Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội

126 294 0
Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của thế giới, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo (GD - ĐT): “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.....đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển ” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX với những mục tiêu chiến lược là: “Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện”. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo bằng cuộc cải cách giáo dục từ năm 2000 về đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông cho tất cả các môn học, trong đó có môn ngoại ngữ mà tiếng Anh là chủ yếu. Để hội nhập với thế giới, việc trao đổi thông tin, tiếp cận nền văn hóa của các nước trên thế giới là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết. Cùng với tin học, ngoại ngữ được xếp vào một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển, một mũi nhọn đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và GD - ĐT trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu. Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Hầu hết các giao dịch trên thế giới đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, rất nhiều quốc gia đã đưa tiếng Anh vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ: Ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. Xu thế hội nhập toàn cầu và việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang lan tỏa và đi vào từng ngành, nghề của Việt Nam, tác động đến mọi người trong xã hội. Để có thể hội nhập và đứng vững trên đôi chân của mình, mỗi người chúng ta đều có thể hiểu rằng, ngoại ngữ mà trong đó bao gồm cả tiếng Anh ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu được trong hoạt động giao tiếp, công việc, ngoại giao. Chỉ có giỏi tiếng Anh, sử dụng tốt công cụ giao tiếp này, mới có thể thành công trong mọi việc. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho sự hội nhập thì việc dạy học tiếng Anh càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, đã từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học, từ giáo dục phổ thông đến đại học, sau đại học. Cũng từ lâu, tiếng Anh đã được đưa vào cấp trung học cơ sở (THCS) và ngày càng được quan tâm, chú trọng. Tiếng Anh chiếm vị trí quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức, tư duy, tầm hiểu biết cho các em học sinh. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang là vấn đề được học sinh, phụ huynh và cả xã hội quan tâm, đầu tư. Dạy và học tiếng Anh như thế nào cho có hiệu quả là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục. Đặc biệt là các trường THCS, cấp học đầu tiên đưa tiếng Anh vào chương trình chính khóa. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông. Trong thời gian qua, việc dạy học tiếng Anh ở các trường phổ thông đặc biệt là các trường THCS đã đạt được những kết quả nhất định: - Việc dạy tiếng Anh đã phát triển nhanh về số lượng: số giáo viên, học sinh tham gia dạy và học tiếng Anh ngày càng tăng. - Hình thức dạy học tiếng Anh ngày càng đa dạng, phong phú. Tiếng Anh trở thành môn chuyên ở các trường THPT chuyên. -Đã xây dựng được một bộ chương trình và SGK giảng dạy ở trường phổ thông từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Tuy nhiên, việc dạy học Tiếng Anh ở các trường THCS vẫn còn một số tồn tại sau đây: - Quy mô phát triển, chất lượng của việc dạy học tiếng Anh đang đặt ra những thách thức lớn về quản lý mà các trường phổ thông, giáo dục THCS đang gặp phải, hiệu quả của việc dạy học tiếng Anh còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân: đó là do nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh, tuy được coi là một trong ba môn học chính của học sinh THCS, song việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường trong huyện chưa đồng bộ, chất lượng giáo viên và học sinh giữa các lớp trong trường và giữa các trường trong huyện chưa đồng đều, học sinh sau khi học xong chương trình phổ thông khả năng nói bằng tiếng Anh còn yếu, chưa tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh. - Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, quản lý thực hiện chương trình, quản lý tổ chức dạy học tiếng Anh chưa thống nhất, còn mang tính hình thức, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cán bộ chuyên trách thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo việc dạy học ngoại ngữ. Vì vậy, chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở trường THCS, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số biện pháp quản lý dạy học phù hợp, có thể hạn chế được những yếu kém còn tồn tại từ công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội ”.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của thế giới, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo (GD - ĐT): “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển ” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII). Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX với những mục tiêu chiến lược là: “Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện”. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết 40 của Quốc hội, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo bằng cuộc cải cách giáo dục từ năm 2000 về đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông cho tất cả các môn học, trong đó có môn ngoại ngữ mà tiếng Anh là chủ yếu. Để hội nhập với thế giới, việc trao đổi thông tin, tiếp cận nền văn hóa của các nước trên thế giới là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết. Cùng với tin học, ngoại ngữ được xếp vào một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển, một mũi nhọn đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và GD - ĐT trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu. Trong các ngoại ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Hầu hết các giao dịch trên thế giới đều sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, trong xu thế hội nhập, rất nhiều quốc gia đã đưa tiếng Anh vào trong chương trình giáo dục đào tạo. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ rõ: Ngoại ngữ là một công cụ, phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển. 1 Xu thế hội nhập toàn cầu và việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang lan tỏa và đi vào từng ngành, nghề của Việt Nam, tác động đến mọi người trong xã hội. Để có thể hội nhập và đứng vững trên đôi chân của mình, mỗi người chúng ta đều có thể hiểu rằng, ngoại ngữ mà trong đó bao gồm cả tiếng Anh ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu được trong hoạt động giao tiếp, công việc, ngoại giao. Chỉ có giỏi tiếng Anh, sử dụng tốt công cụ giao tiếp này, mới có thể thành công trong mọi việc. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho sự hội nhập thì việc dạy học tiếng Anh càng trở nên quan trọng. Nhận thức được điều đó, đã từ nhiều năm nay, Việt Nam đã đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học, từ giáo dục phổ thông đến đại học, sau đại học. Cũng từ lâu, tiếng Anh đã được đưa vào cấp trung học cơ sở (THCS) và ngày càng được quan tâm, chú trọng. Tiếng Anh chiếm vị trí quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu được trong việc giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức, tư duy, tầm hiểu biết cho các em học sinh. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh hiện nay đang là vấn đề được học sinh, phụ huynh và cả xã hội quan tâm, đầu tư. Dạy và học tiếng Anh như thế nào cho có hiệu quả là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục. Đặc biệt là các trường THCS, cấp học đầu tiên đưa tiếng Anh vào chương trình chính khóa. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các trường phổ thông. Trong thời gian qua, việc dạy học tiếng Anh ở các trường phổ thông đặc biệt là các trường THCS đã đạt được những kết quả nhất định: - Việc dạy tiếng Anh đã phát triển nhanh về số lượng: số giáo viên, học sinh tham gia dạy và học tiếng Anh ngày càng tăng. 2 - Hình thức dạy học tiếng Anh ngày càng đa dạng, phong phú. Tiếng Anh trở thành môn chuyên ở các trường THPT chuyên. - Đã xây dựng được một bộ chương trình và SGK giảng dạy ở trường phổ thông từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Tuy nhiên, việc dạy học Tiếng Anh ở các trường THCS vẫn còn một số tồn tại sau đây: - Quy mô phát triển, chất lượng của việc dạy học tiếng Anh đang đặt ra những thách thức lớn về quản lý mà các trường phổ thông, giáo dục THCS đang gặp phải, hiệu quả của việc dạy học tiếng Anh còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân: đó là do nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh, tuy được coi là một trong ba môn học chính của học sinh THCS, song việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường trong huyện chưa đồng bộ, chất lượng giáo viên và học sinh giữa các lớp trong trường và giữa các trường trong huyện chưa đồng đều, học sinh sau khi học xong chương trình phổ thông khả năng nói bằng tiếng Anh còn yếu, chưa tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh. - Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, quản lý thực hiện chương trình, quản lý tổ chức dạy học tiếng Anh chưa thống nhất, còn mang tính hình thức, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cán bộ chuyên trách thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo việc dạy học ngoại ngữ. Vì vậy, chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở trường THCS, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số biện pháp quản lý dạy học phù hợp, có thể hạn chế được những yếu kém còn tồn tại từ công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý. 3 Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội ”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh - Hà Nội, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Mê Linh - Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua việc quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu áp dụng một số biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh do tác giả đề xuất thì có thể nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn này ở các trường THCS huyện Mê Linh - Hà Nội. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đối với dạy học tiếng Anh chính khóa ở trường THCS. 6.2. Địa bàn nghiên cứu: huyện Mê Linh – Hà Nội. 6.3. Khách thể điều tra: các trường THCS thực hiện dạy tiếng Anh trong huyện Mê Linh – Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận văn. 7.2 . Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Phương pháp này được thể hiện bằng việc người nghiên cứu tiếp cận và xem xét các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội. Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này là tìm hiểu về thực trạng dạy học tiếng Anh của các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội. Mặt khác, qua phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định kết quả định tính của việc kiểm chứng các biện pháp quản lý do mình đề xuất. 7.2.2. Phương pháp chuyên gia Bằng việc tổ chức các hội thảo với các chuyên gia (các cán bộ quản lý, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, các giáo viên tiếng Anh có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tiếng Anh của các trường THCS trong huyện Mê Linh – Hà Nội). Phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu mức độ tán thành của các chuyên gia về các biện pháp dự kiến đề xuất và mức độ vận dụng các biện pháp đó vào giảng dạy tiếng Anh. Mặt khác, phương pháp 5 này để xem xét tính hợp lý và tính khả thi của các giải pháp quản lý được bổ sung sau khi hoàn chỉnh các biện pháp dự kiến. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và nội dung chủ định của chúng tôi. Phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu về công tác quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội nhằm minh chứng được thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường THCS huyện Mê Linh. 7.2.4. Phương pháp đàm thoại Người viết đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến một cách chính thức hoặc không chính thức như trao đổi, trực tiếp thảo luận, qua điện thoại hay thư điện tử (email) bàn về những vấn đề có liên quan đến nội dung này với những người đã và đang học, hoặc đã và đang giảng dạy tại tổ ngoại ngữ các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội, cùng các chuyên gia bên ngoài nhà trường để có những ý kiến khách quan về lĩnh vực này. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Bằng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn rút ra lý luận, phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá, tổng kết công tác quản lý dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê trong nghiên cứu giáo dục, với mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh ở trường phổ thông Chương 2: Thực trạng dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội. 6 Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Mê Linh – Hà Nội. Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ngày nay giáo dục được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học – kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho đất nước. Giáo dục có chức năng quan trọng là tái sản xuất sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, hoạt động giáo dục luôn luôn phát triển, tiến bộ và không ngừng đổi mới để góp phần vào sự phát triển, tiến bộ chung của xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, ngoại ngữ tốt để giao tiếp lại càng cần thiết và quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu này của xã hội, giáo dục lại càng có vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc giáo dục toàn diện. Chính vì vậy mà trong Luật Giáo dục năm 2005 - Điều 7 đã đề cập đến vấn đề dạy ngoại ngữ:“Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được thực hiện liên tục và có hiệu quả”. Trong thời gian qua để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục như: - Tổ chức quản lý quá trình giáo dục - đào tạo của Nguyễn Minh Đường, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội, 1996. 7 - Quản lý quá trình đào tạo của Nguyễn Đức Trí, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội, 1999. - Công trình nghiên cứu khoa học do Đỗ Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo”. - Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục của Lâm Hữu Tài – Viện chiến lược và chương trình giáo dục – thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 với đề tài: “Quản lý dạy học ngoại ngữ tại Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học dân lập Văn Lang”. Đề tài này đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học ngoại ngữ tại khoa Ngoại ngữ Đại học dân lập Văn Lang và đưa ra một số giải pháp cải tiến quản lý dạy học ngoại ngữ của khoa ngoại ngữ trường Đại học Dân lập Văn Lang. Đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ một số giải pháp cải tiến chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên, phát triển đội ngũ giảng viên đại học dân lập. - “Quản lý nhà nước đối với việc dạy học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục thường xuyên” của Đặng Quang Tình, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội, năm 2006. Đề tài này đã đi sâu vào việc đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với dạy học ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Qua một số công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo dục chúng ta thấy các đề tài này chủ yếu nghiên cứu về tổ chức quản lý quá trình giáo dục - đào tạo, về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ, đại học dân lập, ở các trung tâm giáo dục 8 thường xuyên chứ chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề dạy học tiếng Anh tại các trường phổ thông, đặc biệt là giáo dục THCS, là cấp học chính thức đưa dạy học tiếng Anh vào môn học chính khóa, với tư cách là cơ sở cho các chương trình dạy học tiếng Anh ở các cấp học cao hơn thì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đáng kể. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS càng trở nên cấp thiết. 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài luận văn 1.2.1. Quản lý Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Từ khi có sự phân công lao động trong xã hội đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc thù đó còn được gọi là hoạt động quản lý. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau như: + “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [11, 7] + “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được những mục đích của tổ chức”. [11, 8] 9 + “Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới”. [11, 8] Theo Fredenck, W.Taylor, tác giả của học thuật quản lý theo khoa học thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất ”. Theo thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol thì: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý như đã dẫn ở trên, nhưng chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của quản lý mà các khái niệm đó đã đề cập là: - Quản lý bao giờ cũng có mục tiêu. Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội. Đây là điểm hội tụ cho những hoạt động cùng nhau của nhiều người. - Quản lý là thực hiện những tác động hướng đích từ chủ thể đến đối tượng. Yếu tố con người, trong đó người quản lý và người bị quản lý, giữ vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý. - Quản lý không chỉ thể hiện ý chí của chủ thể mà còn là sự nhận thức và thực hiện hoạt động theo quy luật khách quan. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển. Từ những dấu hiệu đặc trưng nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng tổ hợp những cách thức, những phương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân cũng như của tổ chức, để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Quản lý đòi hỏi phải có thông tin, luôn gắn với thông tin. Thông tin về con người, về xã hội mà ở đó chứa đựng những nhu cầu, những ham muốn, 10 [...]... của quản lý dạy học là hoạt động dạy học trong nhà trường, quản lý hoạt động dạy học có nhiệm vụ quản lý hoạt động của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình dạy học của nhà trường Hoạt động dạy học hiểu theo nghĩa hẹp là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ hoạt động của một trường nào đó Do đó, quản lý hoạt dạy học là bộ phận chủ yếu nhất của quản lý nhà... và nội dung dạy học Quản lý hoạt động dạy học trước tiên là quản lý mục tiêu và nội dung dạy học Quản lý mục tiêu, nội dung dạy học nói chung là quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy thực tế của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh sao cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực... triển của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ như hiện nay, các mối quan hệ là một trong những điều kiện tối ưu hóa việc quản lý quá trình dạy học [7, 18] 1.3.1.5 Nội dung của quản lý dạy học Để đạt được mục tiêu và yêu cầu quản lý, quản lý dạy học phải thực hiện quản lý các nội dung sau: - Quản lý mục tiêu dạy học, kế hoạch và chương trình giảng dạy: là quản lý quản lý quá... quản lý các hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường; quản lý, điều phối hoạt động của các tổ chức sư phạm trong nhà trường [27, 10] 1.3.2 Quản lý dạy học ở trường trung học cơ sở 1.3.2.1 Trường trung học cơ sở Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín, dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi Học sinh vào học lớp 24 sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học Giáo dục trung. .. giảng dạy, giáo dục của giáo viên sao cho các kế hoạch và chương trình giảng dạy được thực hiện đúng về nội dung, thời gian và quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học - Quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh: là quản lý thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của giáo viên, các nhiệm vụ học tập rèn luyện của học sinh - Quản lý phương pháp và chất lượng dạy học: thực... vi các hoạt đông diễn ra trong các trường học và các cơ sở đào tạo thì quản lý giáo dục được hiểu là quản lý nhà trường Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường, nhằm tổ chức tối ưu các quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [1, 40] 1.2.3 Quản lý nhà trường Quản. .. nhiều hoạt động của quá trình giáo dục và của các hoạt động đảm bảo cho quá trình giáo dục đó 1.3.1.4 Đối tượng của quản lý dạy học Đối tượng của quản lý dạy học là hoạt động của người dạy, người học và các tổ chức sư phạm của nhà trường, của một khoa cụ thể, của một trường đại học, PTTH, THCS cụ thể trong việc thực hiện các kế hoạch và chương trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã quy định... tiêu HS: Học sinh ND : Nội dung KN: Kỹ năng PP : Phương pháp KQ: Kết quả TĐ: Thái độ 18 Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế của hệ thống giáo dục Đương nhiên quản lý nhà trường có liên quan hữu cơ với quản lý giáo dục Nhưng như ta biết, quản lý giáo dục bao gồm hai cấp độ: Quản lý cấp vĩ mô và quản lý cấp vi mô Quản lý cấp vĩ mô là quản lý hệ thống giáo dục quốc dân (trong các cấp từ trung ương... một cách sâu sắc, toàn diện các yêu cầu của giáo dục THCS để thực hiện đúng đủ và tốt các yêu cầu, mục tiêu của giáo dục đề ra 1.3.2.2 Quản lý dạy học ở trường trung học cơ sở • Mục tiêu và nội dung dạy học Mục tiêu dạy học là kết quả, là sản phẩm mong muốn của quá trình dạy học, của hoạt động dạy học Sản phẩm này chính là người học sinh tốt nghiệp THCS với nhân cách đã được cải biến và hình thành... coi nhà trường là bộ mặt của hệ thống giáo dục quốc dân, các quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường Do đó, quản lý nhà trường, còn có nghĩa là tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực 1.3 Quản lý dạy học ở trường THCS 1.3.1 Quản lý dạy học 1.3.1.1 Dạy học . cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THCS. 4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học tiếng Anh và quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh - thành. phố Hà Nội. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua việc quản lý dạy học tiếng Anh. trưởng các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh – Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở. 4. Nhiệm vụ nghiên

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan