SKKN Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn học vần lớp 1

21 538 1
SKKN Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn học vần lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN LỚP 1 MÔN: TIẾNG VIỆT Năm học 2014 - 2015 Mã SKKN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của con người: Vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao cuộc sống của cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội. Trong tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN, giáo sư Nguyễn Hữu Dũng đã viết: “Cuộc sống trong những thập kỉ mới chứa đựng đầy thử thách, vừa kèm theo những cơ hội hiếm có. Những thế hệ sắp tới cần được giáo dục tốt để có thể đương đầu với những thử thách mới, vừa sử dụng được những thuận lợi và cơ hội mới.” Muốn vậy ngay từ bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, giáo viên phải hình thành cho các em khả năng nhận biết và những quy tắc để các em vận dụng những tư tưởng, tri thức một cách thường xuyên. Với quan điểm như vậy, những người làm công tác giáo dục đều đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các nhà trường nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Hòa nhịp với sự đổi mới đó bản thân tôi cũng thấy trăn trở trước những khó khăn trong quá trình giảng dạy hiện tại. Khó khăn đó là dạy cho học sinh lớp 1 nắm vững cách đọc và viết Tiếng Việt để học sinh đọc thông viết thạo, đặc biệt nắm chắc qui tắc chính tả trong hệ thống chữ tiếng Việt. Học vần là một trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, được kéo dài 2/3 chương trình Tiếng Việt lớp 1. Học vần chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Học vần là điểm tựa vững chắc cho các em học tập tốt ở những môn học khác. Không những thế mà các em còn phải ghi nhớ một cách chính xác, có hệ thống để tạo nên các văn bản chữ viết. Vì vậy một câu hỏi đặt ra cho tôi là làm thế nào để giúp các em nhớ được mặt chữ một cách nhanh nhất, nắm chắc qui tắc chính tả một cách chính xác nhất, tốt nhất, có hiệu quả nhất. Là một giáo viên Tiểu học đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy học, qua thực tế trải nghiệm cuộc sống, tôi thấy việc học sinh viết sai lỗi chính tả một cách trầm trọng có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là: a. Về học sinh 2 Đặc điểm tư duy logic của học sinh lớp 1 chưa phát triển mạnh, chưa cẩn thận, chưa kiên trì luyện tập trong học tập, vốn sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế, đặc biệt chưa nắm được qui tắc viết cho đúng chính tả. b. Về giáo viên Trong giảng dạy, giáo viên còn hạn chế việc nghiên cứu phương pháp dạy nên nhiều giáo án bài dạy chưa phù hợp với đặc thù tư duy của học sinh lớp 1. Giáo viên chưa có biện pháp cung cấp, chưa truyền tải kĩ và sâu về qui tắc chính tả khi dạy học vần mà chủ yếu để học sinh tự nhận thức bằng cách viết theo chữ mẫu. Vì vậy, khi học sinh gặp phải các chữ mới, khó, lạ các em thường lúng túng đọc sai, viết sai. Để nâng cao hiệu quả cho học sinh đọc đúng, viết đúng, chính xác, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hành áp dụng vào quá trình giảng dạy trong các tiết học vần để giúp học sinh khắc phục những khó khăn ban đầu trong việc đọc và viết góp phần nâng cao chất lượng học tập ở Tiểu học. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy học vần ở lớp 1, để đạt được đích cuối cùng là học sinh đọc tốt, nắm chắc qui tắc chính tả trong môn Tiếng Việt tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn Học vần lớp 1”. Chúng ta đều biết học vần là một môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp. Chữ viết là tầm quan trọng của học vần, nó chịu sự quy định trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết được coi là ưu thế nhất trong giao tiếp bằng văn bản thì học vần có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chiếc chìa khóa để các em học tốt và vận dụng chữ viết vào học tập. khi học sinh đã biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe giáo viên trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, làm bài tập thực hành,… từ đó các em có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình. Ngoài ra, thông qua việc dạy chữ, dạy âm, dạy vần, dạy tiếng, dạy từ, dạy câu, học vần còn giúp các em phát triển vốn từ tạo cho các em ham thích thơ văn. Đây là điều kiện để cho các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên. 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục đích và nhiệm vụ trên đây, tôi đã đề ra những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Đọc, nghiên cứu sách giáo viên và các tài liệu tham khảo 2. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học 3. Phương pháp thực nghiệm dạy học 4 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ I. Cơ sở tâm lý học 1. Tâm lý học sinh Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi, ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển sang một giai đoạn hoạt động mới, hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Các em sẽ trở thành những học sinh, có một “địa vị” mới trong gia đình và xã hội. Sự thay đổi hoạt động chủ đạo này tác động lớn đến tâm sinh lí của trẻ. Vì vậy giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này để giúp học sinh “chuyển giai đoạn” được tốt 2.Sự hình thành hoạt động có ý thức của trẻ lớp 1 Các nhà khoa học đã phaant ích rõ ràng về mặt sinh lí của trẻ 6 đến 7 tuổi, khối lượng bộ não đã đạt tới 90% khối lượng bộ não của người lớn. Sự chín muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của quá trình tâm lý (như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy,…) đã tạo điều kiện để các em thực hiện một hoạt động mới, hoạt động học tập. Học là một hoạt động mang tính kế hoạch, có mục đích. Đó là hoạt động có ý thức. Tuy vậy, ở giai đoạn đầu lớp 1 (học âm, chữ, vần) những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ. Chẳng hạn đến lớp các em phải thuộc bài, phải kiểm tra bài, ngồi ngay ngắn, phải thực hiện những yêu cầu của giáo viên,… hơn nữa trong nhận thức của các em, địa vị của người giáo viên lớp1 cũng khác với cô giáo mẫu giáo. Giáo viên có chỗ ngồi riêng, có cách nói riêng, có sự đánh giá bằng nhận xét thường xuyên ở các tiết học và đánh giá bằng điểm số ở cuối mỗi học kì. Những đặc điểm này làm cho một số em trong giờ học vần thường rụt rè, chưa tự tin tham gia các hoạt động học tập,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ học vần. Những hiểu biết về tâm sinh lí trên đây định ra cho hoạt động học tập ở lớp 1 (chủ yếu là học vần) những mục đích và động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động; giáo viên cần phải gần gũi, động viên, khích lệ học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập. 3. Đặc điểm của hoạt động tư duy ở học sinh lớp 1 Trên cơ sở ý thức đã hình thành, khả năng tư duy bằng tín hiệu của trẻ cũng phát triển. Chính khả năng tư duy bằng tín hiệu là cơ sở để các em lĩnh hội chữ 5 viết, là tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ tuổi 6 – 7 tuổi khả năng phân tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đó cho phép các em có khả năng tập tách từ thành tiếng, thành âm và chữ. Tuy nhiên, trong cảm nhận sự vật không riêng gì trẻ em mà con người nói chung, lúc đầu sẽ tri giác, nhận biết sự vật trên những nét tổng thể, khái quát sau đó đi vào chi tiết tách bạch: “Những hình ảnh trọn vẹn này được xác định trên cơ sở khái quát những hiểu biết về tính chất và đặc trưng riêng biệt của đối tượng đã tiếp nhận cảm giác khác nhau”. Trong giáo trình tâm lý đại cương, A.V.Peetrovxkiy cho biết: “Ở tuổi tiền mẫu giáo, tư duy về cơ bản mang tính trực quan hành động. Đứa bé phân tích và tổng hợp những đối tượng cần nhận thức trong quá trình nó dùng tay tách ra, chia cắt rồi ghép lại những sự vật khác nhau mà nó tri giác được trong lúc đó. Trẻ em ham hiểu biết thường phá vỡ đồ chơi của mình xem trong đó có gì không và tư duy trực quan hành động ở dạng đơn giản nhất đã nảy sinh chủ yếu ở lứa tuổi 4 – 7 tuổi. Trong quá trình phân tích và tổng hợp đối tượng cần nhận thức không phải bao giờ cũng phải sờ đến vật nó quan tâm…nhưng trong mọi trường hợp đều cần phải xem xét và hình dung một cách trực quan đối tượng đó. Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp âm thanh phân tích tổng hợp trong dạy vần ở các trường Xô Viết, L’vov cho biết: “Những khảo cứu chuyên biệt và khảo nghiệm đã chỉ rõ trẻ em vào lớp 1 đã sẵn sàng trí giác các ngữ âm tách biệt, đã sẵn sàng thể hiện các hoạt động tư duy phân tích và tổng hợp” Như vậy ở lứa tuổi lớp 1 tư duy phân tích tổng hợp tuy còn mang tính sơ đẳng cả nội dung và hình thức nhưng đã có ở mức độ cao thấp khác nhau. 4.Năng lực vận động của trẻ ở lứa tuổi lớp 1 Ở lứa tuổi 6 -7 năng lực vận động của trẻ cũng đạt được những bước phát triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể như tay, mắt, đầu, cổ, có thể phối hợp nhiều động tác khác nhau. Đây cũng là điều kiện cần thiết để các em có điều kiện học viết, một hoạt động đòi hỏi phải chủ động trong các hoạt động của cánh tay, ngón tay, bàn tay trong sự phối hợp với mắt nhìn, tai nghe, tay viết. Ở thời kì này, ý thức về cấu trúc không gian của trẻ cũng đã hình thành, Sự phân biệt bên phải, bên trái, bên dưới,… không còn là điều khó khăn đối với các em. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể hướng dẫn các em định hướng nét bút trên trang giấy và tập viết các chữ cái, các kiểu chữ khác nhau. Những đặc điểm tâm, sinh lý trên đây đưa đến kết luận: Ở lứa tuổi 6 - 7 tuổi sự phát triển tâm sinh lý của trẻ đảm bảo đủ điều kiện để các em bước vào quá trình học âm - chữ, học vần. 6 Như đã phân tích ở trên, học vần là một hoạt động có ý thức. Để hoạt động này phát triển tốt cần chú ý tạo ra những mục đích động cơ thích hợp. Những mục đích này gần gũi, cụ thể như: nêu câu đố, viết lời giải để các em tự đánh vầnối hình với chữ… Học vần nhằm tạo kĩ năng và thói quen. Điều này không thể có được nếu không lặp đi lặp lại các hành động cần thiết. Do đó, trong quá trình dạy vần giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều, viết nhiều. Đồng thời phải luôn luôn thay đổi nội dung học đọc, học viết, nếu không việc học vần sẽ bị nhàm chán, hiệu quả học tập sẽ hạn chế. Vì học vần là một hoạt động có ý thức nên trong dạy vần cũng cần đảm bảo cho các em hiểu được những điều các em đọc và viết. Nếu đánh vần từng chữ một cách máy móc không cần biết đến ý nghĩa của chữ, của câu thì kết quả học tập cũng bị hạn chế. Do vậy, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn các em nắm được ý nghĩa của câu, chữ mình đánh vần, mình tô nháp; bằng hình thức đàm thoại sinh động, bằng việc kể chuyện, ngâm thơ, quan sát vật thật, giảng giải,… giáo viên sẽ tạo được những tình huống ngôn ngữ làm cho hoạt động đọc và viết có ý nghĩa, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vần. II. Cơ sở ngôn ngữ của việc dạy học vần 1.Những đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và dạy tiếng Việt ở lớp 1 Đặc trưng của loại hình tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt là thất ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp nhưng thể hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm. Xét từ góc độ ngữ âm, tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và đa phần các âm tiết độc lập mang nghĩa. Vì thế trong chuỗi lời nói, ranh giới giữa các âm tiết được thể hiện rõ ràng, các âm tiết không bị nối dính vào nhau như trong các ngôn ngữ biến hình. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy âm – dạy chữ. Về cấu tạo tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ. Các yếu tố âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ lỏng, chặt khác nhau. Phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, còn các yếu tố của vần kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Vần có vai trò quan trọng trong tiếng Việt. Âm tiết có thể không có phụ âm đầu nhưng không thể thiếu phần vần. Người Việt ưa thích nói vần và nhạy cảm với vần. Điều này thể hiện rõ trong vần thơ và cách nói lái của người Việt. Cách miêu tả âm tiết như một cấu trúc hai bậc là cách miêu tả phù hợp với cảm thức tự nhiên của người bản ngữ. Cách đánh vần theo kiểu: lập vần (a + mờ - am) ghép vần với phụ âm đầu và thanh điệu (lờ + am – lam – huyền – làm) là 7 phù hợp với cách miêu tả nói trên. Việc phân âm tiết ra thành các bộ phận: âm đầu, vần, thanh điệu, do vậy cũng là điều dĩ nhiên. Có thể nói thái độ này của người bản ngữ là một xác nhận chắc chắn việc miêu tả âm tiết của các nhà khoa học. Nói lái không phải lối nói “lóng” của một số người mà là một trò chơi vì nó phổ biến và quen được đối với trẻ em từ tuổi mẫu giáo. Một người nước ngoài dù thạo tiếng Việt, gặp phải trường hợp nói lái sẽ lúng túng và không thể khôi phục được từ mà người nói thông báo. Trái lại, một em bé bình thường ở lứa tuổi lớp 1 cũng nắm được điều này một cách tự nhiên. Rõ ràng với người Việt, ấn tượng về vần rất đậm nét. Điều này cũng lí giải vì sao các sách dạy tiếng Việt đầu tiên cho trẻ em đều được gọi là sách học vần. 2. Cơ sở của việc đọc, viết Trong giao tiếp bằng ngôn từ người ta nảy sinh ra một ý, lời dùng ngôn ngữ để lồng ý đó và phát triển thành lời. Khi tiếp nhận lời nói, người nghe lại rút ở trong từ, trong câu nghe được các ý của người nói để biết người ta muốn nói gì. Để chuyển ý thành lời người ta phải sử dụng một mã chung của xã hội gọi là ngôn ngữ (bao gồm các từ và những quy tắc ghép từ thành câu) lựa chọn sắp xếp các yếu tố của mã đó trở thành lời cụ thể. Công việc vận dụng mã để lồng ý mà tạo nên lời như thế gọi là sự mã hóa. Ngược lại, khi chuyển lời thành ý từ những từ, câu nghe được, người nghe phải rút ra nội dung chứa đựng bên trong lời nói. Công việc đó chính là sự giải mã. Ngôn ngữ âm thanh là một mã biểu hiện dưới dạng một hệ thống tín hiệu, khi chuyển thành ngôn ngữ viết thì chữ viết lại thay thế ngôn ngữ âm thanh, làm thành hệ thống những tín hiệu của tín hiệu, một loại mã mới dùng để truyền đạt của mã ngữ âm tự nhiên. Chữ viết là mã của mã. Nếu ngôn ngữ âm thanh là mã bậc một thì chữ viết là mã bậc hai. Khi viết thành chữ, thực chất đã có sự chuyển đổi từ mã một sang mã hai. Khi đọc thì quy trình sẽ ngược lại. Đứng trước văn bản viết (sử dụng mã hai) người đọc, trước hết phải chuyển lại thành lời, lúc đó sẽ thực hiện giải mã bậc hai trước, rồi từ đó từ lời mà rút ra, tức là tiến hành giải mã bậc một. Mục đích của việc học vần là trang bị cho học sinh bộ mã 2 (chữ viết) và kỹ năng chuyển mã (từ mã một sang mã hai hoặc ngược lại, từ mã hai sang mã một). Cho nên trong hai quy trình viết và đọc, trọng tâm dồn chú ý là các khâu có liên quan đến mã hai tức là mã hóa (viết) và giải mã hai (đọc). Tất nhiên cũng phải quan tâm đến việc hiểu ý, nhưng dù sao, vấn đề cho học sinh học những lời hay ý đẹp… trong khi dạy vần trước hết phải nhường chỗ cho mục tiêu của công việc này là trang bị cho các em bộ mã mới (chữ viết) và kĩ năng vận dụng bộ mã đó trong sự chuyển mã. Chữ viết có tính chất là mã của mã, là kí hiệu dùng để 8 ghi lại ngôn ngữ âm thanh cho nên khi dạy vẫn không thể tách tập đọc (đánh vần) với tập viết được. Tổ chức tập viết trong khi học vần có tác dụng củng cố hình ảnh về chữ viết mà các em nắm được qua học vần. Mặt khá, việc giải mã bậc một (đọc) và mã hóa bậc hai (viết) chỉ là hai mặt của quá trình thống nhất, dạy đánh vần phải gắn liền với tập viết. Đó là một khâu không thể thiếu được trong các tiết dạy vần. 3. Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm, nói chung đó là một hệ thống chữ viết tiến bộ. Nguyên tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học. Về cơ bản, nguyên tắc đảm bảo sự tương ứng một – một giữa âm và chữ, tức là mỗi âm chỉ ghi bằng một chữ, mỗi chữ chỉ có một cách phát âm mà thôi. Ngoài ra về mặt chữ viết, các âm tiếng Việt đều viết rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp lắm. Dạy học vần, dạy viết (nhất là những tiết đầu) có một số khó khăn nhất định do nguyên nhân sau: Cấu tạo của hệ thống chữ viết tiếng Việt còn tồn tại một số bất hợp lí như một âm ghi bằng nhiều con chữ (âm /k/ ghi bằng ba con chữ c, k, q…). Tình hình đó lúc đầu dễ làm cho các em lẫn lộn khi đọc, khi viết, ví dụ: kẻ đọc thành cẻ, quả viết thành của III. Cơ sở thực tế Trong quá trình giảng dạy nhiều năm và trong thực tế cuộc sống hằng ngày, tôi thấy việc nhận diện âm và vần rất quan trọng. Nó giúp cho các em có điều kiện để học tập tốt các môn học khác, đặc biệt viết đúng chính tả giúp các em hình thành các văn bản khác trong học tập và cuộc sống. Tuy vậy thực tế cho thấy khi các em lên lớp 2, 3, 4, 5 vẫn còn một số em đọc còn yếu và viết sai lỗi chính tả do không nắm chắc quy tắc chính tả. Một điều đáng nói là hiện nay các bài học vần trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được sắp xếp chưa thật hợp lý. Một số âm có cách đọc giống nhau nhưng cách viết khác nhau thì lại sắp xếp xa nhau quá làm học sinh dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Bài 12: i – a Bài 26: y – tr Cùng một cách đọc là i nhưng khác nhau về viết và phân biệt mà để xa bài quá khiến học sinh nhầm lẫn. Còn ở phần vần một điều mà giáo viên chúng tôi thấy trăn trở là: nhiều vần đọc quá khó cho lên trước các vần dễ đọc dễ nhận biết nên khi dạy học sinh nhận biết các vần này chậm hơn, bỡ ngỡ hơn về cách đọc, cách viết vì thế mà học sinh hay đọc sai, viết sai. 9 Ví dụ: Bài 42: ưu – ươu Là vần rất khó đọc và viết học sinh hay nhầm lẫn Đặc biệt là các bài vần có âm đệm u, o, hay âm đôi iê, uô, ươ không gần nhau, vì thế việc dạy cho học sinh nắm chắc âm đôi cũng như quy tắc chính tả về âm điệu o, u cũng là vấn đề khó với giáo viên. Về phương pháp giảng dạy: Từ thực tế dự giờ các đồng nghiệp cùng trường và trường bạn cũng như trong khi trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số giáo viên dạy mới chỉ đi sâu vào dạy cho học sinh nhận diện mặt chữ ở bài dạy, mà chưa cho học sinh liên hệ thực tế các từ khó có liên quan đến bài dạy cũng như chưa quan tâm nhiều đến việc dạy cho học sinh quy tắc chính tả. [...]...B MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1 I Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy – học tốt môn học vần ở lớp 1 1 Sử dụng đồ dùng trực quan – Công nghệ thông tin để giúp học sinh nhận diện tốt mặt chữ Ở lớp 1, học sinh đã được làm quen với tất cả các môn học trong chương trình tiểu học Nhưng muốn học tập tốt các môn học khác để rồi học tập tiếp các lớp trên... III Phương pháp nghiên cứu PHẦN THỨ HAI: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề A Cơ sở lí luận và cơ sở thực tế B Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn Học vần lớp 1 I Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy – học tốt môn Học vần lớp 1 1 Sử dụng đồ dùng trực quan - Công nghệ thông tin 2 Sử dụng giáo án dạy học có đổi mới phương pháp 3 Sử dụng hình thức dạy học phong phú... trình dạy học Học vần cũng góp phần đáng kể giúp học sinh học tốt môn Học vần Sau mỗi giờ học hay mỗi hoạt động tốt của học sinh, tôi luôn chú ý động viên khen ngợi những học sinh tích cực, có ý kiến mạnh dạn dù đúng hay chưa đúng, từ đó giúp các em không ngại ngần, sôi nổi tham gia vào giờ học, hứng thú hơn với giờ Học vần 13 Đối với những em còn kém trong lớp, khi có 1 ý kiến đóng góp trong tiết học, ... trong vào việc dạy chinh tả, tập làm văn và các môn học khác ở lớp trên Để giúp học sinh nắm chắc “luật chính tả” tôi đã dạy cho học inh thông qua các bài dạy và trình tự sau: 1 Biện pháp nghiên cứu quy tắc chính tả để phù hợp với học sinh lớp 1: Qua nghiên cứu trên thực tế giảng dạy ở lớp 1 đã nhiều năm, tôi nhận thấy học sinh lớp 1 hay nhầm lẫn một số qui tắc sau: a Qui tắc c/k/qu: Như đã biết, phụ... Học kì II Môn Điểm Điểm 9Điểm Điểm 7-8 Tiếng Điểm 9 -10 Điểm 7-8 dưới 6 10 dưới 6 Việt 51 hs 9 hs 0 58hs 2 0 Tỉ lệ 85% 15 % 0 96,7% 3,3% 0 Năm học 2 012 – 2 013 Môn Tiếng Việt Tỉ lệ Học kì I Điểm 9 -10 Điểm 7-8 56 hs 87,5% 8 hs 12 ,5% Học kì II Điểm dưới 6 0 0 Điểm 910 64hs 10 0% Điểm 7-8 0 0 Điểm dưới 6 0 0 Năm học 2 013 – 2 014 Môn Tiếng Việt Tỉ lệ Học kì I Điểm 9 -10 Điểm 7-8 58 hs 91, 6% 6 hs 9,4% Học kì II... Nghe – Nói – Đọc – Viết 5 Kiểm tra thường xuyên để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh 6 Sử dụng biện pháp động viên khuyến khích II Biện pháp kết hợp dạy lồng ghép qui tắc chính tả trong giờ Học vần lớp 1 1 Biện pháp nghiên cứu qui tắc chính tả để phù hợp với học sinh lớp1 2 Biện pháp lựa chọn nội dung cách cung cấp qui tắc chính tả vào bài dạy Học vần C Kết quả PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI... cho học sinh xem clip hình ảnh con chim vành khuyên để nhớ từ khóa “chim khuyên” Học sinh được quan sát một chùm quả vải thật để học từ “chùm vải” 2 Sử dụng giáo án dạy học – phương pháp dạy học có đổi mới Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi soạn những giáo án và phương pháp dạy học hay để giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới Sau mỗi bài dạy ở từng năm tôi đều rút kinh nghiệm để năm học. .. tôi cũng kịp thời khen ngợi và động viên giúp các em tự tin hơn vào bản thân, sôi nổi hơn với giờ học Kết quả lớp tôi đã không còn học sinh rụt rè, ngại đọc, ngại nói,… trong mỗi giờ Học vần cũng như ở các giờ học khác II Biện pháp kết hợp dạy lồng ghép quy tắc chính tả trong giờ Học vần ở lớp 1 Trong chương trình môn học vần ở lớp 1 có thể nói việc dạy cho học sinh nắm chắc luật chính tả và sử dụng... Điểm dưới 6 0 0 Điểm 910 64hs 10 0% Điểm 7-8 0 0 Điểm dưới 6 0 0 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 I Kết luận Để học sinh học tốt môn tiếng Việt, điều quan trọng với học sinh lớp 1 là ngoài việc nắm chắc cách ghi các âm, cách phát âm đúng, chính xác thì việc nắm chắc luật chính tả, các qui tắc chính tả là điều tối ưu giúp học sinh vận dụng tốt để khi viết chính tả, tập làm văn và các môn học khác Đặc biệt là... và kết hợp với việc thực hiện Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn Học vần lớp 1 tôi thấy việc giúp các em đọc trơn tốt, nắm chắc quy tắc chính tả là giúp các em tự tin trong học tập, đó là một thành công lớn của giáo viên II Khuyến nghị - Nên có đội ngũ giáo viên dạy chuyên khối lớp 1 - Xuất bản những cuốn sách trò chơi học tập nhiều hơn nữa đến các trường, triển khai, ứng dụng . tắc chính tả. 10 B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1 I. Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy – học tốt môn học vần ở lớp 1 1. Sử dụng đồ dùng trực. NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN LỚP 1 MÔN: TIẾNG VIỆT Năm học 2 014 - 2 015 Mã SKKN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết giáo dục giữ một. học vần ở lớp 1, để đạt được đích cuối cùng là học sinh đọc tốt, nắm chắc qui tắc chính tả trong môn Tiếng Việt tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn

Ngày đăng: 30/07/2015, 08:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan