Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

122 898 1
Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HÙNG PHƯƠNG Hà Nội, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng TÁC GIẢ Nguyễn Thị Bích Thủy i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa cao học và thời gian nghiên cứu đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Hùng Phương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy/ Cô Khoa Quản lý Kinh tế Học viện Chính trị Khu vực I về những lời nhận xét, đóng góp quý báu đối với bản luận văn. Do thời gian và trình độ còn hạn hữu, nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và quý độc giả quan tâm đến đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Nguyễn Thị Bích Thủy ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BCĐ Ban chỉ đạo 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CSSK Chăm sóc sức khỏe 4 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 HDI Chỉ số phát triển con người 7 LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội 8 LHQ Liên Hiệp Quốc 9 MTQG Mục tiêu Quốc gia 10 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 11 CSXH Chính sách Xã hội 12 KCB Khám chữa bệnh 13 KTXH Kinh tế - xã hội 14 QLNN Quản lý nhà nước 15 TGPL Trợ giúp pháp lý 16 UBND Ủy ban Nhân dân 17 WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) 18 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 19 XHCN Xã hội Chủ nghĩa 20 XKLĐ Xuất khẩu lao động iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 6 1.1. Giảm nghèo và sự cần thiết tăng cường quản lý nhà nước đối với giảm nghèo 6 1.1.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo 6 1.1.2. Chuẩn nghèo và các tiêu chí đánh giá 10 1.1.3. Quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo 17 1.1.4. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo 22 1.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở Việt Nam 27 1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở Việt Nam 27 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở Việt Nam 29 1.3 Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương 33 1.3.1 Tỉnh Vĩnh Phúc 33 1.3.2 Tỉnh Tuyên Quang 34 1.3.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo của huyện Đoan Hùng 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 37 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế 38 2.1.3. Điều kiện xã hội 40 2.2. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 42 2.2.1. Tỷ lệ hộ nghèo 42 2.2.2. Đặc điểm về nghèo 46 2.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 47 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 52 2.3.1. Hệ thống văn bản, chính sách 52 2.3.2. Tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo 57 2.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình giảm nghèo 73 2.3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng 75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 80 3.1. Định hướng mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 80 3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 82 3.2.1. Giải pháp ban hành văn bản, chính sách và tuyên truyền 82 3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo 84 3.2.3. Giải pháp về kiểm tra, giám sát, đánh giá 93 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác giảm nghèo 94 3.3. Kiến nghị 96 KẾT LUẬN 98 v TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010-2014 42 Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đoan Hùng so với toàn tỉnh năm 2014 43 Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ nghèo các xã, thị trấn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2014 44 Bảng 2.4. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng năm 2014 65 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trẻ đến lớp và phòng học kiên cố hóa của các bậc học năm 2014 40 Biểu đồ 2.2. Nguyên nhân nghèo của các hộ gia đình huyện Đoan Hùng 49 Biểu đồ 2.3. Nguyện vọng của các hộ nghèo huyện Đoan Hùng 50 Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng QLNN đối với hoạt động giảm nghèo huyện Đoan Hùng 73 Biểu đồ 2.5: Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình.giảm nghèo huyện Đoan Hùng 75 Sơ đồ 1.1. Chủ thể hoạt động giảm nghèo ở Việt Nam 28 Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo huyện Đoan Hùng 57 vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất cho xã hội, sự giàu có cho con người, thì vẫn tồn tại sự nghèo đói tại nhiều nơi trên trái đất. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau và là nỗi ám ảnh thường trực đối với loài người. Đói nghèo vẫn luôn luôn là một vấn đề mang tính toàn cầu, xoá đói giảm nghèo (XĐGN) vì vậy trở thành một trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đề ra, thu hút sự quan tâm, nỗ lực giải quyết của cộng đồng quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam coi cơ sở phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Do đó, đối với Việt Nam, XĐGN không đơn giản chỉ là một chính sách phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững mà nó còn gắn chặt với bản chất ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội mà còn có ý nghĩa nhân văn và văn hoá sâu sắc. Trong những năm qua, công tác XĐGN của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Thế giới đánh giá cao, coi Việt Nam là "một điểm sáng thành công" trong XĐGN. Tuy nhiên, đói nghèo vẫn là một cản trở đối với phát triển kinh tế, một thách thức đối với toàn Đảng, toàn dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững vẫn còn những hạn chế, cần tập trung khắc phục. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp; nhiều cơ chế, chính sách ban hành còn chồng chéo dẫn đến việc thực hiện phân bổ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao; nhiều địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà chưa tự lực vươn lên thoát nghèo; công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa hiệu quả 1 Nằm trong xu thế chung và trước yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển, Đoan Hùng - huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương đi đôi với việc thực hiện giảm nghèo. Công tác giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trên địa bàn Huyện không còn trường hợp hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20,34% năm 2010 xuống 9,7% năm 2014. Tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ cao so với mặt bằng chung của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của các tỉnh khác trong cả nước nói chung. Qua thực tế triển khai cho thấy thành công của chương trình giảm nghèo phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tác động thúc đẩy của nhà nước, của các cấp chính quyền đối với hoạt động giảm nghèo. Đặc biệt đối với huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, một tỉnh miền núi nghèo, việc tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo là một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tác giả lựa chọn đề tài Luận văn “Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” với mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) đối với giảm nghèo và đánh giá thực trạng QLNN đối với giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường QLNN đối với hoạt động giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng hiện nay. - Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lý luận về QLNN đối với giảm nghèo ở Việt Nam - Đánh giá thực trạng QLNN đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - Đề xuất một số giải pháp QLNN đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 2 [...]... lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Chương 3: Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.1 Giảm nghèo và sự cần thiết tăng cường quản lý nhà nước đối với giảm. .. trạng nghèo, một số vấn đề đặt ra trong QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia Bước 4: Đề xuất một số giải pháp QLNN đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và dự báo QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan. .. nghĩa của đề tài - Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ hiện nay luận văn làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó đề xuất việc lựa chọn các giải pháp thực hiện hiệu quả QLNN về hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ những năm tới - Kiến nghị các giải pháp có tính khả...3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về giảm nghèo của huyện Đoan Hùng trong thời gian từ năm 2010 đến nay từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN đối với hoạt động giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng Về thời gian:... nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật - Đặc điểm của quản lý nhà nước: từ khái niệm trên về QLNN ta rút ra các đặc điểm của quản lý nhà nước như sau: 5 Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, trang 407 19 + Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước Quản lý nhà nước được... nguồn lực, kiểm tra, giám sát…) Mục tiêu Quản lý Nhà nước về giảm nghèo - Các bước nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu một số nội dung lý thuyết cơ bản về giảm nghèo, QLNN với giảm nghèo ở nước ta, xác định chủ thể và nội dung cơ bản của QLNN về giảm nghèo từ đó để xây dựng khung lý thuyết đối với QLNN về giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, mô hình hóa Bước 2: - Thu... động QLNN thì cần phải phân tích cơ cấu quản lý tạo nên hoạt động quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó đến hoạt động quản lý 1.1.3.3 Quản lý nhà nước về giảm nghèo Quản lý nhà nước về hoạt động giảm nghèo là sự tác động của nhà nước bằng các cơ chế chính sách, bằng hoạt động của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giảm nghèo từng bước nâng cao chất lượng đời... hành pháp Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, ... chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: - Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp - Theo... Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh - Hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước: hệ thống QLNN bao gồm các yếu tố sau đây: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong . trạng quản lý nhà nước về hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tác giả lựa chọn đề tài Luận văn Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng,. trình giảm nghèo 73 2.3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng 75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN. Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.1. Giảm nghèo và sự

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo của huyện Đoan Hùng

  • Thông qua kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang là các tỉnh về mặt địa lý gần với tỉnh Phú Thọ và có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gần tương đồng, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng như sau:

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Câu 1: Xin ông (bà) cho biết một số đặc điểm về bản thân?

  • Câu 2:

  • 2.1. Ông (bà) có biết chuẩn nghèo quy định đối với nông thôn không?

  • 2.2. Hộ của ông (bà) được xếp vào loại nào?

  • 2.3. Do đâu mà ông (bà) biết điều đó?

  • Khác ......................................................................................................

  • Câu 3: Xin ông (bà) cho biết, ông (bà) tham gia vào quá trình rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương trong thời gian qua như thế nào?

  • Được kê khai vào mẫu phiếu quy định

  • Được tham dự Hội nghị ở khu dân cư để bình bầu

  • Câu 1: Xin ông (bà) cho biết một số đặc điểm về bản thân?

  • Thành viên tổ rà soát/ban chỉ đạo giảm nghèo

  • Tham dự Hội nghị để bình bầu hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu dân cư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan