ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CAO HỌC LUẬT MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

17 1.5K 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CAO HỌC LUẬT MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CAO HỌC LUẬT ĐẠI HỌC CẦN THƠ MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Câu 1: Nguồn gốc của Nhà nước và pháp luật? Cách thức hình thành pháp luật? Trước khi có nhà nước và pháp luật Theo C.Mác trước khi có nhà nước và pháp luật, con người từng sống trong xã hội cộng sản nguyên thủy hay còn gọi là công xã nguyên thủy hay còn gọi là xã hội thị tộc – bộ lạc và tế bào của xã hội này chính là thị tộc. Mà ở đó: Về cơ sở kinh tế: Hoàn toàn chưa có sự xuất hiện của tư hữu, người ta chỉ áp dụng công hữu, cùng lao động, cùng thụ hưởng. Có nghĩa là tất cả các tư liệu sản xuất, các tài sản đều là của chung, sản phẩm lao động được phân chia bình đẳng tuyệt đối. Tổ chức xã hội theo chế độ mẫu hệ và sau đó là phụ hệ. Về cơ sở xã hội: Xã hội không có giai cấp, mọi người bình đẳng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên có sự phân công lao động mang tính tự nhiên để thực hiện các công việc thích hợp khác nhau. Chưa có quyền lực nhà nước do chưa có nhà nước. Nhưng có tồn tại quyền lực xã hội, thể hiện ở chổ trong các thị tộc có hội đồng thị tộc, tù trưởng có quyền quyết định những vấn đề lớn của thị tộc như: Ở chổ nào, ăn gì, làm việc gì, giải quyết tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh… Chưa có quy phạm pháp luật do chưa có pháp luật. Nhưng có tồn tại quy phạm xã hội, thể hiện ở các phán quyết của hội đồng thị tộc, tù trưởng hoặc dựa trên thói quen, tập quán, tín ngưỡng. +Ví dụ như: Đàn ông chịu trách nhiệm săn bắt, đàn bà hái lượm và giữ con chung, nếu không làm tốt có thể bị phạt bằng cách nhốt vào hang, cho uống mà không cho ăn… Nhà nước và pháp luật ra đời Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai nguyên nhân dẫn đến nhà nước ra đời: Nguyên nhân kinh tế: Sử dụng kim loại vào quá trình sản xuất (thay cho việc chỉ dùng đồ đá, đồ gỗ trước đây), làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. Song song đó, lực lượng sản xuất không ngừng tăng do lượng nô lệ bắt về từ các cuộc chiến tranh > sản phẩm dư thừa > đòi hỏi xác định sở hữu của ai (quyền tư hữu). Nguyên nhân xã hội: Xã hội trải qua 3 lần phân công lao động: + Lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt + Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp + Lần 3: Sự ra đời của ngành thương nghiệp với sự xuất hiện của hàng hóa và đồng tiêng trở thành vật ngang giá chung. Qua 3 lần phân công lao động, xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo, đòi hỏi xác lập chế độ tư hữu. Và những mâu thuẩn xã hội ở mức độ gay gắt, đòi hỏi phải thiết lập 1 bộ máy để thống trị, đủ sức giải quyết những xung đột. Nhà nước từ đó ra đời, ban hành các quy định chung được mọi người tuân theo chính là pháp luật. Cho đến nay lịch sử thế giới đã chứng kiến 4 kiểu nhà nước và pháp luật: Chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa. Nhà nước và pháp luật mất đi Theo Mác nhà nước và pháp luật chắc chắng sẽ mất đi. Xã hội mà khi nó mất đi chính là

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CAO HỌC LUẬT MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Câu 1: Nguồn gốc của Nhà nước và pháp luật? Cách thức hình thành pháp luật? * Trước khi có nhà nước và pháp luật Theo C.Mác trước khi có nhà nước và pháp luật, con người từng sống trong xã hội cộng sản nguyên thủy hay còn gọi là công xã nguyên thủy hay còn gọi là xã hội thị tộc – bộ lạc và tế bào của xã hội này chính là thị tộc. Mà ở đó: - Về cơ sở kinh tế: Hoàn toàn chưa có sự xuất hiện của tư hữu, người ta chỉ áp dụng công hữu, cùng lao động, cùng thụ hưởng. Có nghĩa là tất cả các tư liệu sản xuất, các tài sản đều là của chung, sản phẩm lao động được phân chia bình đẳng tuyệt đối. Tổ chức xã hội theo chế độ mẫu hệ và sau đó là phụ hệ. - Về cơ sở xã hội: Xã hội không có giai cấp, mọi người bình đẳng một cách tuyệt đối. Tuy nhiên có sự phân công lao động mang tính tự nhiên để thực hiện các công việc thích hợp khác nhau. - Chưa có quyền lực nhà nước do chưa có nhà nước. Nhưng có tồn tại quyền lực xã hội, thể hiện ở chổ trong các thị tộc có hội đồng thị tộc, tù trưởng có quyền quyết định những vấn đề lớn của thị tộc như: Ở chổ nào, ăn gì, làm việc gì, giải quyết tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh… - Chưa có quy phạm pháp luật do chưa có pháp luật. Nhưng có tồn tại quy phạm xã hội, thể hiện ở các phán quyết của hội đồng thị tộc, tù trưởng hoặc dựa trên thói quen, tập quán, tín ngưỡng. +Ví dụ như: Đàn ông chịu trách nhiệm săn bắt, đàn bà hái lượm và giữ con chung, nếu không làm tốt có thể bị phạt bằng cách nhốt vào hang, cho uống mà không cho ăn… * Nhà nước và pháp luật ra đời Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai nguyên nhân dẫn đến nhà nước ra đời: - Nguyên nhân kinh tế: Sử dụng kim loại vào quá trình sản xuất (thay cho việc chỉ dùng đồ đá, đồ gỗ trước đây), làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên. Song song đó, lực lượng sản xuất không ngừng tăng do lượng nô lệ bắt về từ các cuộc chiến tranh -> sản phẩm dư thừa -> đòi hỏi xác định sở hữu của ai (quyền tư hữu). - Nguyên nhân xã hội: Xã hội trải qua 3 lần phân công lao động: + Lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt + Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp + Lần 3: Sự ra đời của ngành thương nghiệp với sự xuất hiện của hàng hóa và đồng tiêng trở thành vật ngang giá chung. Qua 3 lần phân công lao động, xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo, đòi hỏi xác lập chế độ tư hữu. Và những mâu thuẩn xã hội ở mức độ gay gắt, đòi hỏi phải thiết lập 1 bộ máy để thống trị, đủ sức giải quyết những xung đột. Nhà nước từ đó ra đời, ban hành các quy định chung được mọi người tuân theo chính là pháp luật. Cho đến nay lịch sử thế giới đã chứng kiến 4 kiểu nhà nước và pháp luật: Chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa. * Nhà nước và pháp luật mất đi Theo Mác nhà nước và pháp luật chắc chắng sẽ mất đi. Xã hội mà khi nó mất đi chính là xã hội Cộng sản chủ nghĩa, xã hội mà không cần nhà nước và pháp luật, mọi người sống trong tình hòa hiếu thương yêu gắn bó lẫn nhau. Nhà nước và pháp luật sẽ mất đi khi các điều kiện tồn tại của nó không còn. * Cách thức hình thành pháp luật Pháp luật ra đời bằng hai con đường đó là: Ban hành và công nhận - Ban hành: Nhà nước suy nghĩ, thai nghén sau đó đặt ra những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi người tuân theo. + Ví dụ: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Công nhận: Nhà nước công nhận những tập quán, phong tục, tiền lệ hoặc giáo lý có sẵn, phù hợp với lợi ích của nhà nước. + Ví dụ: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, tôn giáo pháp. Câu 2: Nêu đặc trưng của Nhà nước để phân biệt Nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội? * Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, chăm lo các lợi ích chung cho sự phát triển của xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Các tổ chức khác trong xã hội: Rất nhiều tổ chức, nó có thể là các loại hình doanh nghiệp, các loại hình tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…như đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ chức nay có các đặc trưng riêng. * Đặc trưng của Nhà Nước:Có 5 đặc trưng cơ bản sau - Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Có nghĩa là Nhà nước là đại diện cho tiếng nói của quốc gia, đại diện cho toàn thể người dân trên một vùng lãnh thổ và là chủ thể của luật quốc tế. - Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hay giới tính; - Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện; - Nhà nước có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý – cai trị bao gồm: Quân đội, cảnh sát, nhà tù…; - Nhà nước là tổ chức duy nhất trong một quốc gia có quyền phát hành tiền, ban hành và thu các loại thế. Câu 3: Thế nào là kiểu Nhà nước? Hình thức Nhà nước là gì? Trình bày và cho ví dụ về mối quan hệ giữa kiểu Nhà nước và hình thức Nhà nước? * Kiểu nhà nước là những đặc điểm, dấu hiệu của nhà nước biểu hiện trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong lịch sử phát triển. Trong lịch sử, cho đến nay đã có 4 kiểu nhà nước: - Nhà nước chủ nô - Nhà nước phong kiến - Nhà nước tư sản - Nhà nước xã hội chủ nghĩa * Hình thức nhà nước là những cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp để thực hiện quyền lực đó. Hình thức nhà nước được chia làm: - Hình thức chính thể + Quân chủ: Gồm quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế (cát cứ, lập hiến) + Cộng hòa: Gồm cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. - Hình thức cấu trúc nhà nước + Đơn nhất: Có một bộ máy nhà nước + Liên bang: Gồm bộ máy của liên bang và bộ máy của từng bang. - Chế độ chính trị + Dân chủ: Có pháp luật và áp dụng, thi hành theo pháp luật + Phản dân chủ: Cực đoan, phát xít… * Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước và hình thức nhà nước -Thứ nhất, kiểu nhà nước tác động trực tiếp, ảnh hưởng có tính quyết định đến hình thức nhà nước. Ví dụ: Với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa thì hình thức chính thể phải là cộng hòa dân chủ. -Thứ hai, hình thức nhà nước phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế - chính trị - văn hóa - lịch sử - xã hội. Ví dụ: Cuộc cách mạng tư sản không triệt để dẫn đến Vương quốc Anh có hình thức chính thể quân chủ lập hiến. -Thứ ba, một hình thức chính thể có thể tồn tại dưới nhiều kiểu nhà nước hoặc một kiểu nhà nước đặc thù. Ví dụ: Chính thể cộng hòa tồn tại trong cả bốn kiểu nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa) nhưng chính thể quân chủ lập hiến chỉ tồn tại trong kiểu nhà nước tư sản. Câu 4: Nêu đặc trưng của pháp luật để phân biệt với các quy phạm xã hội khác? * Khái niệm: Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc công nhận, thể hiện ý chí của giai cấp trong khuôn khổ ý chí chung của xã hội nhằm điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định. Các quy phạm xã hội khác: Quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm tôn giáo, quy phạm tín ngưỡng… * Pháp luật có 5 đặc trưng cơ bản: - Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật điều chỉnh tất cả các mối quan hệ quan trọng và cơ bản trong đời sống xã hội, pháp luật có tính phổ quát về địa bàn áp dụng, đồng thời chứa đựng các “ứng xử mẩu” làm thước đo hành vi, có tính bắt buộc chung. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: - Tính quyền lực: Có bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù) đảm bảo cho pháp luật được phổ biến rộng rãi và nghiêm chỉnh thực hiện. - Tính ý chí: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền (nhà nước) có tính đến phần nào ý chí của các nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội. - Tính khách quan: Trong chừng mực nhất định, pháp luật phản ánh các quy luật của xã hội dưới lăng kính của nhà nước. Câu 5: Nêu các hình thức bên ngoài của pháp luật? VN công nhận và áp dụng hình thức nào? * Khái niệm: Hình thức pháp luật (còn gọi là hình thức bên ngoài của pháp luật) là những dạng thể hiện của pháp luật trên thực tế, được nhà nước sử dụng hoặc công nhận giá trị áp dụng. Trong lịch sử loài người pháp luật được thể hiện thông qua 1 trong 4 hình thức sau đây: - Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục luật định, chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần và được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước. Ví dụ: Ở nhà nước chủ nô: Đạo luật 12 bản; ở nhà nước tư sản: Hiến pháp Mỹ; ở nước ta: Luật cán bộ, công chức năm 2008; Hiến Pháp… +Ưu điểm: Rất dễ thấy, dễ đọc, dễ tiếp cận… +Nhược điểm: Thứ nhất câu chữ đôi khi không rõ nghĩa hoặc nó làm cho người ta hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu lệch. Thứ hai là câu chữ cũng có những giới hạn của câu chữ nên có đôi khi nó không đủ khả năng bao quát nội dung của vấn đề. - Tiền lệ pháp: Là việc nhà nước thừa nhận các kết quả giải quyết, xét xử của một vụ án, vụ việc trước như một hình mẫu dùng để áp dụng cho vụ việc, vụ án sau khi có tình tiết tương tự. + Ưu điểm: Khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện, góp phần làm giảm các “kẽ hở” pháp luật. + Nhược điểm: Khi ta công nhận tiền lệ pháp thì phần nào tác động, ảnh hưởng đến quyền lập pháp của Quốc hội và quyền lập quy của các cơ quan khác. - Tập quán pháp: Là hình thức pháp luật không thành văn, khi nhà nước công nhận những tập quán phù hợp với lợi ích và bản chất của nhà nước. + Nhược điểm: Có xu hướng cục bộ, khó thay đổi… - Tôn giáo pháp: Là việc nhà nước công nhận và sử dụng giáo lý vào trong đời sống xã hội như một hình thức pháp luật có giá trị bắt buộc đối với cộng đồng. Ví dụ: Ở các quốc gia Hồi giáo chính thống tồn tại song hành luật Hồi giáo (kinh Côran…) và văn bản quy phạm pháp luật. * Ở Việt Nam các hình thức được công nhận và áp dụng như sau: - Văn bản quy phạm pháp luật: CÓ công nhận và áp dụng; - Tiền lệ pháp: Có được áp dụng một cách gián tiếp dưới dạng án lệ. nhưng CHƯA công nhận chính thức - Tập quán pháp: Áp dụng nhưng phải có điều kiện + Chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh + Phải là tập quán tiến bộ, không trái với pháp luật của nhà nước và đạo đức xã hội. + Chỉ áp dụng trong luật dân sự và hôn nhân gia đình, thương mại. - Tôn giáo pháp: KHÔNG công nhận và KHÔNG áp dụng * Câu hỏi bổ sung: Trong nghị quyết 49/NQ – TW năm 2005 Đảng Cộng Sản 2005 đã khẳng định phát triển án lệ, theo các anh chị án lệ ở Việt Nam có cần thiết không? Nếu VN phát triển án lệ thì cần phải chuẩn bị những gì? Án lệ (hình thức tiền lệ pháp tại tòa) là một hình thức phổ biến của tiền lệ pháp cho phép tòa án áp dụng các bản án (Đã được công nhân là án lệ) làm cơ sở đưa ra phán quyết cho các bản án sau. Theo quan điểm của cá nhân em thì việc phát triển án lệ ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Bởi vì thực tế đời sống muôn mặt, rất nhiều thứ mà đôi lúc văn bản pháp luật không đủ mức độ “phủ sống” trong các trường hợp đó nên chúng ta cần thiết phải có án lệ. Hay nói cách khác ta cần án lệ giúp “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện, góp phần làm giảm các “kẽ hở” pháp luật. Nếu Việt Nam phát triển án lệ thì cần phải chuẩn bị các vấn đề sau: - Cấp xét xử nào hay bản án nào (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…) mới có thể được xem là án lệ? - Có phải mọi bản án đều là án lệ không? Trong một bản án có những phần nào được xem là án lệ? Làm cách nào để xác định? - Một khi đã chấp nhận án lệ thì phải có thủ tục công nhận và công bố án lệ. Vậy ai có thẩm quyền công nhận án lệ? Ai có thẩm quyền công bố án lệ? Và công bố như thế nào? Bằng cách để Tòa án tối cao xuất bản tuyển tập án lệ hay đăng trên trang web của tòa án tối cao - Bản án lệ phải được viết như thế nào? Có cần cơ quan chuyên trách thực hiện không? Câu 6: Nêu và cho ví dụ những đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa? Nền kinh tế nước ta hiện nay được xác định trong Hiến Pháp như thế nào? Theo C. Mác nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước cuối cùng trong lịch sử. * Về mặt khoa học Nhà nước xã hội chủ nghĩa có 5 đặc trưng cơ bản sau: - Về phương diện kinh tế: Xây dựng nền kinh tế dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Hiện này, Việt Nam đang vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Ví dụ: * Nên kinh tế nước ta được xác định trong HP 2013 như sau: Về nền kinh tế của VN được thể hiện trong các Điều 51, 52 Hiến Pháp 2013, còn về tư liệu sản xuất được thể hiện trong các Điều 53, 54 Hiến Pháp 2013. Cụ thể là: - Nền kinh tế nước ta được định nghĩa một cách rõ ràng, cụ thể tại Điều 51 Hiến Pháp 2013 như sau: “1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” - Công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ ở Điều 53 Hiến Pháp 2013 “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đất đai được kể đầu tiên sau đó đến các tài nguyên khác. - Việt Nam đang vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa + Nền kinh tế thị trường: Nên kinh tế tuân theo quy luật cung - cầu, tức là cái nào cầu càng nhiều, càng lớn thì cái đó càng có giá. Kinh tế thị trường thuần túy thì tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng nhau + Định hướng xã hội chủ nghĩa: Nghĩa là chúng ta lấy kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên một bộ phân doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. - Về đất đai- tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất, tại Điều 54 Hiến Pháp 2013 có một số quy định mới như sau: + Hiến định hóa quyền sử dụng đất, có nghĩa là quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. + Lần đầu tiên trong Hiến Pháp của Việt Nam có quy định về việc thu hồi đất vì mục đích phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. - Về phương diện chính trị: Tổ chức chính trị lãnh đạo duy nhất là Đảng Cộng sản. Điều này có một thuận lợi là nền chính trị mang tính ổn định cao. + Ví dụ hay Cơ sở pháp lí: Điều 4 Hiến Pháp 2013. “1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” - Về phương diện tư tưởng: Xây dựng và phát triển trên nền tảng là học thuyết Mác – Lênin + Ví dụ hay cơ sở pháp lí: Tại khoản 1 Điều 4 Hiến Pháp 2013 có đề cập đến việc ở Việt Nam “lấy học thuyết Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. - Về phương diện văn hóa – xã hội: Có hệ thống bộ máy quản lý văn hóa, xã hội rất sát sao và chặt chẽ, bảo đảm tính chính thống trong các ý kiến, ý tưởng, công trình nghiên cứu… + Ví dụ hay cơ sở pháp lí: Điều 5, Điều 60 Hiến Pháp 2013 Điều 5 1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Điều 60 1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân. - Về phương diện dân chủ và công bằng xã hội: Kế thừa những điểm tiến bộ về dân chủ, công bằng và bình đẳng của nhà nước tư sản. + Cơ sở pháp lí: Điều 28 Hiến Pháp 2013 Điều 28 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. + Ví dụ: Như ban hành hiến pháp – cam kết tối cao của một chế độ toàn dân… Câu 7: Các cơ quan chính yếu trong bộ máy nhà nước? Những điểm mới trong tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013? * Các cơ quan chính yếu trong bộ máy nhà nước bao gồm: - Nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nước - Cơ quan quyền lực nhà nước: + Quốc hội; + Ủy ban thường vụ quốc hội; + Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). - Các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước) + Chính phủ + Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) + Bộ,cơ quan ngang bộ + Sở, phòng, công chức chuyên trách cấp xã. - Cơ quan xét xử + Tòa án nhân dân tối cao + Tòa án nhân dân cấp tỉnh + Tòa án nhân dân cấp huyện - Cơ quan kiểm sát + Viện kiểm sát nhân dân tối cao + Viện kiểm sát nhân dân tỉnh + Viện kiểm sát nhân dân huyện * Những điểm mới trong tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 2013 như sau: - Về quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp có những điểm mới sau: + Có quy định sự kiểm soát quyền lực, thể hiện ở khoản 3 Điều 2 Hiến Pháp 2013 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” + Hiến pháp cũ có quy định quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng khi định nghĩa không nói rõ cơ quan nào thực hiện quyền hành pháp và cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp. Đến Hiến Pháp 2013 đã quy định cụ thể: Quyền lập pháp và lập hiến giao cho Quốc hội (Điều 69), Quyền hành pháp giao về cho Chính Phủ (Điều 94), Quyền tư pháp giao về cho Tòa án (Điều 102), Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp (Điều 107) có nghĩa là vks không thực hiện quyền tư pháp mà thực hiện việc kiểm soát hoạt động tư pháp. - Về Quốc hội có những điểm mới sau: + Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp (Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013) + Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Khoản 8 Điều 70 Hiến pháp 2013) - Về Ủy ban thường vụ quốc hội có những điểm mới sau: + Ủy ban thường vụ quốc hội được giao thẩm quyền nhập, tách địa giới hành chính dưới cấp tỉnh (K8 Điều 74 HP 2013) mà trước đó thuộc thẩm quyền của chính phủ. Còn đối với địa giới hành chính cấp tỉnh vẫn giữ nguyên thẩm quyền của Quốc hội. - Về Tòa án và Viện kiểm sát có những điểm mới sau: + Chương Tòa án và Viện kiểm sát (Chương VIII) được đưa lên trước chương chính quyền địa phương (Chương IX). + Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được bổ sung thêm hai cụm từ mới là “bảo vệ công lý” và “bảo vệ quyền con người” (Khoản 3 Điều 102) + Nhiệm vụ của Viện kiểm sát được bổ sung thêm hai cụm từ “bảo vệ pháp luật” và “bảo vệ quyền con người” (Khoản 3 Điều 107) - Về chính quyền địa phương có những điểm mới sau: + Tên gọi khác ngày trước gọi là hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân bây giờ là chính quyên địa phương. + Bổ sung thêm đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt do Quốc hội thành lập thành 1 cấp đặc biệt trong chính quyền địa phương (Khoản 1 Điều 110) + Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định (Khoản 2 Điều 110) + Có thêm quy định mở về việc chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Khoản 2 Điều 111). - Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toàn nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Hiến Pháp quy định tại Điều 117,118 HP2013. * Câu hỏi phụ: Tại sao lại chưa đưa Hội đồng hiến pháp (Cơ quan bảo hiến) vào Hiến pháp nước ta? Bởi vì nó còn nhiều hạn chế như: *Nếu thành lập thì đặt ở vị trí nào trong bộ máy nhà nước -Thuộc Quốc hội + Nếu thuộc Quốc hội thì không thể mang tên Tòa án Hiến pháp được, mà chỉ có thể là Hội đồng Hiến pháp. Do không phải Tòa mà là hội đồng nên chỉ có chức năng giám sát, tư vấn, khuyến cáo, kiến nghị mà không thể đưa ra phán quyết. Nên Hội đồng Hiến pháp sẽ chỉ mang tính hình thức không đảm bảo hiệu quả hoạt động. + Hội đồng hiến pháp là cơ quan cấp dưới của Quốc hội nên khó có thể kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các luật, nghị quyết mà Quốc hội ban hành xem có vi Hiến không, nên khó có thể bảo vệ được Hiến pháp. + Vướng mắc về góc nhìn, do cơ quan này thuộc Quốc hội nên sẽ có cách nhìn tương tự như cách nhìn của Quốc hội, dẫn đến hạn chế về góc nhìn nên khó phát hiện sai lầm của Quốc hội. - Thuộc Tòa án + Nếu thuộc Tòa án tối cao thì mang tên là Tòa án hiến pháp, có thể đưa ra pháp quyết nhưng lại không thể giảm sát các luật, bộ luật của Quốc hội xem có phù hợp với Hiến pháp hay không. Bởi vì Tòa án Hiến pháp thuộc Tòa án tối cao, mà cơ quan này là cơ quan cấp dưới của Quốc hội. + Khó khăn trong mối quan hệ giữa Tòa án và chính phủ Do còn nhiều điều chưa thống nhất, cần thảo luận thêm nên chưa đưa vào Hiến Pháp 2013 => Trong xã hội phát triển đỉnh cao cần có cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp, nên hoạt động không chuyên nghiệp, kém hiểu quả. Câu 8: Nêu và cho ví dụ các đặc điểm chứng minh Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở nước ta? Về mặt khoa học pháp lý điều này có những thuận lợi và khó khăn gì nếu xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam? Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Bởi vì nó là cơ quan đại diện được người dân thông qua lá phiếu của mình trao lại quyền lực nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ. Căn cứ vào Điều 70 Hiến Pháp 2013 có thể nhận thấy các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như sau: - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp + Lập hiến là ban hành và sửa đổi Hiến pháp – quyền tối cao của Quốc hội. Hiến pháp không chỉ ràng buộc tất cả các cơ quan nhà nước khác, mà nó ràng buộc chính chủ thể ban hành ra Hiến pháp – Quốc hội. + Lập pháp là ban hành và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật. Tất nhiên, khi xem xét đến cùng, “Quốc hội lập pháp” phải tuân thủ “Quốc hội lập hiến” Ví dụ: Điều 69 Hiến Pháp 2013 - Quốc hội là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại của đất nước; trực tiếp quyết định công việc quản lý nhà nước đối với các vấn đề quan trọng của đất nước Ví dụ: Quốc hội quyết định nhập, tách địa giới hành chính cấp tỉnh (khoản 9 Điều 70 Hiến pháp 2013) - Là chủ thể lập ra hệ thống các “nhánh khác” trong bộ máy nhà nước Ví dụ: Quốc hội quyết định bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia (khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013) - Là cơ quan có quyền giám sát tối cao trong bộ máy nhà nước. Giám sát tối cao có tính chất đặc thù là sự giám sát mang tính đại diện, không chịu sự giới hạn bởi bất kỳ cơ quan nào trong bộ máy nhà nước. Việc giám sát tối cao này thể hiện ở vai trò của đại biểu Quốc hội trong việc chấp vấn với các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nươc Ví dụ: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Khoản 2 Điều 70 Hiến Pháp 2013) => Tóm lại thông qua nhưng đặc điểm đã nêu, chứng tỏ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định vấn đề lập hiến, lập pháp, thành lập bộ máy nhà nước, giám sát tối cao và thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước trọng yếu, ảnh hưởng đến mọi người dân trong quốc gia. Câu 9: Thế nào là lập hiến, lập pháp, lập quy? Ủy quyền lập pháp? Hãy nêu các trường hợp ủy quyền lập pháp ở nước ta? - Quyền lập hiến: Là quyền ban hành văn bản có giá trị tối cao – Hiến pháp. Tuy nhiên tối cao không có nghĩa là chuẩn mực của đời sống xã hội. Hiến pháp cũng như các đạo luật phải hướng đến lẽ công bằng, chân lý… + Về nội dung: Hiến pháp chứa đựng những quy tắc cơ bản nhất của quốc gia như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trọng yếu trong bộ máy nhà nước. + Về hình thức: Văn bản phải có đúng tên gọi là Hiến pháp, ban hành theo thể thức chặt chẽ, do ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. - Quyền lập pháp: Là quyền ban hành các văn bản luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thực hiện, khi có quá ½ số đại biểu Quốc hội biểu quyết thông tán thành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quan trọng, cơ bản của đất nước, của xã hội…Quyền lập pháp là quyền của Quốc hội trong việc ban hành bộ luật, luật nhằm điều chỉnh các vấn đề: + Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân; nguyên tắc cơ bản của quy chế hoạt động công vụ, công chức. + Quy định các chức năng của hệ thống các cơ quan nhà nước: Tổ chức quản lý ngành, linhc vực của chính phủ, việc xác định và quy trình truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự liên quan đến tội phạm, hình phạt của các cơ quan tư pháp; các nguyên tắc cơ bản liên quan đến pháp luật dân sự, lao động, đất đai, hành chính… + Ban hành bảo đảm quyền con người, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, chính sách thuế, ngân sách. + Các vấn đề về quan hệ quốc tế và chủ quyền quốc gia. *Bộ luật và luật khác nhau không nhiều, bao gồm 3 điểm khác biệt sau: + Bộ luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội rộng lớn có tính bao quát [...]... phải làm theo quy phạm pháp luật - Do nhà nước ban hành hoặc công nhận: + Nếu được nhà nước ban hành, quy phạm pháp luật thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật; + Nếu được nhà nước công nhận, quy phạm pháp luật thể hiện duới đạng thành văn (tiền lệ pháp, tôn giáo pháp) hoặc không thành văn (tập quán pháp - Là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội: Quy phạm pháp luật là công cụ điều tiết xã hội...Ví dụ: Bộ luật dân sự có phạm vi bao quát rộng hơn luật hôn nhân và gia đình + Bộ luật là xương sống của một ngành luật, tức là có bộ luật là chắc chắng phải có ngành luật hay dựa trên ngành luật ta xây dựng nên bộ luật Ví dụ: Có bộ luật hình sự, sẽ có ngành luật hình sự Có luật thì có thể có hoặc không có ngành luật Có luật luật sư nhưng không có ngành luật luật sư, có luật giao thông đường bộ... của các quy phạm pháp pháp luật phát sinh khi có vướng mắc luật nhưng không nhân danh Nhà trong cách hiểu, cách vận dụng quy nước và không có tính chất bắt buộc phạm của quá trình thi hành, áp dụng phải tuân thủ pháp luật và cần phải được giải thích, Chủ thể - Ủy ban thường vụ Quốc hội giải Phổ biến từ các nhà khoa học luật, thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh các luật gia, các cơ quan thông tin - Chủ thể... nguồn của luật Việt Nam không công nhận luật Đối với một số quốc gia tư sản công nhận học thuyết pháp lý là nguồn của luật, thì sự giải thích của các nhà khoa học sáng tạo học thuyết có thể được viện dẫn trước tòa Vai trò Giúp cho việc thi hành, áp dụng pháp Giúp mọi người hiểu rõ hơn về các luật được thống nhất quy định pháp luật, góp phần vào việc giáo dục ý thức pháp luật, đào tạo ngành luật Hình... không bắt buộc phải công khai còn văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải công khai, phải đăng công báo Câu 13: Nêu tên văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành? Nghị quyết của Quốc hội được sử dụng là văn bản lập hiến, lập pháp hay lập quy? - Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành như sau: + Hiến pháp, bộ luật, luật nghị quyết của Quốc hội + Pháp. .. trên Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên Là nguồn của luật Có Tên gọi, hình thức Một trong 12 loại văn bản thể hiện theo Điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Ví dụ: Lệnh của chủ tịch nước là văn bản quy phạm pháp luật Chủ thể Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thuộc một trong 12 chủ thể theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm... phạm pháp luật nào * Ở Việt Nam quy phạm pháp luật tồn tại trong các hình thức sau: - Văn bản quy phạm pháp luận - Tập quán pháp (nhưng áp dụng có điều kiện) - Điều ước quốc tế mà quốc gia phê chuẩn Câu 11: Nêu đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật? Trong tương lai nếu VN công nhận án lệ thì các đặc điểm trên có gì thay đổi không? *Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật. .. hoặc không có thẩm quyền nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, hướng đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật được đồng bộ và thống nhất * Đặc điểm: Có 4 đặc điểm - Dựa trên các công cụ phân tích, làm sáng tỏ nội dung câu chữ của các quy phạm pháp luật - Dựa trên những nguyên tắc của luật, làm toát lên tư tưởng chung, tinh thần và ý nghĩa của quy phạm pháp luật đó... quốc, công đoàn, + Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng và Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao + Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp - Công văn, thông báo, công điện là văn bản hành chính thống thường, điều đó có nghĩa là các văn bản này không phải là văn bản pháp luật nên không có giá trị pháp lý (Ta... pháp: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền lập pháp ở nước ta có thể ủy quyền cho 2 cơ quan thường trực là: Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ Có nghĩa là có 2 trường hợp ủy quyền lập pháp ở nước ta, là ủy quyền lập pháp cho Ủy ban thường vụ quốc hội và cho Chính phủ + Cơ sở pháp lý: Điều 12, Điều 14 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Thứ nhất: Pháp lệnh của Ủy ban . Phải là tập quán tiến bộ, không trái với pháp luật của nhà nước và đạo đức xã hội. + Chỉ áp dụng trong luật dân sự và hôn nhân gia đình, thương mại. - Tôn giáo pháp: KHÔNG công nhận và KHÔNG áp. được công nhận và áp dụng như sau: - Văn bản quy phạm pháp luật: CÓ công nhận và áp dụng; - Tiền lệ pháp: Có được áp dụng một cách gián tiếp dưới dạng án lệ. nhưng CHƯA công nhận chính thức - Tập. cấp. - Công văn, thông báo, công điện là văn bản hành chính thống thường, điều đó có nghĩa là các văn bản này không phải là văn bản pháp luật nên không có giá trị pháp lý. (Ta có thể hiểu công

Ngày đăng: 28/07/2015, 13:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan