Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

33 1.1K 4
Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM THẢO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Võ Khánh Vinh Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào hồi ngày tháng năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2 Ở nước ta, trong quá trình xây dựng và phát triển, phụ nữ Việt Nam, trong đó cán bộ, công chức (CB, CC) nữ đã và đang tiếp tục có những đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển đất nước. Nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai trò và đóng góp của phụ nữ Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ, cũng như chăm lo tạo điều kiện để bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ về tham gia, thụ hưởng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội… Tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/05/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ "nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Luật Bình đẳng giới năm 2006 nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH khẳng định quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là “xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh đến mục tiêu tăng cường phụ nữ tham chính, với chỉ tiêu đề ra rõ ràng cụ thể về tỷ lệ lãnh đạo nữ cần đạt được từ nay đến năm 2020. Tuy được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhưng thực tế trong thời gian vừa qua phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt. Ở một số lĩnh vực, tỷ lệ CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý sụt giảm hoặc không có thay đổi (tỷ lệ nữ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI là 18/200 ≈ 9%, trong đó Ủy viên chính thức là 15/175≈ 8,57%, Ủy 3 viên dự khuyết là 3/25 ≈ 25%. Tỷ lệ nữ Bộ trưởng khoảng 9% và Thứ trưởng là khoảng 8%.). Tương tự như vậy, trong các tổ chức chính trị, xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân… tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là nữ cũng rất thấp. Mặt khác tuổi bình quân của nữ CB, CC quản lý, lãnh đạo ở tất cả các cấp hiện nay rất cao. Khoảng hơn 2/3 số nữ lãnh đạo, quản lý cấp này mặc dù đã được kéo dài đến 60 tuổi, cũng sẽ nghỉ hưu vào giai đoạn tới. So với nam giới trên tất cả các lĩnh vực, ở vị trí càng cao thì tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý càng thấp. Đặc biệt là các vị trí ra quyết định thì không những ở vị trí cao mà ngay cả ở vị trí thấp như cấp phòng, ban, tỷ lệ cán bộ nữ cũng rất hạn chế. Do vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”, nhấn mạnh đến các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được về tỷ lệ cán bộ nữ, và đề xuất các giải pháp, trong đó chú trọng đến giải pháp quy hoạch dài hạn, tạo nguồn CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý nhằm đưa công tác cán bộ nữ phát triển ổn định, bền vững. Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài “ Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí chủ chốt trong lãnh đạo chính trị còn thấp mặc dù vị thế và vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực không ngừng được cải thiện, đặc biệt trong lãnh đạo, quản lý. Trong những năm qua, các công trình, bài viết về phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý hay nâng cao năng lực của cán bộ, công chức nữ trong lãnh đạo, quản lý đã được đề cập nhiều. Tuy nhiên, các nội dung chủ yếu mới nêu ra thực trạng công tác bình đẳng giới nói chung và vai trò, khả năng, năng lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ nói riêng mà chưa có các nghiên cứu cụ thể về vấn đề thực hiện chính sách phát triển CB,CC nữ lãnh đạo, quản lý dưới góc 4 độ khoa học chính sách công. Trong bối cảnh đó, đề tài luận văn thực hiện có sự kế thừa, phát triển những thành quả của các tài liệu liên quan trước đó để nghiên cứu, đánh giá, phân tích, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay, đạt mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, phục vụ công cuộc phát triển đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý, khái niệm bình đẳng giới, về công tác đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm…và các nhân tố ảnh hưởng đến CB, CC nữ, luận văn phân tích thực trạng chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta thời gian tới. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển CB, CC nữ ở Việt Nam. - Vận dụng lý thuyết về chính sách công để đánh giá thực trạng chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. - Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là Chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay dưới góc độ khoa học Chính sách công 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý từ năm 2010 đến nay và đề xuất giải pháp hoàn 5 thiện chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta giai đoạn 2016-2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ nữ. - Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và vận dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công. 5.2.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan, bao gồm các Văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quyết định của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ nữ nói chung và chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kêliên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta trong thời gian qua. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm bổ sung hoặc hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo, đồng thời góp 6 phần cung cấp tài liệu cho học viên, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách bình đẳng giới nói chung và chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học viên các khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục theo 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.1. Những vấn đề lý luận và chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, cán bộ "là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ"Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. 1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý - Khái niệm lãnh đạo, quản lý Lãnh đạo là đề ra “chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện”. Còn quản lý nghĩa là “trông coi, giữ gìn theo yêu cầu nhất định, đồng thời tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. - Khái niệm cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý Theo học viên “cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý là những người định hướng, điều hành, hướng dẫn hoạt động của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, là người có chức vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Đồng thời là những người có đặc thù riêng về giới tính với trách nhiệm đảm nhiệm các vai trò giới khác nhau”. 1.1.1.3.Khái niệm chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý Theo Học viên, Chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý là một tập hợp các quyết định chính trị có mối liên hệ với nhau của Nhà nước nhằm phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trịcả về số lượng và chất lượng, với mục tiêu đem lại hiệu quả hoạt động cho bộ máy nhà nước theo đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 8 1.1.1.4. Khái niệm bình đẳng giới Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó 1.1.2. Quan điểm của Đảng về phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý Phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý là chiến lược công tác cán bộ của Đảng, là một trong những nội dung của bình đẳng giới. Ngay từ năm 1967, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác cán bộ nữ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như Nghị quyết số 152 ngày 10/1/1967 về: “Một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”, Nghị quyết 153 về “ công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 7/6/1984 "về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 37/CT-TW “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nhằm nhấn mạnh việc tăng cường cán bộ nữ vào các cương vị lãnh đạo quản lý. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là “Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng”. Bên cạnh đó, trong các Nghị quyết cũng đề ra nhiều chỉ tiêu phấn đấu như chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 “các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ”. Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 có mục tiêu “tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” 1.2. Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay 9 1.2.1. Vấn đề của chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo quản lý Vấn đề của chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo quản lý là những vấn đề liên quan tới công tác quy hoạch, tạo nguồn CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý; việc đề bạt và bổ nhiệm cũng như công tác điều động, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay 1.2.1.1. Công tác quy hoạch, tạo nguồn CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý Công tác quy hoạch còn chưa có những ưu tiên đặc biệt đối với những ngành, lĩnh vực, vùng miền mà ở đó tỷ lệ nữ còn thấp; cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ; tuổi quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý chưa được quy định phù hợp với quan điểm của Luật bình đẳng giới; chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ nữ trong quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Tạo nguồn CB, CC nữ có đủ năng lực, cần ưu tiên chú ý ngay từ khâu tuyển dụng. Tuyển dụng CB, CC nữ, lao động nữ có trình độ đại học, trên đại học trở lên. Qua quá trình công tác, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, đặc biệt những tài năng nữ, trẻ, các nhân tố điển hình là nữ, phụ nữ dân tộc. 1.2.1.2. Đề bạt và bổ nhiệm cán bộ nữ Do cơ cấu nữ không đều nên tỷ lệ CB, CC nữ giảm sút. Đa số CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý được bố trí ở cấp thấp, ít có thực quyền và thường là cấp phó. Bên cạnh đó là giới hạn về tuổi bổ nhiệm, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ nên đã hạn chế đến tỷ lệ tăng CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng đến dự nguồn vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cao 1.2.1.3. Công tác điều động, luân chuyển Tỷ lệ CB, CC nữ lãnh đạo quản lý được điều động, luân chuyển rất ít. Điều này có thể là do thiếu nguồn CB, CC nữ trong quy hoạch, do công tác vận động chưa tốt và chưa có chính sách thực sự phù hợp đối với CB, CC nữ như ưu tiên địa bàn công tác, chế độ, chính sách khi được điều động luân chuyển, vị trí và môi trường công tác đảm bảo cân đối nhiệm vụ và gia đình. 10 [...]... chính sách để phát triển CB, CC nữ và CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý 1.2.6.2 Các yếu tố khác Nhận thức, việc thay đổi các quan niệm và định kiến về giới Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Khái quát tình hình cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 2.1.1 Về số lượng nữ cán bộ, công chức. .. phổ biến tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước đối với CBCCVC nữ và CB, CC 13 nữ lãnh đạo, quản lý để các CBCCVC nam hiểu được vai trò, vị trí quan trọng của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ hơn về chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý 1.2.4 Chủ thể chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý - Ban Tổ chức Trung ương Đảng: có nhiệm vụ chủ trì... nữ, công tác cán bộ nữ theo tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết trong cấp ủy Đảng - Đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về giới, về vai trò, vị thế của phụ nữ và cán bộ nữ 29 KẾT LUẬN Với đề tài luận văn Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, luận văn tập trung luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý; các khái niệm chính sách. .. và công tác tuyên truyền 2.2.4 Đánh giá môi trường thể chế chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Thể chế chính sách ở nước ta tuân thủ theo các quy định của Đảng và nhà nước về công tác cán bộ nữ, nội dung các thể chế chính sách có tính tương thích cao, rõ ràng, dễ hiểu và có tính khả thi 2.2.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ. .. chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay 2.2.1 Về kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý 2.2.1.1 Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan Trung ương Còn rất khiêm tốn, chưa đạt được chỉ tiêu đề ra, ở nhiều vị trí chủ chốt không có nữ Qua 3 nhiệm kỳ (2001-2005; 2006-2011; 2011-2016), tỷ lệ nữ tham gia BCH TW... sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý, bình đẳng giới Đồng thời, học viên đã đề cập đến các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, nhà nước, các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng và thực hiện chính sách hiện nay Chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý nằm trong tổng thể chung về chính sách cán bộ nữ, là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về... tiêu hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý 3.1.1 Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý - Đặt trong tổng thể chính sách đối với phụ nữ nói riêng và chính sách về giới nói chung - Phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của phụ nữ - Phải... hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ CBCCVC, người lao động 1.2.3 Giải pháp và công cụ chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý 1.2.3.1 Các giải pháp chính sách a Giải pháp quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, công chức nữ 11 Xây dựng quy hoạch toàn diện đối với CB, CC nữ Quy hoạch phải đặt trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng, được triển khai... nữ lãnh đạo quản lý 100% cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ thạc sỹ trở lên rất cao và 90% được đào tạo chính quy Ở địa phương, 99% cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học và trên đại học, trong đó 30-40% tỷ lệ nữ có trình độ trên đại học và 100% nữ lãnh đạo chủ chốt có trình độ đại học trở lên Tại cấp huyện, hầu hết cán bộ nữ lãnh đạo,. .. là nữ Tỷlệ Giám đốc là nữ các Sở, ngành đạt 10,92%, Phó Giám đốc là nữ đạt 17,98% 18 2.2.2 Kết quả triển khai các giải pháp và công cụ chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý 2.2.2.1 Công tác quy hoạch, tạo nguồn CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý Đến năm 2014, tính chung trong cả nước, cán bộ nữ được quy hoạch vào BCH Đảng bộ cấp huyện chiếm 23.9 %; cán bộ nữ được quy hoạch vào Ban thường . hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.1 Những vấn đề lý luận và chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Chương. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Khái quát tình hình cán bộ, công chức nữ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay 2.1.1.

Ngày đăng: 30/07/2015, 08:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Tình hình nghiên cứu

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý từ năm 2010 đến nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CB, CC nữ lãnh đạo, quản lý ở nước ta giai đoạn 2016-2020.

  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

  • 7. Kết cấu của luận văn

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan