Đề thi thử HSG 11 môn văn

5 1.2K 4
Đề thi thử HSG 11 môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỲ THI THỬ CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ——————— Câu 1: (3,0 điểm) Ngạn ngữ Hi lạp có câu: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa qủa lại rất ngọt ngào” Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bình luận về ý kiến trên. Câu 2: (7,0 điểm) Nhận xét về nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, có ý kiến cho rằng: “Tâm hồn Liên đã trở thành nguồn sáng chiếu rọi cả câu chuyện đầy bóng tối này”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh KỲ THI THỬ CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Dành cho học sinh THPT không chuyên ———————— Hướng dẫn chấm có 04 trang. Câu 1: (3,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề bài, biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý : Bố cục và hệ thống ý rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.Hành văn trôi chảy . Không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp,chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau : 1. Giải thích ý nghĩa câu ngạn ngữ - “Rễ đắng” và “quả ngọt” là hình ảnh ẩn dụ của công lao học hành và kết quả học tập. - “Đắng ngắt” và “ngọt ngào” là các vị tượng trưng cho nỗi khó nhọc mà người học bỏ ra và thành quả tốt đẹp, xứng đáng mà họ nhận được. => Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: học vấn cao, năng lực nhận thức sâu rộng là kết quả của quá trình nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao hiểu biết ở mỗi con người. Trong mọi hoạt động sống, nhất là hoạt động học tập, con người có khổ luyện mới thành tài, có “dùi mài kinh sử” mới có ngày “vinh quy bái tổ”. 2- Bàn luận- mở rộng: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu ngạn ngữ: + Học vấn có chùm rễ đắng ngắt, vì: - Tri thức nhân loại là vô cùng, khả năng nhận thức của mỗi người thì hữu hạn. - Hành trình nhận thức không hề đơn giản mà khá phức tạp. Người học nếu chỉ dựa vào năng lực thiên bẩm mà không chịu khó tích lũy, học hỏi sẽ không đi đến tận cùng gốc rễ của tri thức, không đạt được thành công. - Để chiếm lĩnh được tri thức, con người phải tiêu tốn thời gian, công sức, thậm chí phải hy sinh cả tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cá nhân. + Rễ càng cắm sâu vào lòng đất, càng hút được nguồn dinh dưỡng dồi dào. Người học càng đào sâu suy nghĩ, tích cực tìm tòi càng có kiến thức vững vàng, đó là cơ sở để đạt được những thành quả ngọt ngào,những thành công trong cuộc sống. + Phê phán những người lười học, không có ý thức tích cực trau dồi tri thức … (Trong quá trình bàn luận, học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh: Tấm gương về các nhà bác học miệt mài nghiên cứu khoa học: Niu tơn, Ê đi sơn, Tấm gương lao động nghệ thuật cần cù, khổ luyện: Ban Zắc, V. Huy gô, M.Gorki…) 3-Bài học nhận thức và hành động: +Nhận thức được vai trò của quá trình học tập,quy luật của quá trình chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. +Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, chủ động xác định cho mình bản lĩnh và phương hướng, kế hoạch cụ thể để có thể vượt qua những khó khăn, đạt được thành công… III. Biểu điểm - Điểm 3,0: Hiểu đề, nêu được cơ bản các yêu cầu. Diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Hiểu đề, nêu được nội dung cơ bản. Diễn đạt khá, dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề, viết sơ lược, lan man. Diễn đạt lúng túng, còn nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 2: ( 7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức. Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm « Hai đứa trẻ » của Thạch Lam, phân tích, chứng minh làm rõ vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Liên. Thí sinh có thể trình bầy theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1-Giải thích: “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện cảm động, tái hiện không gian một phố huyện tù đọng, tràn ngật bóng tối, với những kiếp người tàn tạ, những kiếp sống quẩn quanh, tàn lụi, bế tắc, xa lạ với ánh sáng và niềm vui. - Câu chuyện được kể qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật Liên- một cô bé mới lớn, nhạy cảm, tinh tế có trái tim đa cảm, giàu lòng yêu thương, và luôn khao khát đổi thay, vươn lên cuộc sống tối tăm hiện tại. Chính nét đẹp tâm hồn Liên là nguồn ánh sáng trong trẻo nhất tỏa ra từ nơi phố huyện tăm tối và u buồn này. 2- Chứng minh: Làm nổi bật những nét đẹp trong tính cách, tâm hồn của nhân vật Liên: a- Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước thiên nhiên: - Xao động trước cảnh hoàng hôn với những hình ảnh và âm thanh quen thuộc: phương Tây đỏ rực như lửa cháy…. tiếng ếch nhái văng vẳng…. Tiếng muỗi vo ve …. Cảm nhận được mùi vị của cuộc sống không ít cơ cực lầm than: mùi âm ẩm bốc lên…. mùi cát bụi quen thuộc …. mùi vị riêng của đất,của quê hương mình…. Với tâm hồn tinh tế nhạy cảm Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” - Cảm nhận được vẻ êm đềm tĩnh lặng của đêm tối nơi phố nhỏ: đó là một đêm “êm như nhung”, thưa thớt từng hột sáng, từng khe sáng, từng quầng sáng nhỏ nhoi, leo lét, chập chờn (của đom đóm, của ngọn đèn hàng nước chị Tý,trên gánh phở bác Siêu, những ngôn sao xa xôi… ) trên một không gian tĩnh lặng ngập tràn bóng tối “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà ….” b- Liên có trái tim nhân hậu, biết cảm thông, yêu thương con người và cuộc sống: - Đảm đang, yêu thương, chăm sóc ân cần đối với An. - Động lòng thương cảm cho những đứa trẻ nghèo ven chợ … - Quan tâm, cảm thông sẻ chia với cuộc sống mưu sinh lam lũ tội nghiệp của mẹ con chị Tý, bác Siêu, gia đình bác Xẩm … c- Liên luôn khao khát ước mơ một cuộc sống tươi sáng, đẹp đẽ và có ý nghĩa hơn. - Khác hẳn với thế giới phố huyện nghèo khổ, tăm tối và tĩnh lặng, hình ảnh đoàn tàu từ Hà Nội về mang theo một thế giới khác hẳn: tràn ngập âm thanh “vui vẻ và huyên náo”, ánh sáng “những toa đèn sáng trưng”, sự sung túc ,sang trọng “lố nhố những người…. đồng và kền lấp lánh” Đoàn tàu chính là biểu tượng cho thế giới của ước mơ, khát vọng đổi thay . - Đợi tàu trở thành nhu cầu bức thiết đối với Liên, nó không chỉ gợi lại một miền ký ức tươi đẹp mà còn chứng tỏ Liên không thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại. Khi tàu qua, Liên lặng theo mơ tưởng, cố nhìn theo ánh đèn màu xanh trên toa sau cùng, hình ảnh “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” đã trở thành niềm mơ ước tha thiết cháy bỏng về một cuộc sống đẹp đẽ, tươi sáng hơn. - Đợi tàu còn chứng tỏ Liên không cam chịu cuộc sống trong bóng tối với những cái quẩn quanh vô nghĩa, phải hướng tới một điều gì đó để chứng minh, mỗi cái tôi tồn tại trên đời phải được là mình, và phải sống có ý nghĩa.  Trái tim nhân đạo của nhà văn Thạch Lam: cảm thương và trân trọng những ước mơ bé nhỏ của con người. 3- Đánh giá chung: - Khẳng định tài năng nghệ thuật của Thạch Lam trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn Liên . - Vẻ đẹp tâm hồn Liên đã tô đậm giá trị nhân đạo cho tác phẩm, vẻ đẹp ấy trở thành “nguồn sáng chiếu rọi câu chuyện đầy bóng tối này” III. Biểu điểm - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4 : Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, bố cục bài viết rõ rang.Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc, đôi chỗ dàn trải Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý;cẩu thả trong trình bày, diễn đạt non yếu, mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ,chính tả . - Điểm 0: Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Trên đây là một số gợi ý về thang điểm. Các giám khảo cần cân nhắc và chú ý việc hiểu đề, khả năng cảm thụ riêng và diễn đạt sáng tạo của học sinh. Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5. ————————— . KỲ THI THỬ CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ——————— Câu. kiến trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh KỲ THI THỬ CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Dành cho học sinh THPT. kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, văn viết có cảm xúc; không mắc

Ngày đăng: 29/07/2015, 17:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan