Những chi tiết chính và cấu tạo bên trong của máy một kim

30 12K 44
Những chi tiết chính và cấu tạo bên trong của máy một kim

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A Những chi tiết chính và cấu tạo bên trong của máy một kim I.Các chi tiết của máy may. 1.Mặt bàn máy may: Nhiệm vụ: đỡ đầu máy,gắn động cơ,đỡ nguyên liệu khi may Câu tạo:là một tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chạt vào khung bàn 2.Khung bàn máy  Nhiệm vụ:đỡ bàn máy may  Cấu tạo: Được đúc liền bằng ang hoặc thép.Có 4 chân và những thanh ngang,các chân bàn được được lắp gép bằng bu_long.Dưới chân bàn có gắn điệm cao su để giảm chấn động từ khung bàn xuống nền xưởng 3.Vỏ đầu máy Là chi tiết căn bản để lắp ráp các cụm chi tiết tạo nên đầu máy,được làm bằng đồng hoặc gang xám Chia làm 4 phần chính: + Phần đầu:chứa cơ cấu kim,cụm chân vịt cụm đồng tiền + Phần đáy:chứa cơ cấu ổ,răng đưa ,trục ổ,trục đẩy,trục nâng. + Phần đứng:chứa cơ cấu chuyển động từ trục chính xuống phần đáy + phần ngang:chứa trục chính và các chi tiết lắp trên trục chính II.Cấu tạo bên trong: 1.Ổ thoi.(loại thường dùng cho máy một kim là loại singer 95(S.95) như hình vẽ) -Chức năng: ổ phối hợp với kim để tạo thành mũi may; nó là chi tiết rất quan trọng, chứa chỉ dưới, có nhiệm vụ bắt lấy vòng chỉ kim và làm vòng chỉ kim liên kết với chỉ của ổ. -Cấu tạo:gồm 6 bộ phận chính:Vỏ ổ,ruột ổ,ốp ổ,đò gánh,thuyền,suốt. + Vỏ ổ: gắn chặc với trục ổ, trên vỏ ổ có mỏ nhọn đề bắt vòng chỉ kim gọi là mỏ ổ. Trong quá trình tạo mũi thì vỏ ổ chuyển động quay tròn. +Ruột ổ: được gắn trơn trong lòng vỏ ổ dùng để chứa thuyền, suốt. Trong quá trình tạo mũi, ruột ổ không được phép quay tròn. +Ốp ổ giữ ruột với vỏ ổ. + Đòn gánh được gắn ở thành máy để giữ ruột ổ không xoay cùng vỏ ổ. + Thuyền để tạo canh chỉ dưới và chứa suốt. + Suốt để quấn chỉ và được đặt trơn trong lòng thuyền. -Phân loại:ổ thuyền,ổ chao,ổ quay tròn Nếu phân loại theo mặt phẳng chuyển động của ổ:ổ đứng,ổ ngữa -Nguyên lí hoạt động:máy may công nghiệp quay tròn,máy may gia đình quay chao. -Liên hệ các trục trặc: + Gẫy kim do mỏ ổ đá kim, ruột ổ xoay, hệ thống truyền từ trục chính xuống trục ổ bị lỏng. +Gây đứt chỉ do mỏ ổ xướt cạnh, mấu đòn gánh xướt cạnh. + Bỏ mũi do bước đi giữa kim và mỏ ổ sai, mỏ ổ xa kim. 2.Trụ kim *Chức năng: mang kim chuyển động lên xuống *Cấu tạo: *Hoạt động: chuyển động tình tiến lên xuống Chuyển động tịnh tiến lên xuống của trụ kim: ở cơ cấu này trụ kim có dạng trụ thẳng, tiết diện tròn, chuyển động trong bạc dẫn hướng hoặc trong khung trụ kim. Ốc máy được gắn chặc vào trục chính, khi trục chính quay, óc máy có tác dụng như một tay quay của cơ cấu. Biên trụ kim được liên kết với với óc máy nhờ chốt khuỷu cò, là liên kết bản lề (khớp quay) trụ kim được liên kết vào biên trụ kim nhờ khóa kẹp trụ kim, cũng là liên kết bản lề. Trụ kim có tác dụng là thanh trượt. Khi trục chính quay làm óc máy (1) quay theo mang biên trụ kim (2) chuyển động lên xuống, kéo theo trụ kim (4) chuyển động tịnh tiến lên xuống trong bạc trụ kim (6). 1:vỏ máy 2:bạc trên 3:trục chính 4:đối trọng 5:ty truyền trụ kim 6:trụ kim 7:khóa kẹp trụ kim 8:bạc dưới Cơ cấu chuyển động của trụ kim *Đặc điểm chuyển dộng của cơ cấu Tốc độ chuyển động của trụ kim không đều, nhanh ở quảng giữa hành trình kim và chậm dần về hai điểm chốt của cơ cấu (là hai điểm tận cùng trên và tận cùng dưới của hành trình kim). Ở tất cả các máy, nguyên liệu được bố trí ở khoãng giữa hành trình kim là nơi kim đạt vận tốc cao nhất. Nhờ đó kim xuyên qua được nguyên liệu may dễ dàng, nhẹ nhàng. Khi cơ cấu chuyển động qua các điểm chết, thì năng lượng tổn hao rất lớn, gây hiện tượng máy giật, chạy không êm. * Các hỏng hóc đặc trưng của cơ cấu: Do chế độ làm việc giữa hai bề mặt tiếp xúc là ma sát trượt nên phải bảo đảm việc bôi trơn cho chúng. Khi làm việc lâu thường bị mềm lỗ bạc trụ kim và bề mặt trụ kim. Do bạc có tác dụng dẫn hướng chuyển động cho trụ kim nên khi mòn thì dẫn tới chuyển động của trụ kim mất chính xác, có thể gây bỏ mũi; trụ kim cong gây gãy kim, cứng máy, bỏ mũi. *Cơ cấu tay quay - con trượt: Hoạt động: tay quay (1), ốc máy quay tròn thông qua con trượt vuông (2) chuyển động trong rãnh trượt (4) của thanh (3) làm thanh (3) chuyển động lên xuống mang theo thanh trượt (5) (trụ kim) tịnh tiến lên xuống trong bạc trụ kim. Ưu điểm: cơ cấu này cho phép tạo ra chuyển động ngắt đoạn không đều của trụ kim bằng cách thay đổi hình dạng rãnh trượt (4), có nghĩa là thay đổi quỹ đạo chuyển động tương đối giữa con trượt và thanh (3). Nhược điểm: do ma sát giữa con trượt và rãnh trượt lớn nên chỉ sử dụng được trong máy tốc độ thấp. 3.Cơ cấu nén ép nguyên liệu * tấm kim :Cách gọi khác là mặt nguyệt - Dùng để đở nguyên liệu may,trên tấm kim có lổ kim để kim và chỉ đi qua - Hình dạng tấm kim rất đa dạng - Bề mặt phẳng và bóng để vải đi điều - Kích thược lổ kim ảnh hưởng điến sự tạo mũi may của máy - Lỗ tấm kim phải có độ bóng đảm bảo cho chỉ đi qua dễ dàng không bị đứt - Cần giữ cho tấm kim sạch sẽ ,trơn bóng trong quá trình sử dụng *chân vịt - Chức năng: để ép nguyên liệu may lên mặt tấm kim tạo lực ép,phối hợp với rang cưa để chuyển đấy nguyên liệu - hoạt động: chân vịt ép vải lên mặt tấm kim phối hợp với chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may (lúc này răng cưa nằm dưới mặt phẳng tấm kim). Khi kim rút lên khỏi mặt vải thì răng cưa trồi khỏi mặt tấm kim đội vải đi theo,Chân vịt ép vải vào răng cưa,tạo điều kiện cho răng cưa đẩy vải tới trước * Hoạt động của chân vịt: chu kỳ làm việc gồm hai giai đoạn: Đầu tiên, chân vịt ép vải lên mặt tấm kim để kim mang chỉ đi xuống, phối hợp với chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Lúc này răng cưa nằm dưới mặt phẳng tấm kim. Sau đó, khi kim rút lên khỏi mặt vải thì răng cưa cũng trồi lên khỏi mặt tấm kim, đội vải đi lên theo. Lúc này chân vịt ép vải vào răng cưa, tạo điều kiện cho răng cưa đẩy vải tới trước. Ở giai đoạn 1, chân vịt phải tạo được lực ép phẳng, đều và đủ để bảo đảm nguyên liệu được giữ căng, phẳng trên mặt tấm kim, nhất là ở vị trí kim xuyên qua nguyên liệu. Nếu nguyên liệu may không được tạo độ căng phẳng cần thiết thì có ảnh hưởng đến độ bắt mũi do vòng chỉ hình thành kém. Mặt khác, đường may có thể bị nhăn, xấu khi các mũi may được thắt chặt mà độ căng vải yếu. Ở giai đoạn 2, lực ép chân vịt vào nguyên liệu lên bề mặt răng cưa cũng phải đủ và đều thì răng cưa mới đẩy vải tốt. * Hoạt động của cụm chân vịt: Cơ cấu nén ép nguyên liệu trong máy may 1 kim bao gồm các chi tiết sau: 1.khuy nén trụ chân vịt 2.ty 3.lò xo nén 4.trụ chân vịt 5.khóa trụ chân vịt 6.khóa mở cụm đồng tiền 7.chân vịt Nguyên lý hoạt động: văn khuy nén (1), khuy (1) ép lò xo (3) tạo lực nén đàn hồi truyền qua khóa trụ chân vịt (5), trụ chân vịt (4) tới chân vịt để đè lên nguyên liệu may. Tùy theo độ độ dày mỏng của nguyên liệu mà ta điều chỉnh lực ép chân vịt, khi cần tăng lực ép, ta vặn khuy (1) xuống. Khi cần giảm lực ép, ta vặn khuy (1) lên. Đai ốc (1a) để khóa khuy nén (1) sau khi điều chỉnh xong. * Cơ cấu nâng chân vịt: - Nâng bằng tay: dùng trong trường hợp nâng chân vịt trong thời gian dài. Khi xoay tay nâng chân vịt theo chiều kim đồng hồ, tay nâng chân vịt thông qua cam nâng chân vịt, ke nâng chân vịt, mấu nâng làm khóa kẹp chân vịt mang trụ chân vịt nâng lên. - Nâng chân vịt dùng bằng cơ cấu gạt gối: · Khi nghiêng gối để tác động vào cần gạt gối, cần gạt gối thông qua đế đỡ cần gạt gối, trục gạt gối, cần nâng, thanh đẩy, ke truyền, thanh truyền, ke nâng, mấu nâng làm khóa kẹp nâng trụ chân vịt lên. Khi không tác động gối vào cần nữa thì dưới tác động của lò xo các chi tiết trên trở về trạng thái ban đầu và chân vịt hạ xuống. · Dùng trong trường hợp nâng chân vịt trong thời gian ngắn, để tăng năng suất lao động, ta sử dụng cơ cấu nâng chân vịt bằng gạt gối. Người công nhân chỉ cần ấn đầu gối phải qua phải thì chân vịt nâng lên. Khi nhả đầu gối phải qua thì chân vịt được hạ xuống. Với cơ cấu này, người công nhân được rãnh rỗi 2 tay nên thao tác trên sản phẩm được nhanh. · Cơ cấu này gồm cần gạt gối (1), trục (2), tay đòn (3) được cố định ở mặt dưới của bàn máy. Dây (4) nối tay đòn (3) với hệ thống tay đòn (5), trục (6) trên vỏ đầu máy. Dây (8) nối tay đòn (7) với khóa mở cụm đồng tiền (9) của cụm chân vịt. · Khi muốn nâng chân vịt nhanh, người công nhân ấn đầu gối phải qua phải, tác động làm xoay cần gạt gối (1) qua phải, thông qua trục (2), tay đòn (3) làm dây nối (4) đi lên, đẩy tay đòn (5) xoay, thông qua trục (6) làm tay đòn (7) xoay lên kéo theo dây nối (8) đi lên, hto6ng qua khóa mở cụm đồng tiền (9), khóa trụ chân vịt, trụ chân vịt nhấc chân vịt đi lên. Khi muốn hạ chân vịt xuống, nhả đầu gối chân phải ra, thì hệ thống gạt gối trả về vị trí cũ nhờ lực hỗ trợ của lò xo đẩy (10) chân vịt được hạ xuống nhờ lò xo nén (3). Ngoài ra, tùy theo kết cấu mỗi máy mà trên trục (2) hoặc tay đòn (3) có thiết kế cụm điều chỉnh độ nâng chân vịt khi dùng gạt gối 4:cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu *Gồm 3 cơ cấu: -Cơ cấu răng cưa -Cơ cấu đẩy răng cưa -cấu điều khiển răng cưa *Chức năng:đè vải giúp quá trình tạo vòng chỉ của kim và quá trình đẩy vải a. Răng cưa: - Chức năng: đẩy vải di chuyển. - Qui trình hoạt động: Răng cưa nhô lên trên mặt nguyệt. Răng cưa đẩy về phía trước một khoảng cách tương ứng với chiều dài mũi may. Răng cưa hạ xuống dưới mặt nguyệt. Răng cưa lùi về vị trí ban đầu. b. Cầu răng cưa: là chi tiết nhận đồng thời cả hai chuyển động nâng và đẩy do hai cơ cấu nâng, đẩy tạo ra. Răng cưa được gắn trên cầu răng cưa và chuyển động theo chi tiết này. Có thể nói cầu răng cưa là chuyển động cầu nối giữa hai cơ cấu nâng và đẩy. c. Hoạt động của răng cưa. -Cơ cấu nâng răng cưa: Có nhiệm vụ tạo nên chuyển động nâng, hạ cầu răng cưa. Dưới đây là một dạng cơ cấu nâng phổ biến trong các loại máy may mũi thắt nút. Cam nâng (2) là dạng cam tròn lệch tâm, được gắn và nâng theo trục chính máy may (1). Biên (3) nối với cam (2) và tay đòn (4). Tay đòn (4) và đế nâng (6) được nối cứng vào trục nâng (5). Đế (6) có gắn con lăn (hoặc con trượt vuông) nằm trong ngàm cặp cá của cầu răng cưa. Nguyên lý hoạt động: khi trục chính quay, cam (2) quay theo làm biên (3) chuyển động lên xuống. Tạo nên dao động xoay lắc của tay đòn (4), thông qua trục (5), làm đế (6) xoay lắc. Do đế (6) đặt nằm ngang nên khi xoay lắc tạo nên chuyển động lên xuống của con lăn (6a), tác động làm nâng hạ cầu răng cưa (7). Độ nâng hạ cầu răng cưa không thay đổi được. - Cơ cấu đẩy răng cưa: Có nhiệm vụ tạo nên chuyển động đẩy cầu răng cưa tới lui dọc đường may. Dưới đây là một dạng cơ cấu đẩy phổ biến trong các dạng máy may thắt nút. Cam đẩy (2) là cam tam giác (cam biến dạng), được gắn và quay theo trục chính (1). Biên (3) có dạng cặp cá, ăn khớp với cam 92), một đầu nối với tay đòn (4), tay đòn (4) nối cứng vào trục đẩy (5). Trên trục đẩy (5) có giá cầu đẩy (6). Giá (6) nối vào răng cưa (7) bằng khớp bản lề. Nguyên lý hoạt động: Khi trục chính quay, cam (2) quay theo, thông qua biên (3), tay đòn (4), trục (5) làm giá cầu đẩy (6) xoay lắc, kéo theo cầu răng cưa (7) chuyển động tới lui. 6.Cơ cấu cụm đồng tiền và cách hiệu chỉnh * Me thuyền: Me thuyền là 1 lá thép mỏng, được lắp ôm sát mặt trụ ngoài của thuyền bằng vít hãm (4) vít (5) để điều chỉnh độ ép của me thuyền. Chỉ dưới trong suốt chỉ được kéo qua rãnh dẫn chỉ (1), thoát ra ngoài lỗ chỉ (3). Khi điều chỉnh vít (5) làm thay đổi độ ép của me thuyền lên chỉ, thì làm thay lực căng chỉ suốt. Ngoài ra, lực căng chỉ dưới còn phụ thuộc vào cách đánh suốt chỉ (đánh lỏng hay chặt, đánh chỉ đều hay không đều). *Cụm đồng tiền: Là chi tiết để điều chỉnh của tất cả các chi tiết đi từ ngoài vào máy, tạo lực căng chỉ kim. Cụm đồng tiền trong mũi may thắt nút là đồng tiền chỉ kim. - Nguyên tắc hoạt động: + Ép chỉ khi chân vịt hạ xuống, không ép chỉ khi chân vịt đi lên. + Lực ép chỉ phải là lực ép đàn hồi. - Công dụng: Nhờ có lực ép của cụm đồng tiền nên chỉ có độ căng, thực hiện việc thắt chặt mũi may trên sản phẩm. - Nguyên lý hoạt động của cụm đồng tiền: Khi đang may sản phẩm, cụm đồng tiền phải ép để tạo lực căng chỉ. Khi cần nhấc chân vịt lên để kéo sản phẩm may sang một vị trí khác thì cụm đồng tiền phải mở ra để ngừng ép chỉ, giải phóng lực căng chỉ để được thoáng và việc di chuyển sản phẩm được dễ dàng, không gây gãy kim, đứt chỉ. [...]... thống nhả chỉ – dẫn chỉ: Bao gồm tất cả các chi tiết có chức năng tạo điều kiện tốt nhất để chỉ đi vào máy và tạo thành mũi may được thuận tiện, đầy đủ và chính xác nhất III Hệ thống điều hòa và cung cấp chỉ: Để có mũi may đúng kỹ thuật thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi vào lấy vòng chỉ của kim chính xác mối chỉ là một phần của quá trình tạo mũi Tiếp theo sau đó mũi chỉ phải được... truyền và bộ phận đánh chỉ suốt: - Khoan 2 lỗ bắt vít (A) và (B) trên mặt bàn máy - Lắp chốt đỡ vào lỗ ren trên máy - Xác định vị trí đúng của tấm che đai và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và bạc chặn - Xác định vị trí đúng của tấm che đai và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và bạc chặn - Cố định 2 tấm che đai và lên chốt 1 bằng vít hãm - Lắp bộ phận đánh chỉ suốt vào 2 lỗ (A) và (B) trên bâu máy. .. cho máy hoạt động: · Không bao giờ cho máy hoạt động khi thiếu dầu trong bể dầu · Sau khi lắp đặt máy, kiểm tra chi u quay củatrục động cơ Dùng tay quay puly máy cho kim đi xuống, và nhất nút ON rồi quan sát Puly máy có chi u quay ngược chi u kim đồng hồ khi nhấn từ cạnh bên của puly · Đừng sử dụng loại puly động cơ lớn trong tháng đầu tiên trong tháng đầu tiên · Xác định đúng điện thế và pha của động... chỉnh vị trí của ổ (a): · Nếu dùng kim DB: nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, khi vạch dấu (B) của trụ kim( 2) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới (3) thì ngừng lại · Nếu dùng kim DA: nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, vạch dấu (D) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim (3) thì ngừng lại Cho đính mỏ ổ (5) nằm ngay tâm kim và khe hở giữa kim và mỏ ổ... cưa (b): tấm kim - Điều chỉnh sự liên quan giữa kim và ổ: điều chỉnh thời điểm giữa kim và ổ: Quay puly máy cho kim xuống tận cùng dưới, nới lỏng vít (1) Điều chỉnh độ cao trụ kim: · Nếu dùng kim DBx* : cho vạch dấu (A) của trụ kim (2) trùng với mép đáp của bạc trụ kim dưới (3), sau đó siết chặt vít (1) · Nếu dùng kim DAx* : cho vạch dầu (C) của trụ kim cắm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới, siết... ổ (a): · Nếu dùng kim DB: nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, khi vạch dấu (B) của trụ kim( 2) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới (3) thì ngừng lại · Nếu dùng kim DA : nới lỏng 2 vít hãm của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, vạch dấu (D) nằm trùng với mép đáy của bạc trụ kim (3) thì ngừng lại - Cho đính mỏ ổ (5) nằm ngay tâm kim và khe hở giữa kim và mỏ ổ đạt 0,04 –... kim và ổ: Điều chỉnh thời điểm giữa kim và ổ như sau: - Quay puly máy cho kim xuống tận cùng dưới, nới lỏng vít (1) - Điều chỉnh độ cao trụ kim: · Nếu dùng kim DBx* : cho vạch dấu (A) của trụ kim (2) trùng với mép đáp của bạc trụ kim dưới (3), sau đó siết chặt vít (1) · Nếu dùng kim DAx* : cho vạch dầu (C ) của trụ kim cắm trùng với mép đáy của bạc trụ kim dưới, siết chặt vít (1) - Điều chỉnh vị trí của. .. độ máy quá nhanh C.Hướng dẫn sử dụng và vận hành máy ma - Trước khi cho máy hoạt động: a Không bao giờ cho máy hoạt động khi thiếu dầu trong bể dầu b Sau khi lắp đặt máy, kiểm tra chi u quay củatrục động cơ Dùng tay quay puly máy cho kim đi xuống, và nhất nút ON rồi quan sát Puly máy có chi u quay ngược chi u kim đồng hồ khi nhấn từ cạnh bên của puly c Đừng sử dụng loại puly động cơ lớn trong. .. Quay Puly máy để đưa trụ kim lên tận cùng trên 2 Nới lỏng vít (2), giữ kim sao cho vệt lõm (A) của kim quay chính xác về bên phải theo hướng (B) 3 Lắp kim hết cỡ theo hướng mũi tên vào trụ kim 4 Siết thật chặt vít (2) 5 Kiểm tra theo rãnh dài © của kim có quay chính xác qua trái theo hướng (D) - Lắp suốt chỉ vào thuyền: 1 Lắp suốt chỉ vào thuyền sao cho khi kéo chỉ thì suốt chỉ quay theo chi u mũi... kéo vào tự cuốn bởi cò giật chỉ Thông thường, đáp (1) ở vị trí mà vạch (C) của nó trùng với tâm vít hãm - Lắp đặt đai truyền và bộ phận đánh chỉ suốt: trình tự lắp Khoan 2 lỗ bắt vít (A) và (B) trên mặt bàn máy Lắp chốt đỡ (1) vào lỗ ren trên máy Xác định vị trí đúng của tấm che đai (4) và cố định nó vào đầu máy bằng vít hãm và bạc chặn (2) Xác định vị trí đúng của tấm che đai (5) và cố định nó vào . thẳng, tiết diện tròn, chuyển động trong bạc dẫn hướng hoặc trong khung trụ kim. Ốc máy được gắn chặc vào trục chính, khi trục chính quay, óc máy có tác dụng như một tay quay của cơ cấu. Biên. chỉ: Để có mũi may đúng kỹ thuật thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi vào lấy vòng chỉ của kim chính xác mối chỉ là một phần của quá trình tạo mũi. Tiếp theo sau đó mũi chỉ phải. đều). *Cụm đồng tiền: Là chi tiết để điều chỉnh của tất cả các chi tiết đi từ ngoài vào máy, tạo lực căng chỉ kim. Cụm đồng tiền trong mũi may thắt nút là đồng tiền chỉ kim. - Nguyên tắc hoạt

Ngày đăng: 30/07/2015, 23:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan