Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trong đối tương quan với chính sách kế toán

9 623 1
Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trong đối tương quan với chính sách kế toán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạp chí Đại học Công nghiệp 31 NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN Nguyễn Thị Thu Hoàn * TÓM TẮT Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán luôn có sự khác biệt về mục tiêu và bản chất. Tuy nhiên giữa chúng lại có mối tương quan mật thiết, chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung của xã hội. Để tìm hiểu mối tương quan giữa chúng như thế nào, đề tài đã nghiên cứu về các lý thuyết được sử dụng trong việc xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách kế toán tài chính, đồng thời tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó tìm ra những nguyên nhân, bất cập hiện nay giữa hai chính sách để đưa ra một số gợi ý nhằm hoàn thiện chúng. Từ khóa: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách kế toán, mối tương quan, thuế thu nhập doanh nghiệp RESEARCH INTO CORPORATE TAX POLICIES IN RELATION TO ACCOUNTING POLICIES ABSTRACT Income tax policy and accounting policy have differences in the objectives and nature. However there are intimately correlated closely together for the common benefit of society. To find out the relationship between them, this topics study about the theories which used in the formulation of this policies, as well as learn the relationship between them in some countries over the world, Vietnam and find out the causes and current limitations between the two policies to give some suggestions to perfect them. Keywords: Income tax policy, accounting policy, correlation, income tax I. GIỚI THIỆU Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của nhà nước và chủ doanh nghiệp. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hay chính sách kế toán đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm đến. Quan điểm của một số nhà nghiên cứu cho rằng chính sách thuế và chính sách kế toán luôn có sự thống nhất với nhau, nhưng một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng luôn có sự độc lập giữa chính sách thuế và chính sách kế toán. Việc tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách thuế thu nhập trong mối tương quan với chính sách kế toán sẽ giúp cho chúng ta có một bức tranh tổng thể vấn đề còn tồn tại giữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán, mối quan hệ giữa chúng ở một số nước trên thế giới từ đó có những gợi ý đối với việc thu hẹp khoảng cách hợp lý giữa chính sách kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. * Trường Đại học Công nghiệp TPHCM Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp … 32 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là phương pháp định tính. Dữ liệu được tác giả sử dụng tổng hợp là dữ liệu thứ cấp, phân tích từ đó nội suy để giới thiệu việc nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối tương quan với chính sách kế toán. III. KHÁI NIỆM “CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN”, “CHUẨN MỰC KẾ TOÁN” VÀ “THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP”. 1. Chính sách kế toán Theo Chuẩn mực kế toán số 29 định nghĩa: “Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính”. Theo chuẩn mưc kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Chính sách kế toán là những nguyên tắc, khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc của kế toán. Bên cạnh đó chính sách kế toán còn là những lựa chọn. Chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp kế toán khác nhau cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn chính sách kế toán khác nhau sẽ làm thay đổi thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. 2. Chuẩn mực kế toán Theo điều 8 Luật kế toán: “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính”. Như vậy, chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản nhất, chung nhất làm cơ sở ghi chép và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu mối tương quan giữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp với chính sách kế toán. Để làm rõ mối quan hệ này, tác giả cũng đã nghiên cứu cả với chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập tùy theo mục đích của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đại diện cho lý thuyết về bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu nhập G.Schamt coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung trong một khoản thời gian nhất định. Định nghĩa cổ điển chi phí (Barton, 1982): “Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập trong kỳ”. Theo định nghĩa này, thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là chi phí, vì nó không phải được chi ra để thực hiện doanh thu. Định nghĩa của IASB: “Chi phí là sự giảm đi của tài sản/tăng lên của nợ phải trả làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải là phân phối lợi nhuận. Thuế thu nhập doanh nghiệp thỏa mãn định nghĩa hiện đại của chi phí”. Các nhà kinh tế học cho rằng thuế là chi phí. Theo Chuẩn mực kế toán của Australia “Chi phí là sự tiêu dùng, mất đi của tài sản hay sự tăng lên của khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, đưa tới kết quả làm giảm lợi nhuận trong kỳ báo cáo”. Theo định nghĩa này, chi phí không cần tham gia quá trình tạo ra lợi nhuận. Do đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là chi phí. Tạp chí Đại học Công nghiệp 33 Nhà kinh tế R.M.Hais và H.C.Simons (Haig-Simons) người Anh cho rằng: “Thu nhập là tổng đại số của các giá trị thị trường, quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong khoảng một thời gian nhất định”. Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng “thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong khoảng thời gian nhất định”. Thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế: là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặc dù có nhiều lý luận chưa thống nhất, nhưng đa số các ý kiến hiện nay cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chi phí. IV. CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN. Lý thuyết lợi ích xã hội (Public – interest theory): Theo lý thuyết lợi ích xã hội, khi ban hành các quy định cần thiết trong việc thiết lập các mục tiêu đều nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh sự không hiệu quả hoặc sự bất công giá cả thị trường nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh đó, quan điểm này cũng giải thích sự can thiệp của nhà nước vào những thị trường cạnh tranh không lành mạnh, thị trường có độc quyền hoặc chi phối bởi nhóm người bán hoặc có rào cản ngăn chặn thâm nhập vào thị trường. Giữa người bán và người mua luôn có bất đối xứng thông tin và vì tính chất lợi ích của công chúng. Vì vậy, trong lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực thuế, lợi ích xã hội là cơ sở cần thiết để thiết lập các tổ chức lập quy về kế toán và thuế. Trong lĩnh vực thuế, việc xây dựng các chính sách thuế của nhà nước bao giờ cũng nhằm phục vụ cho mục đích chung của xã hội, cộng đồng và phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Để xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, lý thuyết lợi ích xã hội sẽ là rất quan trọng mà nhà làm luật không thể không sử dụng. Lý thuyết nắm giữ (Capture theory) – Lý thuyết nhóm lợi ích (interest –group theory). Các quy định được thiết lập theo yêu cầu của các nhóm lợi ích trong xã hội, mục đích của lý thuyết này là mong muốn tối đa hóa lợi ích của các thành viên trong nhóm. Bằng các cách và phương pháp khác nhau, nhóm lợi ích sẽ tìm cách vận động trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích để làm tăng lợi ích của họ được ban hành hoặc các quy định bất lợi cho họ sẽ dần dần bị vô hiệu hóa. Quá trình nắm giữ có thể xảy ra khi các nhóm lợi ích kiểm soát được các quy định và tổ chức lập quy, thành công trong việc liên kết các hoạt động của tổ chức lập quy với hoạt động của nhóm lợi ích qua đó tìm cách để chuyển các quy định theo hướng phù hợp với lợi ích riêng của nhóm, chia sẻ quan điểm nhằm hướng các quy định theo mục đích riêng của nhóm lợi ích. Mức lợi ích của nhóm có thể được xem như là chỉ số tổng hợp phản ánh vị thế và khả năng tác động của nhóm đến các chính sách nhà nước. Đối với lĩnh vực kế toán, tổ chức lập quy được thành lập trên quan điểm lợi ích xã hội có thể bị nắm giữ bởi tổ chức nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực thuế, các cơ quan ban hành chính sách thuế được thiết lập trên quan điểm lợi ích của nhà nước vì bản chất của thuế là tận thu. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory): Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling trong công bố năm 1976. Đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp … 34 người quản lý - người đại diện thực hiện các quyết định của công ty. Để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về ủy nhiệm cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Lý thuyết ủy nhiệm nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty cổ phần: mâu thuẫn giữa các cổ đông và người đại diện, các cổ đông và chủ nợ. Trong lý thuyết ủy nhiệm cũng giải thích khả năng người quản lý sẽ tìm cách tác động vào các báo cáo tài chính để đạt được mục đích mà họ mong muốn và khả năng các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng các chính sách kế toán có lợi cho mình khi lập báo cáo tài chính nếu tình hình tài chính gặp khó khăn. Lý thuyết ủy nhiệm cũng là cơ sở để thiết lập báo cáo tài chính phục vụ cho nhu cầu của nhà quản lý, nhà đầu tư và các cổ đông, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà quản lý, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan có liên quan. Trong kế toán, việc vận dụng chính sách kế toán cho công ty cũng như thực thi chính sách thuế thu nhập của doanh nghiệp, các nhà quản lý thường lựa chọn chính sách kế toán mang tính chủ quan của nhà quản lý nhằm mục đích có lợi cho bản thân và những cổ đông góp vốn. Trong chính sách thuế, lý thuyết ủy nhiệm để xem xét tác động chính sách thuế như tỷ lệ, thuế suất… Tóm lại, nghiên cứu các lý thuyết lợi ích xã hội, lợi ích nhóm, lợi ích ủy nhiệm là việc quan trọng trong việc thiết lập chính sách thuế, chính sách kế toán để qua đó xem xét mối tương quan giữa chính sách thuế và chính sách kế toán. V. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA. 1. Trên thế giới Trên thế giới luôn tồn tại song song hai hệ thống chính sách kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán liên kết với thuế khi các nguyên tắc đo lường thuế được áp đặt trong kế toán để xác định lợi nhuận kế toán, kế toán độc lập với hệ thống thuế, lợi nhuận kế toán không chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc đo lường của luật thuế. Tại Đức, luôn luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa bảng cân đối (Handelsbilanz) cho mục đích báo cáo tài chính và bảng cân đối cho mục đích thuế (Steuerbilanz). Mối quan hệ chặt chẽ giữa Luật thương mại Đức – HGB (Handelsgesetzbuch) và pháp luật về chính sách thuế thu nhập Đức (Einkommenssteuergesetz, EStG) đã được thông qua nguyên tắc thẩm quyền (Maßgeblichkeitsprinzip). Nguyên tắc thẩm quyền cho rằng báo cáo tài chính là cơ sở để tính thuế. Trong nghiên cứu của Hellmann, A., Perera, H., & Patel, C. (2013), ông đã phỏng vấn trực tiếp mười một người bao gồm bảy giáo sư kế toán Đức, một thành viên của Hội đồng chuẩn mực kế toán Đức (Deutscher Standardisierungsrat- DSR), Ban thực thi báo cáo tài chính Đức (Deutsche Prüfstelle für Rechnungslegung – DPR), Bộ Tư pháp liên Bang Đức (Bundesministerium der Justiz – BMJ) và còn lại là kiểm toán viên chuyên nghiệp. Kết quả từ việc phỏng vấn các chuyên gia đã được lựa chọn 10/11 người đều đưa ra quan điểm giải thích rằng lý do cho mối quan hệ này là để giảm thiểu chi phí thiết lập báo cáo tài chính là cần thiết cho cả hai mục đích báo cáo tài chính và thuế. Tuy nhiên, ảnh hưởng pháp luật đối với chính sách thuế thu nhập của Đức (Einkommenssteuergesetz- EStG) về báo cáo tài chính đã bị chỉ trích với Tạp chí Đại học Công nghiệp 35 lý do nó làm méo mó giá trị thông tin của báo cáo tài chính tồn tại trong quy định chính sách thuế. Sự khác biệt trong nguyên tắc thẩm quyền rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập chính sách thuế và chính sách kế toán. Báo cáo tài chính theo Luật thương mại Đức (HGB) vẫn là cơ sở cho việc đánh thuế nhưng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (EStG) luôn áp đặt quy tắc riêng của mình trên Luật thương mại Đức. Chính vì vậy khiến cho các kế toán viên ít quan tâm đến việc trình bày trung thực và hợp lý mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc tuân thủ các quy định của thuế. Khả năng khác biệt giữa báo cáo tài chính cho mục đích báo cáo bên ngoài và báo cáo tài chính vì mục đích thuế càng ngày càng có khoảng cách. Hoa Kỳ - Anh: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một nhân tố trong những môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hệ thống kế toán quốc gia. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ và Anh, thuế có ảnh hưởng không đáng kể đến việc tính toán lợi nhuận của kế toán. Khi thiết lập báo cáo tài chính, kế toán thường dựa vào những nguyên tắc cơ bản của kế toán. Còn khi lập bảng khai thuế thu nhập, kế toán dựa vào những chính sách của thuế. Vì vậy, số liệu của kế toán cung cấp có thể khác biệt giữa các báo cáo trên. Khi kế toán lập báo cáo tài chính, họ có thể lựa chọn các phương pháp kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán để phản ánh trung thực và hợp lý tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp. Còn khi lập các tờ khai liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản chi phí hay các khoản thu nhập ghi nhận không phù hợp với luật thuế thu nhập sẽ được điều chỉnh lại. Như vậy, các quốc gia theo điển luật phần lớn có thị trường vốn không mạnh như các nước Đức, Indonesia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, kế toán luôn có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và các giá trị kế toán thiên về hướng thận trọng, bảo mật, thống nhất và tuân thủ. Ngược lại, các nước thông luật có nguồn cung cấp vốn chủ yếu từ thị trường vốn như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế, giá trị kế toán của họ thiên về hướng lạc quan, minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp. 2. Tại Việt Nam Trần Đình Khôi Nguyên (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính mục tiêu là ưu tiên cho nhà quản trị doanh nghiệp và cơ quan thuế là chủ yếu hay thuế có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán, mặt khác nhân tố chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là không thể thiếu trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong thời điểm hiện nay. Mối liên hệ kế toán và thuế ảnh hưởng của các quy định về thuế có tác động rất lớn đối với công tác kế toán và trong rất nhiều trường hợp, các báo cáo tài chính cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan thuế. Như vậy, sẽ phát sinh trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định về tài chính và quy định về thuế. Chi phí thuế thu nhâp doanh nghiệp ảnh hưởng đến dòng tiền, vì vậy các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn chính sách kế toán với mục tiêu sao cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là hợp lý và tiết kiệm nhất Cloyd et al. (1996), Christos Tzovas (2006) trích Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014). Việc vận dụng thông tư hướng dẫn về thuế áp dụng vào việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp thực tế đã xảy ra như thông tư số 201/2009/TT-BTC hoặc thông tư hướng dẫn về trích khấu hao số 45/2013/TT-BTC ngày Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp … 36 25/4/2013 với mục đích hạn chế mức chênh lệch giữa thuế và kế toán. Chính điều này dẫn đến việc hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp được thiết lập dựa trên chính sách kế toán và chính sách thuế. Chính sách thuế và chính sách kế toán luôn có sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Việc xác định thu nhập chịu thuế thường dựa vào lợi nhuận kế toán với các điều chỉnh cần thiết. Theo quy định về thuế hiện nay, thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế được tính bằng lợi nhuận kế toán và thực hiện điều chỉnh các khoản tăng, giảm thu nhập, chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo tài chính còn là nơi chứa thông tin để cơ quan thuế xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp với nhà nước. VI. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU, NGUYÊN NHÂN, BẤT CẬP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN, CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 1. Những thành tựu đạt được Về chính sách thuế Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng bắt kịp với thế giới bằng chứng là đã có việc cắt giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và đề ra lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những năm tiếp theo bắt đầu từ 2016 để giảm bớt gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp, mục đích đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Thứ hai, hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đã có một số sửa đổi, bổ sung phù hợp với các nước trong khu vực nhưng vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia với việc không lấy mục tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu chính mà tập trung chủ yếu nguồn thu chính là thuế gián thu thay vì thuế trực thu như hiện nay. Thứ ba, hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu và dễ áp dụng phù hợp với mọi thành phần kinh tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng không có sự phân biệt các thành phần kinh tế khác nhau. Thứ tư, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc sử dụng tờ khai mã vạch hai chiều, áp dụng hình thức kê khai thuế điện tử đã tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho người nộp thuế và cơ quan thuế. Về chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán Việc xây dựng chuẩn mực kế toán việt nam dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng phù hợp, thống nhất với thông lệ kế toán của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã giúp chúng ta đẩy nhanh tiến trình hội nhập toàn cầu. Các chuẩn mực kế toán đã được ban hành theo khuôn mẫu thống nhất vì thế các thông tin trên báo cáo tài chính đã tiến gần hơn với sự trung thực và hợp lý Chính sách kế toán đã không ngừng cải thiện về chất lượng dịch vụ vì vậy đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước hơn. 2. Những bất cập và nguyên nhân Những bất cập Theo lý thuyết lợi ích nhóm (interest – group theory), khi thiết lập chính sách thuế và kế toán, mỗi bên đều dựa trên lợi ích nhóm của mình để ban hành hoặc quy định, vì vậy dẫn đến việc có sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Các văn bản ban hành thiếu sự thống nhất, giữa các thông tư, quyết định, nghị định thường xuyên thay đổi khiến cho kế toán của Tạp chí Đại học Công nghiệp 37 các doanh nghiệp phải chịu áp lực về việc vận dụng và xử lý các chính sách kế toán, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc họ có thể chủ động trong việc tự thiết lập hai hệ thống kế toán (nội bộ) và hệ thống kế toán thuế trong doanh nghiệp. Vô hình chung chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp trốn thuế. Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi bổ sung (trích điều 14): “Nghiêm cấm lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính khác nhau”. Như vậy, việc các doanh nghiệp tự chủ động mở hệ thống sổ sách kế toán nội bộ và hệ thống sổ sách kế toán thuế là hành vi phạm pháp luật. Tính tuân thủ nguyên tắc trong thực hành kế toán còn thấp. Nguyên nhân là trình độ của người làm kế toán còn hạn chế về sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật. Áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa đủ mạnh để thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kế toán. Hệ thống văn bản pháp luật về kế toán còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật chủ yếu tập trung vào kế toán tài chính, điều tiết thuế, vì thế kế toán các doanh nghiệp thường thiên về việc phản ánh kế toán để đối phó với thuế nhiều hơn là phục vụ cho công tác tham mưu ra quyết định của người quản lý. Việc thực hiện và áp dụng các thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán còn chưa đồng bộ, có nhiều văn bản pháp luật bất hợp lý so với thực tế nhưng chưa được bổ sung hoặc thay đổi kịp thời, gây ra những khó khăn trong việc thực thi. Trong công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp thường có sự sai lệch về doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí trong kỳ do cơ quan thuế xác định và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp xác định. Thu nhập tính thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận trước thuế theo báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ việc vận dụng chính sách thuế và chính sách kế toán khác nhau. Nguyên nhân: Kế toán doanh nghiệp chưa hiểu rõ mục tiêu của thuế và mục tiêu của kế toán; chưa hiểu được mối quan hệ giữa thuế và kế toán. Vì thế chưa tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho mục đích thuế được. VII. GỢI Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN ĐỂ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÓ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 1. Quan điểm Chính sách thuế và kế toán khi xây dựng cần phải đưa lợi ích xã hội lên trên hết và cần bảo vệ lợi ích chung của xã hội theo lý thuyết lợi ích xã hội (Public – interest theory) Lợi ích của nhà nước luôn đặt lên hàng đầu nhưng bên cạnh đó sự phát triển của từng cá nhân, từng tập thể trong xã hội sẽ luôn có sức mạnh to lớn thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội theo lý thuyết nhóm lợi ích (interest –group theory), vì vậy khi xây dựng hay ban hành chính sách thuế cần đứng trên góc độ của người thực thi hơn là người ban hành. Khi ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán phải có mối quan hệ mật thiết, kế thừa, liên kết với nhau và được triển khai một cách đồng bộ để giảm thiểu tính phức tạp của thông tin kế toán đối với người sử dụng. Cần hài hòa một cách hợp lý sự khác biệt giữa chính sách thuế và chính sách kế toán. 2. Một số gợi ý để hoàn thiện Cần rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy hiện nay đang còn hiệu lực liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và những văn bản không còn hiệu lực sau đó Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp … 38 thông báo cụ thể cho các doanh nghiệp để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa văn bản này với văn bản khác như Luật Thuế Thu nhâp doanh nghiệp số 14/2008/QH 12 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2009, Thông tư 123/2012/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật quản lý thuế số 21/2012/QH12 ban hành ngày 20/11/2012, Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được hướng dẫn, Thông tư số 20/2006/TT- BTC ngày 20/3/2006 hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực ngày 1/1/2014, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và thông tư số 78/2014 hướng dẫn thi hành một số điều nghị định 218, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13… Nếu cần thiết có thể ra quyết định hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực và thay thế bằng một văn bản cụ thể khác thay thế. Cần điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hơn nữa để nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tạo điều kiện tăng nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Cần bổ sung thêm các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thay vì ở mức khống chế như hiện nay để thu hẹp khoảng cách so với chính sách kế toán Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán cần được đổi mới một cách đồng bộ và hài hòa có quan hệ mật thiết với nhau với mục đích thu hẹp khoảng cách một cách hợp lý. Trong quá trình soạn thảo, cần lấy ý kiến và có sự tham gia của những chuyên gia trong lĩnh vực kế toán hoặc những kế toán trưởng của những công ty có quy mô lớn phản biện, góp ý. Hoặc trước khi một văn bản thuế có hiệu lực cần tổ chức hội thảo để phản biện của những người làm kế toán cùng với thành viên trong cơ quan thuế, người trực tiếp quản lý các doanh nghiệp. Chính sách thuế phải ổn định lâu dài để chính sách kế toán không bị ảnh hưởng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ trong việc xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán để phát huy tối ưu mặt tích cực của kế toán và thuế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý đối với chính sách kế toán, ban hành và sửa đổi tiếp các chuẩn mực kế toán còn thiếu và còn hạn chế. Các văn bản hướng dẫn nên mang tính hướng dẫn, định hướng hơn là việc quy định quá chi tiết về kỹ thuật hạch toán để doanh nghiệp có tính chủ động hơn. Cơ quan ban hành chính sách thuế và kế toán cần tăng cường trao đổi thông tin, hoặc tổ chức các cuộc hội thảo để xác định mục tiêu cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính sách thuế và kế toán một cách hợp lý để đảm bảo các chính sách được ban hành có tính thực tiễn cao. VIII. KẾT LUẬN Chính sách thuế và chính sách kế toán luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách thuế và kế toán không Tạp chí Đại học Công nghiệp 39 chỉ tồn tại ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì vậy, đề tài nghiên cứu mối tương quan giữa chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và chính sách kế toán để làm rõ nội dung các lý thuyết sử dụng trong việc thiết lập chúng bằng phương pháp định tính, và tìm hiểu cụ thể các chính sách đó ở một số quốc gia trên thế giới. Từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm hoàn thiện hai chính sách trên cũng như thu hẹp khoảng cách giữa chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hellmann, A., Perera, H., & Patel, C. (2013), “Continental European accounting model and accounting modernization in Germany”, Advances in Accounting, 29(1), 124–133. 2. Jensen, Michael C., and William Meckling (1976), “Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”, Journal of Financial Economics 3 (1976) 305-360. 3. Nguyễn Thị Phương Hồng, Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Thị trường - Tài chính - Tiền tệ số, 2014 (13.7.2014) 4. Price Waterhouse Coupers, 2010/2011 Malaysian Tax and Business Booklet. 5. Price Waterhouse Coupers, In-đô-nê-xi-a Pocket Tax Book 2011. 6. Price Waterhouse Coupers, Thai Tax 2011 Booklet. 7. Taxation in Japan 2010 (KPMG) và Japan Highlights 2012 (Deloitte). 8. Trần Đình Khôi Nguyên (2010), “Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (40) 2010, 2. 9. Vũ Hữu Ðức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản Lao động,TP.HCM. 10. http://www.oecd-ilibrary.org/taxation/taxes-on-corporate-income_ 11. http://www.kpmg.com 12. http://www.oecd.org . Công nghiệp 31 NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN Nguyễn Thị Thu Hoàn * TÓM TẮT Chính sách thu thu nhập doanh nghiệp và chính sách. việc nghiên cứu chính sách thu thu nhập doanh nghiệp trong mối tương quan với chính sách kế toán. III. KHÁI NIỆM “CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN”, “CHUẨN MỰC KẾ TOÁN” VÀ THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP” sách thu thu nhập doanh nghiệp với chính sách kế toán. Để làm rõ mối quan hệ này, tác giả cũng đã nghiên cứu cả với chuẩn mực kế toán thu thu nhập doanh nghiệp. 3. Thu thu nhập doanh nghiệp

Ngày đăng: 28/07/2015, 14:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan