Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh

120 1.2K 5
Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Đỗ Văn Chung LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Bá Uân vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn tại trường Đại học Thuỷ lợi. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Thuỷ lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình học. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan hữu quan, bạn bè và gia đình đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các thầy, cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Đỗ Văn Chung DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường 41 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng ninh 43 Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng khai thác than giai đoạn 2003 - 2012 47 Hình 2.3: Sơ đồ khái quát các khâu hoạt động trong quá trình khai thác than lộ thiên, hầm lò và phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường 49 Hình 2.4: Những bãi thải do khai thác than lộ thiên ở Hạ Long, Cẩm Phả đang gây ô nhiễm nước vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long 53 Hình 2.5: Ngành than - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh 60 Hình 2.6: Trạm xử lý nước thải mỏ than Hà Tu 69 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Thống kê thị trường xuất khẩu than 7 tháng đầu năm 2013 48 Bảng 2.2: Khối lượng các chất thải rắn (đất đá thải, m 3 ) của các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh trong các năm gần đây 55 Bảng 2.3: Mức độ tạo bụi của các hoạt động khai thác than 57 Bảng 2.4: Tình hình quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp 66 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CHLB Cộng hòa Liên bang CP Chính phủ CP Cổ phần dB Đơn vị hàm loga ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân KH Kế hoạch NĐ Nghị định NEDO Cơ quan Phát triển năng lượng công nghiệp NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách Nhà nước NTCN Nước thải công nghiệp ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế pH Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H + ) trong dung dịch QĐ Quyết định TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc USD Đồng đô la Mỹ XK7T/2013 Xuất khẩu than 7 tháng đầu năm 2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI THÁC THAN 1 1.1. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 1 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1 1.1.2. Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 6 1.1.3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững 9 1.2. Vai trò, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về môi trường 14 1.2.1. Vai trò của quản lý môi trường 14 1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường 18 1.2.3. Các công cụ quản lý môi trường 19 1.3. Vai trò của Ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta 26 1.3.1. Đóng góp vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia 26 1.3.2. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 28 1.4. Tác động môi trường của hoạt động khai thác than 28 1.5. Vai trò, nội dung của công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than 32 1.5.1. Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong khai thác than 32 1.5.2. Nội dung của công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than 34 1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than 35 1.6. Những kinh nghiệm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng trên thế giới và bài học cho Việt Nam 38 1.6.1. Những kinh nghiệm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên thế giới 38 1.6.2. Những kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng 40 Kết luận Chương 1 42 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THAN TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRONG NHỮNG NĂM QUA 43 2.1. Sơ lược về tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.1. Vài nét về tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.2. Trữ lượng và tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh 46 2.2. Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh 49 2.2.1. Các vấn đề tác động môi trường chủ yếu của ngành than 49 2.2.2 Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường của ngành than 55 2.3. Công tác quản lý môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh 59 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường trong khai thác than tại Quảng Ninh 59 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua 61 2.4. Đánh giá chung về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh 72 2.4.1. Những kết quả đạt được 72 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 74 Kết luận Chương 2 80 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC THAN TẠI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 81 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020 81 3.2. Quan điểm và định hướng phát triển Ngành công nghiệp than đến 2020 83 3.2.1. Quan điểm phát triển 83 3.2.2. Định hướng phát triển 85 3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong khai thác than . 87 3.4. Các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 88 3.4.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý 88 3.4.2. Các giải pháp về kinh tế 94 3.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ, kỹ thuật 97 3.4.4. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 100 3.5. Các giải pháp hỗ trợ 101 3.5.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 101 3.5.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than 101 3.5.3. Giải pháp về trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng 102 Kết luận Chương 3 103 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế là các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá, dầu mỏ, Quá trình khai thác, chế biến và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch thường có ảnh hưởng tác động rất lớn đến môi trường. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước những thảm hoạ ghê gớm của thiên nhiên kết cục này sẽ ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người. Ở nước ta, hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể, không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiễm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Kết quả tính toán của một số công trình nghiên cứu cho thấy, chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than.Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: đất, đá (mỗi năm trên 50 triệu m 3 ), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m 3 /năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha). Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng than lớn nhất nước ta (chiếm tới 90% trữ lượng than của cả nước). Với sản lượng khai thác than nguyên khai hơn 40 triệu tấn/năm, mỗi năm ít nhất là 100 triệu m 3 chất thải rắn như đất, đá được thải ra. Đây là nguyên nhân khiến Quảng Ninh là địa phương duy nhất có rất nhiều "núi chết" cao ngất ngưởng, tồn tại hàng chục năm, không loại cây cối nào sống nổi, đủ để trở thành mối đe dọa về sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình, nhà cửa vùng sản xuất và tính mạng người dân. Điều đó cho thấy để góp phần cho việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và khai thác than một cách bền vững tại tỉnh Quảng Ninh, thì một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đặc biệt là cần tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than trên địa bàn. Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp những kiến thức và hiểu biết của mình trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận và những kết quả đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh , Luận văn nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than nhằm phát triển bền vững sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a. Cách tiếp cận Dựa trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý môi trường, phát triển bền vững, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và các hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý môi trường để xem xét, nghiên cứu giải quyết vấn đề. [...]... thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI THÁC THAN 1.1 Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm về môi trường Tại khoản 1... nghiên cứu của đề tài là công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh, những nhân tố ảnh hưởng và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác này b Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012 để từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác này cho đến năm 2020... vững ngành công nghiệp than Việt Nam - Phân tích đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy và những tồn tại cần tìm giải pháp khắc phục - Nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh nói... dung tổng quát của quản lý môi trường nói chung, điều quan trọng đặt ra là tuỳ theo tính chất của môi trường hiện tại và yêu cầu của quản lý môi trường để các nhà quản lý môi trường nhấn mạnh các nội dung quản lý cụ thể thông qua các công cụ quản lý môi trường 1.2.3 Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước,... và bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Tăng cường quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. .. chấp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường - Đào tạo cán bộ về môi trường, giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường - Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hợp tác khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường Tất cả những vấn... sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm: - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; - Bảo vệ môi trường là sự... hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử... dụng hợp lý tài nguyên Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam gồm các điểm sau: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm sự cố môi trường - Xây dựng quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan bảo vệ môi trường - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật... tranh cãi về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên dự trữ - Ngoài ra, các quy định hiện hành cho thấy có sự mất cân đối giữa yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và yêu cầu cũng như cơ chế đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản Trong khi, vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có những yêu cầu rất cụ thể về công nghệ . trạng công tác quản lý môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua 61 2.4. Đánh giá chung về công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh. tắc đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong khai thác than . 87 3.4. Các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. vững trong khai thác than. Chương 2: Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi

Ngày đăng: 29/07/2015, 20:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: Phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,...Phần chính của luận văn gồm có 3 chương:

  • Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. Kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn đ...

  • Như vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ, thường xuyên, phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Cách mạng khoa học và kỹ thuật thúc đẩy mối quan hệ tương tác đó. Xã hội cần hướng tới một sự phát triển bền vững tr...

  • + Các chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy kinh tế hóa trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ngày càng được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạ...

  • - Các quy định hiện hành chưa đủ để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động có xung đột với nhiều lĩnh vực kinh tế khác và môi trường cho các hoạt động kinh tế này cũng đòi hỏi n...

  • - Ngoài ra, các quy định hiện hành cho thấy có sự mất cân đối giữa yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và yêu cầu cũng như cơ chế đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. Trong khi, vấn đề bảo v...

  • - Chính sách thuế, phí hiện hành quy định về hoạt động khai thác khoáng sản đã phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về việc...

  • Nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày một gay gắt, đe dọa trực tiếp tới các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội. Theo ước tính của nhiều chuyên gia kin...

  • Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phát triển khá nhanh song cũng bộc lộ không ít hạn chế, hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trường; trong đó nổi lên là công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nói chung còn lạc hậu vừa ít tạo ra giá t...

  • Trong thời gian qua, đa dạng sinh học bị suy thoái và đe doạ nghiêm trọng. Chất lượng của các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước bị suy giảm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hệ sinh thái cho xã hội. Các loài, nguồn gen ngày càng, giảm sút và th...

  • Hiện nay, khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than kéo theo các ngành khác phát triển như giao thông vận tải, thương mại, tín dụng, các ngành dịch vụ p...

    • Bảo vệ môi trường trong khai thác than luôn được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) coi là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh thời gian qua. Mỗi năm Tập đoàn dành khoảng 700 tỷ đồng cho công tác bảo về môi...

    • Than là tài nguyên không thể tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, chính vì vậy than phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền...

    • 2. Điều kiện tự nhiên

    • 1. Kinh tế

    • 2. Dân cư, dân tộc

      • Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng do bụi không chỉ ở những khu vực khai thác mà cả ở các khu vực dân cư. Bụi bao phủ lên khắp mái nhà, ruộng vườn, trên cá thảm xây xanh dọc theo đường vận chuyển than. Bụi tích tụ trên lá cây làm giảm khả nă...

      • Mức độ ô nhiễm bụi tuỳ theo mùa và cường độ hoạt động khai thác liên quan. Nguồn sinh bụi chủ yếu là do các khâu khoan nổ mìn, khai thác gương lò chợ, sàng tuyển tại các nhà máy tuyển than, bốc rót than tại các bến cảng, bụi từ cá bãi thải mỏ lộ thiên...

      • Ngoài bụi từ các mỏ than hầm lò còn thoát ra một lượng lớn khí độc như khí CO, SO2, H2S, NOx, CH4... Tại các khu vực sàng tuyển, nghiền, chế biến than còn xảy ra quá trình ôxy hoá dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy cần thiết để hô hấp (<12%).

      • Tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tổ chức các buổi làm việc với các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (định kỳ 6 tháng UBND tỉnh làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn, hàng quí UBND tỉnh, UBND các huyện thị...

      • 1. Công tác quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh

      • Công tác quản lý về lĩnh vực môi trường vẫn còn những tồn tại, hạn chế bởi các nguyên nhân:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan