Thị trường và khả năng xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm đặc sản Thái Nguyên.pdf

41 416 0
Thị trường và khả năng xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm đặc sản Thái Nguyên.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường và khả năng xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm đặc sản Thái Nguyên

Trang 1

THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU

MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG LÂM ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN

MỞ ĐẦU

Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía bắc có vị trí địa lý thuận lợi, là

trung tâm giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các tỉnh phía bắc, có hệ thống

giao thông thuận tiện, có địa hình tương đối bằng phẳng thoai thoải về phía nam và điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi cho phát triển cây con nông, lâm nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu nông lâm đặc sản phong phú - sản phẩm luôn luôn có thị trường tiêu thụ với nhu cầu ngày càng lớn

Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, Thái Nguyên có lực lượng lao động có kỹ thuật đồi dào, là một trung tâm đào tạo đứng thứ 2 miền bắc sau Thủ đô Hà nội, và là trung tâm công nghiệp lớn có các ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo, năng lượng, luyện kim

Đó là tiểm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có ngoại thương - mà hàng nông lâm đặc sản xuất khẩu chiếm vị trí quan

trọng

Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá Thái Nguyên chưa phát triển Nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực tạo

nguồn hàng xuất khẩu chủ lực chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy lực lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ lẻ phân tán thu gom là chính Sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản lâm sản không được đầu tư chế

biến nên giá trị xuất khẩu rất thấp Mặt hàng xuất khẩu từ nguồn

khoáng sản (như thiếc, kẽm) trong một số năm gần đây đã từng chiếm tỷ trọng kim ngạch khá nhưng đang giảm dan vì cạn nguồn nguyên liệu Một số khoáng sản, kim loại khác chưa được khai thắc và cũng chưa có thị trường Thực tế hoạt động xuất khẩu nhiều năm qua cho thấy Thái

Nguyên cần có chiến lược phát triển nguồn hàng xuất khẩu, tạo ra những mặt hàng chủ lực, trong đó các mặt hàng nông lâm sản cần được quan tâm đúng mức, vì đây là mặt hàng có khả năng phát triển lâu dài ở một địa phương có tiểm năng về lao động và điệu kiện khí hậu thuận lợi để phát triển, và có thị trường tiêu thụ Điều quan trọng hơn là phát

Trang 2

triển mặt hàng nông lâm sản sẽ giải quyết được vấn đề xã hội lớn hiện nay là tạo công ăn việc làm cho số đông lao động ở một tỉnh có gần 80% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp và nghề rừng

Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó xuất nhập khẩu có tầm quan trọng

đặc biệt Là một nước đi lên từ nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp,

lâm nghiệp có vị trí chiến lược trong việc ổn định, nền kinh tế khi nền tài chính giá cả có biến động, đồng thời cũng là nguồn hàng xuất khẩu có gía trị kim ngạch đáng kể tạo đà cho sự phát triển kinh tế công nghiệp Các chủ trương, nghị quyết của Đảng rất quan tâm đến việc đầu

tu phat triển nông nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu từ nông, lâm

nghiép:va thi trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ 15 nêu rõ:

“Sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ hướng về xuất khẩu, ưu tiên sản

xuất, xuất khẩu những mặt hàng truyền thống mà chủ yếu từ nông -lâm sản”

Như vậy việc nghiên cứu khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển và xuất khẩu hàng nông lâm đặc sản là cần thiết

Để có cơ sở khoa học làm cho các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển mặt hàng nông, lâm đặc sản của Thái Nguyên, cần đi sâu 3

vấn đề cơ bản sau:

Một là:

Đánh giá các yếu tố nguồn lực có tác động đến phát triển mặt hàng

nông lầm đặc sản xuất khẩu của Thái Nguyên

Hai là:

Thực trạng tình hình xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua

Ba là:

Thị trường và khả năng xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm đặc sản Thái Nguyên Những giải pháp thực hiện.

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT

_ DANH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG, LÂM DAC SAN TINH THAI NGUYEN

I- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:

1- Vị trí địa lý - địa hình:

Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có diện tích 3.566,63 km, giáp giới với các tỉnh thành có tiềm năng kinh tế và quan hệ giao dịch, thông thương thuận lợi:

_ -Bắc giáp: Bắc kạn

_- - Đông giáp : Lạng sơn, Bắc giang '- Nam giáp : Hà nội, Vĩnh phúc

- Tây giáp : Tuyên quang

Đồng thời cũng được bao bọc bởi 3 hệ thống núi: Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn, tạo cho Thái Nguyên có địa hình chia thành ba vùng: vùng cao, vùng núi trung du và đồng bằng, những dãy núi hình cánh

cung tạo thành lá chắn có tác dụng cản gió mùa đông bắc, bão lớn, gió

- mạnh từ phía tây và nam, tạo lượng mưa đồng đều và khí hậu ôn hoà 2- Về khí hậu, thuỷ văn:

- Thái Nguyên có 2 con sông chính:

Cùng với sông ngòi, Thái Nguyên còn có hàng chục hồ, hàng trăm đâm, đập chứa nước phục vụ trồng trọt Khí hậu Thái Nguyên chia thành hai mùa rõ rệt và do địa hình mà khí hậu chia thành 3 vùng:

-Vùng lạnh gồm các xã phía bắc huyện Định Hoá và Huyện Võ

nhai -

- Vùng lạnh vừa là các xã phía nam 2 huyện trên

- Vùng ấm gồm các huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Đại

Từ, Sông Công, Phú Bình, Phú Lương.

Trang 4

Tháng nóng nhất vào tháng 6 bình quân 28,9°C tháng lạnh nhất vào

tháng 1 bình quân 15,2°C

Lượng mưa bình quân hàng năm 2.500 mm, số giờ nắng trong năm

từ 1.300 - 1.750 giờ phân khá đều vào các tháng trong năm, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển cây cối 4 mùa xanh tốt

3- Đất đai, thổ nhưỡng

- Với địa hình không phức tạp lắm độ cao vừa phải (trung bình 200 m so với mặt biển) thoải dân về phía nam, Thái Nguyên có 48,4% đất núi và rừng; 31,4% đất đồi, còn lại là trung du và đồng bằng Trong tổng quỹ đất 3.566,63 km” đã sử dụng 60% (trong đó đất lâm nghiệp chiếm 51%; đất nông nghiệp 35% ) Số đất chưa sử dụng còn 1.213,59 km” có khả năng phục vụ phát triển chăn nuôi trồng trọt 50 - 60% diện

Nguồn: Cục Thống kê Thái nguyên

4-Tài nguyên thiên nhiên

“Trong lòng đất Thái Nguyên có trên 250 mỏ kim loại và á kim; rừng Thái Nguyên mặc dù có bị phá nhiều nhưng đã được bảo vệ và được trồng bổ sung, đang phủ rộng các đồi đất trống (hiện nay đã phủ - 40%) Có nhiều đặc sản rừng quí phục vụ xuất khẩu như: nấm hương, mộc nhĩ, song, mây, họ tre nứa, măng, thảo qủa, cây có dâu ( như hương nhu, xá xỊ )

Với đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi, mưa nắng thuận hoà Thái Nguyên, địa danh nào cũng có khả năng sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu nông, lâm sản như: Lạc được trồng ở tất cả các huyện, thị trong đó tập trung ở Phú Bình, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, chè là đặc sản của tỉnh cũng được trồng ở hầu hết các huyện, thành phố, thị

Trang 5

xã, trong đó tập trung ở Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và các xã miền tây thành phố Thái Nguyên (có chè Tân Cương nổi tiếng).Các sản phẩm Từng tập trung ở các huyện miền núi Đậu xanh, đậu nành địa phương nào cũng trồng được và cho sản lượng khá Các cây ăn quả như: hồng không hạt, mơ, chuối, dứa, nhãn, vải đang được khuyến khích phát triển, ở từng hộ gia đình

Tóm lại, nhìn chung tình hình địa lý, khí hậu thuỷ văn, đất đai thổ nhưỡng đã tạo cho Thái Nguyên nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái đa dang bền vững, một hệ động thực vật phong phú Đó là những tiềm năng to lớn, nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế ngoại thương nói riêng nhất là phát triển mặt hàng xuất

khẩu có tính chiến lược là nông lâm đặc sản

I- THÁI NGUYÊN LÀ TỈNH CÓ NÊN KINH TẾ TƯƠNG ĐỐI PHÁT TRIEN, CO LUC LUONG LAO DONG DOI DAO VA CO KY THUAT

1- Với cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ hiện nay, Thái Nguyên đang đứng trên cả hai chân là công nghiệp và nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây từ 7 - 8% Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của tính, từ năm 1996 lại đây sản lượng lương thực không ngừng tăng từ 26 đến 28 vạn tấn mỗi năm, đậu tương vượt 2.500 tấn, lạc nhân trên 3.000 tấn, chè búp trên 5.000 tấn, vài chục vạn trâu, bò, lợn

Là tỉnh có các trung tâm công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn với khả năng đa dạng về chế tạo cơ khí, sản xuất hàng hoá

2- Lực lượng lao động Thái nguyên dồi dào Với dân số 1.085.000 người (1998) Thái nguyên có hàng vạn lao động công nghiệp (chiếm 4,2%) Trên 50% trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động trẻ có trình độ chiếm tỷ lệ khá cao trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất công nghiệp (81, 35%); s6 lao động nông - lâm nghiệp chiếm trên 72% - lực lượng chính:sản xuất sản phẩm nông sani - lâm sản Ngành nghề ở địa phương phát triển đa dạng như:

- Sản xuất nông nghiệp ( Chăn nuôi trồng trot) - Kinh té d6i rimg ( Lam nghiép, cay an qua: )

- Công nghiệp, thủ công nghiệp ( Thủ công nghiệp có hàng: ngàn : lao động)

Nhìn chung chất lượng lao động Thái Nguyên tương đối khá: trình độ Đại học chiếm 3,14% Trung học 5,36%, Công nhân kỹ thuật 4,01%,

Trang 6

là một trong 3 trung tâm giáo dục và đào tạo lớn cả nước, Thái Nguyên có 5 trường Đại học, có hàng chục trường Trung học và Công nhân kỹ thuật Đây là nguồn lực cân được khai thác, một môi trường thích hợp để đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nói chung, chế biến hàng xuất khẩu nói riêng, mà nông lâm sản là một trong những mặt hàng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ngoại thương của Thái Nguyên 3- Thái Nguyên có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường sông khá thuận tiện thực sự là đầu mối đi lại giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận, với thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước.Gần thủ đô Hà Nội, là thủ đô kháng chiến cũ, Thái Nguyên được Nhà nước quan tâm: Đầu tư xây đựng các cơ sở kinh tế lớn, xây dựng đường giao thông liên tỉnh, tuy chưa thật tốt nhưng cũng thuận lợi cho việc giao lưu đi lại - đặc biệt là quốc lộ số 3 nối Thái Nguyên - Hà Nội từ đó đi các địa phương khác trong cả nước mới được nâng cấp, quốc lộ 37 đi Tuyên quang, quốc lộ 3B đi Bắc Kạn, Cao Bằng, quốc lộ 1B đi Lạng Sơn thuận lợi Đường sắt Hà Thái đi xuyên suốt ba miền đất nước và vùng Đông bắc

Mạng lưới giao thông trong tỉnh đang phát triển Toàn tỉnh có _ 2.735 km đường giao thông ô tô đi được, trong đó quốc lộ 180 km, tỉnh

lộ 105 km, đường huyện 650 km, đường liên xã 1.800 km

Sông Cầu và sông Công có lưu vực lớn, nối giữa miễn xuôi với miền ngược qua nhiều địa phương và thông thương với sông Hồng đi ra

cảng biển

4- Mạng lưới Thương mại dịch vụ đang phát triển Trong số 177 xã phường có 115 chợ, bình quân 1,5 xã phường có l chợ, huyện ly nào cũng có chợ Các cụm thương mại miền núi vùng cao đang được quy hoạch xây dựng, một số đã đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng Đây là mạng lưới trao đổi hàng hoá, là cơ sở thu mua cung ứng hàng và nguyên liệu nông sản, lâm sản cho chế biến hàng xuất khẩu.

Trang 7

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA I- TINH HINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

HÀNG XUẤT KHẨU

1- Ngành Ngoại thương Thái Nguyên đã trải qua trên 40 năm hoạt động, mà trụ cột là Công ty xuất nhập khẩu Thái nguyên ngày nay

Với chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, Công ty xuất

khẩu hầu hết các mặt hàng mà thị trường quốc tế mua và Thái Nguyên có, trong đó có hàng nông lâm sản

Ngày nay Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên đã trưởng thành Công ty đã tham gia xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài, có khả năng thực hiện tất cả các khâu của nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập

khẩu

2- Bước sang cơ chế thị trường, Thái Nguyên đã có nhiều doanh nghiệp ( kể cả ngoài quốc doanh) tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu Trong số 12 doanh nghiệp trung ương và địa phương trên địa bàn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có 4 doanh nghiệp kinh doanh chè với 7 nhà máy chế biến chè các loại; có 4 doanh nghiệp chế biến khoáng sản xuất khẩu, 1 doanh nghiệp chế biến thực

phẩm xuất khẩu; 1 doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu từ hoa quả; 2

doanh nghiệp chế biến gỗ và giấy xuất khẩu

Như vậy, kinh tế hàng hoá Thái Nguyên đã và đang được quan tâm, là cơ hội tốt cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông lâm sản nói riêng

3- Tuy nhiên, năng lực chế biến hàng xuất khẩu còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại: thị trường cần chè đen thì lại chưa sản xuất được chè đen ( năm 1998 mới dau tu 1 cơ sở chế biến loại chè này) nên phần cơ bản là bán chè bán thành phẩm hoặc đưa về trung ương gia công thành chè thương phẩm

Chè Thái Nguyên nổi tiếng, được cả nước ưa chuộng, nhưng chủ yếu được tiêu thụ ở dạng thô (chè xanh) nguồn hàng chủ yếu do hộ gia đình chế biến bằng phương pháp thủ công (xao - rang) đưa ra thị trường bán không có bao bì đóng gói nên giá trị thấp, địa phương mới chỉ đầu tư

Trang 8

được một xí nghiệp chè hương nhỏ để chế biến chè gói, tiêu dùng nội địa ở mức xao tẩm, đóng gói, bảo quản, sản lượng và chất lượng thấp, chưa có uy tín trên thị trường, chưa xuất khẩu được Trong khi một số tỉnh khác không có đặc sản chè như Thái Nguyên lại có nhà máy chế biến, chè của họ được tiêu thụ và giá trị được nâng lên

Có thể nói, chè Thái Nguyên là một mặt hàng chiến lược và chủ lực

để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đem lại cho tỉnh nguồn ngoại tệ đáng kể, nhưng tỉnh chưa có biện pháp cụ thể để đầu tư chế biến nhằm nâng

giá trị xuất khẩu cao hơn đáp ứng yêu cầu thị trường, mà mới chỉ quan

tâm trồng chè phát triển vùng chè và đầu tư một số cơ sở chế biến

‘Vi vay nhiều năm qua, chưa bao giờ Thái Nguyên xuất khẩu ra thị trường quốc tế đạt được 2.000 tấn chè các loại trong khi đó sản lượng chè của tỉnh có tới 5.000 tấn Thái Nguyên có đàn gia súc trâu bò, lợn với số lượng hàng chục vạn con, mặc dù thị trường tiêu thụ thịt lớn (lợn hướng nạc, lợn sữa ) nhưng Thái Nguyên không chú trọng công nghiệp chế biến, chưa có cơ sở nào chế biến thực phẩm (năm 1998 mới đầu tư cho 1 cơ sở chế biến thịt lợn đông lạnh) Có thời kỳ đã cung ứng bò cho nhà máy chế biến thịt hộp xuất khẩu nhưng do vận chuyển xa xôi,

không đạt hiệu quả kinh tế nên không xuất khẩu tiếp được Sản phẩm

nông nghiệp cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chưa coi trọng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp (như lạc) vì vậy ngoài việc

xuất khẩu một số lượng nhỏ lạc nhân đủ quy cách xuất khẩu, còn lại

đem bán cho các cơ sở chế biến bánh kẹo trong nước và khách hàng Trung Quốc với giá trị thấp

Bảng 2: ĐÀN GIA SÚC NĂM 1997 _ Đơn vị tính: con

Trang 9

II- THỤC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA THÁI NGUYÊN NHŨNG NĂM QUA

1- Hàng nông, lâm sản xuất khẩu của Thái Nguyên đã có mặt trên thị trường quốc tế ngay từ buổi đầu ngành ngoại thương mới ra

đời

Trong thời gian gần 20 năm từ 1957 đến 1977 ngoại thương Thái Nguyên chưa phát triển, hoạt động chủ yếu là thu gom cung ứng hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trung ương Thời kỳ này đã huy động tới 57 mặt hàng chủ yếu là mặt hàng lâm sản như sa nhân, hoa hồi, song

mây, lông vũ, trăn, rắn, tắc kè và 1 số sản phẩm nông sản khác, như

đậu, lạc nhưng giá trị thấp, kim ngạch chưa vượt quá 1,5 triệu USD và Rúp

Từ năm 1978 đến 1990, Thái Nguyên đã bắt đầu đầu tư cho sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu như: đầu tư trồng chè cho 1 số nông trường tại các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương xây dựng một loạt HIX mành cọ thu hút hàng ngàn lao động Diện tích trồng lạc được khuyến khích đầu tư mở rộng ở hầu hết các huyện, thị của tỉnh Bắc Thái trước đây, một số cơ sở chế biến chè được thành lập ở Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá và thành phố Thái Nguyên, 100% huyện, thành, thị có công ty ngoại thương, tạo thành các nguồn cung ứng hàng

xuất khẩu về công ty tỉnh Nhiều mặt hàng xuất khẩu nông - lâm thổ sản có mặt ở thị trường khu vực I ( KVI) với sản lượng khá như:

- Lạc nhân tăng từ 17 tấn/năm (1981) lên trên 2000 tấn (năm 1987 - 1988) giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động từ lúc trồng đến khi

thu hoạch chế biến thành hàng xuất khẩu

- Mặt hàng chè, Thái Nguyên cũng đã chuyển cho các đơn vị xuất

nhập khẩu trung ương xuất hàng trăm tấn mỗi năm Diện tích trồng chè

kinh doanh ngày càng tăng, sản lượng tăng hàng ngàn tấn

- Mặt hàng mây tre đan phát triển mạnh (mành cọ, mành tre, nứa,

làm cần câu gậy trúc, song mây ) hàng năm sản xuất với số lượng lớn,

có năm đạt 800.000 m” mành, 500 ngàn cân câu , gậy trúc đều xuất được sang thị trường bạn và một phần tiêu dùng trong nước

- Nhiều sản phẩm rừng khác như: sa nhân, hoa hồi xuất khẩu hàng

năm cũng đạt từ 50 tấn đến trên 100 tấn Tình dầu sả cũng có sản lượng cao - 10 tấn/năm l

Các mặt hàng từ khoáng sản để xuất khẩu đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường khu vực II ( TBCN ) từ năm 1989.

Trang 10

Nhìn chung, giai đoạn trước [989 - 1990 được coi là giai đoạn “tiền ngoại thương”, hoạt động ngoại thương chỉ thu hẹp ở phương thức

cung ứng hàng xuất khẩu, mua đứt bán đoạn, cao hơn là uỷ thác xuất

khẩu, khách hàng bó hẹp trong phạm vi khu vực I, hiệu quả thấp

Song, đây cũng là giai đoạn khẳng định tiểm năng hàng xuất khẩu - nông lâm, đặc sản của Thái Nguyên là to lớn và có tính chiến lược luôn luôn có thị trường, đặt ra cho Thái Nguyên phải có chủ trương biện

pháp, phát triển mặt hàng quan trọng này

2- Nguồn hàng xuất khẩu Thái Nguyên đã mở rộng và phát triển, kim ngạch không ngừng tăng Trong đó mặt hàng nông lâm đặc sản có vị trí chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của tỉnh

Sau khi hệ thống XHCN khủng hoảng, Liên Xô bị tan rã, thị trường khu vực I cơ bản mất, và cũng là thời kỳ nước ta bước vào ngưỡng cửa kinh tế thị trường Ngoại thương Thái Nguyên bị hãng hụt Thị trường mới chưa có, thị trường truyền thống không còn, hàng xuất khẩu nông - lâm sản không xuất được, kim ngạch giảm nhanh ( từ 2,6 triệu USD (1988) xuống còn 1,2 triệu USD - 1991)

Để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế mới các đơn vị sản

xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu mà chủ yếu là công ty xuất khẩu tỉnh đã tìm được lối thoát, bắt tay với thị trường khu vực H Mặt hàng mới

của Thái Nguyên là thiếc và Volfram lần đầu tiên có mặt ở Nhật, Singapore và sau đó là các mặt hàng nông sản, lâm sản vào thị trường khu vực II Công ty Xuất nhập khẩu Thái Nguyên được quyên kinh doanh XNK trực tiếp và có vị thế trên thị trường ở một số khu vực kinh tế quan trọng trên thế giới

Kim ngạch xuất khẩu địa phương đã tăng khá:

- Năm 1988 đạt 2,6 triệu: Rúp - USD - Năm 1991 đạt 1,2 triệu USD

- Năm 1995 đạt 8,519 triệu USD

- Năm 1996 đạt 10,725 triệu USD

- Năm 1997 đạt 11,178 triệu USD ( Nguồn Cục Thống kê Thái nguyên ) : :

Và năm 1998 dù bị ảnh hưởng của cơn bão tài chính khu vực, kim

ngạch xuất khẩu của Thái Nguyên cũng đã đạt 12,5 triệu USD.

Trang 11

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của địa phương so với kim ngạch xuất khẩu chung trên lãnh thổ tăng ổn định từ 46,4% năm 1995 lên 49,2% năm 1996 và 50,2% năm 1997

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch 3 năm gần đây có sự thay đổi: năm 1996 so 1995 tăng 26%, nhựng năm 1997 so với năm 1996 chỉ tăng 5,6% và năm 1998 so với năm 1997 dự kiến tăng 3 - 4%

Tình hình trên do nguyên nhân rất đáng chú ý là cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay đổi: Số lượng hàng xuất khẩu thuộc nhóm khoáng sản giảm (chủ yếu là thiếc tỉnh) - mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm đáng kể do nguyên liệu quặng thiếc cạn dần

* Sản xuất thiếc ở địa phương:

(Nguồn Cục Thống kê Thái nguyên )

- 1992 sản xuất: 206,8tấn - Xuất khẩu: 206 ,8tấn - 1993 sản xuất: 283,2tấn - Xuất khẩu: 283,2tấn - 1995 sản xuất: 5290tấn - Xuất khẩu: 860,0tan - 1996 san xuat: 654,0tén - Xuất khẩu: 850,0tấn - 1997 sản xuất: 571,Dtấn - Xuất khẩu: 836,0tấn

Đến năm 1998 chỉ sản xuất được khoảng: 558 tấn và xuất khẩu gần 900 tấn

(Số lượng xuất khẩu từ năm 1995 đến năm 1998 lớn hơn số lượng sản xuất ở địa phương vì có sử dụng thiếc của các cơ sở sản xuất của trung ương trên địa bàn)

Sản lượng gang xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu phế thải của Công ty Gang thép Thái Nguyên cũng giảm dân ”ủo Nhà máy đang gặp khó khăn

Khi chưa tách tỉnh, Bắc Thái hang năm xuất khẩu được vài chục ngàn tấn kẽm, chì Nay do tách tỉnh mỏ kếm thuộc Bắc Kạn nên việc khai thác và thu mua gặp khó khăn, còn ‘Thai Nguyên tuy có mỏ kẽm nhưng sản lượng thấp nên lượng xuất khẩu § năm cũng bị giảm dần

oop

Trang 12

Hình 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THIẾC

CỦA ĐỊA PHƯƠNG

a- Giá trị xuất khẩu thiếc toàn tỉnh (TW + ÐĐP) b- GTXK thiếc Địa phương

c- Giá trị sẵn xuất thiếc địa phương

(Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên)

Hình 2: GIÁ TRỊ KIM LOẠI, KHOÁNG SẲN KHAI THÁC

( Giá cố định 1994 - Đơn vị tính: tr.đ- Nguồn: Cục Thống kê và Sở Công nghiệp Thái Nguyên)

Trang 13

Cơ cấu hàng xuất khẩu từ năm 1994-1996: 59% kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng khoáng sản kim loại, mặt hàng nông lâm sản có chiều

hướng tăng, năm 1995, 1996 mới chiếm 21%, năm 1997, 1998 đã chiếm 25,5% Từ năm 1997, 1998 mặt hàng xuất khẩu khoáng san kim

loại có xu hướng giảm dần cả về số lượng hàng hoá và kim ngạch Nguyên nhân chính là trữ lượng mỏ của Thái Nguyên thấp và đã được khai thác ở giai đoạn cuối với sản lượng thấp (như thiếc) mà chủ yếu thu mưa ở tỉnh ngoài (Tuyên Quang, Cao Bằng) Dự kiến từ năm 2005 trở đi khả năng Thái Nguyên không còn thiếc để xuất khẩu Một số mặt

hang kim loại khoáng sản khác như kếm, gang cũng chỉ ổn định ở mức hiện tại Như vậy cơ cấu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng kim loại có thể chỉ chiếm 30-35% vào những năm 2005-2010 Một số mat hang tir san phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp như may, mỹ nghệ sẽ chiếm 10-15% còn lại là hàng nông lâm sản chiếm từ 45-50% kim ngạch xuất khẩu - chủ yếu là hàng nông, lâm sản chế biến và thực phẩm công nghệ

Bảng 3: MỨC TĂNG TRƯỞNG HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NÔNG LÂM SẢN THỂ HIỆN UU THẾ HÀNG NONG, LAM DAC SAN TANG

3Í Giá trị SX Nong nghiep - 816.047; 838.781| 890.456 950000

Nguồn: Cục Thống kê Thái nguyên

Số liệu trên thể hiện: Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, - Giá trị sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tăng (I,3), - Giá trị sản xuất lâm nghiệp được phục hồi (4),

- Riêng giá trị sản xuất kim loại - chủ yếu là hàng xuất khẩu giảm dần (2).

Trang 14

Hình 3: ĐỒ THỊ SẢN LƯỢNG THIẾC ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị tính: tấn

a- Sản lượng thiếc TW và địa phương sản xuất b- Sản lượng thiếc địa phương sản xuất

Trang 15

PHẦN THỨBA

THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU

MAT HANG NONG, LAM DAC SAN THAI NGUYEN VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I- THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẲẢN PHẨM NÔNG, LÂM ĐẶC SẢN Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoại thương Thái Nguyên đã có sự phát triển đáng kể Thị trường thế giới đã biết

đến sản phẩm của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng là mặt hàng nông lâm sản Nhiều mặt hàng truyền thống của Thái Nguyên được các nước ưa chuộng, vẫn tiếp tục tiêu thụ với số lượng lớn như: chè, lạc, lâm sản, hoa quả Thị trường nội địa từ nhiều năm nay,vẫn tiêu thụ nhiều sản phẩm của Thái nguyên như: chè, thảo quả, hoa quả đặc biệt là chè Thái Nguyên, cung cấp từ nam chí bắc cả nước tới 70 OF sẵn lượng, tại các tỉnh trung du, miền xuôi, miền trung và cả cực

nàrñ tổ quốc đều thấy bày bán và dùng chè Thái

Sản phẩm nông - lâm đặc sản của Thái Nguyên, thực tế đang được thị trường tiêu thụ không hạn chế, nhưng sản lượng của chúng ta chỉ

chiếm môt phần rất nhỏ so với yêu cầu của thế giới, còn so với khối

lượng xuất khẩu cả nước cũng chỉ chiếm 1 tỷ lệ quá nhỏ, ví như:

* Chè là loại hàng được lưu thông trên thị trường với số lượng lớn Năm 1997, sản lượng chè thế giới đạt 2,6 triệu tấn mà chủ yếu là đo các nước châu Á sản xuất và châu Âu tiêu thụ: Anh 150.000 tấn, Nguồn: Sản lượng: Tạp chí Dân tộc Miền núi nam 1997

Sản lượng: kg / người / năm: Sở TMDL Thái Nguyên

Trang 16

.Năm 1998 toàn thế giới có 70.000 ha chè, sản lượng gần 3 triệu

tấn, xuất khẩu l triệu tấn, Việt nam xuất khẩu được 35.000 tấn, chiếm

3,5% thị phần thế giới đem lại kim ngạch 46 triệu USD trong đó: Thái Nguyên xuất khẩu 1.700 tấn

So với thế giới, chè Việt Nam chưa nhiều, nhưng đối với Thái Nguyên thì thực sự là vùng chè lớn, chất lượng cao, đòi hỏi mở rộng thị trường trong và ngoài nước mà Châu Âu, Tây Á là những thị trường -_ quan trọng

Giá chè đang có xu hướng tăng và ổn định ở mức khả quan: 1.470 dén 1.480 USD/tan, phản ánh nhu cầu tiêu dùng chè ngày càng tăng, nhu cầu lưu thông trên thị trường thế giới ngày càng lớn, thúc đẩy quá trình đầu tư, sản xuất chế biến chè xuất khẩu, nhưng sẵn lượng chè của Thái Nguyên hàng năm tăng chưa nhiều

Đến năm 1999 Thái Nguyên sẽ có 9.000 ha chè kinh doanh cho một sản lượng khoảng 6.000 tấn, theo kế hoạch cứ mỗi năm tỉnh tăng thêm 200 ha thì đến năm 2010 Thái Nguyên có tối đa 12.000 ha đến 15.000 ha cũng chỉ cho san lượng cao nhất 10 - 12 ngàn tấn chè khô Nếu xuất khẩu ra nước ngoài hết (không bán nội địa) Thái Nguyên cũng chỉ góp khoảng 4% lượng chè xuất khẩu của cả nước vào năm 2010 Dù

sao đây là tiểm năng phát triển chè, nếu phát triển với mức này, Thái Nguyên sẽ thu được nguồn ngoại tệ đáng kể

* Lạc là thực phẩm được tiêu dùng ở nhiều nước, nhu cầu ngày càng tăng Năm I998 cả nước xuất khẩu khoảng 114.000 tấn, dự kiến

năm 2000 xuất khẩu 200.000 tấn và đến năm 2010 xuất khẩu khoảng

350.000 tấn ( Nguồn Bộ Thương mại)

Từ sau những năm 1980 sản lượng lạc của Thái Nguyên không

ngừng tăng và đã xuất khẩu:

Năm 1981 xuất khẩu 17 tấn lạc vỏ

Năm 1982 xuất khẩu 150 tấn lạc nhân Năm 1983 xuất khẩu 450 tấn lạc nhân Năm 1984 xuất khẩu 970 tấn lạc nhân Năm 1995 xuất khẩu 1.300 tấn lạc nhân Nam 1996 xuất khẩu 1.800 t&n lac nhân Năm 1997 xuất khẩu gần 2.200 tấn lạc nhân

Do thị trường khu vực I mất, sau 10 năm lạc chỉ tiêu thụ nội địa, xuất khẩu có hạn nên không được sản xuất, đến năm 1997 cũng xuất khẩu được gần 2.500 tấn lạc (đa số có xuất xứ từ tỉnh ngoài: như Nghệ An, Vĩnh Phúc và Thành phố Hồ Chí Minh).

Trang 17

Ở Thái Nguyên qua nhiều năm kinh doanh năm cao nhất cũng chỉ đáp ứng thị trường ngoài nước 2000 -2200 tấn lạc nhân ( Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên), chủ yếu xuất sang thị trường KVI (thời kỳ Liên Xô chưa tan vỡ) nay lại có thị trường khu vực II và lập lại được quan hệ thương mại với Liên bang Nga và Đông Âu sẽ có điều kiện tiêu thụ lớn hơn

Một số năm gần đây lạc của Thái Nguyên cũng đã xuất khẩu sang thị trường ASEAN Song Thái Nguyên có đầu tư cho cây lạc thì đến năm 2010 sản lượng lạc toàn tỉnh cũng chỉ góp phần vào kế hoạch XK chung cả nước không vượt quá 2% (khoảng 7.000 tấn) một năm Thị trường tiêu thụ lạc chính là khối ASEAN với số lượng không hạn chế

* Những sản phẩm khác từ nông nghiệp và rừng như: hoa quả

tươi (chuối, vải mơ, củ mỡ, gừng, tỉnh dầu các loại ) đều đã có thị

trường tiêu thụ nội địa và ngoài nước 1- Thị trường ngoài nước

-Từ nhiều năm nay ngoại thương Thái Nguyên đã thiết lập mối quan hệ bạn hàng với các nước khu vực II, một thị trường “ khó tính” nhưng họ cũng chấp nhận được sản phẩm xuất khẩu của ta như Nhật, Đài Loan, Hồng Công, các nước khối ASBAN: Bên cạnh ta còn có Trung Quốc là bạn hàng lớn Thị trường khu vực I đang được khôi phục ( Như Liên bang Nga, các nước SNG?)

* Ở thị trường Khu vực Châu Á và Đông bắc A

Từ năm 1994 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam tăng bình quân 28% năm (nam 1998 đạt 9.500 triệu USD) với nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó có hàng nông sản thực phẩm và lâm thổ sản với tỷ trọng đáng kể Riêng thị trường Đông nam Á kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Thái Nguyên chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Trung Quốc có thể tiêu thụ tới 500 triệu USD hàng nông sản thực phẩm (trong đó có lạc, chè, ngô, đậu nành) từ khi Hồng Công trở về Trung Quốc đã tạo thành một thị trường Trung Quốc thống nhất càng tạo điều kiện cho quan hệ mua bán với ta khá sôi động

* Ở thị trường ASEAN

ASEAN nhập khẩu của Việt nam, chủ yếu gạo, lạc, chè, đậu, ngô, rau quả, song, mây, nhưng mới chỉ đạt tỷ trọng 3%0 trong tổng số kim ngạch nhập khẩu Như vậy hàng nông sản thực phẩm, hàng lâm sản xuất khẩu vào khối này còn rất thấp Trong tương lai, với dân số tăng nhanh ở khu vực này, nhu cầu nhập hàng nông sản, lâm sản sẽ lớn hơn.

Trang 18

Mặt khác, việt nam đã là thành viên chính thức của khối ASBAN các nước thành viên khác chẳng những sẽ tiêu thụ hàng hoá của Việt nam mà thông qua ASEAN Việt nam còn có điều kiện mở rộng quan hệ với các nước khác

Sản phẩm xuất khẩu của Thái Nguyên như thiếc, quặng kẽm,

volfram, chè, lạc, bằng các hình thức xuất khẩu trực tiếp và uý thác đã

tiêu thụ ở các nước này từ nhiều năm nay và hiện tại đang giữ mối quan hệ tốt đẹp

* Khu vực thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Au tir nhiều năm qua và hiện nay khu này tiêu thụ của Việt Nam chủ yếu là

hàng nông sản thực phẩm như: rau quả tươi và chế biến, chè, lạc, đậu,

các lâm sản khác và hàng công nghệ Liên bang Nga là bạn bàng truyền thống tiêu thụ nhiều mặt hàng của Việt Nam Thái Nguyên đã từng xuất khẩu sang nước này hàng ngàn tấn lạc, chè đen, hàng vạn mét

mành cọ, mành tre, cần câu, gậy trúc

Năm 1998 các nước Đông Âu và Liên bang Nga đang tiêu thụ các mặt hàng nông sản như: chè, lạc, rau quả của Việt Nam

Theo chiến lược thị trường của ta đến năm 2000 thị trường này sẽ phát triển lên tầm của quan hệ giữa hai nước trong những năm trước đây (thời bao cấp), họ sẽ là thị trường tiêu thụ rộng lớn của nước ta Những sản phẩm nông lâm sản của Thái Nguyên như lạc, chè, lâm sản vẫn được thị trường này tiêu thụ

* Thị trường EU

Sau khi chúng ta ký hiệp định hợp tác về thương mại và đầu tư có nhiều thuận lợi cho ta trong lĩnh vực ngoại thương Các nước Liên mình châu Âu (như Đức, Pháp, Anh, Hà lan -) đang là bạn hàng lớn của Việt nam Ngoài mặt hàng may mặc, hải sản trao đổi khoa học kỹ thuật, công nghệ - Việt Nam còn xuất khẩu sang khối này: sắn lát, hàng nông sản khác hàng năm với kim ngạch trên đưới l triệu USD Pháp nhập của Việt Nam chủ yếu hàng nông sản; Anh nhập của Việt Nam chủ yếu mặt hàng chè, tơ tầm va 1 số sản phẩm khác từ nông nghiệp Đặc biệt trong khối EU đã thống nhất I đồng tiền EURO sẽ tạo thuận lợi cho ta kinh doanh đưa vào bất cứ nước nào trong khối này đều có thể xác định ngay được hiệu quả khi chuyển đổi ngoại tệ

«6 thi truéng Nam A Tay A Trung cận đông: Thái Nguyên đã từng xuất khẩu chè cho I Rắc, L7Bi

Trang 19

* Đối với thị trường Mỹ:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này từ năm 1994 đã đạt 54 triệu USD Tỷ lệ hàng nông sản chiếm tương đối cao - việc bình thường hoá quan hệ giữa 2 nước, từ năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước không ngừng tăng Việc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại Mỹ và Việt Nam là xu thế tất yếu, là cơ hội để mỗi nước khai thác thị trường mới, phù hợp với lợi ích của Mỹ và có lợi cho Việt Nam Các thương nhân Mỹ dang có nhu cầu buôn bán với Việt Nam Các mặt hàng nông sản, hải sản của Việt Nam cũng rất cần thị tr ường xuất khẩu rộng lớn và nhiều tiểm năng này, họ đang chuẩn bị _ cho việc hoạt động thương mại với Việt Nam với những mục tiêu kinh tế để duy trì phát triển và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực kinh tế sôi động này Thái Nguyên có các sản phẩm nông, lâm sản mà Mỹ đã nhập, có nhu cầu nhập tiếp Thông qua con đường xuất khẩu trực tiếp hay uỷ thác, Thái Nguyên sẽ tiêu thụ được ở thị trường Mỹ Thị trường thế giới thì rộng song với Thái Nguyên cần đi sâu quan hệ tốt với thị trường ASEAN, Nhật, Liên bang Nga, Hồng Công và các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam

2- Thi trường nôi địa:

Những mặt hàng của Thái Nguyên, ngoài xuất khẩu còn được tiêu thụ rộng rãi Ở trong nước, đặc biệt là đặc sản chè Thái và | s6 san phẩm rừng kể cả thịt gia súc gia cầm (trâu, bò, lợn, gà) do Thái Nguyên có thị trường rộng lớn từ bắc đến nam

Trong cơ chế thị trường, hàng hoá được thông thương không còn cấm chợ, ngăn sông, và nhờ có hệ thống giao thông vận tải đường bộ đường sông, đường sắt của tỉnh thuận lợi mà giao lưu hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng Chè Thái Nguyên (chè búp - chè xanh) có mặt trong cả nước được nhiều người ưa chuộng Hàng năm, ngoài việc cung ứng cho xuất khẩu từ 1.000 đến 2.000 tấn, Thái Nguyên còn bán cho các tỉnh bạn 2.000 đến 2.500 tấn chè thương phẩm, nội tỉnh sử dụng trên ï.O00 tấn

Lạc Thái Nguyên những năm gần đây bị thoái hoá giống, chỉ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu với tỷ trọng rất thấp (không đến 1.000 tấn) còn lại số lạc không xuất khẩu được, thương nhân các tỉnh đã tiêu thụ hết Nhiều sản phẩm khác như hoa hồi, sa nhân, thảo quả ở các địa phương miễn núi mặc đù 1 vài năm gần đây ngoại thương Thái Nguyên

Trang 20

không xuất khẩu, nhưng nhân dân các vùng tỉnh lân cận vẫn tiêu thụ hết

Từ những năm 1980 trở lại đây sản lượng lạc và chè Thái Nguyên không ngừng tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu ra ngoài nước thấp

Có thể nói, những sản phẩm của Thái Nguyên, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, bằng hình thức này, hay hình thức khác đều được tiêu thụ ở thị trường ngoài nước và nội địa Vì vậy, việc khai thác nguồn hàng nông, lâm sản cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa ở Thái Nguyên là đứng hướng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, phát huy được thế mạnh của địa phương, việc hướng dẫn nhân dân đầu tư sản xuất theo chiến lược mặt hàng của tỉnh cũng có ý nghĩa lớn trong giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội

II- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN MẶT

HÀNG NÔNG, LÂM ĐẶC SẲN XUẤT KHẨU

Trong chiến lược kinh tế của tỉnh hoạt động xuất nhập khẩu được coi trọng đúng mức Vấn đề đặt ra cho phát triển xuất khẩu ở tỉnh ta trong những năm tới là, mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng chủ lực với số lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; khai thác tốt nhất tiềm năng bằng nguồn lực nội tại của địa phương, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại lợi nhuận cao nhất

1: Đinh hướng phát triển thi trường:

Trên cơ sở khả năng sản xuất, xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản, cần có chính sách phát triển thị trường mới, giữ thị trường truyền thống để khai thác có hiệu quả trước mắt và lâu đài

Định hướng thị trường của tỉnh Thái nguyên thời gian tới là: “ Duy trì và phát triển thị trường, bạn hàng truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới Khôi phục thị trường bạn hàng cũ do điều kiện khách quan bị gián đoạn, khi thị trường đó còn có nhu cầu tiêu thụ hàng”

“ Mỡ rộng thị trường ngoài nước đồng thời coi trọng phát triển thị trường nội địa”

2- Định hướng phát triển mặt hàng nông, lâm đặc sản xuất khẩu 1998 - 2010.

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan