Đánh giá hiện trạng môi trường chăn nuôi heo tại huyện dầu tiếng và đề xuất các biện pháp quản lý ô nhiễm

89 920 10
Đánh giá hiện trạng môi trường chăn nuôi heo tại huyện dầu tiếng và đề xuất các biện pháp quản lý ô nhiễm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng đang diễn ra ở mọi nơi. Không chỉ do sự phát triển của các ngành công nghiệp mà còn do sự phát triển từ các hoạt động nông nghiệp. Các khu chăn nuôi tập trung cũng phát triển, thay thế cho các hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Tạo nhiều lợi ích kinh tế, cung cấp thực phẩm cho khu vực trong và ngoài nƣớc. Giải quyết việc làm cho đại bộ phận nông dân nông thôn. Tuy nhiên với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành chăn nuôi đã dẫn đến việc nhiều bất cập. Các chất thải từ ngành chăn nuôi sinh ra ngày càng nhiều, làm cho môi trƣờng thiên nhiên bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch. Phần lớn các khu chăn nuôi tập trung ở nƣớc ta chƣa đầu tƣ về hệ thống xử lý chất thải. Việc kiểm soát mùi hôi và dịch bệnh chƣa đƣợc chủ đầu tƣ quan tâm. Quy trình công nghệ xử lý thì chƣa triệt để dẫn đến trình trạng ô nhiễm tại khu vực chăn nuôi. Mặc khác, các vùng chăn nuôi tập trung chƣa đƣợc quy hoạch đồng bộ. Một số khu chăn nuôi còn nằm xen kẻ trong khu dân cƣ cũng là ảnh hƣởng đến sức khỏe và môi trƣờng xung quanh. Để giải quyết vấn đề đó, cần nhận biết từng vấn đề nhƣ chất thải rắn, nƣớc thải, mùi hôi trong chăn nuôi tập trung để từng bƣớc có biện pháp quản lý, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Dầu Tiếng nằm về phía tây bắc của tỉnh Bình Dƣơng. Ngoài ngành trồng trọt đã hình thành lâu đời, huyện còn định hƣớng phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo hình thức trang trại đang đƣợc khuyến khích phát triển. Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng có khoảng 710 hộ chăn nuôi heo. Ngoài các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ để phát triển kinh tế gia đình, trên địa bàn huyện đã hình thành các trang trại nuôi heo lớn theo hình thức trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Cung cấp thực phẩm cho tỉnh Bình Dƣơng và các vùng lân cận. Tuy nhiên, việc xử lý, kiểm soát việc ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi heo trên địa bàn huyện chƣa đƣợc 2 nghiên cứu, đánh giá đồng bộ. Trình trạng ô nhiễm do nƣớc thải, mùi hôi vẫn đang diễn ra tại một số nơi trong huyện. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng- tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý ô nhiễm ” đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra giải pháp quản lý, xử lý chất thải trong vùng. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Đánh giá hiện trạng môi trƣờng chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.  Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nhiên cứu đánh giá hiện trạng chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dƣơng Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát 05 xã đƣợc UBND huyện Dầu Tiếng quy hoạch vùng chăn nuôi trọng điểm của huyện. Nơi mà ngành chăn nuôi đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh, đó là các xã Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Long Tân, Thanh Tuyền. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Qua việc nghiên cứu đề tài, cho thấy sự phát triển và cho thấy mức độ ô nhiễm môi trƣờng của ngành chăn nuôi heo. Sử dụng chất thải đúng cách và hợp lý vẫn chƣa đƣợc các hộ chăn nuôi quan tâm. Đề tài đã đƣa ra đƣợc những số liệu cụ thể về thực trạng môi trƣờng trong ngành chăn nuôi heo trên một địa bàn hành chính cấp huyện. Việc đánh giá số liệu đƣợc thu thập thực tế sẽ là nguồn cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách phát triển ngành chăn nuôi tại địa phƣơng. Giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các chức năng nhiệm vụ vào quản lý phát triển ngành chăn nuôi đƣợc tốt hơn. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã cung cấp các thông tin thực tế tổng hợp đƣợc về hiện trạng môi trƣờng của chăn nuôi heo đến môi trƣờng. Xác định nguồn ô nhiễm phát sinh từ 3 ngành chăn nuôi heo trên địa bàn. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với từng loại hình chăn nuôi heo. Làm cơ sở cho các hộ chăn nuôi lựa chọn các biện pháp phù hợp áp dụng trong chăn nuôi của mình. Từng bƣớc cải thiện môi trƣờng chăn nuôi heo trên địa bàn. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 1.1. NGUỒN GỐC CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Chất thải phát sinh trong chăn nuôi heo, gồm: - Chất thải từ bản thân vật nuôi phát sinh : phân, lông, vảy da, nƣớc tiểu và các chất bài tiết từ hô hấp, tiêu hóa,… - Nƣớc thải: nƣớc vệ sinh chuồng trại, nƣớc tắm rửa gia súc, vệ sinh dụng cụ và thiết bị chăn nuôi, …. - Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vỏ bao đựng thức ăn, dụng cụ thiết bị thú y - Xác vật nuôi chết, bệnh phẩm thú y,… - Khí thải từ chuồng nuôi, từ hố chứa phân, nƣớc thải; nơi chế biến thức ăn cho gia súc, … - Tiếng ồn phát sinh từ chuồng nuôi gia súc, nơi chế biến thức ăn,… - Bùn lắng từ các mƣơng dẫn, hố chứa chất thải, nơi xử lý chất thải,… Tất cả chất thải chăn nuôi nếu không đƣợc quản lý, kiểm soát sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe vật nuôi và con ngƣời. 1.2. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO Chất thải chăn nuôi là loại chất thải đặc trƣng chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật trong phân, nƣớc tiểu và các vật phẩm phế thải từ hoạt động chăn nuôi. Khối lƣợng, thành phần và tính chất của chất thải phụ thuộc vào chủng loại, giai đoạn sinh trƣởng và phát triển, chế độ dinh dƣỡng và phƣơng thức vệ sinh chuồng trại. Chúng tồn tại ở dạng lỏng và rắn, nếu không có biên pháp xử lý hiệu quả, chúng có thể gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. 1.2.1 Phân heo Phân là sản phẩm thải bỏ sau quá trình tiêu hóa của vật nuôi bị bài tiết ra ngoài vật nuôi. Do thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các chất độc, khi phát tán vào môi trƣờng có thể gây ảnh hƣởng đến sức khỏe 5 của vật nuôi, con ngƣời và các sinh vật khác. Theo Trƣơng Thanh Cảnh, 2010, thành phần của phân bao gồm: + Các chất hữu cơ : các hợp chất protein, carbonhydrat, chất béo và các sản phẩm trao đổi của chúng. + Các chất vô cơ : các hợp chất khoáng đa lƣợng chứa Ca, P, và các nguyên tố vi lƣợng hay các kim loại nặng nhƣ Cu, Fe, Pb, Co, Mn, Mg, + Nƣớc: nƣớc chiếm từ 65 − 80% trọng lƣợng tƣơi của phân. Do hàm lƣợng nƣớc cao và giàu dƣỡng chất, cho nên phân là môi trƣờng cho các vi sinh vật phát triển và phân hủy chất hữu cơ tạo nên các sản phẩm gây ô nhiễm môi trƣờng. + Dƣ lƣợng của thức ăn bổ sung cho gia súc nhƣ thuốc tăng trƣởng, hormone, kháng sinh,… + Các men tiêu hóa của bản thân gia súc; + Các yếu tố gây bệnh sinh học :vi khuẩn, ký sinh trùng; Thành phần của phân có thể thay đỗi phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ chế độ dinh dƣỡng và giai đoạn phát triển của vật nuôi. Bảng 1.1: Thành phần hóa học của phân heo có trọng lƣợng từ 70 – 100 kg. STT Đặc tính Đơn vị Giá trị 1 pH - 6,47 – 6,95 2 Vật chất khô g/kg 213 – 342 3 NH 4 -N g/kg 0,66 – 0,76 4 N tổng g/kg 7,99 – 9,32 5 Tro g/kg 32,5 – 93,3 6 Chất xơ g/kg 151 – 261 7 Carbonat g/kg 0,23 − 0,41 8 Các axit mạch ngắn g/kg 3,83 – 4,47 Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh và cộng tác viên, 1997−1998. Hằng ngày, khối lƣợng phân từ heo chiếm từ 5- 6% trọng lƣợng cơ thể. Heo có trọng lƣợng từ 10 - 45 kg có thể thải ra từ 1- 3 kg phân. Heo có trọng lƣợng 45 - 100 kg thải ra từ 3 - 5 kg phân. (Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994). 6 1.2.2. Nƣớc tiểu Nƣớc tiểu là sản phẩm bài tiết của vật nuôi, thành phần chính chủ yếu là nƣớc, (chiếm khoảng trên 99% tổng khối lƣợng nƣớc tiểu). Trong đó, nitơ với hàm lƣợng khá cao (chủ yếu dƣới dạng urê) và một số chất khác ở dạng vi lƣợng nhƣ các chất khoáng, hormone, sắc tố và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đỗi chất của con vật . Urê trong nƣớc tiểu rất dễ phân hủy trong điều kiện có oxy, cho nên khi bài tiết ra khỏi cơ thể vật nuôi chúng sẽ phân hủy tạo thành ammonia bốc hơi trong không khí gây mùi hôi khó chịu. Bảng 1.2: Thành phần hóa học của nƣớc tiểu heo từ 70 – 100 kg. STT Đặc tính Đơn vị Giá trị 1 pH − 6,77 – 8,19 2 Vật chất khô g/kg 30,9 – 35,9 3 NH 4 g/kg 0,13 – 0,4 4 N tổng g/kg 4,90 – 6,63 5 Tro g/kg 8,50 – 16,3 6 Chất xơ g/kg 123 – 196 7 Carbonat g/kg 0,11 − 0,19 Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh và cộng tác viên, 1997−1998 Thành phần nƣớc tiểu thay đổi tùy thuộc vào loại gia súc, độ tuổi, chế độ dinh dƣỡng và điều kiện khí hậu. Heo có khối lƣợng từ 10 - 45 kg thải ra môi trƣờng từ 0,7-2 kg nƣớc tiểu mỗi ngày. Heo có trọng lƣợng từ 45-100 kg thải ra môi trƣờng từ 2-4 kg nƣớc tiểu. (Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994). Nƣớc tiểu nếu đƣợc sử dụng làm phân bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dƣỡng giàu Nitơ, Phopho và các yếu tố dễ hấp thụ cho cây. 1.2.3. Nƣớc thải chăn nuôi Nƣớc thải từ chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nƣớc tiểu, nƣớc rửa chuồng, nƣớc tắm vật nuôi, một phần hay toàn bộ lƣợng phân của vật nuôi. Nƣớc thải chăn nuôi chứa chất rắn rất lơ lửng, chất hữu cơ và vô cơ, nitơ, photpho và các thành phần 7 khác, và một lƣợng lớn các vi sinh vật gây bệnh nhƣ vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, …. Nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải chăn nuôi phụ thuộc vào thành phần của phân, lƣợng thức ăn rơi vãi, mức độ và phƣơng thức thu gom phân, lƣợng nƣớc dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại. Bảng 1.3: Tính chất nƣớc thải chăn nuôi heo. STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ 1 Độ màu Pt - Co 350 – 870 2 Độ đục mg/ml 420 – 550 3 BOD 5 mg/ml 3500 – 8900 4 COD mg/ml 5000 – 12000 5 SS mg/ml 680 – 1200 6 P tổng mg/ml 36 – 72 7 N tổng mg/ml 220 – 460 8 Dầu mỡ mg/ml 5 – 58 Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh và cộng tác viên,1997 – 1998. 1.2.4. Xác vật nuôi chết Các xác vật nuôi chết nguyên nhân do bệnh lý. Vì vậy, chúng là một loại chất thải nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Nếu không đƣợc xử lý đúng cách, chúng có thể phân hủy tạo nên các độc tố, mầm bệnh tồn tại trong đất hoặc lan truyền trong không khí gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời,vật nuôi và môi trƣờng. Khi có vật nuôi chết, cần thực hiện xử lý một cách nhanh chóng, đúng kỹ thuật. Chuồng trại nơi có vật nuôi chết cần phải vệ sinh và khử trùng bằng vôi hay hóa chất chuyên dùng. 1.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác Một số chuồng trại chăn nuôi thƣờng dùng ổ lót nhƣ rơm, rạ, mùn cƣa, hay các chất độn khác để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những chất thải này có thể bám theo cả phân, nƣớc tiểu và các vi sinh vật gây bệnh theo chúng và đƣợc thải bỏ 8 ra ngoài môi trƣờng. Tuy khối lƣợng không lớn nhƣng nếu chúng ta không kiểm soát tốt, chất thải và các mầm bệnh có thể phát tán ra môi trƣờng. Thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi từ chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trƣờng. Hầu hết thành phần là các chất dinh dƣỡng có trong cám, ngũ cốc, bột cá, tôm, vỏ sò, khoáng chất, chúng rất dễ phân hủy trong môi trƣờng tự nhiên sinh ra mùi khó chịu, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của vật nuôi, con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. 1.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y Các vật dụng chăn nuôi hay thú y nhƣ bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng thức ăn, thuốc thú y, sau khi sử dụng, chúng bị loại bỏ. Chúng cũng là nguồn dễ gây ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có chứa thành phần nguy hại, cần phải có biện pháp xử lý nhƣ chất thải nguy hại. 1.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ngành chăn nuôi là ngành dễ gây ô nhiễm môi trƣờng. Chất thải chăn nuôi với hàm lƣợng các chất ô nhiễm cao nhƣ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dƣỡng nhƣ nitơ, photpho, các khoáng chất, vi sinh vật, mầm bệnh, nếu chúng không đƣợc kiểm soát, xử lý sẽ tác động mạnh đến môi trƣờng. Chúng có thể tác động trực tiếp thông qua ô nhiễm thực phẩm, lan truyền các mầm bệnh, làm biến đổi hệ sinh thái trong đất, nƣớc…. 1.3.1. Tác động đến môi trƣờng nƣớc Phần lớn nƣớc thải chăn nuôi phát sinh do quá trình vệ sinh chuồng trại, tắm rửa gia súc. Nƣớc thải chăn nuôi có thể tác động vào môi trƣờng nƣớc thông qua hai con đƣờng chính: - Nƣớc thải đƣợc thải trực tiếp không qua xử lý vào hệ thống kênh rạch, ao hồ,… gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt. - Nƣớc thải từ quá trình sử dụng phân bón chảy tràng trên mặt đất, làm phát tán ô nhiễm vào đất gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. 9 Chất thải chăn nuôi khi xâm nhập vào nguồn nƣớc sẽ làm thay đỗi pH của nƣớc, tăng khã năng hấp thụ hóa học và lý học của nƣớc, tăng hàm lƣợng các kim loại năng, giảm lƣợng oxy hòa tan và tăng các yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, Chất thải chăn nuôi làm tăng chất dinh dƣỡng nhƣ nitơ, photpho trong nƣớc, gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng hóa ảnh hƣởng đến đời sống thủy sinh vật trong môi trƣờng nƣớc mặt. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào khối lƣợng nƣớc thải, khã năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận hay lƣợng nƣớc pha loãng. Các chất thải thấm xuống đất đi vào nƣớc ngầm gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngầm nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay hố chứa chất thải không xây dựng đúng kỹ thuật. Bảng 1.4 : Thành phần ô nhiễm và tính chất nƣớc thải chăn nuôi heo (khi hốt phân trƣớc khi rửa chuồng) STT Chỉ Tiêu Đơn vị Nồng độ 1 pH - 6,6 2 COD mg/l 2.235 3 BOD 5 mg/l 1.667 4 SS mg/l 124 5 N-tổng mg/l 28 6 NH 4 + mg/l 14 7 NO 3 - mg/l 6 8 P-tổng mg/l 0,41 Nguồn: Trƣơng Thanh Cảnh, 2006. Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu COD, BOD 5 , TSS, N tổng , P tổng , pH, Coliform, 1.3.2. Tác động đến môi trƣờng đất Chất thải chăn nuôi chứa lƣợng lớn chất hữu cơ nitơ, phopho. Đây là nguồn phân bón giàu dinh dƣỡng cho cây trồng, nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu. Nếu bón phân không hợp lý hoặc phân tƣơi, chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dƣỡng trong đất gây mất cân bằng sinh thái đất, thoái hóa đất. Đây 10 cũng là nguồn ô nhiễm gây suy thoái môi trƣờng đất và làm giảm năng suất cây trồng. Chất thải chăn nuôi gây tác động đến môi trƣờng đất theo hai con đƣờng chính: - Chất thải chăn nuôi không đƣợc thu gom, lƣu trữ và vận chuyển đúng cách, làm đổ tràn chất thải trên đất. Hệ thống thu gom nƣớc thải xây dựng không đúng kỹ thuật làm chất thải xâm nhập vào môi trƣờng đất. - Chất thải đƣợc sử dụng làm phân bón cho cây trồng khi chƣa xử lý (ủ phân). Khi bón vào đất sẽ làm thay đổi tính chất lý hóa của đất. Trong phân tƣơi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể tồn tại và phát triển trong đất. Nếu ta dùng phân tƣơi bón cây không đúng kỹ thuật sẽ làm vi sinh vật phát tán vào môi trƣờng đất, nƣớc, không khí tạo nguy cơ nhiễm bệnh cho ngƣời và động vật nuôi. Các hợp chất ô nhiễm điển hình: Các hợp chất chứa Nitơ: NO 3 - , NO 2 - , NH 4 + , N 2 , N 2 O 2 . Các hợp chất này chứa tỷ lệ lớn trong phân bón có nguồn góc từ chất thải chăn nuôi cho đất. Khi nguồn nitơ dƣ thừa trong đất, làm tăng NH 3 lên khí quyển và tăng sự xâm nhập nitơ vào nƣớc ngầm. Lƣợng nitơ thừa đƣợc chuyển hóa thành nitrat, làm cho nồng độ nitrat trong đất tăng cao gây độc cho hệ vi sinh đất cũng nhƣ cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ƣa nitơ, photpho phát triển, hạn chế chủng loại vi sinh vật khác, gây mất bằng hệ sinh thái đất. Mặt khác, gây hiện tƣợng phú dƣỡng hóa trong đất dẫn tới phú dƣỡng hóa nguồn nƣớc ngầm. Các hợp chất chứa Photpho: gồm các hợp chất phospho vô cơ và hữu cơ. Photpho trong đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al,… thành các chất phức tạp, khó có thể phân giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật. Lưu huỳnh: khi bón phân gia súc dƣới dạng lỏng sunfur sẽ chuyển sang dạng sulfite tạo nên độc tố gây nguy hiểm cho hệ sinh vật đất. Ngoài ra, việc bổ sung chất kích thích tăng trƣởng (một số kim loại nặng) trong thành phần thức ăn vật nuôi. Khi các chất này đƣợc thải ra cùng phân và nƣớc [...]... mùi hôi sinh ra từ hoạt động chăn nuôi heo tại Bình Dương”, 2011-2012 Báo cáo đã đánh giá các phƣơng pháp xử lý mùi tại các 36 trại chăn nuôi heo và đề xuất mô hình kiểm soát mùi thích hợp cho các trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng  Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trƣờng Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dƣơng “Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng công... nuôi thể hiện qua các đề tài nhƣ “ Mùi và ô nhiễm không khí trong chăn nuôi công bố trên trong hội nghị khoa học công nghệ thực phẩm và công nghệ môi trƣợng năm 2000, Đề tài “ Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ keo tụ tạo bông điện hóa” đƣợc công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ môi trƣờng năm 2002 Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu, giáo trình, sách đƣợc công bố và phát từ các năm nhƣ: 1998,... thải có hiệu quả cho ngành chăn nuôi và giết mổ”, 2010-2011  Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994 “Nghiên cứu các chỉ số ô nhiễm của chất thải chăn nuôi heo tập trung và áp dụng một số biện pháp xử lý Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP HCM  Phạm Thị Hồng, Nguyễn Khắc Liệu, 2012 Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình tại Thừa Thiên Huế” Báo... công nghệ xử lý nƣớc thải chăn nuôi hiệu quả bằng Biogas với việc có bổ bổ sung bã mía và cho ra hồ sinh học Tác giả cũng mong muốn có một biện pháp xử lý đơn giản, hiệu quả, không tốn chi phí đầu tƣ để áp dụng cho các hộ chăn nuôi vùng nông thôn  Trung tâm Công nghệ Môi trƣờng (ENTEC) Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dƣơng “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình công nghệ xử lý. .. Lan, … ở các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển, quy mô chăn nuôi từ bƣớc tăng số lƣợng theo mô hình trang trại với số lƣợng đàn gia súc, gia cầm lớn Diện tích chăn nuôi rộng Từ đó, chất thải chăn nuôi cũng phát sinh tƣơng ứng với quy mô nhƣ vậy Để kiểm soát đƣợc ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, những nghiên cứu của các nhà khoa học tại các nƣớc đã đƣợc ứng dụng và ngày càng cải tiến Các công nghệ áp... mùi hôi, … Giá đầu tƣ khoảng 2.000.000 đồng /1 m3 29 1.4.5 Xử lý mùi hôi Mùi hôi phát sinh từ chăn nuôi là sản phẩm phân hủy chất thải của vi sinh vật và từ quá trình hoạt động của vật nuôi Kiểm soát mùi hôi trong chăn nuôi phải thực hiện thƣờng xuyên, liên tục để không ảnh hƣởng đến con ngƣời, vật nuôi Các nguyên tắc xử lý mùi hôi: - Ức chế sự hình thành mùi: Trên nguyên lý các chất gây mùi hôi là... năm nhƣ: 1998, 1999, 2006, 2009, 2010  Đề tài: “Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam” của tác giả Trần Mạnh Hải nghiên cứu việc áp dụng các phƣơng pháp sinh học để xử lý nƣớc thải cho các vùng chăn nuôi heo tại Việt Nam  Đề tài: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng mô hình Biogas kết hợp hồ sinh học thực... khỏi chuồng trại càng sớm càng tốt, tránh các vi sinh vật phân hủy phân và nƣớc tiểu sinh ra mùi hôi, tránh phát tán ra môi trƣờng và gây bẩn vật nuôi Đồng thời, tạo điều kiện cho côn trùng, ruồi muỗi truyền bệnh cho ngƣời và vật nuôi Tùy thuộc vào loại hình chăn nuôi, quy mô chăn nuôi hay phƣơng pháp xử lý chất thải sẽ có phƣơng pháp thu gom khác nhau Phƣơng pháp tốt nhất là tách riêng phần phân rắn... đất trồng trọt Hiện nay, Ngành chăn nuôi đang phát triển tại nông thôn, vẫn còn tồn tại một số cơ sở, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, hình thành tự phát, chƣa theo quy hoạch của địa phƣơng, chƣa nhận đƣợc sự hƣớng dẫn về xử lý chất thải Một số cơ sở còn áp dụng công nghệ xử lý lạc hậu, chƣa xử lý triệt để chất thải.Hầu hết chất thải chăn 35 nuôi chƣa đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng đã và đang ảnh hƣởng... ra đất, các chất hữu cơ, kim loại, theo mƣa, nƣớc chảy tràn thấm qua đất vào mạch nƣớc ngầm, làm ô nhiễm mạch nƣớc ngầm 1.3.3 Ô nhiễm môi trƣờng không khí 1.3.3.1 Nguồn phát sinh Khí thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ các loại hình chăn nuôi, cách quản lý, thu gom chất thải; hệ thống thu gom, lƣu trữ và xử lý chất thải; từ ao, vƣờn có sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn, phân bón,… Tùy theo điều . vậy, đề tài Đánh giá hiện trạng môi trường chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng- tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lý ô nhiễm ” đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra giải pháp quản lý, . pháp quản lý, xử lý chất thải trong vùng. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Đánh giá hiện trạng môi trƣờng chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.  Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu. do chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nhiên cứu đánh giá hiện trạng chất thải chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh

Ngày đăng: 30/07/2015, 17:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan