Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên LƯƠNG VĂN TỤY NINH BÌNH

7 3K 29
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên LƯƠNG VĂN TỤY NINH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII Năm học 2014- 2015 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này gồm 07 câu, 02 trang) Câu I. (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có tính địa đới. Tính địa đới của nhiệt độ bị phá vỡ do những nguyên nhân nào? 2. Tại sao nhiệt độ trung bình năm của Bắc bán cầu lớn hơn Nam bán cầu? Câu II. (2,0 điểm) 1. Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm thay đổi sản xuất công nghiệp như thế nào? 2. Tại sao giao thông vận tải biển ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây? Câu III. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Chứng minh chế độ nước của sông ngòi Việt Nam phản ánh chế độ mưa của khí hậu. 2. Chứng minh rằng giới sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Tại sao tính đa dạng của sinh vật nước ta bị suy giảm? Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Tại sao nói ngay trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa đa dạng? Giải thích nguyên nhân. 2. Giải thích sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ? Tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm mưa ít nhất nước ta? Câu V. (3,0 điểm) 1. Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn của Đông Nam Bộ và Tây Nguyên năm 2012 Đơn vị : % Vùng Thất nghiệp Thiếu việc làm Đông Nam Bộ 3,24 1,51 Tây Nguyên 1,89 2,89 Cả nước 3,21 3,27 Nhận xét và giải thích thực trạng việc làm của hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân cư vùng Bắc Trung Bộ phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao? Câu VI. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học 1. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta. 2. Tại sao ở nước ta khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? Câu VII. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và sản lượng cà phê của nước ta (2005-2012) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Năm 2005 2007 2009 2012 Diện tích (Nghìn ha) 497,4 509,3 538,5 623,0 Sản lượng (Nghìn tấn) 752,1 915,8 1057,5 1260,4 Sản lượng xuất khẩu (Nghìn tấn) 912,7 1232,1 1183,0 1735,5 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, sản lượng và sản lượng cà phê xuất khẩu nước ta qua các năm (2005-2012). 2. Qua bảng số liệu, hãy phân tích những chuyển biến và tồn tại của sản xuất cây cà phê nước ta giai đoạn 2005 – 2012. ***********************HẾT********************* * Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam * Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………… Số báo danh:………… SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VII Năm học 2013- 2014 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 07 câu, 06 trang) Câu Ý Hướng dẫn chấm Điểm I (3,0điểm) 1 Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất có tính địa đới. Tính địa đới của nhiệt độ bị phá vỡ do những nguyên nhân nào? 1,5 *) Tính địa đới: + Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Xích Đạo về 2 cực + Biên độ nhiệt năm tăng từ Xích Đạo về 2 cực + Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt (DC ) *) Nguyên nhân: + Bề mặt đệm: Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất đều nằm ở lục địa. Lục địa biên độ nhiệt lớn, đại dương biên độ nhiệt nhỏ. + Địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, sườn đón nắng nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng, sườn dốc nhiệt độ cao hơn sườn thoải. + Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng nhiệt độ cao, dòng biển lạnh nhiệt độ thấpđộ cao, hướng sườn, độ dốc) 0,75 0,75 2 Tại sao nhiệt độ trung bình năm của Bắc bán cầu lớn hơn Nam Bán cầu? 1,5 + Diện tích lục địa Bắc bán cầu lớn hơn Nam bán cầu: tỉ lệ diện tích lục địa ở Bắc bán cầu là 81%, Nam bán cầu chỉ hơn 60% + Mùa hè ở Bắc bán cầu dài hơn Nam bán cầu: Bắc bán cầu từ 21/3 đến 23/9 dài 186 ngày do Trái đất chuyển động trên nửa quỹ đạo có điểm Viễn nhật, ngược lại mùa hè ở Nam bán cầu 32/9 đến 21/3 chỉ có 179 ngày do Trái đất gần điểm Cận nhật. + Cực lạnh nằm ở Nam cực: do Nam cực là lục địa, Bắc cực là đại dương II (2,0điểm) 1 Tiến bộ khoa học kĩ thuật làm thay đổi sản xuất công nghiệp như thế nào? 1,0 - Tao ra khả năng mới cho sản xuất, nâng cao năng xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - Làm xuất hiện những ngành mới, đặc biệt là các ngành với công nghiệp hiện đại (dc ), làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. - Thúc đẩy khai thác tài nguyên hiệu quả , sử dụng nhiều tài nguyên trước đây không khai thác được (dc ) - Làm thay đổi phân bố công nghiệp theo hướng hợp lí hơn từ gần vùng nguyên liệu đến gần vùng tiêu thụ HDC ĐỀ XUẤT 2 Tại sao giao thông vận tải biển ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây? 1,0 - Giao thông vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong vận tải quốc tế - Toàn cầu hóa khu vực hóa, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc làm nhu cầu ngoại thương lớn. - Hệ thống cảng biển ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa, nâng cao năng lực vận tải. - Ý khác : sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên, xu hướng phát triển kinh tế hướng ra biển của Thế giới… III (3,0điểm) 1 Chứng minh chế độ nước của sông ngòi Việt Nam thể hiện chế độ mưa của khí hậu. 1,5 *) Tổng lượng nước thể hiện tổng lượng mưa: - Nước ta có tổng lượng mưa lớn trung bình từ 1500-2000mm, nên tổng lượng nước sông ngòi của nước ta lớn (dc). *) Thủy chế sông ngòi theo mùa thể hiện phân bố mưa theo mùa: + Mùa lũ của sông ngòi thường trùng với mùa mưa của khí hậu, tập trung 70- 80% lượng nước cả năm, tháng đỉnh lũ thường là tháng có lượng mưa cao nhất (DC sông Hồng) + Mùa cạn của sông ngòi trùng với mùa khô của khí hậu, tập trung 20-30% lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất là tháng mưa ít nhất. (DC) *) Phân hóa thời gian mùa lũ của các hệ thống sông thể hiện phân hóa mưa theo không gian: Chế độ mưa của các vùng miền có sự khác nhau nên thời gian mùa lũ có sự khác nhau giữa các vùng miền: + Miền Bắc và miền Nam: mưa vào mùa hạ từ tháng 5-10, tháng mưa cực đại là tháng 8 nên mùa lũ của sông ngòi là từ tháng 6-11, tháng đỉnh lũ là tháng 8(dc) + Miền Trung: mùa mưa chậm dần vào thu đông (8-12), tháng mưa cực đại vào tháng 9,10 nên mùa lũ sông ngòi cũng chậm dần vào thu đông (9-12), tháng đỉnh lũ là tháng 8 hoặc tháng 9. Đầu mùa hạ có mưa dông nên sông ngòi có lũ tiểu mãn vào tháng 6 (dc) *) Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước của sông ngòi cũng thất thường (dc) 0,25 0,5 0,5 0,25 2 Chứng minh rằng giới sinh vật nước ta rất phong phú đa dạng. Tại sao tính đa dạng của sinh vật nước ta bị suy giảm? 1,5 1. Chứng minh: Sinh vật của nước ta phong phú đa dạng thể hiện ở sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và kiểu gen. *) Về kiểu hệ sinh thái: + HST tiêu biểu là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh nguyên sinh và các kiểu HST rừng nhiệt đới gió mùa thứ sinh như: rừng thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xa van, bụi gai hạn nhiệt đới (dc…) + Có các kiểu rừng trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: HST rừng trên đất núi đá vôi, rừng ngập mặn (dc…) 0,5 *) Về thành phần loài: + Loài nhiệt đới chiếm ưu thế (dc…), có thêm các loài cận nhiệt và ôn đới (dc…) *) Sự đa dạng về nguồn gen: do sự đa dạng về thành phần loài quy định(dc…) 2. Giải thích suy giảm: + Phá rừng vì nhiều nguyên nhân (dc…) làm mất nguồn gen, mất nơi cư trú của các loài động thực vật. + Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và Việt Nam 0,25 0,25 0,5 IV (3,0điểm) 1 Tại sao nói ngay trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa đa dạng? Giải thích nguyên nhân? 1,5 a. Chứng minh: - Khái quát về miền: *) Phân hóa theo không gian: + Phân hóa Bắc - Nam: Thể hiện qua sự thay đổi nhiệt độ tháng 1, tăng dần từ Bắc vào Nam (qua trạm Lạng Sơn, Hà Nội…) + Phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (dc nhiệt độ trung bình năm giữa vùng đồng bằng với vùng núi cao ven Biên giới Việt - Trung) *) Phân hóa theo thời gian: + Mùa đông hạ thấp (dc tháng 1 ) + Mùa hạ tăng cao (dc tháng 7 tại Hà Nội, Lạng Sơn ) b. Giải thích: - Tác động của độ cao địa hình (pt ) - Tác động của gió mùa Đông Bắc và vị trí địa lí (pt) 0,5 0,5 0,5 2 Giải thích sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ? Tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm mưa ít nhất nước ta? 1,5 *) Thời gian mùa mưa - Duyên hải Nam Trung Bộ: + Mưa vào thu đông (tháng VIII đến tháng I) do: + Đón trực tiếp gió hướng Đông Bắc từ biển thổi vào, bão, áp thấp từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới. + Hiệu ứng phơn vào nửa đầu mùa hạ do gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben gan thổi tới khi vượt qua Trường Sơn sang sườn đông hơi nước giảm mạnh, nhiệt độ tăng lên khi xuống núi theo tiêu chuẩn không khí khô - Tây Nguyên + Mưa mùa hạ (tháng V đến tháng X) + Đón gió mùa Tây Nam nửa đầu mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương, qua vịnh Ben Gan, cuối mùa hạ đón gió Tây Nam nguồn gốc từ Áp cao cận chí tuyến Bán cầu Nam vượt Xích Đạo đều ẩm mang mưa đến. + Mùa khô vào thu đông do dãy Trường Sơn Nam chắn gió, Tây Nguyên ít chịu ảnh hưởng của khối không khí ẩm từ biển thổi vào. *) Điểm mưa ít nhất: Nơi mưa ít nhất là khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận) do : hướng địa hình, hướng đường bờ biển song song với hướng gió và trồi lạnh ven biển. 0,5 0,5 0,5 V (3,0điểm) 1 Nhận xét và giải thích 1,5 *) Tây Nguyên : Thất nghiệp và thiếu việc làm đều thấp hơn trung bình cả nước, đặc biệt là thất nghiệp ở thành thị (dc ) Do : + Là vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là cây nhiệt đới, sản xuất gần như quanh năm, thời gian nông nhàn ít + Dân số ít, nhìn chung thiếu lao động cho sản xuất. Dân thành thị ít, chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với nguyên liệu tại chỗ dồi dào -> khả năng tạo việc làm lớn, đặc biệt ở thành thị. *) ĐNB : Thất nghiệp cao hơn cả nước và Tây Nguyên (dc ) Thiếu việc làm rất thấp so với cả nước và Tây Nguyên (dc ) Do : + Tỉ lệ dân thành thị cao, dân nhập cư đông, nhiều lao động phổ thông trình độ thấp -> khả năng kiếm việc làm khó khăn ở thành thị + Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, quanh năm, trình độ cao, gắn với công nghiệp chế biến…-> khả năng tạo việc làm lớn ở nông thôn. 0,75 0,75 2 Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân cư vùng Bắc Trung Bộ phân bố không đồng đều. Giải thích? 1,5 - Khái quát vùng - MĐDS trung bình thuộc loại thấp (dc ) - Phân bố ko đều theo lãnh thổ: + Tập trung: các đồng bằng ven biển lớn ở phía Đông bắc và nam (dc Thanh hóa – Nghệ An, Huế - Đà Nẵng) + Khá đông: Ven biển khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, vùng chuyển tiếp ở giữa (dc ) + Thưa thớt: Vùng núi phía Tây giáp biên giới Việt Lào (dc ) - Phân bố không đều theo thành thị - nông thôn: Tập trung chủ yếu ở nông thôn, thành thị ít (dc ) Giải thích: + Do sự phân hóa về điều kiện tự nhiên (dc) + Kinh tế xã hội chậm phát triển, có một số đô thị lớn ven biển (dc ) 1,0 0,5 VI (3,0điểm) 1 Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta. 2,0 *) Trinh bay; - Khái quát: CN chế biến LTTP phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở các vùng nguyên liệu và đô thị lớn - Cụ thể: + CB lương thực: chủ yếu ở ĐBS Hồng, ĐBS Cửu Long, các đô thị lớn (dc ) + Chè, cafe, thuốc lá: Đông Nam Bộ, TDMN Bắc Bộ, Tây Nguyên (dc ) + Rượu bia, đường sữa, bánh kẹo: Chủ yếu ở các đô thị lớn (dc) + Sản phẩm từ chăn nuôi, thủy sản: tập trung ở các vùng ven biển, đô thị, vùng chăn nuôi tập trung (dc ) *) Giải thích: - Rộng khắp: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng rộng rãi - Phân bố gần vùng nguyên liệu: Chế biến kịp thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi vận chuyển và giá thành sản phẩm 0,5 0,5 - Các đô thị lớn: Thị trường tại chỗ rộng lớn, mức sống cao. Giao thông thuận lợi, dễ dàng xuất khẩu, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh 1,0 2 Tại sao ở nước ta khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ? 1,0 - Khái niệm KCNTT và KCX -Vì: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: + Vị trí địa lý -> dễ tổ chức sản xuất và xuất khẩu (dc) + Chính sách: thu hút đầu tư trong và ngoài nước thông thoáng + Lợi thế về hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật + Lợi thế về lao động chất lượng cao, sớm thích nghi với cơ chế thị trường VII (3,0điểm) 1 Vẽ biểu đồ 1,0 - Biểu đồ kết hợp cột và đường (2 cột, 1 đường) - Chính xác, đầy đủ, thẩm mỹ. 2 Chuyển biến: 2,0 *) Tích cực: - Diện tích và sản lượng tăng liên tục, sản lượng tăng nhanh hơn diện tích (1,25 lần/ 1,67lần), sản lượng xuất khẩu cao, nhìn chung tăng nhanh (dc ) - Năng xuất tăng liên tục (151/179/196/202 tạ/ha) *) Tiêu cực: - Sản lượng cafe xuất khẩu tăng nhưng chưa ổn định, có thời kì giảm (dc ) - Sản lượng tồn kho qua các năm lớn (dc ) *) Giải thích: - Chính sách phát triển vùng chuyên canh cây cafe quy mô lớn, gắn với CN chế biến - Đầu tư giống mới, khoa học kĩ thuật - Nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế - Chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao, giá cả, thị trường Thế giới có nhiều biến động 1,0 1,0 NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Tuyến Tính ĐT: 0916 018 485 . GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII Năm học 2014- 2015 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (Đề. thêm Họ và tên thí sinh: ………………………… Số báo danh:………… SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TUỴ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN. Nguyên và Đông Nam Bộ. 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân cư vùng Bắc Trung Bộ phân bố không đồng đều. Giải thích tại sao? Câu VI. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan