Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm học 2014-2015 tỉnh An Giang

2 492 0
Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm học 2014-2015 tỉnh An Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 AN GIANG Năm học: 2014-2015 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC SBD:…………………… Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) PHÒNG:……………… Ngày thi: 06/05/2015 A. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Để có đủ số lượng cây trồng cung cấp cho sản xuất trong 1 thời gian ngắn, ta dùng phương pháp nào? A. Nhân giống vô tính B. Lai tế bào C. Chọn dòng tế bào D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm Câu 2. Ưu thế lai là gì? A. Là hiện tượng các thế hệ con cháu sinh ra có sức sống cao hơn các thế hệ bố mẹ tổ tiên. B. Là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh hơn bố mẹ. C. Là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. D. Là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. Câu 3. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó cả 2 bên cùng có lợi, là mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác Câu 4. Trong các đặc điểm của quần thể đặc điểm nào quan trọng nhất? A. Tỉ lệ đực, cái B. Sức sinh sản C. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ Câu 5. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất? A. Vi khuẩn lam B. Rong đuôi chó C. Nấm rơm D. Cỏ mần trầu Câu 6. Biện pháp nào là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải B. Sử dụng, quản lí tốt thuốc bảo vệ thực vật C. Trồng nhiều cây xanh D. Giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người bảo vệ môi trường Câu 7. Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường tích tụ ở đâu? A. Đất, nước B. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật C. Nước, không khí D. Không khí, đất Câu 8. Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở bậc cấu trúc nào? A. Bức xạ mặt trời, dầu lửa B. Năng lượng gió, năng lượng than đá C. Bức xạ mặt trời, năng lượng gió D. Năng lượng thủy triều, khí đốt B. Câu hỏi tự luận: (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a) Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái? b) Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 5 0 C – 6 0 C đến 42 0 C và phát triển mạnh nhất ở 30 0 C. Hãy nêu các từ sinh thái để chỉ các giá trị nhiệt độ trên? Câu 2. (2,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. Câu 3. (2,0 điểm) Nêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Trình bày biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Hết Giám thị và giám khảo lưu ý: - Đề thi gồm có 1 mặt giấy A 4 . - Thí sinh làm bài vào giấy thi do trường phát. - Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Đáp án trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Trả lời D D D D B B A A C C D D B B C C Đáp án tự luận: Câu 1: a) Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái? - Nhân tố sinh thái là những yếu tố (vô sinh, hữu sinh) của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình + Nhân tố hữu sinh: Con người, Các sinh vật khác (Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật). b) Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 5 0 C – 6 0 C đến 42 0 C và phát triển mạnh nhất ở 30 0 C. Hãy nêu các từ sinh thái để chỉ các giá trị nhiệt độ trên? - Khoảng nhiệt độ của môi trường từ 5 0 C – 6 0 C đến 42 0 C được gọi là giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam. - Điểm 5 0 C – 6 0 C đến 42 0 C đều được gọi là điểm gây chết. + 5 0 C – 6 0 C là giới hạn dưới về nhiệt độ. + 42 0 C là giới hạn trên về nhiệt độ. + 30 0 C là điểm cực thuận về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng - Phiến lá nhỏ, hẹp, có tầng cutin dày, mô giậu phát triển, có màu xanh nhạt. - Tán lá rộng, số cành nhiều. - Cường độ quang hợp cao khi có ánh sáng mạnh. - Hô hấp mạnh. - Phiến lá rộng có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào, màu xanh đậm. - Tán lá hẹp, ít phân nhánh thường tập trung ở ngọn. - Cường độ quanh hợp yếu khi có ánh sáng mạnh. - Hô hấp yếu. Câu 3: - Tác nhân chủ yếu: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. + Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. + Ô nhiễm do các chất phóng xạ. + Ô nhiễm do các chất thải rắn. + Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. * Biện pháp chống ô nhiễm: - Xử lí chất thải công nghiệp và sinh hoạt một cách khoa học. - Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm. - Sử dụng nhiều loại năng lượng sạch không gây ô nhiễm. - Trồng cây, gây rừng. - Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống. - Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục các môi trường đang bị suy thoái. . ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 AN GIANG Năm học: 20 14 -20 15 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC SBD:…………………… Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) PHÒNG:……………… Ngày thi: 06/05 /20 15 A bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ. Câu 3. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó cả 2 bên cùng có lợi, là mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác Câu 4. Trong. sinh, hữu sinh) của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: + Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình + Nhân tố hữu sinh: Con

Ngày đăng: 30/07/2015, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan