ĐÁNH GIÁ tác DỤNG TRÊN mô HÌNH gây sỏi TIẾT NIỆU IN VIVO và độc TÍNH của bài THUỐC gồm BA vị dược LIỆU ý dĩ, bồ đề, xấu hổ

71 434 0
ĐÁNH GIÁ tác DỤNG TRÊN mô HÌNH gây sỏi TIẾT NIỆU IN VIVO và độc TÍNH của bài THUỐC gồm BA vị  dược LIỆU ý dĩ, bồ đề, xấu hổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT NIỆU IN VIVO VÀ ĐỘC TÍNH CỦA BÀI THUỐC GỒM BA VỊ DƯỢC LIỆU: Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT NIỆU IN VIVO VÀ ĐỘC TÍNH CỦA BÀI THUỐC GỒM BA VỊ DƯỢC LIỆU: Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Dương Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lí HÀ NỘI - 2013 i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội trang bị cho tôi nhiều kiến thức quí báu trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thùy Dương, người thầy đã tận tình hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Nguyễn Quỳnh Chi đã có những góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình làm thực nghiệm, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Dược lý. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hết sức quí báu đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Dược liệu, các anh chị Viện Dược liệu đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình, những người bạn đã tận tình hỗ trợ, góp ý, giúp đỡ và luôn bên cạnh tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Hải ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………… 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………2 1.1. Sơ lược về bệnh lý sỏi tiết niệu……………………………………… …….………2 1.1.1. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học hiện đại……………………………………………… 2 1.1.2. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học cổ truyền………………………………………… ….9 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm điều trị bệnh sỏi tiết niệu bằng thảo dược …….…10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược ở trên thế giới……… 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược ở Việt Nam………… 11 1.3. Bài thuốc nghiên cứu……………… ……… ………………………….…… ….12 1.3.1. Các dược liệu sử dụng trong bài thuốc………………… ………….…… … 12 1.3.2. Những kết quả nghiên cứu bước đầu về bài thuốc……………………… …… …17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… … … 18 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu……………… …… ……………………… … 18 2.2. Phương tiện nghiên cứu……………….…………………… …… ………… … 18 2.2.1. Động vật thí nghiệm……………….……………………… ………….………… 18 2.2.2. Hóa chất thuốc thử……………….………………………… …………….……….19 2.2.3. Thiết bị và dụng cụ…………………………………………………… ………… 19 2.3. Nội dung nghiên cứu……………………….……………… ….….…………… 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu…………….……………… ……………………… ….19 2.4.1. Phương pháp đánh giá tác dụng của bài thuốc trên sỏi tiết niệu in vivo…… …….19 2.4.2. Phương pháp xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu……………………… …………………………….…………………… …23 2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu……………………… ……………….…………… ….25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….……….…26 3.1. Kết quả thử tác dụng của bài thuốc nghiên cứu trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………………………………………………………… ……………………….26 iii 3.1.1. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến sự tăng trưởng khối lượng cơ thể chuột trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………….………… …………………………26 3.1.2. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến thể tích và pH nước tiểu của chuột cống trắng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………….……………… ………….27 3.1.3. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến các ion , , trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo………………………………………………………………………….…… 28 3.1.4. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu tới tinh thể niệu của chuột trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo……………………………… …………………………………….….29 3.1.5. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến mô bệnh học của thận trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………………………………….………………………… ……32 3.2. Kết quả xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu…………………………………….…………… ………………… 39 3.2.1. Kết quả thử độc tính cấp của bài thuốc nghiên cứu…………….… …….….…… 39 3.2.2. Kết quả xác định độc tính bán trường diễn (28 ngày) của bài thuốc nghiên cứu 39 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………….….………………49 4.1. Về tác dụng của bài thuốc nghiên cứu trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo ….49 4.2. Về độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu……… 52 4.3.1. Về độc tính cấp của bài thuốc nghiên cứu…………….…… …………… …… 52 4.3.2. Về độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu………… ………… 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………… ……………… ………………54 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… ……………….56 iv DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALT: Alanin aminotransferase AST: Aspartat aminotransferase COD: Calci oxalat monohydrat COM: Calci oxalat dihydrat DC1: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 2,52 g/kg DC2: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 5,04 g/kg DC3: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 10,08 g/kg LD50: Lethal dose 50 (liều gây chết 50% số động vật quan sát) PAM: Phosphat amoni magnesium v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Danh sách một số thuốc từ dược liệu dùng để điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi tiết niệu……………………………………………………………… ….11 Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá…………………… ……………… …………22 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến thể tích nước tiểu…….….27 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến các ion , , ……29 Bảng 3.3: Điểm đánh giá về tinh thể niệu của các lô chuột……………………30 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến khối lượng thận……… 32 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64 g/kg và liều 25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến các chỉ số huyết học trên chuột nhắt trắng……………………………………………………………… 41 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64 g/kg và liều 25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến các chỉ số hóa sinh chuột nhắt trắng…………………………… …………………….…… 43 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều 25,92g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến khối lượng các cơ quan của chuột nhắt trắng 44 vi DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Hình ảnh tinh thể dạng COD (c) và COM (a,b) dưới kính hiển vi điện tử………………………………………………………… …….3 Hình 1.2: Cây Ý Dĩ (Coix lachrymal-jobi L. Poaceae)……………………… 13 Hình 1.3: Lá cây bồ đề (Ficus religinosa L.Moraceae)………… ……… …15 Hình 1.4: Cây xấu hổ (Mimosa pudica L.Mimosaceae)……… ………… …16 Hình 2.1: Quy trình thí nghiệm gây sỏi tiết niệu…………… ……… …… 21 Hình 3.1: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến độ tăng khối lượng cơ thể của chuột……………………………… ………………… ………26 Hình 3.2: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến pH nước tiểu chuột………28 Hình 3.3: Hình ảnh tinh thể niệu của chuột cống trắng………………… ……31 Hình 3.4: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng trắng………………….…….…34 Hình 3.5: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng bệnh………………… ………35 Hình 3.6: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC1……………… ……… …36 Hình 3.7: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC2……………… ……….37 Hình 3.8: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC3………… …… ….…… 38 Hình 3.9: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu liều 8,64 g/kg và liều 25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến khối lượng cơ thể chuột nhắt trắng…………………………………… ……………….40 Hình 3.10: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều 25,92g/kg chuột đến cấu trúc vi thể gan thận chuột nhắt đực thí nghiệm sau 28 ngày uống thuốc …46 Hình 3.11: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều 25,92g/kg chuột đến cấu trúc vi thể gan thận chuột nhắt cái sau 28 ngày uống thuốc………………………………………………….47 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Bệnh hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở những điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau, làm nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh [19]. Để giải quyết sỏi tiết niệu, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp.Mổ lấy sỏi là phương pháp thường dùng, đặc hiệu trong trường hợp sỏi to hoặc khi sỏi gây tắc đường tiết niệu.Tuy nhiên, với phương pháp này sỏi thường bị tái phát sau một thời gian.Tân dược điều trị sỏi cũng có một số loại nhưng tác dụng tương đối hạn chế [21], [28]. Gần đây đã có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua danhưng vẫn còn nhiều tai biến. Y học cổ truyền có nhiều cây thuốc, bài thuốc được cho là có tác dụng chữa sỏi tiết niệu nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ để tạo điều kiện cho thầy thuốc và nhân dân tin dùng.Vài năm trở lại đây, một số đề tài nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng điều trị sỏi tiết niệu của các cây thuốc và bài thuốc đã được thực hiện. Trong đó, đề tài nghiên cứu tác dụng của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ trên sỏi tiết niệu in vitro cho kết quả khả quan [14]. Để chứng minh tác dụng của bài thuốc trên thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và độc tính của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ” với hai mục tiêu: 1- Đánh giá được tác dụng của bài thuốc trên mô hình gây sỏi tiết niệu bằng ethylen glycol và amoni clorid. 2- Xác định được độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LÝSỎI TIẾT NIỆU 1.1.1. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học hiện đại 1.1.1.1. Định nghĩa bệnh lí sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát ở đường tiết niệu do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu, hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận, hủy hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn, gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh [4]. 1.1.1.2. Dịch tễ học bệnh lí sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến trên thế giới.Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều.Bệnh ít gặp ở châu Phi, còn ở châu Mĩ tỉ lệ gặp trung bình 20/10.000 người mỗi năm [2].Bệnh có tỉ lệ khá cao ở phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia, Mailaixia, Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Hi Lạp, Anh và bán đảo Xcandinavo [2]. Tuổi mắc bệnh thường từ 35-55tuy nhiên thời điểm mắc bệnh khác nhau tùy theo loại sỏi [2], [44]. Thành phần hóa học của sỏi và tỉ lệ gặp như sau: sỏi calci oxalat kết hợp với calci phosphat 80%, sỏi struvit 17%, sỏi acid uric và cystin 3% [2], [24], [38]. Nam giới mắc bệnh sỏi nhiều gấp 3 lần nữ giới [2], [24], [38], [39].Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh thay đổi tùy theo thành phần hóa học của sỏi. Trong khi nam giới bị sỏi calci nhiều hơn (88,4 % so với 58% ở nữ giới) thì nữ giới bị sỏi struvit nhiều hơn (38% so với 8,8% ở nam giới) [2], [24]. Tỷ lệ những người có nguy cơ cao bị sỏi tiết niệu vào khoảng 2 - 3% dân số và khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết niệu sẽ bị sỏi tái phát trong vòng 10 năm sau khi can thiệp lấy sỏi [24], [27]. 1.1.1.3. Cấu trúc, thành phần hóa học của sỏi tiết niệu Thành phần kết thạch của sỏi tiết niệu gồm các loại sau [4]: − Sỏi calci: calci oxalat, calci phosphat. − Sỏi phosphat amoni magnesium – PAM (struvit). − Sỏi do chuyển hóa: acid uric, cystin. [...]... các loại… 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU − Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên mô hình gây sỏi tiết niệu bằng ethylen glycol và amoni clorid − Xác định độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.4.1 Phương pháp đánh giá tác dụng của bài thuốc trên sỏi tiết niệu in vivo Mô hình tạo sỏi tiết niệu in vivo được tiến hành theo mô tả bởi Jie Fan, Michael A.Glass and... gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ bước đầu đã được nghiên cứu in vitro bởi Trần Thúy Ngần và cộng sự trong đề tài: “Nghiên cứu tác dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu in vitro của một bài thuốc và các dược liệu thành phần trên mô hình tạo sỏi ở bản nhọn 96 giếng” [14] Kết quả nghiên cứu từng vị dược liệu cho thấy, dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của Ý dĩ có tác dụng ức chế số lượng tinh thể... nghiệm Gây sỏi cho chuột bằng ethylen glycol và amoni clorid với các nồng độ khác nhau Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đánh giá tác dụng của bài thuốc nghiên cứu trên chuột đã gây sỏi tiết niệu bằng ethylen glycol 1% và amoni clorid 0,5% Nguyên tắc của mô hình nghiên cứu là tạo sỏi calci oxalate in vivo, theo dõi sự hình thành sỏi và khả năng ức chế hình thành sỏi của bài thuốc nghiên... lô được coi là có ý nghĩa khi p . sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài Đánh giá tác dụng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và độc tính của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ . TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HẢI ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT NIỆU IN VIVO VÀ ĐỘC TÍNH CỦA BÀI THUỐC GỒM BA VỊ DƯỢC LIỆU: Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ KHÓA. tài nghiên cứu tác dụng của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ trên sỏi tiết niệu in vitro cho kết quả khả quan [14]. Để chứng minh tác dụng của bài thuốc trên thực nghiệm,

Ngày đăng: 28/07/2015, 17:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan