Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội

37 4K 7
Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế rác thải là một khía cạnh của kinh tế môi trường nó bao gồm tất cả các khâu phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế, thiêu đốt, chôn lấp các chất thải mà những chất thải đó được sinh ra từ các hoạt động của nền kinh tế,

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đã tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Đặc biệt thành phố Nội, thủ đô của chúng ta đã từng được cộng đồng quốc tế tôn vinh là “Thành phố xanh”, “Thành phố hoà bình”. Nội là thành phố văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời . Nội bây giờ đã phát triển lớn lên , vươn cao cùng năm tháng . Sự phát triển mãnh mẽ như vậy là một điều cần thiết để cho Nội phát triển , hội nhập với nền kinh tế trong nước và trên thế giới . Nhưng chính sự phát triển cao như vậy đã gây ra nhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng . Nhiều vấn đề nan giải , những thách thức lớn đangđặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và bền vững thành phố . Muốn vậy cần giải quyêt hài hoà các yếu tố kinh tế , văn hoá , xã hội và môi trường . Hơn lúc nào hết, vấn đề giữ gìn bảo vệ môi trường đối với Nội ngày càng cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm từ các cơ quan quản lí chức năng đến mọi tổ chức, đoàn thể và quần chúng. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thảiô nhiễm không khí, vấn đề rác thải rắn đang thực sự là một thách thức lớn, một mối đe doạ khủng khiếp đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Giải quyết vấn đề rác thải đô thị thành phố Nội là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lí rác. Hiện nay có nhiều biện pháp kỹ thuật được áp dụng để xử lí rác thải đô thị trong đó biện pháp xử lí rác thải chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng thực trạng các bãi rác hiện nay đã quá tải và gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc xử lí rác thải bằng phương pháp sử dụng chúng làm phân Compost, một phương pháp được nhiều nơi trên thế giới áp dụng đã mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cũng như môi trường. Đó chính là nội dung của đề tài “Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost Nội” do nhóm sinh viên Kinh tế môi trường K42 thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thế Chinh và thầy Lê Trọng Hoa. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau khi có những kiến thức ban đầu về môn học kinh tế môi trường nhóm sinh viên kinh tế môi trường K42 muốn có sự nghiên cứu nội dung môn học và có điều kiện tham khảo thêm những tài liệu bên ngoài để làm phong phú thêm những kiến thức về môn học. Trong các nội dung của môn học được tiếp cận chúng em thấy vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt là vấn đề chúng em quan tâm nhất. Bởi vì xuất phát từ thực tiễn Nội ta thấy lượng rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều đã làm cho đường phố Nội có nhiều đống rác nằm ngổn ngang làm mất mỹ quan thành phố. Bên cạnh đó việc xử lí rác thải làm phân Compost còn chưa được phổ biến rộng. Do vậy để giúp cho mọi người nhận thức được những lợi ích từ việc tái sử dụng rác thải làm phân Compost nhóm chúng em đã chọn đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót. Nên chúng em mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để chúng em hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. NỘI DUNG I. NHẬN THỨC VỀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST Kinh tế rác thải là một khía cạnh của kinh tế môi trường nó bao gồm tất cả các khâu phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế, thiêu đốt, chôn lấp các chất thảinhững chất thải đó được sinh ra từ các hoạt động của nền kinh tế, mặt khác nó cũng nghiên cứu những tác động về mặt kinh tế của công tác thiêu đốt, chôn lấp các chất thải đó đến môi trường một khi chúng được thải ra. Việc hạn chế phát sinh chất thải tại nguồn mang lại hiệu quả rất lớn. Nó không chỉ tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng mà còn hạn chế lượng chất thải ra môi trường, nó phù hợp với các nước đang phát triển. Nhưng trong nhiều trường hợp việc xử lí cuối đường ống là vấn đề bất khả kháng. Do vậy chúng ta phải xử lí chất thải một cách tốt nhất là tái sử dụng chất thải để đạt tới mục tiêu: tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; môi trường hạn chế tối đa thu nhận chất thải. Xuất phát từ quan điểm trên ta thấy rác thải sinh hoạt là nguồn nguyên liệu để tái sản xuất phân Compost sẽ mang lại những lợi ích sau: 1. Lợi ích về kinh tế 1.1 Tiết kiệm diện tích chôn lấp Hiện nay rác thải sinh hoạt thải ra ngày càng nhiều do đời sống ngày càng được nâng cao dẫn đến tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều. Trong khi đó việc xử lí rác thải vẫn theo phương pháp truyền thống là chôn lấp. Do vậy các bãi rác đã chiếm một diện tích rất lớn. Để hạn chế lượng rác phải chôn lấp thì việc tái sử dụng rác làm phân Compost đã giảm thiểu khối lượng rác cần chôn lấp cho nên đã tiết kiệm được diện tích dùng để chôn lấp. Đồng thời việc định địa điểm bãi chôn lấp rất khó khăn do những người dân xung quanh không chấp nhận để bãi rác gần khu vực họ sinh sống. 1.2 Tiết kiệm chi phí vận chuyển Do qui trình công nghệ nước ta còn lạc hậu do vậy chúng ta không thể xử lí rác khép kín trong thành phố được. Muốn xử lí rác chúng ta phải vận chuyển rác ra ngoại thành xa khu vực dân cư. Do vậy với khối lượng rác lớn chúng ta phải bỏ ra nhiều chi phí hơn khi khối lượng rác nhỏ hơn do hạn chế khối lượng rác thải thông qua chế biến thành phân Compost gần thành phố. 1.3 Tận dụng nguồn tài nguyên rác thải Một trong những chiến lược để phát triển bền vững là phải tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tái sử dụng để sản xuất phân Compost cũng là một cách tiết kiệm nguồn tài nguyên. Bởi vì trong thành phần rác thải sinh hoạt nước ta có chứa thành phần hữu cơ rất cao nên tạo điều kiện thuật lợi cho việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất phân. Do vậy nó sẽ hạn chế việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác để đảm bảo nguồn tài nguyên cho sự phát triển của thế hệ tương lai. 2. Lợi ích về mặt môi trường 2.1. Giảm lượng phát thải ra môi trường Một trong những vai trò cơ bản của hệ thống môi trường tự nhiên là: nơi chứa đựng chất thải của các hoạt động của con người. Nhưng sức chịu đựng của môi trường là có giới hạn cho nên nếu lượng rác thải nếu lượng rác thải thải ra môi trường vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường. Do vậy hạn chế lượng phát thải ra môi trường chính là một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Tái sử dụng rác thải làm phân Compost đã hạn chế một lượng rác thải đáng kể cho môi trường. 2.2 Giảm sự ảnh hưởng tới các thành phần của môi trường Hình thức xử lí rác thải bằng biện pháp chôn lấp do không đúng tiêu chuẩn kĩ thuật cho nên đã gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng: ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất do lượng nước rác ngấm vào và các hoá chất độc hại lẫn trong nước; ô nhiễm môi trường không khí do các rác thải bốc mùi rất nghiêm trọng. Trong khi đó xử lí rác thải làm phân Compost được thực hiện trong qui trình khép kín nên đã không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. 3. Lợi ích xã hội 3.1 Tạo công ăn việc làm Việt Nam- một nước có dân số đông đứng hàng thứ 13 trên thế giới mà nền kinh tế đất nước lại đang trong tình trạng kém phát triển nên việc đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm là hết sức khó khăn. Đã vậy trình độ lao động nước ta còn thấp nên người lao động càng ít có cơ hội tìm được việc làm. Việc xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost đã thu hút được một số lượng lao động đáng kể vào làm việc trong nhà máy. Đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho người dân thu gom rác xung quanh. 3.2 Đảm bảo sức khoẻ. Việc tập trung rác thải tại nhà máy để sản xuất phân Compost đã hạn chế được lượng rác thải tại các bãi rác .Do vậy hạn chế được lượng người đến các bãi rác để thu gom các thành phần của rác có thể tái chế được. Việc tiếp xúc với rác thải các bãi rác là rất nguy hiểm đối với con người do rác thải đó không được phân loại nên có nhiều chất độc hại lẫn trong đó. Trong khi đó tại nhà máy có công đoạn phân loại rác nên những người thu gom phế liệu không phải tiếp xúc với những chất độc hại cho nên sức khoẻ được đảm bảo hơn . Ngoài ra những người dân xung quanh nhà máy không phải chịu một môi trường ô nhiễm nặng như khi sống khu vực gần bãi rác. 3.3 Văn minh xã hội. Khoa học công nghệ càng phát triển, đời sống nhân dân càng được nâng cao thì nhu cầu có một môi trường xanh sạch đẹp càng được quan tâm. Nhưng đời sống càng cao con người có tiêu dùng càng lớn, lượng rác thải càng lớn mà rác thải là một trong những nguyên nhân gây mất mỹ quan ô nhiễm môi trường. Giảm lượng rác thải đồng nghĩa với giảm nguồn gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, phương pháp xử lí rác thải bằng việc làm phân Compost là hoàn toàn phù hợp bởi nó giải quyết được vấn đề bức súc hiện nay là vấn đề rác thải sinh hoạt. Đồng thời đây là phương pháp đang được thế giới sử dụng đặc biệt là những nước tiên tiến do đó sử dụng phương pháp này chính là đi theo xu hướng chung của thế giới. Vậy tổng lợi ích thu được từ việc tái sản xuất rác thải sinh hoạt làm phân Compost được biểu diễn dưới hàm sau: F(lợi ích)= lợi ích kinh tế + lợi ích môi trường + lợi ích xã hội II ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NỘI 1. Tổng quan về thực trạng xử lí rác thải sinh hoạt 1.1 Tình trạng rác thải hiện nay Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do các chính sách cơ chế khuyến khích đầu đang dần dần trở nên hợp lý nên các thành phần kinh tế đã có sự phát triển nhanh chóng. Tình hình phát triển kinh tế nước ta đang ngày càng có những bước tiến bộ đáng khích lệ, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ … được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Các hoạt động này một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra một khối lượng lớn chất thải mà nếu không được quản lí một cách đúng đắn thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách cuả công tác bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt Nam hiện nay là không lớn. Thế nhưng, điều quan tâm đây là chất lượng của chất thải này, nhất là chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện hầu hết địa phương và thành phố chưa được xử lí hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Các chất thải rắn các đô thị và khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại đều được chôn lấp lẫn lộn . Tỉ lệ thu gom mới chỉ đạt 20-30%, lượng chất thải không được chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác động môi trường, ảnh hưởng không tốt không chỉ tới đời sống, sinh hoạt mà còn cả tới hoạt động kinh tế . Ước tính hiện nay tổng lượng chất thải rắn thải ra Việt Nam khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp khoảng 27 nghìn tấn (54,8%), chất thải sinh hoạt 21,9 nghìn tấn (44,4%), và chất thải bệnh viện: 0,4 nghìn tấn (0,8%). Nội là một trong những thành phố điển hình, tiêu biểu cho các đô thị của Việt Nam. Nội là thủ đô của nước cộng hoà XHCNVN, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và khoa học kĩ thuật của cả nước. Thành phố Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam với diện tích 927,3 km 2 , dân số 2,3 triệu người, trong đócó 1,1 triệu người sống tập trung trong 4 quận nội thành Nội trên diện tích 43km 2 . Hàng ngày có 30-40 vạn người các tỉnh qua lạisinh sống Nội. Cùng với sự phát triển công nghiệp, dân cư trong thành phố, hệ thống dịch vụ, bệnh viện, chất thải rắn các nguồn trên cũng tăng lên nhanh chóng. Ước tính hàng ngày nội thành thải ra khoảng 3000m 3 chất thải .chất thải sinh hoạt chiếm 80% chất thải rắn công nghiệp chiếm 12%. Công ty Môi trường- Đô thị Nội mới thu gom được 80% tổng số rác trong nội thành. Lượng rác thải đô thị tập trung nhiều nhất các đô thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Trong đó rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 70%) trong tổng lượng rác thải. Thành phần rác thải sinh hoạt gồm rác hữu cơ,thực phẩm, lá cây, nilông, chất dẻo, các đồ dùng văn phòng phẩm và các chất vô cơ khác . Trong các thành phần này, rác hữu cơ, thực phẩm, lá cây chiếm khoảng 40-60% ( tại Nội là 46%-năm 1996) . Tỉ lệ rác hữu cơ cao cho phép xử lí rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sử dụng chúng làm phân Compost, một phương pháp được áp dụng nhiều nơi trên thế giới để tránh mất diện tích chôn lấp. Rác thải sinh hoạt theo số liệu của công ti SODEXEN.INC và URENCO Nội, khối lượng rác thải nội thành năm 1997 là: Khối lượng /ngày Thể tích/ngày Chỉ tiêu Tổng(tấn) BQđầu người(Kg) Tổng(m 3 ) BQđầu người (m 3 ) Chất thải sinh hoạt 1368 1140 2652 0,000221 Chất thải công nghiệp 328 0,276 336 0.00028 Chất thải bệnh viện 12 0,01 26 0.00002 Chất thải độc hại 140 0,117 300 0,000205 Tổng cộng 1848 1,543 3312 0,00272 Tổng cộng năm 601520 1208000 Từ những số liệu và phân tích trên cho thấy vấn đề rác thải sinh hoạt (cả vô cơ và hữu cơ) đang là vấn nổi cộm hết sức bức xúc các đô thị hiện nay. Nhưng một vấn đề thực tế đặt ra hiện nay là phương thức thu gom, phân loại, xứ lí, chế biến rác thải sinh hoạt cũng đang chứa đựng nhiều bất cập và vào tình trạng bế tắc. Phương pháp xử lí chủ yếu hiện nay là chôn lấp trực tiếp mà không qua phân loại, xử lí tại nguồn nên đã gây ra ô nhiễm nặng nề khu vực bãi rác . Mặt khác, rác hữu cơ vốn là loại rác có khả năng tự phân huỷ, thậm chí phân huỷ nhanh, nhưng nay thanh phần lớn lại được bỏ vào túi nilon buộc lại nên bị yếm khí, làm chậm quá trình phân huỷ, tăng thêm mức độ ô nhiễm. Nếu cứ giữ nguyên phương thức thu gom, xử lí rác thải như hiện nay thì quy mô bãi rác ngày càng tăng, chi phí cho xây dựng các bãi rác ngày càng lớn . Vì vậy phải giải quyết vấn đề từ gốc, từ nơi bắt đầu của sự ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. 1.2 Chôn lấp - hình thức xử lí rác thải chủ yếu hiện nay Chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực y tế và môi trường bao gồm nhiều vấn đề nghiêm trọng như vệ sinh, thoát nước, ô nhiễm không khí và nhiều vấn đề khác .Vấn đề gay go nhất trong lĩnh vực này là tìm ra giải pháp cần thiết và có hiệu quả để xử lí phế thải đô thị. Các biện pháp quản lí chất thải hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu đối với khối lượng phế thải cuả thành phố. Việc xử lí phế thải độc hại hầu như chưa được quản lí riêng, trong đó các phế thải hoá chất độc hại như pin, thuỷ ngân… Nghiên cứu, xác định phương pháp xử lí phế thải đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam nói chung và môi trường đô thị Nội nói riêng là đề tài đang được nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước quan tâm. Hiện nay năng lực xử lí chất thải rắn của các thành phố và các cơ sơ công nghiệp không theo kịp được với nhịp độ tăng của sản xuất công nghiệp cũng như của sinh hoạt. Thực tế cho thấy mới khoảng 10-20% chất thải rắn các đô thị được thu gom (ở Nội và TP HCM cao hơn, khoảng 60%) thì sẽ thấy rằng phải có sự nỗ lực về đầu như thế nào mới nâng cao đáng kể năng lực thu gom và xử lí chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp. Sự gia tăng dân số nhanh chóng các đô thị và khu công nghiệp là xu thế không thể cưỡng lại nổi bới sự áp dẫn to lớn về công ăn, việc làm,thu nhập và cả điều kiện sống đối với người lao động. Sự phát triển với tốc độ cao của kinh tế đô thị kéo theo sự gia tăng đáng kể thu nhập và đồng thời kéo theo cả sự tiêu dùng của dân cư, trong đó có cả những tiện nghi đi lại (xe máy, ô tô) và các nhu cầu giải trí khác. Từ đó đã dẫn đến sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và cả chất thải rắn mà trong điều kiện năng lực quản lí của Nhà nước có được nâng cao đáng kể cũng không đủ sức ngăn chặn đà quay lớn của cỗ xe nhu cầu tiêu dùng ấy của người dân đô thị. Có thể nói phương thức thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lí rác Việt Nam vẫn còn thô sơ, lạc hậu. Hệ thông kiểm tra, kiểm soát các chất thải đô thị còn yếu kém . Các cơ quan nghiên cứu, đánh giá môi trường đô thị nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng cong thiếu đội ngũ chuyên gia và nghèo nàn về thiết bị nghiên cứu . Đồng thời cũng rất thiếu vốn và thiếu khả năng kỹ thuật để áp dụng các công nghệ xử lí chất thải đô thị . Hệ thống thu hồi chất thải tái sinh trong các đô thị chưa được hợp pháp hoá mà được “tổ chức” lỏng lẻo với một mạng lưới gồm những người thu nhặt và thu mua tự phát . Do vậy hiệu quả thu gom rất thấp. Theo số liệu năm 1999, lượng chất thải rắn đô thị được thu gom, quản lí mới chỉ đạt khoảng 40 - 70% (Hà Nội : 65%). Nhiều thị xã , tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20 - 40%, thậm chí có một số thị xã và nhiều thị trấn chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung của đô thị. các đô thị lớn, chất thải từ các đường phố được công ty môi trường, dịch vụ công cộng hoặc công ty vệ sinh thu gom và vận chuyển tới các bãi đổ rác hoặc xí nghiệp chế biến rác. Hiện nay có một số giải pháp xử lí phế thải sau : - Làm phân ủ : đối với loại phế thải chứa các chất hữu cơ - Chôn lấp hợp vệ sinh : đối với loại phế thải không thể chế biến được nữa. - Đốt : đối với một số loại phế thải độc hại. Những biện pháp xử lí chất thải rắn đô thị Việt Nam hiện nay chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào Việt Nam đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường mà chỉ là những bãi đổ rác lộ thiên không được chèn lót kỹ. Vị trí chôn lấp chất thải hiện thời chưa được thiết kế thích hợp, hầu hết các bãi rác đều nằm cách khu dân cư từ 200-500 m, do đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Cũng cần nhấn mạnh là không đô [...]... đầu NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ VIỆC TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST NỘI B Nội dung I Nhận thức về lợi ích của việc tái sử dụng rác thải để sản xuất phân Compost 1 Lợi ích kinh tế 1.1 Tiết kiệm diện tích chôn lấp 1.2 Tiết kiệm chi phí vận tải 1.3 Tận dụng được nguồn tài nguyên rác 2 Lợi ích môi trường 2.1 Giảm lượng phát thải ra môi trường 2.2 Giảm sự ảnh hưởng tới các thành... khích sự đầu lớn vào lĩnh vực sản xuất phân compost từ rác thải 4 Xây dựng vành đai rau sạch quanh Nội Để quyến khích những người dân sử dụng phân compost thay vì sử dụng phân bón hoá học để bón cho cây trồng nhằm tăng nhu cầu về sản xuất phân compost từ đó quyến khích việc sản xuất phân compost, thì cần qui hoạch những khu sản xuất rau sạch xung quanh Nội Một mặt để hạn chế việc sử dụng rác. .. nông phẩm từ đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe doạ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ con người Cho nên cần có biện pháp hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học 2 Lợi ích của việc sử dụng phân compost Từ những phân tích trên ta thấy rõ tác hại của việc sản xuất đến việc sử dụng phân bón hoá học, cho nên chúng ta cần đẩy mạnh việc sản xuất phân compost để từng bước thay thế phân bón... hoá học Muốn khuyến khích sự đầu lớn vào việc sản xuất phân compost thì điều quan trọng là tìm cho được đầu ra của nó Vậy để tăng việc sử dụng phân compost thì ta phải tìm hiểu lợi ích của việc sử dụngđể từ đó có cơ sở để quyến khích sử dụng nó Trước hết do thành phần của phân compost chủ yếu là rác thải qua ủ được trộn với lượng kali với tỉ lệ nhất định vì thế khi bón phân xuống đất sẽ không... IV BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤTSỬ DỤNG PHÂN COMPOST 1 Phân loại rác thải tại nguồn phát thải Một trong những hạn chế chính của việc sử dụng chất thải hữu cơ nhiều hơn để làm phân compost là do rác thải không được phân loại tại nguồn phát thải làm cho nhiễm bẩn tăng lên, có nhiều chất vô cơ còn lẫn trong rác thải: thuỷ tinh vỡ, túi nilon Phân loại rác thải là công đoạn... của môi trường 3 Lợi ích xã hội 3.1 Tạo công ăn việc làm 3.2 Đảm bảo sức khoẻ 3.3 văn minh xã hội II Đánh giá lợi ích sản xuất phân Compost từ rác thải sinh hoạt tại Nội 1 Tổng quan về thực trạng xử lí rác thải sinh hoạt 1.1 Tình trạng rác thải hiện nay 1.2 Chôn lấp- hình thức xử lí rác thải chủ yếu hiện nay 1.3 Hiện trạng một số bãi rác hiện nay 2 .Lợi ích kinh tế 2.1 Tiết kiệm diện tích trôn lấp ... đề án là xây dựng nhà máy phân ủ thí điểm tại Cầu Diễn Từ 3/1993 nhà máy thí điểm phân ủ đầu tiên sử dụng công nghệ ủ đống tĩnh, sục khí cưỡng bức đã đi vào hoạt động để xử lý 30000 m³ rác/ năm thành 7500 tấn phân hữu cơ Nhà máy phân ủ thí điểm Cầu Diễn đã đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ xử lí phế thải Để thấy được lợi ích kinh tế của việc sản xuất phân compost từ rác thải ta nên xem xét... người dân thực Nguồng từ hiện phân loại rácrác trong gia đình và phải bố trí thùng rác nơi công cộng thải dân cư một cách hợp lí Xe đẩy Hiện trạng thu gom rác thải Nội và giải pháp đề xuất: Thùng đựng rác Ôtải Hữu cơthống rác xuấtcơ Hệ Nguồn đềthải dân cư Thùng Xe đẩy rác Ôtải Bãi chôn lấp Nhà máy sx phân Hữu cơ Vô cơ Ủ thành phân Tái chế Xe tải Nhà máy sx phân Xe tải Tái chế Chôn lấp 2... dân thành phố biết cách bảo vệ môi trường thì việc giáo dục, tuyên truyền cho người dân làm trong lĩnh vực nông nghiệp biết được những lợi ích từ việc sử dụng phân compost để họ hạn chế sử dụng phân hoá học mà chuyển sang sử dụng phân compost bón cho cây trồng cũng là một việc rất cần thiết Ví dụ tuyên truyền cho họ biết được lợi ích của phân compost: làm cho đất tơi xốp hơn, màu mỡ hơn là dùng phân. .. học, nghĩa là sử dụng phân compost vừa có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng vừa cải tạo độ tơi xốp cho đất Và giáo dục cho nông dân hiểu được rằng sử dụng phân compost nhiều tức là kích thích việc sản xuất nó tức là họ đã góp phần vào bảo vệ môi trường 3 Đầu mở rộng và xây dựng các nhà máy xử lí rác để làm phân compost Qua quá trình hoạt động thực tế của nhà máy xử lí rác thải làm phân bón hữu . chính là nội dung của đề tài Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội do nhóm sinh viên. thải. Xuất phát từ quan điểm trên ta thấy rác thải sinh hoạt là nguồn nguyên liệu để tái sản xuất phân Compost sẽ mang lại những lợi ích sau: 1. Lợi ích

Ngày đăng: 13/04/2013, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan