ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 - 2014 nguyễn thái học

8 4.4K 6
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 - 2014 nguyễn thái học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 - 2014 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Do yêu cầu đổi mới về thời gian, nội dung và thiết lập ma trận theo hướng tăng cường vận dụng, đề thi thử thiết lập 2 phần: Đọc hiểu và phần viết. Đọc hiểu sử dụng phần văn bản ngoài SGK, kiểm tra học sinh vận dụng kiến thức trên cơ sở nhận biết, thông hiểu. Phần Viết cho phép học sinh lựa chọn Nghị luận xã hội hoặc Nghị luận văn học. Nghị luận xã hội chú trọng nghị luận về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống. Nghị luận văn học trong giới hạn chương trình Ngữ văn 12. Từ đó, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức : Tự luận Thời gian: 120 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Đọc hiểu văn bản - Nhận diện được phong cách ngôn ngữ và đặc sắc nghệ thuật của văn bản; xác định được nội dung văn bản, các phần của văn bản và nội dung từng phần (mã đề 1) - Nhận diện được thể thơ, các biện pháp tu từ của đoạn thơ (mã đề 2) - Xác định được lỗi câu (mã đề 1 và 2) - Từ nội dung văn bản, rút ra ý nghĩa của văn bản, đặt tiêu đề cho văn bản. (mã đề 1) - Vận dụng kiến thức để chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ (mã đề 2) - Vận dụng kiến thức để phân tích lỗi từ đó sửa câu theo yêu cầu (mã đề 1 và 2) - Viết đoạn văn hướng về chủ đề (mã đề 1) - Vận dụng kiến thức để chỉ ra cái hay trong sử dụng ngôn từ (mã đề 2) Số câu Số điểm / Tỉ lệ % Số câu:2 Số điểm:1,75 Số câu:2 Số điểm:2,25 Số câu:2 4,0 điểm = 40% Chủ đề 2 Viết văn - Nhân diện được kiểu bài, nhớ được kĩ năng làm bài nghị luận về một nhân vật văn học, một hình tượng nghệ thuật trong thơ. (mã đề 1 và 2) Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về một nhân vật văn học: Vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhắt trong tác phẩm Vợ nhặt của Nguyễn Minh Châu (Mã đề 1) - Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về hình tượng nghệ thuật (Vẻ đẹp người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Mã đề 02) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 1 Số điểm 6,0 Số câu:1 6,0 điểm = 60% T. số câu T. số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1,75 17,5% Số câu: 3 Số điểm: 8.25 82,5% Số câu: 3 Số điểm: 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: Trường THPT Nguyễn Thái Học Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thu ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I. Phần Đọc - Hiểu văn bản (4 điểm) Câu 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI THỢ SĂN VÀ CON VƯỢN Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như là ngày tận số của nó. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ. Chiu… Vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực. Trong khi đó, người đi săn vẫn đứng im quan sát. Ông chờ đợi vượn mẹ ngã xuống chết đi. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to: á á á…rồi từ từ gục xuống. Người đi săn đứng lặng người chứng kiến cảnh tượng đó. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má ông. Ông mắm môi, bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đó về sau, ông không bao giờ đi săn nữa. 1. Văn bản trên thể hiện nội dung gì? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 3. Văn bản trên gửi gắm những thông điệp gì? Dựa vào nội dung, ý nghĩa câu chuyện hãy thử đặt một tựa đề khác cho văn bản. 4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu mang nội dung: Hãy bảo vệ động vật trước sự săn bắn bừa bãi của con người Câu 2: (1 điểm) Xác định nguyên nhân và sửa lại câu cho đúng ngữ pháp: Cuối cùng là giáo dục, nhiều em trong độ tuổi không được đến trường. (Báo Sinh viên số 51 (8/12 - 15/12/2004) II. Phần viết: (6 điểm) ( Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm bài) 1. Nghị luận xã hội: Có người cho rằng: Sẽ không làm được điều gì lớn nếu không có lòng dũng cảm. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên 2. Nghị luận văn học: Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân Đề 1 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ 1 I. Phần Đọc - Hiểu văn bản Câu 1: (3 điểm) 1. Nội dung văn bản: Chuyến đi săn và sự thức tỉnh của người thợ săn trước tình mẫu tử của vượn mẹ (0,25đ) Văn bản có thể chia làm 3 phần. (0,25đ) Nội dung từng phần: (0,5đ) - Đoạn đầu giới thiệu bác thợ săn. - Đoạn thứ hai, tình cảm của vượn mẹ giành cho con khi đã bị trúng của người thợ săn - Đoạn kết của truyện: Nỗi xúc động, niềm ân hận và quyết định từ bỏ nghề đi săn của người thợ săn 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (0,25đ) Đặc sắc nghệ thuật: (0,5đ) - Hệ thống nhân vật đơn giản - Lối kể chuyện hàm súc, giản dị, giàu ý nghĩa, giàu tính nhân văn - Thủ pháp nhân hóa khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi, sinh động, chuyển tải được bức thông điệp của nhà văn và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc 3. Thông điệp từ câu chuyện: (0,5đ) - Hành động săn bắn thú rừng hoang dã là tội ác. Môi sinh, môi trường, núi rừng, chim muông, thú rừng cần phải được bảo vệ - Tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng có thể cảm hóa con người, đưa con người trở về với tính thiện Đặt tựa đề khác cho câu chuyện: Học sinh có thể đặt tựa đề bằng nhiều cách song cần phù hợp với nội dung ý nghĩa của câu chuyện. (0,25đ) 4. Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu hướng vào nội dung: Hãy bảo vệ động vật trước sự săn bắn bừa bãi của con người (0,5đ) Câu 2: (1 điểm) - Xác định nguyên nhân gây lỗi câu: (0,5đ) Thiếu vị ngữ câu - Sửa lại: Cuối cùng là giáo dục, nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học đã không được đến trường. II. Phần viết (Thí sinh chỉ chọn 1 trong 2 đề) Nghị luận xã hội (6 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ. 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song nhất thiết lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm 1.0 Ý 2 Giải thích “Lòng dũng cảm”: + Dám đương đầu với trở lực, khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. + Lòng dũng cảm tạo nên sức mạnh thể chất, tinh thần giúp con người vượt qua gian lao, nguy hiểm… 1.0 Ý 3 Bàn luận về lòng dũng cảm 3.0 + Con người cần lòng dũng cảm để đấu tranh cho lí tưởng, bênh vực lẽ phải, bảo vệ cái đẹp, điều thiện; và cũng cần lòng dũng cảm để đấu tranh với chính 1.0 mình để hoàn thiện nhân cách. + Dũng cảm phải đi đôi với trí tuệ, lòng vị tha. 1.0 + Thiếu lòng dũng cảm, con người khó thành công trong cuộc sống và trở nên yếu hèn. 1.0 Ý 4 - Bài học nhận thức và hành động: Phải biết bồi đắp, rèn luyện tinh thần dũng cảm để có thể đối mặt với mọi thử thách trong cuộc sống. 1.0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu: kĩ năng và kiến thức. Nghị luận văn học (6 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần làm rõ các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung nghị luận: Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt 1.0 Ý 2 Là nạn nhân của nạn đói với một số phận bèo bọt, rẻ rúng bấp bênh 0.75 Ý 3 Phía sau tình cảnh trôi dạt, bấp bênh, là một người phụ nữ có khát vọng sống, lòng ham sống mãnh liệt. 0.75 Ý 4 Đằng sau vẻ nhếch nhác, trâng tráo, liều lĩnh, người đàn bà "vợ nhặt” lại là một người đầy nữ tính, biết điều và tự trọng 0.75 Ý 5 Phía sau vẻ chao chát, cong cớn, người vợ nhặt lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình. 0.75 Ý 6 Nghệ thuật: - Vẻ đẹp người vợ nhặt, được đặt vào tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, kịch tính… 1.0 Ý 7 Thể hiện vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt, Kim Lân thể hiện thái độ thông cảm, chia sẻ với tình cảnh của con người bất hạnh, nạn nhân của cái đói; sự trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người dù bị cái đói, cái chết dồn đuổi 1.0 Trường THPT Nguyễn Thái Học Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thu ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I. Phần Đọc - Hiểu văn bản (4 điểm) Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố!”… 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? 2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ? 3. Trong đoạn thơ, thuyền và biển là hình ảnh tu từ ẩn dụ hay hoán dụ? Ý nghĩa của hai hình ảnh ấy. 4. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì? 5. Biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng của biện pháp tu từ đó ? Câu 2: (1 điểm) Xác định nguyên nhân và sửa lại câu cho đúng ngữ pháp Như vậy, đêm chung kết xếp hạng sẽ diễn ra ngày 15/7 đã xác định được 9 thí sinh cuối cùng có mặt để tranh giải nhất ở 3 dòng nhạc. (Báo Tuổi trẻ số 180 (10/7/2007) II. Phần viết: (6 điểm) ( Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm bài) 1. Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố đi đến thành công. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”. 2. Nghị luận văn học: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Đề 2 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ 2 I. Phần Đọc - Hiểu văn bản Câu 1: (3 điểm) 1. Thể thơ: 5 chữ. (0,25đ) 2. Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ? Tình yêu mãnh liệt, thiết tha với nỗi nhớ vùa da diết vừa khắc khoải, lo âu của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc qua hình tượng thuyền và biển. . (0,5đ) 3. Thuyền và biển là hình ảnh ẩn dụ tu từ . (0,25đ) Ý nghĩa: Thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu nhau: thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính. . (0,5đ) 4. Ý nghĩa hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” : Cách nói hình tượng diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi. . (0,5đ) 6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ: Lặp cú pháp: “ Chỉ có mới ”; “Những ngày không gặp nhau A ”; “Nếu A chỉ còn ” . (0,5đ) Tác dụng : Tô đậm tình yêu thiết tha mãnh liệt đồng thời khẳng định tình yêu thủy chung son sắt vượt qua thời gian của thuyền và biển. . (0,5đ) Câu 2: (1 điểm) - Xác định nguyên nhân gây lỗi câu: (0,5đ) Sai logic, sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận cấu thành câu - Sửa lại: (0,5đ) Đã xác định được 9 thí sinh cuối cùng có mặt để tranh giải nhất ở 3 dòng nhạc vào đêm chung kết sẽ diễn ra ngày 15/7 II. Phần viết (Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề) Nghị luận xã hội (6 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ. 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song nhất thiết lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý kiến của Bill Gates: “Ai trong chúng ta cũng đều chứa đựng yếu tố đi đến thành công. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm theo đuổi hay không”. 1.0 Ý 2 Giải thích - “Thành công” là đạt được những kết quả, mục đích như dự định - “Yếu tố đi đến thành công”: là năng lực, sở trường và phát huy chúng; quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình. → Ai trong chúng ta cũng đều có năng lực, sở trường để thành công trong cuộc sống. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và quyết tâm hiện thực hóa năng lực, sở trường của mình hay không. 1.0 Ý 3 Bàn luận 3.0 - Mỗi người sinh ra đều được tạo hóa ban cho một số phẩm chất nhất định như 1.0 sự thông minh, niềm say mê công việc, năng lực phán đoán, tư duy… Đó là điều kiện đầu tiên giúp chúng ta tạo được sự thành công. - Tuy nhiên, để biến những yếu tố ấy thành hiện thực còn cần nhiều yếu tố khác: + Cần nhận ra năng lực của mình và phát huy chúng để gặt hái được thành công. Ngược lại, không nhận ra năng lực, lựa chọn những công việc không phù hợp thì dễ dẫn đến thất bại. + Phải có quyết tâm để hiện thực hóa những năng lực, sở trường và đi đến thành công… 1.0 - Phê phán một số người sống quẩn quanh, không dám ước mơ và phát huy năng lực, ý chí để đạt đến những thành công; để sống hữu ích, làm được nhiều việc tốt. 1.0 Ý 4 - Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được năng lực bản thân và biết tận dụng, phát huy những khả năng ấy - Luôn vươn lên trong cuộc sống, khao khát thành công. 1.0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu: kĩ năng và kiến thức. Nghị luận văn học (6 điểm) 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần làm rõ các ý chính sau: Ý 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung nghị luận: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến thể hiện qua đoạn thơ 1.0 Ý 2 Vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng vượt qua gian nan thử thách - Hình hài tiều tụy bởi dịch bệnh sốt rét: tóc rụng, da xanh - Vượt lên trên dịch bệnh, người lính Tây Tiến vẫn oai phong lẫm liệt: dữ oai hùm, tinh thần mạnh mẽ, kiêu hùng 0.75 Ý 3 Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn vừa phong phú, sâu sắc vừa lãng mạn hào hoa - Tình yêu Tổ quốc và lời thề lập chiến công làm vẻ vang đất nước: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Mơ mộng đến những dáng kiều thơm Hà Nội 0.75 Ý 4 Vẻ đẹp kiêu dũng của người lính Tây Tiến khi đón nhận cái chết vì Tổ Quốc: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 0.75 Ý 5 Sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến để lại bao tiếc thương, ngưỡng mộ cho đồng đội, cho những người còn sống: hình ảnh áo bào lệm thân cho chiến binh Tây Tiến, tiếng gầm đau thương của con sông Mã 0.75 Ý 6 Nghệ thuật: - Nghệ thuật đối lập, cách nói giảm, sử dụng nhiều từ Hán Việt, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa đem lại cho đoạn thơ màu sắc lãng mạn và bi tráng 1.0 Ý 7 - Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là vẻ đẹp của một thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp - Thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã bày tỏ tình yêu sâu 1.0 nặng đối với một thời Tây Tiến đã xa và những đồng đội Tây Tiến. . 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: Trường THPT Nguyễn Thái Học Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thu ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I. Phần Đọc - Hiểu văn bản (4 điểm) Câu. dồn đuổi 1.0 Trường THPT Nguyễn Thái Học Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thu ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I. Phần Đọc - Hiểu văn bản (4 điểm) Câu 1:. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 - 2014 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Ngày đăng: 29/07/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGƯỜI THỢ SĂN VÀ CON VƯỢN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan