Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh

132 1.2K 7
Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP VIỆN HIỆN TƯỢNG CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG ANH (TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) Mã số đề tài: V2014-28 Chủ nhiệm đề tài: TS. HỒ NGỌC TRUNG Hà Nội, tháng 12 năm 2014 2 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. TS. Hồ Ngọc Trung – Chủ nhiệm đề tài 2. TS. Hoàng Tuyết Minh 3 MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Phần mở đầu 1 Chương 1: Cơ sở lý luận 4 1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu 4 1.2 Giới thiệu về sự chuyển nghĩa của từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 5 1.3 Các phương thức tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 12 1.4 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh và tiếng Việt 17 1.4.1 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh 17 1.4.2 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Việt 25 1.5 Lí thuyết cơ thể 28 Chương 2: Khảo sát hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh 33 2.1 Phần đầu (the head) 33 2.2 Phần thân (torso) 40 2.3 Phần tứ chi (arms and legs) và một số bộ phận khác 47 Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các từ được tạo ra trong quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh và phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt 61 3.1 Đặc điểm ngữ pháp 61 3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa 64 3.3 Phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt 74 Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học tiếng Anh tại Viện Đại học Mở Hà Nội 80 4.1 Khảo sát lỗi sinh viên thường mắc phải khi dịch các từ được tạo ra từ quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh 80 4.1.1 Giới thiệu đối tượng khảo sát 80 4.1.2 Kết quả khảo sát 82 4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các từ được tạo ra từ quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh 86 Kết luận và kiến nghị 91 Tài liệu tham khảo 94 Phụ lục 98 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐTL: chuyển đổi từ loại BPCTN: bộ phận cơ thể người ĐVHT: đơn vị học trình 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hiện tượng cụ thể hóa nghĩa 7 Bảng 1.2: Hiện tượng khái quát hóa nghĩa 8 Bảng 1.3: Bảng tên gọi bộ phận cơ thể người thông dụng và theo khoa học 30 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp hướng chuyển loại (nhìn từ góc độ ngữ nghĩa) 73 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chuyển đổi từ loại (CĐTL) là một trong các phương thức tạo từ phổ biến trong ngôn ngữ nói chung, và trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng. Trong tiếng Anh, hiện tượng CĐTL các từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) khá phổ biến, là nguồn bổ sung từ mới đáng kể vào kho từ vựng. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa học, quá trình CĐTL của bất kì một cá thể từ nào cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nghĩa ban đầu của từ ở cả phương diện ngữ pháp lẫn từ vựng. Theo quan sát của người viết, hiện nay chưa có bất kì một nghiên cứu có tính hệ thống nào về mối quan hệ giữa nghĩa ban đầu của các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh với các nghĩa mới được hình thành do việc CĐTL tạo nên, cũng như hệ thống các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ các hướng chuyển đổi nghĩa của quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh. Còn về mặt ứng dụng của đề tài, chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp người Việt Nam học tiếng Anh nói chung và sinh viên học tiếng Anh (cả chuyên lẫn không chuyên ngữ) tại Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng hiểu được tính hệ thống của hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh và các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, nhờ vậy sẽ tránh được các lỗi chuyển di tiêu cực. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài nghiên cứu có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau: 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các từ được tạo ra trong quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh, xác định quy luật về hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, đồng 7 thời giúp người học nâng cao khả năng sử dụng các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh và các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Khảo sát các các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh có chuyển đổi từ loại. - Nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh nhằm xác định các hướng chuyển đổi nghĩa của quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh. - Phát hiện các phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh. - Khảo sát và tìm ra các lỗi sinh viên Khoa tiếng Anh thường mắc phải trong quá trình sử dụng các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh, cũng như trong quá trình sử dụng các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. 3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1 Phương pháp tiếp cận Xuất phát từ hệ thống từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh, đề tài khảo sát các từ có hiện tượng CĐTL về phương diện nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng trên nền tảng cứ liệu thu thập từ từ điển Anh – Anh – Việt, các văn bản văn học và tin tức, nhằm xác định các hướng chuyển đổi từ loại, các hướng chuyển đổi nghĩa và khái quát hóa các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. 8 3.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính: phân tích thành tố nghĩa, miêu tả và so sánh, với sự hỗ trợ của thủ pháp thống kê và phân tích lỗi. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa (componential analysis): Các từ được tạo ra qua hiện tượng chuyển loại từ chỉ BPCTN sẽ xác lập nên một trường nghĩa (semantic field). Chúng tôi hi vọng việc sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa sẽ giúp phát hiện ra được các nét nghĩa chung và riêng giữa các từ trong cùng trường nghĩa, từ đó xác định được các hướng chuyển nghĩa chính. Phương pháp miêu tả (descriptive method): Sử dụng phương pháp miêu tả sẽ giúp làm rõ các đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các từ được tạo ra qua quá trình chuyển đổi từ loại, cũng như các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Phương pháp so sánh (comparative method): Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm liên hệ đến từ chỉ BPCTN tương ứng trong tiếng Việt và các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các trường hợp chuyển loại từ trong tiếng Anh, trên cơ sở đó tìm ra các hướng chuyển dịch chính trong tiếng Việt. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu Hiện tượng CĐTL (hay hiện tượng chuyển loại) là một phương thức tạo từ tuy không mới trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng vì đây là một phương thức có tính phổ quát và góp phần quan trọng trong việc tạo ra từ mới trên nền chất liệu ngôn ngữ có tính hữu hạn nên hiện tượng này được nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa học trong và ngoài nước quan tâm đến. Trong năm 2013 chúng tôi có hướng dẫn học viên cao học Nguyễn Thị Ngân Trâm (K1 – Viện Đại học Mở Hà Nội) thực hiện đề tài Coversion of English words denoting human body parts and the Vietnamese equivalents. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, quy mô nghiên cứu và cả năng lực nghiên cứu của tác giả mà đề tài này tồn tại ba hạn chế chính: (i) Đề tài chỉ mới khảo sát 09 từ chỉ BPCTN (head, nose, eye, face, brain, shoulder, stomach, arm, leg) do vậy kết quả nghiên cứu chỉ mới có tính giới thiệu, chưa thể mang tính hệ thống, (ii) Đề tài chưa nghiên cứu đến mối quan hệ giữa các nghĩa phái sinh trong cùng một từ với các trường hợp chuyển nghĩa trong quá trình chuyển loại từ, và (iii) Đề tài chỉ mới dừng lại ở mô tả nghĩa, chưa sử dụng đến phương pháp phân tích thành tố nghĩa để xác định các hướng chuyển nghĩa. Ngoài công trình này ra, điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hiện tượng chuyển đổi từ loại, ví dụ như Hồ Lê (2003); Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998); Lê Biên (1995); Hoang Tat Truong (1993), Dang Tran Cuong (2001); Plag I.(2002); Sanders G. (1988); Antrushina G.B., Afanasyeva O.V., Morozov N.N. (1985); Meltser G.M., Grinberg L.E., Kuznets M.D., Kumacheva A.V.(1960); chúng tôi nhận thấy hiện tượng này được đề cập đến ở một trong hai góc độ: (i) với tư cách là một trong những phương thức tạo từ, hoặc (ii) 10 với tư cách là một hiện tượng có liên quan đến quá trình chuyển đổi nghĩa từ. Tuy nhiên có hai vấn đề nổi bật có thể nhận thấy được từ các công trình nghiên cứu đó là: 1. Việc nghiên cứu hiện tượng CĐTL chỉ mới dừng lại ở mức đại cương, thuộc một phần của công trình nghiên cứu tổng quan về từ vựng – ngữ nghĩa. Phương thức tạo từ này cho đến nay chưa được nghiên cứu chuyên sâu trong một công trình khoa học cụ thể. 2. Ở một phạm vi hẹp hơn, hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN chỉ được nhắc đến qua một số ví dụ liên quan đến hiện tượng CĐTL hay hiện tượng chuyển nghĩa, chứ chưa có bất kỳ một nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu nào. Xuất phát từ lí do trên, nhóm tác giả dự định đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa và các phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của một góc tuy nhỏ, nhưng phổ biến của hiện tượng CĐTL trong tiếng Anh: hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN. 1.2 Giới thiệu về sự chuyển nghĩa của từ trong tiếng Anh và tiếng Việt Như chúng ta đã biết vạn vật trong vũ trụ không ngừng biến đổi. Nếu xét ở một góc độ thu nhỏ hơn, mọi thay đổi trong một xã hội cũng tuân theo quy luật đó. Đó có thể là những thay đổi về thể chế chính trị, hệ tư tưởng, những thay đổi ở góc độ văn hóa: như quan niệm về ứng xử, định kiến đối với một phạm trù xã hội nào đó, hay đó là những thay đổi liên quan đến quy luật đào thải và thay thế, điều này có thể thấy rõ nhất qua các phát minh phục vụ cho con người… Một thực tế là tất cả những thay đổi vừa nêu đều được phản ảnh trong ngôn ngữ vì xét cho cùng một trong những vai trò của ngôn ngữ là phản ảnh những đổi thay trong xã hội. Chúng ta cũng biết rằng một trong những đặc trưng của ngôn ngữ chính là tính tiết kiệm. Hãy lấy tiếng Anh là ví dụ, nếu không có tính tiết kiệm thì . tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh 17 1.4.2 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Việt 25 1.5 Lí thuyết cơ thể 28 Chương 2: Khảo sát hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể. chuyển nghĩa của từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 5 1.3 Các phương thức tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 12 1.4 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh và tiếng Việt 17 1.4.1 Hiện tượng. ra từ quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh 86 Kết luận và kiến nghị 91 Tài liệu tham khảo 94 Phụ lục 98 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐTL: chuyển đổi từ loại BPCTN:

Ngày đăng: 29/07/2015, 14:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan