Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH

8 885 17
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 11 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH Thời gian làm bài 180 phút (Đề có 2 trang, gồm 7 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu I (3 điểm) a. Chứng minh nhiệt độ không khí trên Trái Đất phân bố theo quy luật địa đới và phi địa đới. Giải thích. b. Giải thích tại sao càng về phía cực, khí áp càng tăng, độ ẩm bão hòa giảm, độ mặn nước biển đại dương giảm hơn xích đạo? Câu II (2 điểm) a. So sánh nguyên nhân tập trung đông dân cư ở khu vực Châu á gió mùa với khu vực Tây âu. b.Tại sao ngành nông nghiệp thường có tốc độ tăng trưởng thấp hơn công nghiệp? Câu III (3 điểm) a.Chứng minh địa hình nước ta có cấu trúc khá đa dạng. Giải thích b.Nguyên nhân hình thành và tác động của dải hội nhiệt đới đến khí hậu nước ta. Câu IV (3 điểm) a. Chứng minh sinh vật nước ta phân hóa theo Bắc – Nam và theo độ cao. Tại sao có sự phân hóa đó? b.Tại sao ở Đồng bằng sông Hồng cần có đê, còn Đồng bằng sông Cửu Long lại chủ trương sống chung với lũ? Câu V (3 điểm) a.Phân tích thế mạnh, hạn chế nguồn lao động nước ta. Làm thế nào để sử dụng hợp lí nguồn lao động? b. So sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du miền núi và Đồng bằng sông Hồng. Từ đó rút ra sự bất hợp lí giữa phân bố dân cư với tài nguyên của 2 vùng. Câu VI (3 điểm) a.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam va kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải thích lúa là cây lương thực chủ đạo của nước ta. b.Em hiểu thế nào về chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính ở nước ta. Ngành chăn nuôi nước ta có thể vượt tỉ trọng ngành trồng trọt được không? Vì sao? Câu VII (3 điểm): Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta. Sản phẩm 1995 2000 2001 2005 Vải lụa (triệu m) 263,0 356,4 410,1 560,8 Quần áo may sẵn (triệu cái) 171,9 337,0 375,6 1011,0 Giày, dép da (triệu đôi) 46,4 107,9 102,3 218,0 Giấy,bìa (nghìn tấn) 216,0 408,4 445,3 901,2 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. b.So sánh điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng . Người ra đề Nguyễn Thị Thu Trang SĐT: 0915.555.663 ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 11 NĂM 2015 Câu Ý Nội dung Điểm I a. Nhiệt độ khồng khí phân bố theo quy luật địa đới, phi địa đới -địa đới: nhiệt độ giảm dần từ XĐ – cực; biên độ nhiệt tăng theo vĩ độ. Giải thích: Do Trái đất hình cầu, phụ thuộc góc nhập xạ. -phi địa đới: nhiệt độ giảm theo độ cao; càng vào sâu lục địa nhiệt độ giảm; nhiệt độ khác nhau bờ đông – bờ tây lục địa… Giải thích: nhiệt độ không khí trên TĐ phụ thuộc vào địa hình, bề mặt đệm, dòng biển… 1,5 b. Giải thích ở cực -Chủ yếu do nhiệt độ không khí giảm: +nhiệt độ giảm, không khí co lại, sức nén không khí tăng, khí áp tăng. +nhiệt thấp, sức chứa hơi nước của không khí giảm, độ ẩm bão hòa giảm. +nhiệt thấp, lượng bốc hơi ít, độ mặn giảm 1,5 II a. *Nguyên nhân tập trung đông dân cư ở 2 khu vực: -Giống nhau: Lịch sử khai thác lãnh thổ (cựu lục địa); điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu ôn hòa, nhiều đồng bằng…) -Khác nhau: Trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế +Châu á gió mùa: sản xuất nông nghiệp lâu đời +Tây âu: trình độ phát triển kinh tế cao, hoạt động công nghiệp sớm phát triển 1,0 b. *Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hơn công nghiệp vì: -Đặc điểm và điều kiện sản xuất của 2 ngành khác nhau. -Đặc điểm: +Nông nghiệp: tư liệu SX là đất đai phân tán trong không gian; đồi tượng SX là cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào ĐKTN nên NN có đặc điểm là phân tán, không ổn định, tính chất mùa vụ, hiệu quả SX thấp 1,0 +Công nghiệp: TLSX và ĐTSX là máy móc, môi trường tự nhiên => CN có tính chất tập trung cao độ; ổn định; SX quanh năm, hiệu quả cao -Điều kiện: CN có nhiều điều kiện thuận lợi hơn +NN sử dụng lao động trình độ thấp; CN đòi hỏi lao động trình độ cao. +Khả năng ứng dụng KH-KT trong CN nhanh hơn NN +ĐK khác: thu hút vốn; mở rộng thị trường III a *Địa hình nước ta có cấu trúc khá đa dạng.Giải thích -Cấu trúc đa dạng: địa hình cổ được trẻ lại; hướng nghiêng; hướng địa hình (diễn giải) -Giải thích: +Liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ: địa hình được định hình từ giai đoạn cổ kiến tạo, tuổi cổ, bề mặt san bằng cổ; giai đoạn tân kiến tạo làm địa hình được tiếp tục nâng lên mang hình thái núi trẻ… +Do vận động tạo núi apơ-Himalaya với biên độ nâng không đều (diễn giải) +Do sự định hướng của các mảng nền cổ (diễn giải) 1,5 b Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta -Từ tháng 5-7: sự gặp gỡ 2 luồng gió là gió tín phong BCB và gió mùa tây nam TBg tạo dải hội tụ kinh tuyến, gây mưa tiểu mãn cho miền Trung, gây mưa cho Tây Nguyên, Nam Bộ -Từ tháng 8-10: gió tín phong BCB gặp gió mùa tây nam tạo dải hội tụ vĩ tuyến vắt ngang nước ta, tháng 8 ở ĐB Bắc Bộ, tháng 9 Trung Bộ, tháng 10 Nam Bộ, hệ quả gây mùa mưa lùi dần từ B – N 1,5 IV a *Sinh vật phân hóa B-N; độ cao -B-N: +Bắc: Rừng nhiệt đới gió mùa (d/c) 1,0 +Nam: Rừng cận xích đạo gió mùa (d/c) -Độ cao: 3 đai cao +đai nhiệt đới: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa +đai cận nhiệt: Rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim +đai ôn đới: thực vật ôn đới *Giải thích: Chủ yếu do thay đổi của khí hậu theo B-N, độ cao + B-N: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lanh; phía Nan khí hậu cận xích đạo gió mùa +Độ cao: khí hậu nhiệt đới, khí hậu cận nhiệt, ôn đới (d/c) 0,5 B *ĐBSH – ĐBSCL - ĐBSH: + Đón lũ từ vùng địa hình cao nên tốc độ dòng chảy lớn +Mưa lớn, tập trung +mạng lưới sông hình nan quạt, nhiều phụ lưu đổ vào dòng chính, tổ hợp lũ => lũ lên nhanh, khắc nghiệt +ít cửa sông => lũ rút chậm =>Lũ lên nhanh, rút chậm, chế độ khắc nghiệt, nếu không có đê sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. -ĐBSCL: +hệ thống sông lớn, chảy qua nhiều nước => giảm tốc độ lũ +Có biển hồ điều hòa lũ +mạng lưới sông hình lông chim, có tác dụng phân lũ => lũ lên chậm, rút chậm +Lũ mang lại nguồn lợi lớn cho đồng bằng (bồi phù sa, vệ sinh đồng ruộng, thủy sản ) 1,5 V A *Thế mạnh, hạn chế nguồn lao động -Thế mạnh: số lượng; chất lượng; phân bố 1,0 -Hạn chế: chất lượng; phân bố *Biện pháp: -Thực hiện chính sách dân số -Phân bố lại dân cư -Đa dạng loại hình đào tạo lao động -Xuất khẩu lao động -Tạo thêm việc làm, liên doanh nước ngoài… 0,5 B *So sánh phân bố dân cư 2 vùng -Giống: 1 số điểm dân cư qui mô nhỏ, mật độ thấp Phân bố không đều -Khác nhau: +MĐDS chung: ĐBSH cao nhất cả nước, gấp 7 lần TDMN +Phân bố: ĐBSH tương đối đều hơn, trừ 1 số thành phố lớn có mật độ cao, còn lại trung bình. Các điểm dân cư thành thị có qui mô lớn hơn TDMN: mật độ cao nhất 501-1000ng/km 2 , thấp nhất <50ng/km 2 *Sự bất hợp lí -TDMN: giàu tài nguyên (…), dân cư thưa thớt nên thiếu lao động, khó khăn khai thác tài nguyên -ĐBSH: dân cư đông, mật độ cao nhưng diện tích nhỏ, tài nguyên hạn chế gây sức ép việc làm, suy thoái tài nguyên… 0,75 0,75 VI A *Lúa là cây lương thực chủ đạo: -Diện tích, sản lượng lúa luôn chiếm >80% so với cây lương thực -Mặc dù diện tích giảm, nhưng sản lượng và năng suất tăng nhanh (dẫn chứng) -Đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu lúa 0,75 -Hầu hết các vùng đều trồng lúa (d/c) *Giải thích -Phù hợp với điều kiện sinh thái nước ta (d/c) -Là cái nôi của nền văn minh lúa nước -Phù hợp tập quán ăn uống của người dân 0,75 B *Chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành SX chính nghĩa là: -Chủ trương đúng vì chăn nuôi có vai trò quan trọng -Nâng cao vị trí, vai trò: Trước coi là ngành phụ, tỉ trọng thấp nên cần tăng tỉ trọng, nâng cao vai trò -Ngành SX độc lập: sử dụng thức ăn đa dạng, lao động chính -Qui mô mở rộng theo hướng SX hàng hóa -Hình thức thay đổi: mô hình trang trại hướng công nghiệp *Ngành chăn nuôi tỉ trọng không vượt được trồng trọt -Vì: trồng trọt là ngành truyền thống, chủ đạo; đảm bảo an ninh lương thực, ổn định KT-CT-XH; nhiều điều kiện thuận lợi hơn. +Chăn nuôi: còn nhiều khó khăn, hạn chế (d/c) 0,75 0,75 VII A -Bảng: tốc độ tăng trưởng (%) Sản phẩm 1995 2000 2001 2005 Vải lụa 100 135,3 155,9 213,2 Quần áo may sẵn 100 196 218,5 588,1 Giày, dép da 100 232,5 220,5 469,8 Giấy,bìa 100 189,1 206,2 417,2 -Biểu đồ đường 0,5 1,0 B So sánh điều kiện phát triển -Giống nhau +Nguồn lao động, thị trường, nguyên liệu +điều kiện khác: cơ sở vật chất, vốn, chính sách… 0,5 -Khác nhau +Dệt, may: ngành dệt có hạn chế về nguyên liệu, thị trường, chậm đổi mới trang thiết bị. Ngành CN may thuận lợi về đổi mới trang thiết bị, mẫu mã, thị trường mở rộng +Da, giầy: Thị trường được mở rộng +Giấy, in, văn phòng phẩm: sự đổi mới trang thiết bị làm ngành in có khởi sắc; sự cạnh tranh với hàng ngoại nhập gây khó khăn cho ngành văn phòng phẩm 1,0 . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 11 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH Thời gian làm bài 180 phút (Đề có 2 trang, gồm 7 câu) ĐỀ. Trang SĐT: 0915.555.663 ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 11 NĂM 2015 Câu Ý Nội dung Điểm I a. Nhiệt độ khồng khí phân bố theo quy luật địa đới, phi địa đới -địa đới: nhiệt độ giảm dần từ XĐ. núi và Đồng bằng sông Hồng. Từ đó rút ra sự bất hợp lí giữa phân bố dân cư với tài nguyên của 2 vùng. Câu VI (3 điểm) a.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam va kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan