TOÀN BỘ ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN THPT TỈNH TÂY NINH

14 1K 2
TOÀN BỘ ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN THPT TỈNH TÂY NINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (I) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013) a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? c. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó? Câu 2 (3.0 điểm) “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại” (“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Câu 3 (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD) là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ hình tượng nhân vật Tnú, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? HẾT Giáo viên ra đề: Phan Thị Khôi Nguyên Lê Thị Hà SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (II) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu) a. Văn bản trên được tổ chức theo hình thức nào? b. Văn bản nói về nội dung gì? c. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ đó? Câu 2 (3.0 điểm) Trong bài viết “Bàn về Facebook với học sinh” của cô Phạm Thị Loan giáo viên Ngữ Văn trường M.V.Lômônôxốp, Hà Nội, nói với học sinh trong chương trình sinh hoạt dưới cờ ngày Thứ Hai (18/3/2013) có câu: “Facebook là con dao hai lưỡi” Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên Câu 3 (4.0 điểm) Từ nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (phần trích SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD), anh/ chị hãy liên hệ đến lí tưởng sống của thanh niên giai đoạn hiện nay HẾT Giáo viên ra đề: Lê Thị Hà Phan Thị Khôi Nguyên Bùi Trang Linh Thiên Nhật SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (III) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: … (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) H. Ban – dắc, nhà văn Pháp nổi tiếng cho rằng: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ” Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Trong đoạn thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại” (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.121) Phân tích đoạn thơ trên. Từ ý thơ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay. Hết Giáo viên biên soạn: Lê Thị Hà Phan Thị Khôi Nguyên Bùi Trang Linh Thiên Nhật HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (I) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Đọc đoạn văn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và thực hiện các yêu cầu 2.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thẻ loại tự sự để làm bài - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của HS có thể phong phú nhưng cần nhận ra được phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu của đoạn trích, giá trị nghệ thuật và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích Yêu cầu cụ thể a. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả 0.5 b. Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn 0.5 c. - Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”; “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” - Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh thiên nhiên ở miền quê báo hiệu một ngày tàn và tạo chất thơ cho tác phẩm 0.5 0.5 2 Suy nghĩ từ ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt chớ không thể bị đánh bại” (“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê) 3.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của HS, đòi hỏi HS phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. - HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc; phù hợp với chuẩn mực xã hội và luật pháp quốc tế. Yêu cầu cụ thể 1. Nêu được vấn đề nghị luận 0.25 2.a - Giải thích ý kiến - “Con người có thể bị huỷ diệt” vì trong cuộc sống, để tồn tại, để khẳng định mình thì con người phải chinh phục, khám phá cuộc sống. Nhưng con người luôn phải đối đầu với khó khăn, thử thách; với cái ác, cái xấu,… con người có thể sẽ gặp nhiều mất mát, tổn thương, hi sinh,… - “Con người không thể bị đánh bại” chỉ khi con người có niềm tin vào bản 0.75 thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn thử thách. * Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống b. Bàn luận 1.5 - Con người sẽ chiến thắng được bản thân khi con người sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và khi ước mơ đã thành hiện thực thì phải không ngừng biết có những ước mơ khác và chinh phục nó. - Tuy nhiên, có ước mơ, hoài bão, … là chưa đủ, mà con người còn phải có niềm tin vào bản thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua chông gai, thử thách trong cuộc đời. - Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những con người đang tự “huỷ diệt” mình (trong đó có rất nhiều bạn trẻ) khi sống không có ước mơ, hoài bão, khát vọng. Họ chấp nhận cho cái xấu, cái ác chế ngự,… c. - Bài học nhận thức và hành động: Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người phải có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo, nhẫn nại, kiên trì, có niềm tin và nghị lực vượt qua thử thách. 0.5 3 Làm sáng tỏ ý kiến: “Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ”; suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay 5.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học; kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương để làm bài. Từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội - HS có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản Yêu cầu cụ thể 3.1 - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề 0.5 3.2 Nhân vật Tnú là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ 2.75 a. Chứng minh ý kiến - Nêu những nét khái quát về cảnh ngộ của Tnú - Đặc điểm tính cách: + Tnú là người có tinh thần gan dạ, dũng cảm, + Tnú gắn bó, trung thành với cách mạng, có tính kỉ luật cao + Tnú là người giàu tính cảm yêu thương - Nghệ thuật kể chuyện mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: cuộc đời anh hùng Tnú được tái hiện qua lời kể của già làng; xây dựng thành công nhân vật điển hình, ngòi bút tả cảnh và khắc họa tâm lí nhân vật tự nhiên, sống động, … * Số phận, tính cách của Tnú tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên cũng như thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ làm sáng ngời chân lí: chỉ có 0.25 1.5 0.5 0.5 cầm vũ khí đứng lên dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng là con đường sống duy nhất và để bảo vệ những gì thiêng liêng nhất. b. Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc 1.25 - Thanh niên là lực lượng nòng cốt góp phần vào sự phát triển, ổn định đất nước - Thanh niên phải ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện tri thức, đác đức để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước - Trong tình hình bảo vệ độc lập, chủ quyền như hiện nay thì thanh niên cần phải bình tĩnh, sáng suốt, biết suy xét trong mọi tình huống và phải cống hiến hết sức mình khi Tổ quốc kêu gọi 0.25 0.25 0.75 c. Đánh giá khái quát vấn đề 0.5 * Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. Giáo viên biên soạn: Phan Thị Khôi Nguyên Lê Thị Hà HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (II) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Đọc đoạn thơ trong tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu và thực hiện các yêu cầu 2.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể loại trữ tình để làm bài - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của HS có thể phong phú nhưng cần nhận ra được phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu của đoạn trích, giá trị nghệ thuật và tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung đoạn trích Yêu cầu cụ thể a. Văn bản trên được tổ chức theo hình thức: đối đáp giữa người đi và kẻ ở 0.25 b. Nội dung chính của văn bản là: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của người dân Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng lúc chia tay 0.5 c. - Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó: + Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta”, “Mình về mình có nhớ không” lời hỏi nhưng không chỉ để hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó + Từ láy “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” có tác dụng đặc tả tâm trạng của cả người đi và kẻ ở + Hoán dụ “Áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng nghĩa tình 0.25 0.5 0.5 2 Suy nghĩ về câu nói: “Facebook là con dao hai lưỡi” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”) 3.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của HS, đòi hỏi HS phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. - HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc; phù hợp với chuẩn mực xã hội và luật pháp quốc tế. Yêu cầu cụ thể 1. Nêu được vấn đề nghị luận 0.25 2. - Sơ lược về facebook: FB là mạng xã hội ảo, là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho con người những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin. - Giải thích ý nghĩa câu nói: “Facebook là con dao hai lưỡi” có nghĩa chỉ 0.5 mặt ích lợi và tác hại của facebook - Mặt lợi: Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. - Mặt hại: + FB hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,… và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân + FB có thể liên quan đến những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc,… chẳng khác nào những hậu quả như ở Gam online, “Cứu Net”,… Nhiều kẻ đã lợi dụng FB để moi tiền những người tốt bụng, cả tin khi nhân danh kẻ đáng thương hay hội, đoàn hoạt động từ thiện + FB dễ gây nghiện với giới trẻ. FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. 0.5 0.75 3. - Bài học nhận thức và hành động + Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của FB để không là tín đồ ngu muội của FB mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh. + Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. + Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. + Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào đó để họ không chỉ biết “ôm” FB. 1.0 3 Từ nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi (phần trích SGK Ngữ văn), anh/ chị hãy liên hệ đến lí tưởng sống của thanh niên giai đoạn hiện nay 5.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của HS, đòi hỏi HS phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học; kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương để làm bài. Từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội - HS có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản Yêu cầu cụ thể A. Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ về lí tưởng sống của bản thân 0.5 B. 1. * Nội dung: - Hình tượng nhân vật Việt: 2.0 + Tính cách trẻ con, vô tư, ngây thơ: hay giành công với chị, giấu chị như giấu của riêng, sợ ma, … + Tính cách gan góc, anh hùng: lúc theo mẹ đi đòi đầu ba, lúc ghi tên đi tòng quân, lúc bị thương nằm giữa chiến trường, … + Giàu tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình, đồng đội: thương má, thương chị Chiến, chú Năm, các anh trong đơn vị * Nghệ thuật: - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, hấp dẫn - Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ - Xây dựng tính cách nhân vật góc cạnh 1.0 2. Liên hệ lí tưởng sống của thanh niên hiện nay 1.0 + Nhiều thanh niên sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão cao đẹp (d/c) + Vẫn còn một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng (d/c) C. Ý nghĩa hình tượng nhân vật. Rút ra bài học cho bản thân 0.5 * Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. Giáo viên biên soạn: Lê Thị Hà Phan Thị Khôi Nguyên Bùi Trang Linh Thiên Nhật [...]...HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (III) Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thi t, không thể thi u trong cuộc sống phẳng hiện nay - Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên - Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời Câu 2 Thao tác lập luận so sánh/ thao... vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn - Điểm 0: Thi u Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. .. viết chỉ có 1 đoạn văn b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khi dám thừa nhận, phơi bày cái yếu của bản thân để nỗ lực phấn đấu vươn lên thì con người sẽ thành công - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác c) Chia vấn đề cần nghị luận thành... luận văn học để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; ... đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn - Điểm 0: Thi u Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. .. có 1 đoạn văn b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” từ bản sắc văn hóa trích từ bài “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm... trả lời chung chung, không rõ ý; + Không có câu trả lời II Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5... theo định hướng sau: * Phân tích đoạn thơ: + Giới thi u về tác giả, tác phẩm; + Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: ++ Nội dung: triển khai tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” từ bản sắc văn hóa +++ Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần (hạt lúa, ngọn lửa, giọng điệu ngôn ngữ, đắp đập, be bờ, tên xã, tên làng, ); +++... đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng... đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề dám phơi sự yếu kém của mình ra để có ý thức vươn lên hoàn thi n chính bản thân mình - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết . SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (I) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả. ra đề: Phan Thị Khôi Nguyên Lê Thị Hà SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (II) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu. Bùi Trang Linh Thi n Nhật SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (III) TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan