Chuyên ngành Marketing hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thép tiền chế sang myanmar

54 467 2
Chuyên ngành Marketing hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thép tiền chế sang myanmar

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn MỤC LỤC TRANG 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BGĐ : ban giám đốc BHTN: bảo hiểm thất nghiệp BHXH: bảo hiểm xã hội BHYT: bảo hiểm y tế CCDV: cung cấp dịch vụ DN: doanh nghiệp EU (European Union) : Liên minh Châu Âu FDI ( Foreign Direct Investment) : đầu tư trực tiếp từ nước ngoài SXKD : sản xuất kinh doanh TKGC : thiết kế gia công TNDN : thu nhập doanh nghiệp TNHH : trách nhiệm hữu hạn VLXD : vật liệu xây dựng WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn DANH MỤC HÌNH, BẢNG 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Sự khác biệt về địa lý, khí hậu, môi trường và trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và nguồn nhân lực cũng như các yếu tố về xã hội học giữa các quốc gia đã làm cho lợi thế so sánh giữa các quốc gia không thể bằng nhau, nước này có lợi thế về mặt hàng này nhưng lại bất lợi về mặt hàng khác và nước khác thì ngược lại. Để có thể tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi thế với các nước khác. Mặt khác việc đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để thực hiện được chủ trương của Đảng cùng với việc góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước, vì vậy vấn đề tìm ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu là cần thiết, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu thép nói riêng nhiều thuận lợi như: Thị trường mở rộng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cắt giảm thuế quan… Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như quản lý của họ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những khó khăn và bất cập như: Nhiều đối thủ cạnh tranh, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao…. đối với các công ty trong nước khi xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myamar, nhưng những lệnh 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn cấm vận này hiện nay vừa được dỡ bỏ và Myanmar đang ở những bước đầu hội nhập, xây dựng và phát triển. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cần nắm bắt để đầu tư và giao thương sang thị trường Myanmar. Vì vậy cần có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung. Qua thời gian thực tập ở công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị em công nhân viên trong công ty. Tôi thấy được sự cần thiết của việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đấy mặt hàng thép sang thị trường Myanmar để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu mặt hàng, thị trường Myanmar trên cơ sở nguồn lực hiện có của công ty. Để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thép sang thị trường đầy tiềm năng là Myanmar. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận này tập trung nghiên cứu đưa ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nhà thép tiền chế sang thị trường Myanmar. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu thông tin có sẵn: từ tài liệu của công ty, sách báo, website có các thông tin liên hệ đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với nhân viên, lãnh đạo của công ty về các vấn đề có liên quan 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THÉP TIỀN CHẾ SANG MYANMAR 2.1. Khái niệm và đặc điểm thị trường xuất khẩu 2.1.1. Thị trường xuất khẩu Dù những nguyên tắc bán hàng ở nước ngoài cũng giống như những nguyên tắc trong nội địa, các công ty xuất khẩu phải đối phó với một thị trường ít quen thuộc hơn, có thể gây ra những thay đổi nhanh chóng. Hoạt động xuất khẩu cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia khác. Công ty kinh doanh xuất khẩu tìm cách bán hàng hóa của mình ra thị trường nước ngoài đó được gọi là thị trường xuất khẩu của công ty. Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh khác nhau ở nước ngoài. Khái niệm này cho thấy nhu cầu thị trường của khách hàng nước ngoài đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ có sự biến động do sự tác động của môi trường kinh doanh quốc tế và điều kiện cạnh tranh quốc tế, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh quốc tế, các tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô và gắn với phạm vi không gian và thời gian cụ thể. Thị trường xuất khẩu có thể hiểu là thị trường mà hoạt động marketing của các công ty của một quốc gia nhất định ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài. Do vậy công ty hoạt động xuất khẩu làm những công việc mà những hàng hóa và dịch vụ của họ dành riêng cho các khách hàng trên thị trường nước ngoài với nhiều yêu cầu khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà làm công 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn tác marketing xuất khẩu là hệ thống hóa và thi hành chính sách marketing nhằm làm công ty thích nghi với môi trường của họ và đạt được sự hoàn thiện có thể có. Tóm lại, thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới. 2.1.2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu Trong bối cảnh của sự biến đổi nhanh chóng và to lớn, sâu rộng của điều kiện chính trị-kinh tế-xã hội ở phạm vi toàn cầu, thị trường xuất khẩu hiện nay có những đặc điểm chính sau: - Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau bên ngoài nhằm thu được lợi nhuận. Mục đích của kinh doanh xuất khẩu là nhằm tối đa hoặc ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí theo quy mô và tìm kiếm nguồn lực, lợi thế từ nước ngoài. - Hoạt động kinh doanh trên thị trường nước ngoài ngày càng được chế định chặt chẽ bởi các quy định pháp lý của các tổ chức thương mại quốc tế và các chính phủ, nhằm tạo ra những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của thị trường và hoạt động kinh doanh. Trên thế giới hiện nay, cả hai xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch đang song song tồn tại và được chính phủ các quốc gia vận dụng khác nhau. Bên cạnh các công cụ kinh tế như: hạn ngạch xuất nhập khẩu (Quota), thuế xuất nhập khẩu, các công cụ phi kinh tế như: tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường, vấn đề chính trị xã hội…đang được các chính phủ, các tổ chức thương mại sử dụng để phục vụ cho chính sách xuất nhập khẩu của mình. Những công cụ này thường tạo ra lợi thế hơn cho việc xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển, gây bất lợi cho các nước đang và kém phát triển. - Trước khi công ty có thể tung sản phẩm ra thị trường xuất khẩu một cách thành công, công ty cần phải biết về tình hình thị trường của đất nước, của nền công nghiệp, của các thể chế marketing và các hạn chế trong luật pháp. Toàn cầu hóa 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn nền kinh tế thế giới đã buộc các công ty phải ít nhất là nghĩ tới tính quốc tế bởi vì họ cạnh tranh với toàn thể các đối thủ trên thị trường. - Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Cần nhấn mạnh rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ). Đối với hàng hóa xuất khẩu từ các khu chế xuất của Việt Nam vào chính thị trường Việt nam thì khi đó, thị trường nội địa có thể coi là một thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với hàng hóa của các khu chế xuất. 2.1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty. Mục đích của các công ty khi thực hiện hoạt động xuất khẩu là: Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩu là hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế. Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Việc đa dạng hoá thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện và thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp. Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ tham gia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt động trong những môi trường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh quản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phú hơn và qua quá trình hoạt động lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế. Do vậy, họ sẽ tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của mình 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn qua quá trình kinh doanh quốc tế. Trong đó hoạt động xuất khẩu là hoạt động mang lại kinh nghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất. Tóm lại, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế ra đời sớm nhất và có chi phí cũng như rủi ro thấp nhất. Do đó, đây là hoạt ở các quốc gia kinh doanh quốc tế chủ yếu của các công ty ở các quốc gia đang phát triển (vì yếu tố về vốn, về công nghệ, về con người còn yếu kém nên xuất khẩu là biện pháp hữu hiệu nhất trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội…sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác. 2.2. Các hình thức xuất khẩu Xuất khẩu là phương thức đầu tiên và phổ biến nhất để xâm nhập thị trường quốc tế. Thông thường những đơn đặt hàng của người mua nước ngoài hoặc khách hàng trong nước khởi đầu hoạt động thương mại quốc tế của công ty. Điều đó thúc đẩy công ty cân nhắc thị trường quốc tế và điều tra tiềm năng phát triển của chúng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, một số công ty đã chủ động xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu là một phương thức xâm nhập đầu tiên của công ty vào thị trường nước ngoài. Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau phụ thuộc vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại. Trong một số trường hợp công ty sử dụng các đại lý xuất và nhập khẩu sẽ làm thay đổi toàn bộ các chức năng của công ty. Ví dụ một số công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu như là những nhà bán buôn hoàn chỉnh (thực hiện đầy đủ các dịch vụ). Và thực hiện tất cả các chức năng liên quan đến xuất nhập khẩu. Một số công ty khác được chuyên doanh hóa cao hơn và đảm trách vận tải, vận đơn, làm thủ tục hải quan. Để thiết lập các kênh xuất khẩu, công ty cần phải quyết định các chức năng mà các trung tâm đảm nhiệm và chức năng nào là do công ty đảm nhiệm. Những kênh xuất khẩu có nhiều dạng khác nhau. Thông thường xuất khẩu có ba dạng chủ yếu: Xuất khẩu gián tiếp, hợp tác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Những kênh xuất khẩu gián tiếp bao gồm việc sử dụng các đại lý xuất khẩu, thường là các công ty chuyên xuất khẩu. Những kênh hợp tác xuất khẩu bao gồm các hợp 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn đồng liên kết với những công ty có liên quan đến việc thực hiện các chức năng xuất khẩu. Trong xuất khẩu trực tiếp công ty đảm trách những chức năng xuất khẩu thông qua một tổ chức bán đặt ở trong nước hoặc ở những thị trường ở nước ngoài. 2.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Khi mà khối lượng xuất khẩu đủ lớn và công ty mong muốn tập trung nguồn lực của mình vào phát triển thị trường quốc tế thì việc thiết lập tổ chức (chi nhánh, bộ phận) xuất khẩu là thích hợp. Tổ chức xuất khẩu này có thể bố trí ở trong nước hoặc ở thị trường nước ngoài. Trong trường hợp này tổ chức xuất khẩu đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất khẩu từ việc xác định thị trường tiềm năng, phân đoạn thị trường, thu xếp thủ tục, chứng từ xuất khẩu, vận tải, hoạch định, triển khai kế hoạch maketing bao gồm giá, xúc tiến, phân phối sản phẩm cho thị trường quốc tế. Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Tuy vậy, công ty đạt được nỗ lực bán và xúc tiến hiệu quả hơn và cho phép công ty duy trì được sự kiểm soát ở mức độ lớn tất cả các điều kiện mà trong đó sản phẩm được bán ở thị trường quốc tế. Mặt khác, xuất khẩu trực tiếp còn cho phép công ty có sự liên hệ trực tiếp với thị trường, nắm bắt được phản ứng của thị trường để tìm ra những cơ hội mới và những xu hướng mới của thị trường, quản lý các hoạt động, nắm bắt hiểu biết các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh những kế hoạch thích ứng. 2.2.2. Xuất khẩu gián tiếp Một cách tiếp cận xuất khẩu là sử dụng các đại lý xuất khẩu hoặc các công ty thương mại quốc tế hoặc bán hàng cho các chi nhánh của các tổ chức nước ngoài đặt ở trong nước. Trách nhiệm thực hiện các chức năng xuất khẩu như xác định khách hàng tiềm năng ở nước ngoài, các nhà phân phối ở các nước khác; các tổ chức vận chuyển hàng hóa; bảo hiểm; cung cấp tài chính; cung cấp các chứng từ tài liệu làm thủ tục hải quan được chuyển cho các tổ chức khác. Đặc biệt là trong những trường hợp, ở đó tổ chức sản xuất nắm quyền sở hữu về hàng hóa, công ty không gặp phải rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu và không phải mất nhiều thời gian cho nó. Xuất khẩu với hình thức này được so sánh như bán hàng ở trong nước. 10 [...]... qua thông quan xuất khẩu - Chuyển khẩu: Là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hoá sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về của khẩu của nước mình nhưng chưa thông quan đã tiến hành xuất khẩu sang nước khác 2.2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư Là hình thức xuất khẩu hàng hoá theo chương trình đã được... để thiết lập một bộ phận xuất khẩu thì hợp tác xuất khẩu là một sự lựa chọn thích hợp Trong trường hợp này công ty thỏa thuận hợp tác với một công ty khác để phối hợp các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại, vận tải, phân phối và các hoạt động khác liên quan đến thị trường xuất khẩu 2.2.4 Xuất khẩu tại chỗ Là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không qua biên giới quốc gia mà thường là xuất khẩu vào... hiểm hàng hoá, không chịu chi phí rủi ro khác như chính trị,các biến động về kinh tế…do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên 11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS Lê Minh Tuấn 2.2.5 Tái xuất khẩu Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa qua chế biến Các hình thức tái xuất - Tái xuất: Là hình thức mà nước tái xuất nhập hàng về nước mình và xuất sang nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu. .. không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty…Tóm lại, vốn cần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của... 0303265189 Ngành hoạt động chính: Thiết kế kết cấu công trình công nghiệp và dân dụng Sản xuất, gia công, lắp đặt kết cấu thép (trừ ngành luyện kim đúc) Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường) 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH THÉP BMB được thành lập và hoạt động ngày 21 tháng 04 năm 2004 của sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hồ Chí Minh BMB STEEL đã đi vào hoạt động. .. trên thị trường đều phải tính đến lợi ích mà hoạt động kinh doanh mang lại Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cầc phải chú trọng các nhóm giải pháp sau 2.3.1 Các giải pháp liên quan tới cung Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu.Với một doanh nghiệp xuất khẩu điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hoá cho thị 12 Chuyên đề tốt nghiệp... hạn chế về yếu tố đầu vào để triển khai kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế Công ty kinh doanh sẽ không có đủ thông tin để lựa chọn các đại lý xuất khẩu và nhà phân phối tiềm năng cho sản phẩm của mình và làm bước quá độ để thiết lập các kênh phân phối xuất khẩu của mình 2.2.3 Hợp tác xuất khẩu Với một công ty mong muốn kiểm soát ở mức độ nào đó hoạt động xuất khẩu nhưng lại hạn chế nguồn lực hoặc khối... năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanhnghiệp Đôi khi, doanh nghiệp chưa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lựcsản xuất Do vậy, trước khi muốn thúc đẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phảitận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mô sản xuất, làmgia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tư về vốn, nhân... vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chi phí Vậy biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Có thể hiểu biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp hơn nữa trong... có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ hay từ người dân Có vốn rồi thì việc quan trọng là phải sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệu quả như: đạt vòng quay của vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và hạn chế rủi ro, thất thoát . quan 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD:ThS. Lê Minh Tuấn CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THÉP TIỀN CHẾ SANG MYANMAR 2.1. Khái niệm và đặc. nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hoá sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về của khẩu của nước. nhiệm. Những kênh xuất khẩu có nhiều dạng khác nhau. Thông thường xuất khẩu có ba dạng chủ yếu: Xuất khẩu gián tiếp, hợp tác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Những kênh xuất khẩu gián tiếp bao

Ngày đăng: 28/07/2015, 14:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC HÌNH, BẢNG

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

    • 2.1. Khái niệm và đặc điểm thị trường xuất khẩu

    • CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH B.M.B GIAI ĐOẠN 2011-2013

      • 3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.

        • 3.1.4. Bộ máy tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

        • CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THÉP TIỀN CHẾ CỦA CÔNG TY B.M.B SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR

          • 4.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thép sang thị trường Myanmar

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan