Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG

5 1.1K 26
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn : ĐỊA LÍ LỚP 11 Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm) a) Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố các vòng đai khí áp tới phân bố mưa trên Trái Đất. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao sông ở miền ôn đới lạnh mùa lũ thường vào mùa xuân ? Câu 2 (2 điểm) a) So sánh hai loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị. b) Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 3 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Phân tích tác động của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ tới đặc điểm khí hậu nước ta. b) Chứng minh rằng chế độ nhiệt nước ta thể hiện rõ cả tính địa đới và phi địa đới . Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Chứng minh rằng sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân hóa đa dạng b) Tại sao vùng đồi núi nước ta phát triển mạnh địa hình xâm thực? Câu 5 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Nhận xét mạng lưới đô thị của Trung du miền núi Bắc Bộ? b) Tại sao các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ thường tập trung ở ven biển? Câu 6 (3 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Trình bày và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng. Nhận xét và giải thích sự phân bố của hoạt động sản xuất điện năng. Câu 7 (3 điểm) Bảng: Khối lượng hàng hóa phân theo các loại hình vận tải nước ta.(nghìn tấn) Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không 1995 140309,9 4115,0 91202,3 37653,7 7306,9 32,0 2000 223823,0 6258,2 144571,8 57395,3 15552,5 45,2 2003 347232,7 8385,0 225296,7 86012,7 27448,6 89,7 2005 460146,3 8786,6 298051,3 111145,9 42051,5 111,0 2011 885681,5 7285,1 654127,1 160164,5 63904,5 200,3 (Nguồn: tổng cục thống kê 2013) Từ bảng số liệu trên hãy nhận xét và giải thích về đặc điểm hoạt động vận tải hàng hóa của nước ta từ năm 1995 đến 2011. HẾT * Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không đư- ợc sử dụng các tài liệu khác. * Giám thị không giải thích gì thêm. 1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÝ LỚP 11 Câ u Ý Nội dung Điểm I 1 Ảnh hưởng của sự phân bố các vòng đai khí áp tới phân bố mưa trên Trái Đất. - Trình bày sự phân bố mưa và các vành đai khí áp trên Trái Đất - Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố mưa (dẫn chứng để thấy những nơi áp thấp là nơi gió thổi đến, đồng thời không khí bốc lên cao gặp lanh tạo thành mưa nên là những nơi mưa nhiều và ngược lại…) - Sự phân bố xen kẽ của các vành đai khí áp tạo thành các loại gió ảnh hưởng trực tiếp tới lượng mưa khi vực nó thổi đến….(minh họa) 0,5 0,5 0,5 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: - Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm (diễn giải) - Địa thế, thực vật, hồ đầm: (diễn giải) - Nhân tố khác: hình dạng mạng lưới, diện tích lưu vực, (diễn giải) - Các nhân tố này tác động tổng hợp, đan xen lẫn nhau tạo nên chế độ nước đặc trưng cho từng con sông. 0,25 0,25 0,25 0,25 Mùa lũ cúa các con sông ở miền ôn đới lạnh thường vào mùa xuân: - Kể tên một số con sông thuộc vùng ôn đới lạnh…. - Do nguồn cung cấp nước chủ yếu là từ băng tuyết tan. Mùa xuân nhiệt độ lên cao làm băng tan nhanh chóng gây ra lũ… 0,25 0,25 II 1 So sánh hai loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị. - Giống nhau: đều là sự bố trí, sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định. - Khác nhau: Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Đặc điểm - Xuất hiện sớm, phân tán trong không gian - Hoạt động NN là chủ yếu - Pt từ các điểm quần cư nông thôn - Mật độ dân cư cao - Hoạt động phi NN là chủ yếu Chức năng - NN… - Phi NN… - Hốn hợp… - Công Nghiệp - Du lịch, dịch vụ, đầu mối GT - Trung tâm KT, hành chính – cính trị, văn hóa, thương mại, du lịch… 0,25 0,5 0,5 2 Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Góp phần làm đẩy nhanh (hoặc kìm hãm) chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng CN, DV ….(diễn giải); - Chuyển dịch cơ cấu nội ngành: + NN: đưa cơ giới hóa vào NN, tăng tỉ trọng dịch vụ NN, tăng tỉ trọng chăn nuôi + CN: tăng tỉ trọng các ngành CN có nhiều thế mạnh, tăng tỉ trọng ngành có hàm lượng KHKT cao… + DV: đa dạng hóa hoạt động dịch vụ, làm xuất hiện nhiều ngành mới… - Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ: các trung tâm kinh tế lớn được hình thành tại các thành phố lớn và ngày càng có vai trò quan trọng. 0,25 0,25 0,25 III 1 Phân tích tác động của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ tới đặc điểm 2 khí hậu nước ta. - Khái quát về vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ nước ta : + Nằm trong vùng nội tuyến BBC , nằm trong vùng hoạt động của gió mùa Châu á điển hình ,vị trí giáp biển … + Hình dáng lãnh thổ kéo dài 15 0 vĩ tuyến ,hẹp ngang ( Trải rộng 7 0 kinh tuyến ). - Tác động tới các đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta : + Tính chất khí hậu nhiệt đới, gió mùa ẩm ( do vị trí nằm trong đới nóng một năm tất cả các địa phương đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh …Nằm trong vùng hoạt động của gió mùa châu á : Gió mùa mùa hạ T5->T10 và gió mùa mùa đông T11 -> T4 ; vị trí giáp biển tính ẩm cao …) + Sự phân hoá khí hâu : Phân hoá theo mùa và phân hóa theo chiều bắc nam… - Tạo nên tính thất thường và nhiều thiên tai…… 0,25 0,5 0,5 2 Chứng minh rằng chế độ nhiệt nước ta thể hiện rõ quy luật địa đới và phi địa đới - Khái quát quy luật địa đới và phi địa đới… - Tính địa đới: + Chế độ nhiệt nói chung là chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới: nhiệt độ trung bình , hai lần nhiệt độ cao trùng với 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, + Chế độ nhiệt thay đổi từ Bắc vào Nam: nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt, - Tính phi địa đới: + Phân mùa của chế độ nhiệt (đặc biệt từ vĩ tuyến 16 0 B trở ra Bắc) có 1 mùa đông lạnh do + Nhiệt độ phân hóa theo chiều đông – tây: Đông Bắc – Tây Bắc, + Nhiệt độ phân hóa theo độ cao: 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV 1 Chứng minh rằng sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân hóa đa dạng - Mật độ: TB có mật độ sông thấp hơn so với BTB…. - Hướng chảy : TB và phía bắc của BTB ( sông chảy theo hướng TB – ĐN …). Phía nam BTB( sông chảy theo hướng T – Đ …d/c…) - Chiều dài, độ dốc ( Hình thái sông ): Các sông ở TB và phía B của BTB có chiều dài lớn và độ dốc lòng sông nhỏ hơn khu vực phía N của miền… - Thuỷ chế : Sông ở TB lũ vào mùa hạ …Ở BTB lũ phức tạp – lũ vào thu đông có thêm lũ tiểu mãn… - Hàm lượng phù sa : Sông ở TB và phía B của BTB có hàm lượng phù sa lớn hơn các sông ở phía N của miền… - Giá trị kinh tế của sông : Các sông ở TB và phía B của BTB có giá tri lớn về thuỷ điện còn các sông ở khu vực phía N của miền ít có giá trị KT 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 2 Tại sao địa hình đồi núi nước ta phát triển mạnh địa hình xâm thực - Nêu biểu hiện địa hình xâm thực ở vùng đồi núi nước ta: mương xói, khe rãnh, các dòng chảy tạm thời, các thung lũng sông, các dạng địa hình catxtơ… - Nguyên nhân: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao, mưa lớn… 0,25 0,25 0,25 0,25 3 + Khí hậu phân hoá sâu sắc thành 2 mùa mưa khô sâu sắc,… + Hoạt động tích cực của dòng chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, sườn dốc lớn + Ngoài ra, tác động của con người phá huỷ lớp phủ thực vật trên mặt làm tăng cường độ dòng chảy mặt trên địa hình dốc… 0,25 V 1 Nhận xét mạng lưới đô thị của Trung du miền núi Bắc Bộ? - Về số lượng: số lượng nhiều nhất cả nước , - Quy mô đô thị: phần lớn qui mô nhỏ và trung bình - Phân cấp dân số đô thị: - Về chức năng của đô thị: hành chính, công nghiệp, chức năng khác - Về phân bố các đô thị: mạng lưới thưa, phân bố phân tán trừ trung du và ven biển - Giải thích: + Số lượng đô thị lớn vì + Quy mô đô thị nhỏ, mạng lưới thưa, chức năng đơn giản do 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ thường tập trung ở ven biển vì: - Vị trí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi, buôn bán bằng đường biển, đường bộ, đường sông. - Tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sản xuất, giao thông và cư trú: D/c (địa hình bằng phẳng, hạ lưu sông, cửa sông ra biển, vũng vịnh kín gió, nguồn lợi thuỷ sản, ). - Là cửa ngõ của các luồng nhập cư ở các thời kỳ trước bằng đường biển 0,25 0,25 0,25 VI Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng : - Cơ cấu ngành CN năng lượng nước ta khá đa dạng : Năng lượng nhiên liệu ( Dầu thô ;Than sạch …) Năng lượng điện … - Sản lượng không ngừng tăng : Dẫn chứng ( SL dầu thô… SL than sạch … SL điện …) - Tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị toàn ngành CN … Dẫn chứng … - Phân bố : ( Sản xuất than…Khai thác dầu khí …các nhà máy điện …) GT: + Do vai trò của ngành CN năng lượng… + Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành … Sự phân bố của sản xuất điện năng : - Các nhà máy thuỷ điện …các con sông lớn - Các nhà máy nhiệt điện …( sử dụng nhiên liệu than…nhiên liệu khí …) - Gần thị trường tiêu thụ, - Nguyên nhân: giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu và tổn thất khi truyền tải điện năng, đặc điểm kĩ thuật khi vận hành,…. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 VII Đặc điểm hoạt động vận tải nước ta. * Về tình hình tăng trưởng - Khái quát chung: khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh và tăng ở tất cả các loại hình vận tải(d/c). Nguyên nhân do kinh tế trong nước tăng trưởng, sản xuất phát triển nhu cầu vận tải tăng… - Tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các loại hình vận tải + Tăng nhanh nhất là đường biển, đường hàng không do điểm xuất phát thấp, xu thế mở cửa… + Đường ô tô tăng nhanh do có khả năng cạnh tranh cao trong vận tải hàng 0,5 0,25 0,25 4 hóa trong nước…. + Đường sông và đường sắt tăng chậm hơn do ít được đầu tư và bị cạnh tranh bởi đường ô tô… * Về cơ cấu(h/s lập bảng tính cơ cấu phân theo các loại hình vận tải) - Chiếm tỉ trọng cao nhất là đường ô tô, thứ hai là đường sông, tiếp theo là đường biển. các loại đường sắt và đường hàng không tỉ trọng nhỏ không đáng kể (d/c) - Cơ cấu thay đổi do tỉ trọng của các loại đường thay đổi: + Đường ô tô chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh(d/c), tỉ trọng đường biển tăng đến 2005 sau đó giảm(d/c), tỉ trọng đường sông, đường sắt giảm liên tục(d/c), tỉ trọng đường hàng không nhỏ không đáng kể và ít thay đổi… + Nguyên nhân do tốc độ tăng của từng loại hình vận tải khác nhau,ưu thế vận tải hàng hóa nước ta hiện nay chủ yếu vẫn thuộc về đường ô tô do sự phù hợp, chính sách đầu tư và nhu cầu lớn… 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm 5 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI ĐỀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn : ĐỊA LÍ LỚP 11 Thời gian : 180 phút. thể hiện rõ cả tính địa đới và phi địa đới . Câu 4 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Chứng minh rằng sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân hóa đa dạng b). mạnh địa hình xâm thực? Câu 5 (3 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : a) Nhận xét mạng lưới đô thị của Trung du miền núi Bắc Bộ? b) Tại sao các đô thị ở Duyên hải Nam

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan