Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 4

7 2.8K 24
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH MAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian: 150 phút) ĐỀ BÀI Câu 1:(3,0 điểm).Quan hệ Mỹ- Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó? Câu 2 :(4,0 điểm). Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống nhân loại? Câu 3 :( 7,0 điểm) . a.Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)? b.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? Câu 4:( 6,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực diễn ra như thế nào? PHÒNG GD&ĐT THANH OAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH MAI NĂM HỌC 2013-2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Quan hệ Mỹ- Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó? 3,0 Quan hệ Mĩ - Liên Xô: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”. Giải thích - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau. - Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu. 1,0 1,0 1,0 Câu 2 Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống nhân loại? 4,0 * Tích cực - CM KH-KT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. - Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động. - Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần,tỷ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần. - Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở - Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các nước được nâng cao. * Hạn chế - Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống - Nạn ô nhiễm môi trường… - Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kỹ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội 2,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)? b.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN? 4,5 2,5 a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, 0.5 quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) Hoàn cảnh ra đời: Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. 0.5 Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua hợp tác giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. 0.5 - Nguyên tắc: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. + Hợp tác phát triển có hiệu quả 0.75 Quá trình phát triển: Ngày 7-1-1984, Brunây được kết nạp và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. 0.25 Tháng 7-1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Ba-li (1976). Đây là cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. 0.25 Tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 7). 0.25 Tháng 9-1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. 0.25 Tháng 4-1999, Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 10). 0.25 Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” để cùng nhau phát triển phồn vinh. 1,0 b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập (ASEAN)? 2,5 - Thời cơ: + Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. + Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật 1,5 - Thách thức: + Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu. + Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. 0,5 0,5 Câu 4 Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu. - Các nước Tây Âu có chung nền văn minh. - Kinh tế không cách biệt nhau lắm. - Từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của Mỹ. - Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mỹ nên cần liên kết khu vực. * Quá trình liên kết khu vực mà nổi bật là sự iên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. - Mở đầu là sự ra đời đời của cộng đồng than, thép Châu Âu tháng 4 năm 1951. - Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu tháng 3 năm 1957. - Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) ra đời ngày 25/3/1957 nhằm hình thành “một thị trường chung”( Thị trường chung Châu Âu) để xóa bỏ dần hàng rào thuế quan giữa 6 nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản…. Đồng thời có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông. - Tháng 7 năm 1967 ba cộng đồng trên sáp nhập thành cộng đồng Châu Âu (EC). - Tháng 12 năm 1961 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma- a- x- tơ- rích( Hà Lan) đánh dấu một mức mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tê ở Châu Âu. Hội nghị 6.0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 quyết định cộng đồng Châu Âu mang tên mới gọi là Liên Minh Châu Âu ( EU) và thông qua hai quyết định quan trọng. + Xây dựng một thị trường chung với một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1/1/1999 đồng EURO đã được phát hành. + Xây dựng một liêm minh chính trị, mở rộng liên kết về đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung Châu Âu. -Tới nay Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. - Năm 1999 EU có 15 nước thành viên. Đến năm 2004 EU phát triển thành 25 nước thành viên. 0,5 0,5 0,5 0,5 . PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH MAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-20 14 MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian: 150 phút) ĐỀ BÀI Câu 1:(3,0 điểm).Quan hệ Mỹ- Liên Xô trong và. viên thứ 7). 0.25 Tháng 9- 199 7, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. 0.25 Tháng 4- 199 9, Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (là thành viên thứ 10). 0.25 Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam. ASEAN? Câu 4: ( 6,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực diễn ra như thế nào? PHÒNG GD&ĐT THANH OAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan