Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2020

49 2.3K 38
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2016 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I HÀ THỊ TÂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015 i HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020. Người thực hiện: Hà Thị Tâm Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc (2013 - 2015) Chức vụ: Phó Giám đốc Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế Lập Thạch, Vĩnh Phúc Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thị Thanh Bình HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015 ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT BS Bác sỹ BS.CKI Bác sỹ chuyên khoa cấp I BS.CKII Bác sỹ chuyên khoa cấp II CBYT Cán bộ y tế DS/DS.CKI Dược sỹ/Dược sỹ chuyên khoa cấp I DSĐH/DSTH Dược sỹ đại học/Dược sỹ trung học ĐDĐH/ĐDTH Điều dưỡng đại học/Điều dưỡng trung học DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình KTVTH Kỹ thuật viên trung học NHSĐH/NHSTH Nữ hộ sinh đại học/Nữ hộ sinh trung học PYT Phòng Y tế QLBV Quản lý bệnh viện QLNN Quản lý nhà nước TTYT Trung tâm Y tế iii LỜI CẢM ƠN Tác giả Đề án xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của các thầy, cô giáo Học viện Chính trị khu vực I, đặc biệt cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó trưởng khoa Xây dựng Đảng, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành đề án này. Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Trung tâm Y tế Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành đề án. Tác giả rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu tiếp theo. Tác giả đề án Hà Thị Tâm iv MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết xây dựng đề án 1 2. Mục tiêu của đề án 3 3. Giới hạn của đề an 4 B. NỘI DUNG 5 1. Cơ sở, căn cứ xây dựng đề án 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý 9 1.3. Cơ sở thực tiễn 16 2. Nội dung thực hiện đề án 17 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án 17 2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ y tế cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 20 2.3. Nội dung cụ thể cần thực hiện của đề án 27 2.4. Các giải pháp thực hiện đề án 28 3. Tổ chức thực hiện đề án 34 3.1. Trách nhiệm thực hiện đề án 34 3.2. Tiến độ thực hiện đề án 34 3.3. Kinh phí thực hiện đề án 36 4. Dự kiến hiệu quả của đề án 37 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án 37 4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án 38 4.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án 39 C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 v A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết xây dựng đề án Trong nhiều thập kỷ qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước,… Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, phần lớn các chỉ tiêu tổng quan về sức khỏe của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn;… tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục. Một trong những nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng . Trước những đánh giá đó, Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã đề ra 5 quan điểm chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết yêu cầu: đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Quan điểm 2). 1 Cán bộ là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Nếu không có cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không thể trở thành hiện thực. Chính vì thế đội ngũ cán bộ từ trung ương đến địa phương, đến cơ sở luôn là đối tượng rất cần phải quan tâm, chú ý đào tạo bồi dưỡng của Đảng. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng nước ta, Đảng luôn có những chính sách cụ thể để củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ. Ngày nay, trước những nhu cầu của nhiệm vụ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lại càng trở nên cấp bách. Đội ngũ cán bộ y tế có đặc điểm, vai trò riêng và sứ mệnh đặc biệt bởi họ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân - vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, hoạt động của họ liên quan đến tính mạng của con người. Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền” (Quan điểm 5). Ở Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2008 của về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết đã xác định: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý là yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và đề ra mục tiêu: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Lập Thạch là một huyện miền núi, dân số đông, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mô hình bệnh tật đa 2 dạng. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, trước tiên phải có một đội ngũ cán bộ y tế (CBYT) “vừa hồng vừa chuyên”, có chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị. Trong khi đó đội ngũ CBYT huyện Lập Thạch còn thiếu nhiều, nhất là đội ngũ bác sỹ, trình độ chuyên môn đã có nhiều cố gắng song vẫn còn nhiều hạn chế. Thực trạng và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng đã được phản ánh trong các văn bản, nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện, trong các báo cáo của ngành y tế với những nhận định, giải pháp ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đối với huyện Lập Thạch chưa có đề án nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống về vấn đề CBYT cơ sở. Để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp cần phải thực hiện trong giai đoạn tới đáp ứng với nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân huyện nhà, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội huyện ngày càng vững mạnh, cần thiết phải xây dựng Đề án: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020”. 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới theo hướng chuẩn hoá đội ngũ CBYT đủ về số lượng và cơ cấu; đảm bảo chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân; có trình độ quản lý, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân huyện nhà trong tình 3 hình mới theo hướng công bằng và hiệu quả, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội của huyện ngày càng vững mạnh và phát triển bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở chính trị/pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. - Làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. - Xác định trách nhiệm của các chủ thể trong Đề án, lộ trình thực hiện Đề án, dự toán kinh phí thực hiện Đề án. Có những kiến nghị cụ thể đối với cấc chủ thể đế đảm bảo tính khả thi của Đề án. 3. Giới hạn của đề án - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở - Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn 5 năm: 2016 - 2020 - Không gian nghiên cứu: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. 4 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở, căn cứ xây dựng đề án 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm chung * Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước . * Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. * Hệ thống y tế cơ sở: Trên phạm vi toàn cầu, theo WHO (1991), Y tế tuyến cơ sở (gọi tắt là y tế cơ sở) là một hệ thống tập hợp các hoạt động có mối liên hệ mật thiết với nhau do ngành Y tế cùng các ban ngành chức năng thực hiện góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe tại gia đình, trường học, nơi làm việc và tại cộng đồng.Y tế cơ sở gắn liền với việc đảm nhận trọng trách cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm đạt được mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người” theo tinh thần của tuyên ngôn Alma Ata đã được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cam kết thực hiện từ năm 1978. 5 [...]... chính quyền đối với công tác y tế cơ sở và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở - Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của y tế cơ sở và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở Cần đánh giá đúng nhận thức của lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên về y tế cơ sở, để có kế hoạch giúp cán bộ các cấp, đảng viên nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của y tế cơ sở Trên cơ sở đó thống nhất cao. .. huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 2.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện Lập Thạch giai đoạn 2010-2015 * Về số lượng cán bộ: Bảng 1: Mô hình và số lượng CBYT cơ sở huyện Lập Thạch Stt Tên đơn vị Tổng số cán bộ 1 Phòng Y tế TTYT Trong đó: - Y tế dự phòng: - Khám, chữa bệnh: Y tế tuyến xã Tổng số: 03 149 40 109 119 271 2 3 Tỷ lệ % 1,10 55,00 43,90 100,0 Nhận xét: Tổng số CBYT... từ nâng cao sức khỏe, dự phòng đến điều trị và phục hồi chức năng Ở nước ta, hệ thống y tế được chia làm 3 tuyến: trung ương, tỉnh/ thành phố và cơ sở Y tế cơ sở được xác định bao gồm: y tế tuyến huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và y tế xã (phường, thị trấn)1 * Cán bộ y tế cơ sở: Là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành y tế ở tuyến huyện và tuyến xã * Chất. .. y tế tuyến cơ sở 2.3 Nội dung cụ thể cần thực hiện của đề án 2.3.1 Xác định mục tiêu cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ CBTY cơ sở huyện Lập Thạch giai đoạn 2016- 2020: * Đảm bảo 100% các cơ sở y tế có đủ số lượng cán bộ y tế và cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Trong đó: - Tỷ lệ Bác sỹ/vạn dân đạt: 8-10 - Tỷ lệ Dược sỹ/vạn dân đạt: 2-2,5 - Tỷ lệ Bác sỹ /Cán bộ y tế có trình... gần đ y mô hình tổ chức hệ thống y tế cơ sở có nhiều thay đổi - Tháng 01/1991, Bệnh viện đa khoa huyện và Phòng Y tế huyện được sát nhập lại thành Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch Trung tâm Y tế huyện có chức nang quản lý toàn bộ ngành y tế trong huyện, đồng thời quản lý đến tận y tế xã, phường, thị trấn - Từ tháng 10/2005, thực hiện Nghị định 171 và 172/NĐ-CP của Chính phủ từ Trung tâm Y tế huyện Lập. .. Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch - Báo cáo của UBND huyện Lập Thạch về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020 - Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch y tế giai đoạn 2010-2015, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020, Vĩnh Phúc * Các văn bản về chính sách đối với nhân lực y tế trong đó có y tế cơ sở Về Chính sách... tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế 1.2.2 Các văn bản của Nhà nước, của Bộ Y tế, của tỉnh Vĩnh Phúc về công tác y tế và cán bộ y tế * Các văn bản chung về chính sách đối với công tác y tế và cán bộ y tế: - Nghị quyết số 46/NQ-TW ng y 23/02/2005 của Bộ Chính trị... Nhiều cấp y Đảng, chính quyền chưa nhận thức đ y đủ về vai trò và tầm quan trọng của y tế cơ sở, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức và đầu tư thỏa đáng để củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở Tại các cơ sở y tế tuyến huyện, cán bộ y tế còn thiếu về số lượng và y u về chất lượng, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh có lúc, có nơi chưa tốt, vì thế phải nâng cao chất lượng. Đề... xuyên thay đổi, không được tổng kết đánh giá một cách khoa học g y tác động không nhỏ đến tâm tư, nguyện vọng và chất lượng hoạt động của cán bộ y tế cơ sở - Đầu tư cho y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn - Một số cán bộ y tế cơ sở chưa y n tâm và nhiệt tình với công việc - Thiếu cơ chế, chính sách động viên khuyến khích cán bộ y n tâm làm việc lâu dài tại y tế. .. bác sỹ/1 vạn dân; 23,9 % cán bộ y tế thôn bản đã qua đào tạo Đến nay có 20/20 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010, phấn 18 đấu đến năm 2020 đạt 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 -2020 - Công tác cán bộ được Huyện y coi trọng, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ Coi trọng việc quy hoạch, rà soát bổ xung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016- 2020; quản lý, đào tạo, . Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 . 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch,. việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. - Làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ CBYT cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015. -. KHU VỰC I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020. Người thực hiện: Hà Thị Tâm Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc (2013

Ngày đăng: 30/07/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Hệ thống y tế cơ sở:

    • 1.1.2. Vai trò của hệ thống y tế cơ sở đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân

    • * Các văn bản về chính sách đối với nhân lực y tế trong đó có y tế cơ sở

    • Nguyên nhân của những hạn chế, thách thức:

      • - Chỉ đạo đưa công tác y tế là một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở.

      • - Lãnh đạo huy động toàn xã hội tham gia công tác y tế:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan