TÓM tắt LUẬN án TIẾN sĩ nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không việt nam trong hội nhập quốc tế

26 499 0
TÓM tắt LUẬN án TIẾN sĩ nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không việt nam trong hội nhập quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không là bộ phận đặc thù của nguồn nhân lực ngành hàng không; đặc thù của nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế biểu hiện thông qua (1) trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo chuẩn quốc tế, (2) là người lao động đa văn hóa, đa sắc tộc, (3) thông thạo tiếng Anh và hiểu biết một số ngôn ngữ khác, (4) thể lực, trí lực của đội ngũ phi công tăng cao cùng quá trình hội nhập; nguồn nhân lực phi công có vai trò đặc biệt trong quá trình tái sản xuất và phát triển của ngành hàng không; luận giải cụ thể tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phi công, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế. 2. Một số hạn chế của nguồn nhân lực phi công Việt Nam: (1) chưa đủ về số lượng, tỷ lệ phi công thuê từ nước ngoài còn cao; (2) Cơ cấu chưa hợp lý về chủng loại và độ tuổi; (3) Còn hạn chế về tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp; (4) Chưa có cơ sở đào tạo phi công trong nước. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là: (i) Trình độ phát triển kinh tế xã hội và kinh tế chưa cao nhưng nhu cầu phát triển vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế tăng nhanh; (ii) Công tác đánh giá, tuyển dụng, đào tạo bổi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ phi công còn hạn chế và chưa đồng nhất giữa các hãng hàng không; (iii) nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực phi công còn hạn hẹp; (iv) Hợp tác quốc tế về đào tạo phi công và quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực phi công còn nhiều bất cập. 3. Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm (1) Đánh giá lại về số lượng, chất lượng và cơ cấu, (2) Hoàn thiện tiêu chí và quy trình tuyển dụng, (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển dụng, (4) Nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại đối với phi công, (5) Hoàn thiện cơ chế sử dụng và luân chuyển phi công, (6) Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, (7) Tăng cường huy động nguồn vốn để phát triển nguồn nhân lực phi công, (8) Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về đào tạo, bồi dưỡng phi công, (9) Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đào tạo phi công ở Việt Nam.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM ANH NgUåN nh©n lùc PHI C¤NG CñA Ngµnh hµng kh«ng ViÖt Nam trong héi nhËp quèc tÕ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: 1. PGS. TS. ĐOÀN XUÂN THỦY 2. TS. MAI VĂN BẢO Phả n biệ n 1: Phả n biệ n 2: Phả n biệ n 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Anh (2012), "Đánh giá khả năng lồng ghép các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển", Tạp chí Phát triển bền vững, (1), tr.54-58. 2. Phạm Anh (2012), "Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn lực tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam", Tạp chí Phát triển bền vững, (2), tr.54-58. 3. Phạm Anh (2015), "Nhân lực trong tiến trình phát triển và hội nhập của ngành hàng không Việt Nam", Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1) tr.49- 55. 4. Phạm Anh (2015), "Nghề lái máy bay dân dụng Việt Nam - Nhìn từ ba phía", Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, (1), tr.67-73. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư phát triển ngành hàng không với qui mô ngày càng lớn. Nhờ đó, ngành hàng không dân dụng nước ta đã phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tính đến năm 2015 Việt Nam đã có 4 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jestar Pacific Airlines, VASCO, VietJet Air (Air Mekong và Indochine airlines đã dừng hoạt động) với đội máy bay trên 100 chiếc các loại, trong đó có nhiều chủng loại hiện đại nhất như Airbus A350, Boeing B787-9. Ngành hàng không đang khai thác 20 cảng hàng không 45 đường bay quốc tế, 40 đường bay nội địa. Để phát triển ngành hàng không nước ta theo hướng hiện đại có khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa an toàn thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cần phải có những điều kiện cần thiết như hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ về sân bay, cảng hàng không, cung cấp dịch vụ không lưu, đội máy bay hiện đại… và đặc biệt là nguồn nhân lực nói chung và phi công nói riêng phù hợp. Là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, với nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại và yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh nên nguồn nhân lực phi công phù hợp trong ngành hàng không phải được xây dựng và phát triển cả về thể lực, trí lực, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao. Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng bộ phận phi công của hãng hàng không quốc gia - Vietnam Airlines đồng loạt báo ốm (đợt Tết Dương lịch năm 2015 có 117 phi công báo ốm, tăng đột ngột so với bình thường khoảng trên dưới 10 trường hợp) góp phần gây nên tình trạng chậm hủy chuyến qui mô khá lớn, làm ùn tắc nhất thời giao thông đường không, cản trở tốc độ lưu thông của nền kinh tế và khó khăn nhất định tới các hoạt động chính trị, xã hội. Tuy sự kiện này đã được các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo của Vietnam Airlines áp dụng nhiều giải pháp phù hợp, thỏa đáng do đó tình hình đã trở lại bình thường, nhưng đó cũng là tín hiệu phản ánh cơ chế và phương thức giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động- hãng hàng không và người cung ứng lao động lái bay, tức là phi công có vấn đề. Bản chất của hiện tượng là gì và như thế nào cần phải nghiên cứu để kết luận chính xác trên cơ sở đó đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm thiết lập vững chắc sự bình ổn và phát triển đúng định hướng thị trường người lái bay- phi công ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp đối với nguồn nhân lực phi công phục vụ sự phát triển của ngành hàng không nước nhà trong thời gian tới đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mụ c đích nghiên cứ u củ a luậ n án Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không trong hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam thời gian qua và đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đưa ngành hàng không trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệ m vụ củ a luậ n án - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực của một ngành kinh tế. Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, vùng lãnh thổ về phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không và rút ra những bài học kinh nghiệm cho ngành hàng không Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam giai đoạn 2001 - 2014, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, cũng như hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u củ a luậ n án Trọng tâm của đề tài chủ yếu nghiên cứu đội ngũ phi công đang làm việc cho các hãng hàng không mang quốc tịch Việt Nam, không nghiên cứu sâu, tuy nhiên có đề cập tới các mối quan hệ phái sinh, những phi công đã chuyền đổi, nghỉ, hoặc chuyển sang lái cho lĩnh vực khác (hàng không chung). 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u củ a luậ n án + Về không gian: Luận án tập trung phân tích đánh giá nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam, bao gồm nguồn nhân lực phi công của các hãng hàng không Việt Nam, trong đó chủ yếu là nguồn nhân lực phi công của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. + Thời gian nghiên cứu: Thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luậ n củ a luậ n án Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của các nhà khoa học, các học giả đi trước về nhân lực, nhân lực ngành hàng không, nhân lực phi công đối với mỗi quốc gia và từng hãng hàng không. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong luận án phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu; đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, khái quát hóa. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Làm rõ khái niệm và đặc thù của nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không; phân tích các vai trò của nguồn nhân lực phi công; các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phi công, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG 1.1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu nước ngoài về nguồn nhân lực phi công Nguồn nhân lực phi công là bộ phận đặc thù của nguồn nhân lực. Trong những năm gần đây các công trình nghiên cứu của nước ngoài tiêu biểu về nhân lực đều khẳng định rằng nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào tỷ lệ tiết kiệm, tích lũy tư bản và các nguồn vốn vật thể khác, thì ngày nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhân lực, công nghệ, thể chế chính trị và truyền thống văn hóa, trong đó vai trò hàng đầu thuộc về nhân lực có trình độ. Trong số các công trình nghiên cứu về nhân lực, đã có các công trình đề cập tới nhân lực của ngành hàng không với tư cách là bộ phận nhân lực đặc thù trong nền kinh tế. Các nghiên cứu đều nhấn mạnh việc thực hiện các quy định về tiêu chí đánh giá mức độ chuyên nghiệp của nhân lực ngành hàng không, đặc biệt đối với phi công hàng không dân dụng trên cơ sở những tri thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn quan các chuyến bay. Quá trình đào tạo đội ngũ phi công hàng không dân dụng đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá mang tính quốc tế, đồng thời áp dụng các biện pháp đào tạo có tính chuyên nghiệp ngày càng cao, trong đó khẳng định sự phối hợp trong đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo phi công cho các chuyến bay quốc tế. 1.1.2. Khái quát về các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến nguồn nhân lực phi công Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Trong đó,các công trình nghiên cứu về nhân lực trong ngành hàng không nói chung và nguồn nhân lực phi công nói riêng cho đến nay ở nước ta mới chỉ có một số bài viết trên các trang. Bên cạnh đó còn có một số bài viết về ngành hàng không Việt Nam có đề cập tới nhân lực hàng không. Những công trình này, khi phân tích về xu thế phát triển của ngành hàng không Việt Nam, đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố nhân lực và bước đầu đã đề cập tới một số giải pháp phát triển nhân lực hàng không của Việt Nam trong những năm tới. 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận đã được làm rõ và có thể kế thừa trong nghiên cứu về nguồn nhân lực phi công Từ kết quả nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố có thể khẳng định: cho đến nay những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực đã được làm sáng tỏ bao gồm: Thứ nhất, nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng và vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng không dân dụng nói riêng. Thứ hai, trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và việc nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực. Thứ ba, lao động của phi công là loại lao động đặc thù, phức tạp, không chỉ là bội số của lao động giản đơn mà đòi hỏi phải có tri thức tổng hợp rộng, chuyên môn sâu và bản lĩnh chính trị, tính quyết đoán rất cao. Thứ tư, là loại hình lao động đặc thù và thị trường sức lao động phi công mới ra đời nên sự phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam rất cần tới sự trợ giúp với vai trò là “bà đỡ” của Nhà nước. Thứ năm, quá trình đào tạo huấn luyện để có một phi công đòi hỏi thời gian khá dài và chi phí rất tốn kém do đó khó thể tạo ra một thị trường phi công hoàn hảo. 1.2.2. Những khoảng trống về khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án, bao gồm: Thứ nhất, làn rõ những yêu cầu chủ yếu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực để phát triển ngành hàng không theo hướng hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó cần làm rõ mối quan hệ biện chứng nội tại trong tập thể phi công, đội bay, đoàn bay. Thứ hai, tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không trong hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự phát triển của thị trường hàng không và thị trường phi công. Thứ ba, cần đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam giai đoạn 2007- 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, tạo căn cứ khoa học cho đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong tương lai. Thứ tư, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không của Việt Nam thời gian tới. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNGTRONG H󰗙I NH󰖭P QU󰗑C T󰖿 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG 2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực phi công Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không là bộ phận đặc thù của NNL ngành hàng không có chức năng trực tiếp chỉ huy, điều khiển bay trên các chuyến bay dân dụng. NNL phi công bao gồm không những toàn bộ những phi công dân dụng hiện có, mà cả những phi công tiềm năng có thể thu hút, sử dụng vào quá trình phát triển ngành hàng không của một quốc gia dân tộc. 2.1.2. 󰖸c i󰗄m c󰗨a ngu󰗔n nhân l󰗲c phi công trong h󰗚i nh󰖮p qu󰗒c t󰗀 Trong hội nhập quốc tế, với tư cách là bộ phận của NNL quốc gia và NNL ngành hàng không dân dụng, NNL phi công có đặc điểm chung là nguồn lực có tính chủ động sáng tạo nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời có những đặc điểm đặc thù xuất phát từ sự đặc thù của nghề phi công và yêu cầu đối với phi công theo chuẩn mực quốc tế. Những đặc điểm đó bao gồm: Thứ nhất, phi công là người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo chuẩn quốc tế. Thứ hai, phi công trong hội nhập quốc tế là người lao động đa văn hóa, đa sắc tộc. Thứ ba, phi công trong hội nhập quốc tế phải thông thạo tiếng Anh và hiểu biết một số ngôn ngữ khác. Thứ tư, thể lực, trí lực của đội ngũ phi công tăng cao cùng quá trình hội nhập. 2.1.3. Tiêu chí ánh giá ngu󰗔n nhân l󰗲c phi công trong h󰗚i nh󰖮p qu󰗒c t󰗀 [...]... với phi công 2.2 VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực phi công - Nguồn nhân lực phi công là điều kiện quan trọng hàng đầu trong đảm bảo tính liên tục của quá trình tái sản xuất của Hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - Nguồn. .. tranh không lành mạnh trên thị trường phi công giữa các hãng trong nước Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 4.1 PHƯƠNG HƯỚNG 4.1.1 Dự báo về xu thế phát triển của ngành hàng không và nhu cầu nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam Song song với sự phát triển kinh tế và ngành hàng không thế giới, nhu cầu nhân lực phi công của ngành hàng. .. cho ngành hàng không của đất nước Bốn là, nhà nước phải tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không nói chung và NNL phi công chất lượng cao nói riêng Chương 3 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành Hàng không Việt Nam Ngành Hàng. .. - Nguồn nhân lực phi công là điều kiện cần thiết trực tiếp để ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hàng không hiện đại - Nguồn nhân lực phi công là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của hãng hàng không và ngành hàng không của một quốc gia trong cung cấp dịch vụ vận tải hàng không - Nguồn nhân lực phi công là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành hàng không từ... tạo bồi dưỡng, đãi ngộ đối với phi công của các hãng hàng không Thứ tư ,hội nhập quốc tế 2.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ VÀ BÀI HỌC CHO NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.3.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 2.3.2 Kinh nghiệm EU 2.3.3 Kinh nghiệm Liên bang Nga 2.3.4 Bài học cho ngành hàng không Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực phi công Một là, nhận thức đúng đắn... thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hội nhập quốc tế 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế Thứ nhất, Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và sự phát triển nhu cầu của xã hội về dịch vụ vận tải hàng không Thứ hai, Cơ chế, chính sách, thể chế của Nhà nước về phát triển ngành hàng không Thứ ba, Năng lực, chế độ tuyển dụng,... phi công nước ngoài của VNA so với phi công trong nước trong những năm qua thường chênh lệch khoảng 3 lần 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.3.1 Thành tựu và nguyên nhân 3.3.1.1 Thành tự u - Đối với đội ngũ phi công nói chung đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ bay do ngành hàng không, hãng hàng không giao phó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của. .. trọng của NNL phi công đối với phát triển ngành hàng không nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong hội nhập quốc tế để có những chính sách, biện pháp trước mắt và lâu dài phát triển đội ngũ phi công chất lượng cao, tạo tiền đề cho ngành hàng không phát triển và chủ động hội nhập quốc tế Hai là, đào tạo NNL phi công phải hướng vào yêu cầu phát triển ngành hàng không quốc gia và xu thế hội. .. luyện MCC 04 tuấn HCM/CRX Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam 3.2.2.3 Về tình hình sử dụ ng phi công Trong những năm qua, các hãng Hàng không Việt Nam cùng sử dụng NNL phi công dựa trên những quy định chung của pháp luật Việt Nam và của các tổ chức hàng không quốc tế (ICAO, IATA, SKY TEAM), cụ thể: Về số giờ bay của 1 phi công quy định là không được quá 100h/28 ngày hoặc không quá 1000 giờ/ 1 năm... Nguyên nhân củ a thành tự u Thứ nhất, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành hàng không trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Thứ hai, sự hoàn thiện không ngừng về hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế về vận tải hàng không Thứ ba, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho nguồn nhân lực phi công phát triển Thứ tư, sự nỗ lực của các . TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNGTRONG H

Ngày đăng: 28/07/2015, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan