TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN ĐỀ

4 374 1
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU Bình Định  ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN ĐỀ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU MÔN NGỮ VĂN Giáo viên: Võ Thị Quy Phượng Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ THI: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thực biểu đạt đã học. II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: -Hình thức:Tự luận -Cách tổ chức kiểm tra:cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút. III.THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng Chủ đề 1 Đọc-hiểu văn học: +Tiếng Việt: + Văn học Việt Nam Kiến thức về dùng từ đặt câu Kiến thức đọc-hiểu văn bản :”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Kiến thức về dùng từ, đặt dấu. Xác định được chi tiết: ý nghĩa, nội dung chính, nhan đề, biện pháp nghệ thuật, Số câu: 2 Tỉ lệ: 30% 2điểm 2điểm 30%= 3,0 điểm Chủ đề 2 - Nghị luận xã hội. Nhận biết được nội dung tư tưởng chứa đựng trong câu chuyện. Hiểu được nội dung biểu hiện của sự chia sẻ, cảm thông chân thành Tượng trưng cho các thế hệ của nhân dân Tây Nguyên - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận nhằm bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Số câu: 1 Tỉ lệ: 35% 3,5 điểm 35%=(3,5đ) Chủ đề 3 Nghị luận Văn học Số câu: 1 Tỉ lệ: 3,5% Nhận biết được nội dung trong tác phẩm “ Rừng xà nu” Hiểu được hình tượng cây xà nu bất diệt, mạnh mẽ trong chiến tranh Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách cảm nhận mọt đoạn văn ngắn 1 câu 3,5 điểm 35%=(3,5đ) II. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Câu 1 : (2.0 điểm) “Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng ” (Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) a.Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích. b. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của những biện pháp ấy ? Câu 2: (1.0 điểm) Hãy chỉ ra những chỗ sai và chữa lại trong những câu sau: a. Để tránh ong bị trúng độc, ta chỉ nên phun thuốc sâu trước và sau khi hoa tàn. b. Bộ đội ta tiến công vào đồn giặc chết như rạ. III. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1: Phần Nghị luận xã hội (3.5 điểm) Trong” Phép nhiệm màu của đời” có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của câu bé 4 tuổi vừa mất vợ . Nhìn thấy ông khóc ,cậu bé lại đến gần và leo lên ngồi vào trong lòng ông . Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc.” Anh/chị trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện trên. Câu 2: Phần Nghị luận văn học (3.5 điểm) Ý nghĩa hình tượng cây Xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành …………………………….Hết……………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Câu 1: a Vấn đề được đặt ra: Gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng của con người Tây Nguyên núi rừng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. - Nhan đề: Sự bất diệt của rừng xà nu b. - Biện pháp nhân hóa, ấn dụ,so sánh. Tác dụng: thấy được sức sống mãnh liệt , bất diệt của cây xà nu Câu 2: Chỗ sai và cách chữa lỗi: a Dùng thiếu hụt từ làm cho các từ khác kết hợp với nhau không đúng. -Ta cần thêm vào một số từ vào câu sau: “Để tránh cho ong khỏi bị trúng độc, ta chỉ nên phun thuốc trừ sâu ngay trước khi hoa nở và ngay sau khi hoa tàn”. b. .3. Dùng thiếu, sai dấu câu Cách sửa: Bộ đội ta tiến công vào đồn, giặc chết như rạ. III. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1: Phần Nghị luận xã hội (3.5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Đây là một đề mở, học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thiết thực hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: *Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: -Đề cao, kêu gọi sự chia sẻ ,cảm thông trong cuộc sống đó là sự thân thiện xuất phát từ đáy lòng giữa người với người. Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ Sự chia sẻ chân thành của trái tim trong sáng của câu bé thấm đẫm vẻ đẹp về sự cư xử với nhau trong đời. - Chia sẻ là mang đến cho người khác niềm vui ,sự nâng đõ tâm hồn nhau ,để cuộc sống này đáng yêu hơn có ý nghĩa hơn. Khi chia sẻ cảm thông phải bằng cả tấm lòng trong sáng không vụ lợi thì nhân cách ta mới thật sự hoàn thiện mới thậy sự kh ông làm tổn thương người khác. -Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất. *Liên hệ trong cuộc sống: -Có những người sống chia sẻ bằng một tâm hồn cao thượng , trong sáng và vô tư( BillGates, Hồ Chí Minh) -Có những người quan tâm để tỏ ra bề trên, nhưng thiếu đi một tấm lòng chân thành cần thiết( tặng quà, làm từ thiện) - Có những n gười quan tâm để cầu lợi. *Thái độ của chúng ta: -Phát huy truyền thống yêu thương giúp đỡ của dân tộc ( baõ lũ về chung tay giúp đỡ ) -Phê phán sự quan tâm chia sẻ có tính chất vụ lợi giả tạo ( xén cơm cơ hàn của những mảnh đời đáng thương)Chà đạp lên đạo lí làm người không thương tiếc .Đó là những loại người tật nguyền về cảm xúc -Phê phán sự lạnh lùng vô cảm. - Sống biết yêu thương và chia sẻ hồn nhiên vô tư giúp ta hoàn thiện về nhân cách. Câu 2: phần NLVH (3.5 điểm) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một vấn đề trong tác phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp… Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần nghị luận b. Vẻ đẹp hình tượng cây Xà nu - Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên - Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên + Thân to lớn vững chãi thẳng thắn, sinh sôi nảy nở khỏe cành lá xum xuê bất chấp giá rét giông bão tượng trưng cho sức sống mãnh liệt + |Có những cây bị thưong nhưng vết thương chóng lành → Tượng trưng cho sức chịu đựng ghê gớm sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man + Cạnh cây Xà Nu mới ngã gục đã có 4, 5 cây con khác mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời… Tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên nối tiếp nhau đánh giặc giữ làng + Biểu tượng cho người Tây Nguyên khao khát tự do - Nghệ thuật: Tả thực – nhân hóa – tượng trưng cùng với cảm hứng sử thi hào hùng tráng lệ c. Đánh giá chung: d. Hình ảnh cây Xà nu xuyên suốt tác phẩm là một hình tượng nghệ thuật đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ, góp phần làm nổi bật chủ đề tạo ra chất Tây Nguyên và không khí Tây Nguyên độc đáo chất trữ tình và chất sử thi tráng lệ cùng hòa quyện ./. . GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013- 2014 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU MÔN NGỮ VĂN Giáo viên: Võ Thị Quy Phượng Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ THI: Thu. và phương thức biểu đạt, biết cách cảm nhận mọt đoạn văn ngắn 1 câu 3,5 điểm 35%=(3,5đ) II. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013- 2014 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Câu 1 : (2.0 điểm) “Nhưng. Cộng Chủ đề 1 Đọc-hiểu văn học: +Tiếng Việt: + Văn học Việt Nam Kiến thức về dùng từ đặt câu Kiến thức đọc-hiểu văn bản :”Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Kiến thức về dùng từ, đặt dấu. Xác định được

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan