3589

25 313 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
3589

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại LỜI NÓI ĐẦU Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học quốc gia được thành lập theo quyết định số 721/TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất của Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại. Kể từ ngày thành lập đến nay, Viện đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: nghiên cứu khoa học, đào tạo trên đại học, công tác thông tin tư vấn và các công tác khác, hợp tác quốc tế. Các đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp do Viện thực hiện đã cung cấp các luận cứ khoa học thiết thực phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược, luật pháp, chính sách, cơ chế phát triển thương mại nội địa, phát triển thị trường trong nước, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thương mại bền vững gắn với bảo vệ môi trường…và cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại. Với đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại, bài báo cáo thực tập của em bao gồm những nội dung sau đây: Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Viện. Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện trong 4 năm: 2005, 2006, 2007, 2008. Chương 3: Mục tiêu, phương hướng hoạt động và giải pháp phát triển Viện. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo hướng dẫn là: Thầy giáo PGS.TS. Đinh Văn Thành cùng với cô giáo Th.S. Đỗ Thị Hương và cô giáo Th.S. Trịnh Thị Thanh Thuỷ đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở Viện Nghiên cứu Thương mại và hướng dẫn giúp đỡ em thu thập tài liệu để hoàn thành báo cáo này. Trong quá trình thu thập tài liệu để viết báo cáo nếu em có gì thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô giáo! Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 1 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại NỘI DUNG Chương 1. Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại 1.1. Quá trình hình thành của Viện Viện nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học quốc gia. Viện nghiên cứu Thương mại được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại và Viện kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là: • Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1971-1982 ) • Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1982-1992) • Viện Kinh tế Đối ngoại (1992-1995 ) • Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992-1995 ) Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 721/TTg ngày 8/11/1995 trong đó quyết định thành lập Viện nghiên cứu Thương mại trên cơ sở hợp nhất Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại, 1.2. Quá trình phát triển của Viện Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển Viện đã đạt được những thành tựu chủ yếu sau đây: 1.2.1. Về nghiên cứu khoa học Viện nghiên cứu Thương mại tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, đã nghiên cứu và cung cấp các lận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngành thương mại phát triển. Cụ thể như sau: Thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) về khoa học công nghệ và thực hiện định hướng chiến lược & kế hoạch khoa học công nghệ 2001-2005 Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 2 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại của Bộ Thương mại, thời gian 2001-1005, VIện nghiên cứu Thương mại đã thực hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 01 dự án cấp Nhà nước, 85 đề tài/dự án khoa học cấp Bộ, khai thác và phối hợp thực hiện khoảng 30 dự án quy hoạch thương mại và quy hoạch chợ cho các tỉnh/thành phố trong cả nước. và điều quan trọng là các đề tài, dự án khoa học công nghệ do Viện thực hiện đã cung cấp các luận cứ khoa học, thiết thực phục vụ cho việc xây dựng hệ thống luật pháp, đổi mới chính sách và cơ chế phát triển thương mại nội địa, phát triển xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế va phát triển thương mại bền vững gắn với bảo vệ môi trường… Nhiều quan điểm, chính sách và kiến nghị của Viện đề xuất đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận và được thực tiễn kiểm nghiệm tính khoa học, đúng đắn và sáng tạo. 1.2.2. Về đào tạo trên đại học Viện được giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học theo Quyết định số 915/TTg ngày 10/12/1996 của thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 6124/GD- ĐT ngày 27/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên ngành đào tạo: Kinh tế, Quản lý và Kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Mã số: 5.02.05. Thực hiện Quyết định số 102/QĐ-BGĐ & ĐT-ĐH &SĐH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 10/1/2005 về việc chuyển đổi mã ngành đào tạo, từ ngày 10/01/2005, Viện đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành: Thương mại, Mã số: 62.34.10.01. Kể từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo trên đại học năm 1997 đến hết năm 2005, Viện đã thực hiện 08 khoá đào tạo tiến sĩ với tổng số 36 nghiên cứu sinh (NCS), trong đó 13 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nước, 23 NCS khác đang tham gia học tập, nghiên cứu tại Viện theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra. 1.2.3. Về công tác thông tin tư vấn và các công tác khác Viện là cơ quan tham vấn của lãnh đạo Bộ Thương mại, tư vấn cho các sở Thương mại trong cả nước và trong công tác quy hoạch phát triển thương mại, Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 3 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại xây dựng chiến lược xuất khẩu, tư vấn các vấn đề về chính sách thương mại & đầu tư của Việt Nam và các nước khác, các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế… cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân cả trong và ngoài nước. Thư viện nhành thương mại được đặt tại Viện nghiên cứu Thương mại, đang được hiện đại hoá và điện tử hoá để phục vụ tốt cho nhu cầu về thông tin thương mại của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. 1.2.4. Về hợp tác quốc tế Công tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và trao đổi thông tin của Viện không ngừng được mở rộng. Viện nghiên cứu Thương mại là một địa chỉ tin cậy trong số các thể chế hỗ trợ thương mại (TSIS) của Việt Nam, là đối tác bình đẳng của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC/UNCTAD/WTO), Viện khoa học xã hội Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), các viện và các trường đại học của Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nga… 1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Lãnh đạo Viện nghiên cứu Thương mại: Viện trưởng PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Phó viện trưởng PGS.TS Đinh Văn Thành và TS Lê Thiền Hạ Các đợn vị thuộc Viện nghiến cứu Thương mại: Gồm 4 ban: + Ban nghiên cứu Chiến lựoc phát triển thương mại + Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại + Ban nghiên cứu thị trường + Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường Và 8 phòng: - Phòng quản lý khoa học và đào tạo - Phòng hợp tác quốc tế - Phòng thông tin tư liệu - Phòng nghiên cứu phát triển dự án - Văn phòng - Phòng tài chính kế toán Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 4 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại - Phân viện nghiên cứu Thương mại tại TP.Hồ Chí Minh - Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại Trong đó chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban như sau: * Ban Nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại: + Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại + Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại các vùng, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc cơ quan yêu cầu. * Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại: + Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện chính sách & cơ chế quản lý thương mại. + Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện chính sách & cơ chế quản lý thương mại. + Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách & cơ chế quản lý thương mại. + Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc tế và hội nhập. * Ban nghiên cứu thị trường: + Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế. + Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể. + Là đầu mối phối hợp với cơ quan hữu quan ngoài Viện về các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế. + Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. * Văn phòng: Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 5 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại + Thực hiện chức năng tham mưu giúp Viện trưởng về các lĩnh vực: tổ chức các bộ. đào tạo, lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị, công tác đối nội và đối ngoại theo quy định về lề lối làm việc của Viện. + Tổng hợp và giúp Viện trưởng trong việc phối hợp các hoạt động của Viện đúng quy định về lề lối và công tác trong Viện. + Giúp Viện trưởng tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, duy trì việc thực hiện các chế độ chính sách, luật lao động trong Viện. * Phòng tài chính kế toán: + Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện trong công tác xây dựng dự toán hàng năm đối với từng loại nguồn phí. + Báo cáo thường xuyên, kịp thời cho lãnh đạo tình hình sử dụng kinh phí của Viện: tư vấn, đề xuất với lãnh đạo Viện trong việc tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động cũng như việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. * Phân viện nghiên cứu thương mại Thành phố Hồ Chí Minh: + Đại diện cho Viện Nghiên cứu Thương mại thực hiện hoạt động của Viện tại khu vực này: phân Viện tại TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm thường xuyên báo cáo về tình hình kinh tế và thương mại của các tỉnh này cho trụ sở chính của Viện tại Hà Nội và liên hệ với các Sở thương mại tỉnh để thực hiện đề tài nghiên cứu và quy hoạch. * Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại: + Tổ chức các hoạt động tư vấn về phát triển thương mại, đầu tư và trợ giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ. Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 6 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ` Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 7 Viện trưởng Các phó viện trưởng Ban nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý Thương mại Ban nghiên cứu thị trường Ban nghiên cứu thương mại và môi trường Phòng quản lý Khoa học và Đào tạo Phòng hợp tác Quốc tế Phòng thông tin tư liệu Phòng Nghiên cứu Phát triển Dự án Văn phòng Phòng tài chính kế toán Phân viện Nghiên cứu Thương mại tại TP. Hồ Chí Minh Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại 1.4. Chức năng của Viện Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu những vấn đề thương mại như chiến lược và quy hoạch phát triển thương mại, chính sách và cơ chế phát triển thương mại, nghiên cứu tình hình thị trường trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới cũng như của Việt Nam… tổ chức đào tạo trên đại học, đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ và cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin thương mại. 1.5. Nhiệm vụ của Viện • Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại và thị trường; • Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý thương mại; • Nghiên cứu kinh tế và thương mại thế giưói, các tổ chức kinh tế & thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của Việt Nam; • Nghiên cứu và dự báo về thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ trong nước và quốc tế; • Nghiên cứu những vấn đề về thương mại liên quan đến môi trường của Việt Nam; • Tổ chức đào tạo trên đại học chuyên ngành kinh tế thương mại; • Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin và ngoại ngữ cho cán bộ thương mại; • Cung cấp các dịch vụ tư vấn chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cả trong và ngoài nước về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Viện; • Hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi thông tin khoa học thương mại với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước… Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 8 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện nghiên cứu Thương mại trong 4 năm 2005, 2006, 2007, 2008 2.1. Công tác nghiên cứu khoa học Năm 2005, Viện Nghiên cứu Thương mại tiếp tục triển khai thực hiện 02 đề tài cấp Nhà nước và 21 đề tài NCKH cấp Bộ từ năm trước chuyển sang, đồng thời được Bộ giao 12 đề tài và đấu thầu thành công 17 đề tài NCKH. Đã và đang triển khai nghiên cứu một số dự án qui hoạch phát triển thương mại, qui hoạch phát triển hệ thống chợ và quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu với các địa phương, trong đó có 7 dự án được UBND các tỉnh thông qua. Năm 2006, Viện Nghiên cứu Thương mại tiếp tục triển khai 01 đề tài cấp Nhà nước, 30 đề tài NCKH cầp Bộ và nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường từ năm khác chuyển sang. Cuối năm 2005 đã hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở tất cả các đề tài chuyển tiếp và nghiệm thu cấp Bộ 11 đề tài (trong đó có 06 đề tài đạt loại xuất sắc. Cũng trong năm này Viện đã đấu thầu thành công 09 đề tài NCKH và nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường. Năm 2007, Viện Nghiên cứu Thương mại tiếp tục triển khai thực hiện 12 đề tài NCKH cấp Bộ và nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường từ năm trước chuyển sang. Cũng trong năm này Viện đã đấu thầu thành công 16 đề tài NCKH và nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường. Cuối năm 2006, Viện đã hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở tất cả các đề tài, nhiệm vụ, trong đó có 01 đề tài đã nghiệm thu cấp Bộ đạt loại xuất sắc. Năm 2008, Viện Nghiên cứu Thương mại tiếp tục triển khai thực hiện 11 đề tài NCKH cấp Bộ và 13 nhiệm vụ Nhà nước về môi trường từ năm 2007 chuyển sang. Trong 6 tháng đầu năm 2008, dã hoàn thành nghiệm thu cấp Bộ các đề tài và nhiệm vụ môi trường năm 2007 chuyển sang trong đó có 07 đề tài và nhiệm vụ được đánh giá xuất sắc, 16 đề tài đạt loại khá, 01 nhiệm vụ môi trường được dánh giá đạt loại yêu cầu. Cuối năm 2008, 15 đề tài NCKH và 1 Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 9 Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại trong 3 nhiệm vụ môi trường giao trong năm 2008 đã được nghiệm thu cấp Bộ trong đó có 4 đề tài và nhiệm vụ được dánh giá xuất sắc, 11 đạt loại khá, 01 đề tài đươch đánh giá đạt yêu cầu, 02 nhiệm vụ môi trường đã nghiệm thu cơ sở đang chờ bảo vệ cấp Bộ. 2.2. Công tác đào tạo * Về đào tạo trên đại học Năm 2005, Viện đã tuyển được 08 NCS theo chỉ tiêu của Bộ, năng tổng số NCS đang ngiên cứu học tập lên 20 NCS, trong đó đã tổ chức cho 02 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước; 02 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ ở cấp bộ môn. Đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm túc qui chế, quy trình đào tạo tiến sĩ tại Viện. Năm 2006, Viện đã tuyển được 05 NCS theo chỉ tiêu Nhà nước, năng tổng số NCS đang nghiên cứu, học tập lên 23 NCS, trong đó đã tổ chức cho 02 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước; 01 NCS bảo vệ luận án cấp bộ môn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc qui chế, quy trình đào tạo tiến sĩ tại Viện. Năm 2007, Viện đã tuyển được 04 NCS theo chỉ tiêu của Nhà nước, nâng tổng số NCS dang nghiên cứu, học tập lên 26 NCS, trong đó đã tổ chức cho 01 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước, 01 NCS bảo vệ luận án tiến sĩ cấp bộ môn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc qui chế, quy trình đào tạo tiến sĩ tại Viện. Năm 2008, Viện có 02 NCS đã bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Bộ môn, 04 NCS bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp Nhà nước và tuyển được 08 NCS, các NCS khác đang được đào tạo theo đúng kế hoạch. * Về tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ Năm 2005, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại đã mở lớp đào tạo tiếng Anh chuyên ngành thương mại, 01 lớp tiếng Trung và 05 lớp tin học văn phòng cho các đối tượng có nhu cầu nâng cao trình độ. Đặc biệt, đã tổ Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47 10

Ngày đăng: 13/04/2013, 08:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan