Trắc nghiệm di truyền học sinh học phân tử dành cho sinh viên đại học

10 1.6K 11
Trắc nghiệm di truyền học   sinh học phân tử dành cho sinh viên đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh học phân tử là một môn khoa học nghiên cứu giới sinh vật ở mức độ phân tử. Phạm vi nghiên cứu của môn này có phần trùng lặp với các ngành khác trong sinh học đặc biệt là di truyền học và hóa sinh. Sinh học phân tử chủ yếu tập trung nghiên cứu mối tương tác giữa các hệ thống cấu trúc khác nhau trong tế bào, bao gồm mối quan hệ qua lại giữa quá trình tổng hợp của DNA, RNA và protein và tìm hiểu cách thức điều hòa các mối tương tác này.

1.Bản chất hóa học của gen là: A. Prôtêin. B. AND C. ARN. D. B hay C. 2.Một gen chứa thông tin trực tiếp của: A. 1 pôlipeptit. B. 1 phân tử ARN. C. 1 tính trạng. D. A+B+C. 3.Về cấu tạo thì 1 gen là: A. 1 đoạn mạch đơn ADN. B. 1 đoạn ADN hai mạch. C. 1 đoạn ARN xoắn kép. D. 1 phân tử AND nguyên. 4. Người ta chia gen cấu trúc thành bao nhiêu vùng? A. 1 vùng. B. 2 vùng. C. 3 vùng. D. 4 vùng. 5. Tên và thứ tự các vùng ở 1 gen cấu trúc là: A. Mở đầu – Kết thúc – Mã hóa. B. Mã hóa – Điều hòa – Kết thúc. C. Điều hòa – Mã hóa – Kết thúc. D. Tiếp nhận – Chính – Kết thúc. 6. Gen phân mảnh có đặc tính là: A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh 1 nơi. B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục. C. Vùng mã hóa xen đoạn không mã hóa axit amin. D. Do các đoạn Ôkazaki gắn lại. 7. Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là: A. Gen có các nuclêootit nối nhau liên tục. B. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi. C. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa. D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại. 8. Đoạn chứa thông tin axit amin ở vùng mã hóa của gen ở tế bào nhân thực gọi là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). 9. Ở sinh vật nhân sơ thường không có: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). 10. Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn? A. Dài bằng nhau. B. Ở tế bào nhân thực dài hơn. C. Ở tế bào nhân sơ dài hơn. D. Lúc hơn, lúc kém tùy loài. 11. Mã di truyền là: A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào. B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin. D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng. 12. ARN có mã di truyền không? A. Có. B. Không. C. Chỉ rARN có. D. Chỉ tARN có. 13. Một đơn vị mật mã di truyền gồm bao nhiêu nuclêôtit? A. 3 cặp nuclêôtit đối nhau ở 2 mạch ADN. B. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch gốc ADN. C. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN. D. B hoặc C. 14. Một đơn vị mã di truyền còn gọi là: A. Citron (xitrôn). B. Exon (êxôn). C. Codon (câuđân). D. Intron (intơrôn). 15. Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêootit (A, T, G, X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ hai) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau? A. 4 1 = 4. B. C 2 4 = 6. C. 4 2 = 16. D. 4 3 = 64. 16. Nếu cứ 3 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ ba) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau? A. 4 1 = 4. B. C 2 4 = 6. C. 4 2 = 16. D. 4 3 = 64. 17. Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là: A. 5’ AAG 3’. B. 5’ AUG 3’. C. 5’ UAG 3’. D. 5’ UGA 3’. 18. Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã A. UGG. B. UAA. C. UAG. D. UAG. 19. Codon (câuđân) mở đầu có ở: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. A+B+C. 20. Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là: A. Lơxin và xêrin. B. Triptôphan và mêtiônin. C. Valin và alanin. D. Alanin và mêtiônin. 21. Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai là: A. Lơxin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. 22. Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của vi khuẩn là: A. Foocmin mêtiônin. B. Valin. C. Mêtiônin. D. Alanin. 23. Mã di truyền không có đặc tính là: A. Đặc hiệu. B. Phổ biến. C. Thoái hóa (dư thừa). D. Gối nhau. E. Liên tục. 24. Tính đặc hiệu của mã di truyền biểu hiện ở điểm: A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã. B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. 25. Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm: A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau. B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. 26. Tính thoái hóa (hay dư thừa) của mã di truyền biểu hiện ở: A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã. B. 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba. C. 1 bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin. D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau. 27. Trên axit nuclêic, mã di truyền được đọc như thế nào? A. Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ ba. B. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở mỗi mạch. C. Từ điểm bất kỳ, theo từng bộ ba ở mạch gốc. D. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở 2 mạch. 28. Sự tự nhân đôi ADN còn gọi là: A. Tự sao B. Sinh tổng hợp ADN. C. Tái bản mã. D. A hay B hoặc C. 29. Trong tế bào, sự tự nhân đôi của ADN diễn ra ở: A. Dịch nhân tế bào. B. Trong chất nguyên sinh C. Trên nhiễm sắc thể D. Lưới nội chất hạt 30. Enzim làm duỗi và tách 2 mạch ở chuỗi xoắn kép ADN là: A. Enzim tháo xoắn. B. ADN – pôlimeraza. C. ARN - pôlimeraza. D. A+B. 31. ADN – pôlimeraza có vai trò là: A. Tháo xoắn cả phân tử ADN. B. Cắt liên kết hydro và tách 2 chuỗi. C. Lắp nuclêôtit mới vào mạch khuôn. D. A+B. 32. Sơ đồ ADN 2 mạch sau đây có chú thích là: A. 1=3=đầu 3’; 2=4=đầu 5’. B. 1=3=đầu 5’; 2=4=đầu 3’. C. 1=4=đầu 5’; 2=3=đầu 3’. D. 1=2=đầu 3’; 3=4=đầu 5’. 33. Enzim ADN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều: A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. Cả hai chiều. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. 34. Enzim ARN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. Cả hai chiều. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. 35. Khi ADN tự nhân đôi thì mạch mới hình thành theo chiều A. 5’→3’. B. 3’→5’. C. 5’→3’ ở mạch này, thì 3’→5’ ở mạch kia. D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại. 36. Các enzim tham gia quá trình tự nhân đôi của ADN là: A. ARN-pôlimeraza. B. ADN-pôlimeraza. C. ADN-ligaza. D. Enzim tháo xoắn. E. A+B. F. B+C+D. G. A+C. 37. Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Ôkazaki là: A. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh. B. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh. C. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’→3’. D. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’→5’. 38. Đoạn Ôkazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp: A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. E. A+B+C+D. 39. Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Ôkazaki là: A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao. B. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit. C. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’→3’. D. ARN-pôlimeraza chỉ trượt theo chiều 5’→3’. 40. Nguyên tắc chi phối quá trình tự nhân đôi của ADN là: A. Nguyên tắc bán bảo toàn. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc nửa gián đoạn. D. A+B+C. 41. Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là: A. k. B. 2k. C. 2 k . D. k 2 . 42. Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là: A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. SINH HOC PHÂN TỬ 43. Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì: A. ADN này dài 10200 Å với A=T=600, G=X=900. B. ADN này dài 5100 Å với A=T=600, G=X=900. C. ADN này dài 10200 Å với G=X=600, A=T=900. D. ADN này dài 5100 Å với G=X=600, A=T=900. 44. ADN dài 3400 Å với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hyđrô là: A. 2600. B. 3400. C. 1300. D. 5200. 45. ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là: A. 51000. B. 93000. C. 46500. D. 96000. 46. Một mạch đơn gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X thì tự sao một lần sẽ cần: A. A=T=180; G=X=120. B. A=T=120; G=X=180. C. A=T=90; G=X=200. D. A=T=200; G=X=90. 47. Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ prôtêin với axit nuclêic là: A. Prôtêin→ADN→ARN→Tính trạng. B. Tính trạng→Prôtêin→ARN→ADN. C. ADN→ARN→Prôtêin→Tính trạng. D. ARN→Prôtêin→ADN→Tính trạng. 48. Phiên mã (PM) khác dịch mã (DM) như thế nào? A. Không khác nhau. B. PM là tổng hợp ARN, còn DM là tổng hợp Prôtêin. C. DM là tổng hợp ARN, còn PM là tổng hợp Prôtêin. D. DM xảy ra trước, PM xảy ra sau. 49. Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở: A. Dịch nhân. B. Trên crômatit. C. Ribôxôm. D. Lưới nội chất. 50. Khi phiên mã thì mạch khuôn được chọn làm gốc là: A. Mạch 3’→5’ của gen. B. Mạch 5’→3’ của gen. C. Cả hai mạch của gen. D. Mạch 5’→3’ của mARN. 51. Enzim ARN pôlimeraza xúc tác cho: A. Sự tự sao. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. A+B+C. 52. Trong quá trình sinh tổng hợp Prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. 53. Phân tử mang mật mã trực tiếp cho dịch mã ở ribôxôm là: A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. 54. Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều: A. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ. B. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ. C. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên. D. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên. 55. Loại ARN có mang bộ mã đối (anticodon) là: A. tARN.B. rARN. C. mARN. D. B+C 56. mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực có: A. Số đơn phân bằng mạch gen mẫu. B. Số đơn phân ít hơn mạch gen mẫu. C. Số đơn phân nhiều hơn mạch gen mẫu. D. A hoặc C. 57. Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp theo các bước: A. Gen→mARN sơ khai→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN. B. Gen→mARN shơ khai→Tách intrôn→Ghép êxôn→mARN. C. Gen→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN sơ khai→mARN. D. Gen→Tách êxôn→mARN sơ khai→Ghép intrôn→mARN. 58. Trên phân tử mARN, thì hướng chuyển dịch của ribôxôm là: A. 3’→5’ B. 5’→3’. C. A hay B đều được. D. Lúc hướng này, lúc khác. 59. Sự chuyển vị của ribôxôm trên mARN diễn ra theo kiểu: A. 1 nuclêôtit mỗi lần. B. 1 bộ ba mỗi lần. C. 2 bộ ba mỗi lần. D. 3 bộ ba mỗi lần. 60. Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mARN tương ứng là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… 61. Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mạch bổ sung là: A. ATG TAX GGX GXT AAA… B. AUG UAX XXG XGA UUU… C. UAX AUG GGX GXU AAA… D. ATG TAX XXG XGA TTT… 62. Mạch khuôn của gen có đoạn 3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự là: A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’ B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’ C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’ D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’ 63. Một mARN trưởng thành dài 5100 Å sẽ mã hóa cho chuỗi pôlipeptit có số axit amin (không kể amin mở đầu) là: A. 498. B. 499. C. 500. D. 502. 64. Một ADN xoắn kép gồm 3.10 6 nuclêôtit có 20% là Timin thì có từng loại nuclêôtit là: A. G=X=900000; A=T=600000. B. G=X=600000; A=T=900000. C. G=X=800000; A=T=700000. D. G=X=700000; A=T=800000. 65. Mạch có nghĩa của 1 gen ở vi khuẩn có 150 A, 300 T, 450 G và 600 X, thì mARN tương ứng gồm các ribônuclêôtit là: A. 150 T, 300 A, 450 X và 600 G. B. 150 A, 300 U, 450 G và 600 X. C. 150 U, 300 A, 450 X và 600 G. D. 150 G, 300 X, 450 A và 600 T. 66.Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là: A. Điều hòa phiên mã. B. Điều hòa dịch mã. C. Điều hòa sản phẩm của gen. D. A+B. 67. Ở tế bào nhân sơ, quá trình điều hòa gen chủ yếu ở cấp độ: A. Trước phiên mã. B. Lúc phiên mã. C. Khi dịch mã. D. Sau dịch mã. E. A+B+C+D. 68. Rêgulatơ (regulator, viết tắt: R) là: A. Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. 69. Prômôtơ (promotor, viết tắt: P) là: A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã. C. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. 70.Ôpêratơ (Operator, viết tắt: Ô) là: A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế. B. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã. C. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế. D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng. 71. Ôpêrôn Lac có trình tự là: A. Vùng khởi động-Vùng vận hành-Cụm gen cấu trúc. B. Vùng khởi động-Gen chỉ huy-Cụm gen cấu trúc. C. Gen điều hòa→Gen cấu trúc→Gen chỉ huy. D. Gen điều hòa→Vùng khởi động→Gen cấu trúc. 72. Trong sơ đồ Lac operon, thì P ở gen điều hòa (ĐH) khác gì với P ở ôpêrôn (O)? A. Hoàn toàn giống nhau. B. Khác hẳn nhau. C. P ĐH khởi động tổng hợp prôtêin ức chế, P O khởi động tạo enzim phân giải lactôza. D. P ĐH khởi động tổng hợp enzim phân giải lactôza; P O khởi động tạo prôtêin ức chế. 73. Theo mô hình ôpêzôn Lac ở E.coli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng? A. Vì Lactôza làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì gen điều hòa (R) bị khóa. C. Vì nó không được tổng hợp ra nữa. D. Vì nó bị phân hủy khi có lactôza. 74. Gen ban đầu có 4800 liên kết hyđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, sau khi đột biến thì có 3600 nuclêôtit với 4801 liên kết hyđrô. Số nuclêôtit của gen đột biến là: A. G = X = 1199; A = T = 601. B. G = X = 1202; A = T = 598. C. G = X = 1201; A = T = 599. D. G = X = 1200; A = T = 600. 75. Gen dài 4080 Å có T = 1,5 X sau khi đột biến mất đoạn chỉ còn lại 640 Ađênin và 2240 liên kết hyđrô. Số G đã mất là: A. 160. B. 610. C. 120. D. 320. 76. Đột biến gen hoặc đột biến điểm là: A. Thay đổi cấu trúc gen liên quan tới 1 cặp nuclêôtit. B. Thay đổi ở 1 vài thành phần hóa học của gen. C. Thay đổi số lượng 1 hay vài gen ở tế bào. D. Thay đổi vị trí 1 vài gen trên NST. 77. Sự kiện có thể xem như đột biến gen là: A. Gen bị đứt 1 đoạn. B. ADN được gắn thêm gen. C. ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit. D. Trình tự các gen thay đổi. 78. Tần số đột biến gen ở tự nhiên dao động trong khoảng: A. 10 -1 đến 10 -3 . B. 10 -3 đến 10 -5 . C. 10 -4 đến 10 -6 . D. 10 -5 đến 10 -7 . 79. Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5 BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T-A→T-5BU→X-5BU→X-G. B. A-T→A-5BU→X-5BU→X-G. C. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X. D. T-A→T-5BU→G-5BU→G-X. 80. Các dạng chính của đột biến gen gồm: A. Gen sao mã, giải mã gen, dịch mã gen. B. Gen hoán vị, gen liên kết, gen độc lập, gen đa alen. C. Mất, thêm, thay hay đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit. D. Đứt, thêm, đảo hay chuyển đoạn ADN. 81. Cho đoạn mạch gen ATX XXG ATT… Sau khi có đột biến, đoạn này gồm… ATG XXG ATG… Đây là loại: A. Đột biến thay thế 1 nuclêôtit. B. Đột biến mất 1 nuclêôtit. C. Đột biến thêm 1 nuclêôtit. D. Đột biến đảo đoạn pôlinuclêôtit. 82. Đoạn mạch ban đầu …Sau khi có đột biến, đoạn này gồm… ATG XXG ATTT… Đây là: A. Đột biến thay thế 1 nuclêôtit. B. Đột biến mất 1 nuclêôtit. C. Đột biến thêm 1 nuclêôtit. D. Đột biến đảo đoạn pôlinuclêôtit. 83. Cho đoạn mạch gen… ATG XXG ATT… Sau khi có đột biến, đoạn này gồm … ATG XXG AT… Đây là: A. Đột biến thay thế 1 nuclêôtit. B. Đột biến mất 1 nuclêôtit. C. Đột biến thêm 1 nuclêôtit. D. Đột biến đảo đoạn pôlinuclêôtit. 84. Theo mô hình ôpêzôn Lac ở E.coli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng? A. Vì Lactôza làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì gen điều hòa (R) bị khóa. C. Vì nó không được tổng hợp ra nữa. D. Vì nó bị phân hủy khi có lactôza. 85. Gen ban đầu có 4800 liên kết hyđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, sau khi đột biến thì có 3600 nuclêôtit với 4801 liên kết hyđrô. Số nuclêôtit của gen đột biến là: A. G = X = 1199; A = T = 601. B. G = X = 1202; A = T = 598. C. G = X = 1201; A = T = 599. D. G = X = 1200; A = T = 600. 86. Gen dài 4080 Å có T = 1,5 X sau khi đột biến mất đoạn chỉ còn lại 640 Ađênin và 2240 liên kết hyđrô. Số G đã mất là: A. 160. B. 610. C. 120. D. 320. 87. Tần số đột biến gen ở tự nhiên dao động trong khoảng: A. 10 -1 đến 10 -3 . B. 10 -3 đến 10 -5 . C. 10 -4 đến 10 -6 . D. 10 -5 đến 10 -7 . 88. Đột biến làm dịch mã không thực hiện được là đột biến ở: A. Mã kết thúc. B. Mã mở đầu. C. Vùng intrôn. D. Vùng êxôn. 89. Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5 BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T-A→T-5BU→X-5BU→X-G. B. A-T→A-5BU→X-5BU→X-G. C. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X. D. T-A→T-5BU→G-5BU→G-X. 90. Dạng đột biến làm thay đổi tất cả bộ ba kể từ điểm đột biến đến hết gen là dạng: A. Thay một nuclêôtit. B. Đổi chỗ hai nuclêôtit. C. Mất hay thêm nuclêôtit. D. A+B. 91. Đột biến gen thường gây hậu quả nặng nề nhất là: A. Dạng thay 1 nuclêôtit không ở bộ ba mở đầu. B. Dạng vừa thay lại vừa đảo vài nuclêôtit. C. Dạng đảo vị trí hai nuclêôtit. D. Dạng thêm hay mất nuclêôtit đầu tiên. 92. Số liên kết hyđrô của gen sau đột biến thay đổi, nhưng chiều dài gen không đổi. Đó là: A. Đột biến gen dạng mất. B. Đột biến gen dạng thêm. C. Đột biến gen dạng thay. D. Đột biến gen dạng đảo. 93. Loại đột biến thường bị chọn lọc tự nhiên sớm đào thải là: A. Đột biến trung tính. B. Đột biến gen có lợi. C. Đột biến gen trội có hại. D. Đột biến gen lặn có hại. 94. Dạng đột biến không truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính là: A. Đột biến xôma. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến giao tử. D. Đột biến gen lặn. 95. Đột biến gen thường có hại và tần số rất thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì: A. Giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường. B. Tổng tần số các giao tử có đột biến khá lớn. C. Tần số đột biến tăng dần theo thời gian. D. A+B+C. 96. Một gen có 3600 liên kết hyđrô đột biến ở một cặp nuclêôtit thành alen mới có 3599 liên kết hyđrô. Đó là dạng đột biến: A. Mất một cặp nuclêôtit A-T. B. Thêm một cặp nuclêôtit G-X. C. Thay cặp A-T bằng G-X. D. Thay cặp G-X bằng cặp A-T. 97. Gen S có 4800 liên kết hyđrô và G=2A đột biến thành S’ có 4801 liên kết hyđrô nhưng chiều dài không đổi. Vậy S’ có: A. A=T=602; G=X=1198. B. A=T=600; G=X=1200. C. A=T=599; G=X=1201. D. A=T=598; G=X=1202. . êxôn. 89. Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5 BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T-A→T-5BU→X-5BU→X-G. B. A-T→A-5BU→X-5BU→X-G. C. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X. D. T-A→T-5BU→G-5BU→G-X. 90. Dạng đột biến làm thay. 10 -1 đến 10 -3 . B. 10 -3 đến 10 -5 . C. 10 -4 đến 10 -6 . D. 10 -5 đến 10 -7 . 79. Tác động gây đột biến của 5-brôm uraxin (5 BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T-A→T-5BU→X-5BU→X-G. B. A-T→A-5BU→X-5BU→X-G. C uraxin (5 BU) minh họa bằng sơ đồ: A. T-A→T-5BU→X-5BU→X-G. B. A-T→A-5BU→X-5BU→X-G. C. A-T→A-5BU→G-5BU→G-X. D. T-A→T-5BU→G-5BU→G-X. 80. Các dạng chính của đột biến gen gồm: A. Gen sao mã, giải mã gen,

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan