp người lớn. Đứa trẻ lớn nhiều về chi dưới và ít về bề ngang, bụng bé lại, ngực bè ngang,kích thước đầu hầu như không tăng lên nữa, khôn mặt có vẻ hôn ngoan và biết suy nghĩ hơn. - Giai đoạn 4 . Giai đoạn thiếu niên : từ lúc bắt đầu dạy thì đến lúc hết dạy thì (15-16 đối với nữ, 17-18 đối với nam). Đặc điểm thời kỳ này là sức lớn về chiều cao trong khi cân nặng không tăng lên nhiều. Chiều cao tăng là dochi dưới dài ra nhanh còn thân ngắn lai và bé làm cho trẻ có dáng gầy, mảnh khảnh. - Giai đoạn 5. Giai đoạn thanh niên : tiếp theo giai đoạn sau dạy thì cho đến khi cơ thể bước vào tuổi trưởng thành(khoảng 20-22 đối với nữ, 23-24 đối với nam). Tốc độ phát triển chiều cao chậm lại còn trọng lượng tăng bình thường , cơ tăng nhiều hơn xương nên cơ thể hầu như không cao lên được nữa. c. Thời kỳ phát triển sau trưởng thành. Thời kỳ này kéo dài từ sau tuổi thanh niên cho đến khi già chết. Cơ thể lúc này rất ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc cũng như ít biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng.Thời kỳ này có thể chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1. Giai đoạn tráng niên : có thể gọi là giai đoạn trưởng thành kéo dài khỏang 20 năm kể từ cơ thể không cao thêm được nữa cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự già. - Giai đoạn 2. Giai đoạn đứng tuổi: giai đoạn này tiếp nối giai đoạn tráng niên cho tới lúc có dấu hiệu rõ ràng của tuổi già, kéo dài khỏang 10 đến 15 năm. Lúc này các chức năng hoạt động của cơ thể ổn định và có sự chính chắn về tư duy, tinh thần và tâm lý. - Giai đoạn 3. Giai đoạn tuổi già:tiếp theo giai đoạn đứng tuổi và kéo dài cho tới chết. Được đặc trưng bởi sự thoái hóa toàn bộ các tạng trong cơ thể và của các hình thái bên ngoài : chiều cao cân nặng… B. Quy luật phát triển. Gồm 3 quy luật : - Quy luật phát triển so le từng đoạn xương dài : trong thời gian nhất định xương chi dài ra thì xương khác dày lên và thời gian tiếp theo sau thì ngược lại . - Quy luật phát triển không đều của tỷ lê các đoạn thân : trong thời kỳ tăng trưởng của cơ thể sau mỗi tuổi lớn có sự tăng nhanh của chi nhiều hơn của thân. - Quy luật phát triển toàn bộ cơ thể không đều trong từng thời kỳ:nhịp độ tăng trưởng cơ thể càng nhanh nếu cơ thể đó càng trẻ. 2.2.2 Đặc điểm hình thái cơ thể người theo giới tính a. Các đặc điểm quan sát Nói chung tằm vóc nữ bé hơn nam nhưng các đường cong trên cơ thể thì nhiều hơn làm cho dáng của nữ tròn trĩnh và mềm mại hơn. Lớp mỡ dưới dự án phát triển hơn nam đặc biệt ở vú, hông, phần trên đùi. Cơ và long kém phát triển hơn, còn da thì trắng trẻo mịn màng hơn nam. b. Về kích thước và tỷ lệ phát triển của các đoạn thân thể. Trong cùng một chủng tộc, chiều cao trung bình của nữ thấp hơn nam 10 cm. Hông nữ bề ngang tương đối, vai xuôi và bé hơn nam, chi nữ thường ngắn nhưng thân thì tương đối dài hơn nam. c.Về hính thái của sọ Nhìn chung sọ nam to và thô hơn sọ nữ , các mấu lồi và chỗ bám của các cơ thường to, sọ nữ thường có hình 5 góc còn sọ nam thường là hình trứng. d. Về hình thái khung xương chậu Có sự khác nhau giữa xương chậu nam và nữ. Khung xương chậu của nữ rộng bề ngang, thấp bề cao, mỏng mảnh, nhẵn nhụi và nhẹ cân hơn của nam rất nhiều . 2.3 Các chủng tộc người trên thế giới Chủng tộc là một nhóm người có những đặc điểm hình thái giống nhau và có tính chất di truyền, không kể đến ngôn ngữ phông tục tập quán, quốc tịch. Các đặc điểm phân biệt chủng tộc: màu tóc, da, mắt, kiểu tóc… a. Các chủng tộc trên thế giới. - Đại chủng tộc Ostraloit : dân da đen, mắt sẫm, tóc lượn song… - Alegrot: da đen châu Phi, tóc đen xoăn tít, cánh mũi rộng, môi rất dày… - Orơpoit : người da trắng ở châu Âu, tóc lăn song, mắt hai mí, mũi cao hẹp… - Đại chủng tộc Mengoloit: da vàng, tóc thẳng, mắt một mí hoặc hai mí… b. Chủng tộc người ở Việt Nam Việt Nam có trên 50 dân tộc, chủ yếu là dân tộc kinh. Phân bố nhiều nhát ở vùng đồng bằng, trung du, cao nguyên… Có các loại hình như: - Loại hình Mangoloit phương nam. - Loại hình Ostraloit . - Loại hình trung gian chuyển tiếp. 2.4 Phân loại hình dáng cơ thể người. 2.4.1 Theo tỷ lệ cơ thể. - Theo tỷ lệ giữa chi và thân với chiều cao cơ thể có ba dạng co bản là người dài, người trung bình và người ngắn. - Dạng người thong qua chỉ số thân: gồm chỉ số thân và chỉ số Skerie. + Chỉ số thân = (Chiều cao ngồi*100)/chiều cao đứng. + Chỉ số Skerie = (Chiều dài chân*100)/ chiều cao ngồi. 2.4.2 Theo tư thế. Dựa vào độ cong cột sống chia hình dáng cơ thể người thành ba dạng: -Người ưỡn: lưng phẳng và rộng. Ngực, vai rộng và tương đối phát triển. -Người bình thường: khi đứng ở tư thế bình thường đầu để thẳng không tựa vào đâu thì cổ thẳng, tay thỏng dọc tự nhiên theo chân, không rơi ra phía trước… -Người gù: hình dáng cột sống cong gù về phía trước, kích thước sau dài hơn kích thước trước, điểm đầu ngực di chuyển xuống dưới. 2.4.3 Phân loại theo thể chất: Có 4 nhóm: người ngực lép, người cơ bắp, người bụng phệ, người trung bình. 2.4.4 Phân loại theo hình dáng các phần trên cơ thể. -Theo độ dốc của vai khi nhìn chính diện 2 bờ vai có: vai bình thường, vai xuôi và vai ngang. -Theo độ vươn về phía trước của vai khi nhìn từ trên xuống: vai trung bình, vai cánh cung, vai ngửa. -Căn cứ phần ngực khi nhìn từ trên: ngực lép, ngực rộng, ngực trung bình. -Căn cứ vào độ rông của hông so với vai: hông rộng, hẹp, trung bình. -Căn cứ vào tư thế chân: chân vòng kiền, chân chữ bát. . CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 2. 1 Khái quát về cơ thể người Toàn bộ cử động của cơ thể người được tạo nên bởi hệ xương và hệ cơ bắp. 2. 1.1 Cấu tạo hệ xương -Hệ. tiếp. 2. 4 Phân loại hình dáng cơ thể người. 2. 4.1 Theo tỷ lệ cơ thể. - Theo tỷ lệ giữa chi và thân với chiều cao cơ thể có ba dạng co bản là người dài, người trung bình và người ngắn. - Dạng người. phần : cơ đầu và cổ, cơ thân, cơ chi. • Cơ đầu và cổ: gồm cơ nét mặt , cơ nhay và cơ quay cổ. Do đó cơ đầu và cổ ít ảnh hưởng đến việc thiết kế trang phục. • Cơ thân gồm: cơ ngực, cơ bụng, cơ lung

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan