Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng

125 559 0
Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tính cấp thiết của đề tài Thực trạng ban hành và thực hiện VBQPPL ngành xây dựng ngoài những kết quả khả quan đạt được hiện nay vẫn còn những bất cập như: Văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền, văn bản có nội dung chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu mạch lạc, văn bản sai về thể thức và thủ tục ban hành, văn bản không có tính khả thi, tính hướng dẫn, tính cụ thể hóa luật và các văn bản khác có hiệu lực pháp lý cao hơn. Các văn bản ban hành chồng chéo, chưa thống nhất và logic. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là hoạt động đánh giá VBQPPL cụ thể hơn là công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của Bộ Xây dựng. Thực tiễn công tác đánh giá VPQPPL của Bộ xây dựng còn nhiều bất cập như: chưa thống nhất được về nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá, công tác đánh giá vẫn còn chưa thực sự sâu sát, tỉ mỉ dẫn đến chất lượng của các VBQPPL được đánh giá còn chưa cao. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi các VBQPPL của Bộ Xây dựng. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần xây dựng được một quy trình đánh giá VBQPPL hoàn chỉnh, khoa học và thống nhất trong Bộ Xây dựng. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hơn nữa, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đánh giá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng. Do hoạt động đánh giá văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động tổng hợp gồm rất nhiều nghiệp vụ, nội dung bên trong. Nên trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng.” Với mục đích tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến góp ý nhằm xây dựng được quy trình kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật một cách hoàn chỉnh và thống nhất trong Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng.

LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới quý thầy cô, Hội đồng khoa học, Khoa sau đại học – Học viện Hành chính Quốc Gia đã tận tình giảng dạy, đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại nhà trường và trong quá trình nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các học viên lớp cao học CH15A đã cùng tôi học tập, trao đổi, nghiên cứu các nội dung học tập trong suốt quá trình học tập tại nhà trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Vân người hướng dẫn khoa học, người đã tận tình chỉ dẫn, định hướng cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn./. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BXD Bộ Xây dựng 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 QLNN Quản lý nhà nước 4 QPPL Quy phạm pháp luật 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật MỤC LỤC 1.5.1 Khái niệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 24 1.5.3.Ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 25 1.5.5. Nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 26 2.3.3 Kết quả hoạt động tự kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng giai đoạn 2001 – 2010 62 2.3.3.1 Kết quả tự kiểm tra, rà soát 62 2.3.3.2 Nhận xét, đánh giá 62 a. Những thành tựu đạt được 62 2.3.4 Kết quả hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản theo thẩm quyền các năm 2007, 2008, 2009, 2012 64 2.4 Khảo sát thực tiễn quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng 73 3.Bộ Xây dựng (2012), Số 01 Chỉ thị Về việc tăng cường thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 73 4. Bộ Xây dựng Quyết định số 23/2006/QĐ-BXD ngày 18/8/2006 về Quy chế làm việc cơ quan Bộ Xây dựng, trong đó quy định rất cụ thể, chi tiết quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 73 5. Quốc hội (2008), Luật số 17 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật 73 6. Thủ tướng chính phủ Quyết định số 337/2005/QĐ-TTg ngày 19/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang Bộ 73 75 75 75 75 Tại bộ theo quy định số 09/2001/QĐ-BXD quy định chế độ tiếp nhận, xử lý văn bản đến thì Văn phòng bộ thực hiện các nghiệp vụ sau: 75 Các quy trình chung về hoạt động thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và bộ thủ tục hành chính trong hoạt động này vẫn chưa được bộ xây dựng và thống nhất. Làm giảm hiệu quả thực hiện hoạt động vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của bộ là hêt sức quan trọng và cần thiết 91 Tiểu kết chương II 91 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thực trạng ban hành và thực hiện VBQPPL ngành xây dựng ngoài những kết quả khả quan đạt được hiện nay vẫn còn những bất cập như: Văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền, văn bản có nội dung chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu mạch lạc, văn bản sai về thể thức và thủ tục ban hành, văn bản không có tính khả thi, tính hướng dẫn, tính cụ thể hóa luật và các văn bản khác có hiệu lực pháp lý cao hơn. Các văn bản ban hành chồng chéo, chưa thống nhất và logic. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân đó là hoạt động đánh giá VBQPPL cụ thể hơn là công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của Bộ Xây dựng. Thực tiễn công tác đánh giá VPQPPL của Bộ xây dựng còn nhiều bất cập như: chưa thống nhất được về nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá, công tác đánh giá vẫn còn chưa thực sự sâu sát, tỉ mỉ dẫn đến chất lượng của các VBQPPL được đánh giá còn chưa cao. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi các VBQPPL của Bộ Xây dựng. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần xây dựng được một quy trình đánh giá VBQPPL hoàn chỉnh, khoa học và thống nhất trong Bộ Xây dựng. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hơn nữa, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đánh giá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng. Do hoạt động đánh giá văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động tổng hợp gồm rất nhiều nghiệp vụ, nội dung bên trong. Nên trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng.” Với mục đích tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến góp ý nhằm xây dựng được quy trình kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật một cách hoàn chỉnh và thống nhất trong Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy trình đánh giá văn bản quy phạm pháp luật. Gồm quy trình đánh giá chung và đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm tra và rà soát hệ thống VBQPPL của Bộ Xây dựng trên cơ sở đó nắm bắt được thực trạng hoạt động đánh giá hệ thống VBQPPL của bộ, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL của Bộ Xây dựng. Từ đó góp ý xây dựng quy trình , kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL thống nhất và khoa học cho Bộ Xây dựng. - Nhiệm vụ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động kiểm tra, rà soát VBQPPL bằng việc phân tích làm rõ các khái niệm kiểm tra, rà soát, kiểm tra, rà soát VBQPPL, thẩm quyền tiến hành, quy trình thực hiện, nội dung của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, xác lập các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá chất lượng văn bản QPPL, xây dựng các tiêu chí cho hoạt động kiểm tra văn bản QPPL. Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động kiểm tra, rà soát VBQPPL để có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, rà soát; phân biệt kiểm tra với rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL của Bộ Xây dựng trên cơ sở ấy phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản của Bộ Xây dựng, nêu ra những ưu điểm, chỉ ra những nhược điểm cũng như nguyên nhân đem lại thành tựu và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trong công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL làm nền tảng để đề ra giải pháp tác động đến hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản của bộ. 3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu thực tiễn công tác đánh giá VBQPPL của Bộ Xây dựng trên cơ sở hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản và hệ thống VBQPPL của Bộ. 2 Nghiên cứu hệ thống các VBQPPL hiện hành của bộ xây dựng gồm các văn bản: Quyết định, chỉ thị, thông tư, thông tư liên tịch của Bộ Xây dựng và hệ thống các dự thảo văn bản nghị định, nghị quyết của chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, dự thảo luật của Quốc hội do Bộ Xây dựng soạn thảo. Nghiên cứu hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng do cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương ban hành, trong thẩm quyền kiểm tra, rà soát văn bản của Bộ Xây dựng Tìm hiểu về đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác đánh giá VBQPPL của Bộ Xây dựng. Tìm hiểu nghiệp vụ kiểm tra, rà soát văn bản và hệ thống văn bản của cán bộ công chức của Bộ Xây dựng. 4. Phạm vi nghiên cứu Do tính phức tạp của vấn đề, trong khuân khổ giới hạn của luận văn cao học tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề sau: Tìm hiểu về hoạt động đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng dưới hình thức kiểm tra, rà soát đối với VBQPPL được ban hành và thực thi giai đoạn 2001 - 2010. 5. Tình hình nghiên cứu Hiện nay vấn đề đánh giá hệ thống văn bản QPPL của Bộ Xây dựng chưa được đề cập nghiên cứu sâu, kỹ mà chỉ được đề cập thoáng qua trong những báo cáo tổng kết công tác tư pháp, báo cáo kết luận…Khi xây dựng đề tài tôi có tham khảo một số tài liệu sau: 1. Luận văn Đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo đại học của Phan Thị Thanh Hương, mã số 60 34 82 năm 2008. Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thu Vân; 2. Quy trình và phương pháp đánh giá hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước hiện hành của Vương Thanh Thủy, mã số 60 34 82 năm 2006. người hướng dẫn TS Lưu Kiếm Thanh; 3 3. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý thủy lợi ở Việt Nam của Hoàng Thị Hạnh; 4. Hoàn thiện hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Kiên Giang; 5. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hóa – Thông tin của Lê Thị Thanh Huyền, năm 2008, người hướng dẫn TS Lưu Kiếm Thanh. Ngoài ra tác giả cũng tham khảo nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành pháp lý, tổ chức, quản lý,. Các giáo trình về đánh giá văn bản quy phạm pháp luật như : Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước của Nguyễn Văn Thâm, Kỹ thuật Xây dựng và ban hành văn bản - Học viện Hành chính Quốc gia…. 6. Cở sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu 6.1 Nguyên tắc phương pháp luận Phương pháp luận duy vật biên chứng của chủ nghĩa Mác Lê Nin Phương pháp luận của khoa học hành chính 6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để lý giải từ những vấn đề lý luận cơ bản cho đến thực trạng và giải pháp của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Xây dựng. Đối với hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, luận văn đã xem xét dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để từ đó phân tích về khái niệm, ý nghĩa, nội dung, thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động này trong việc góp phần nâng cao chất lượng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng. Ngoài ra phương pháp phân tích còn được sử dụng để đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm tra, và nhất là lý giải cụ thể những nguyên nhân có được thành tựu, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập làm cơ sở để đề ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra VBQPPL của Bộ Xây dựng. 4 Sử dụng phương pháp thống kê và điều tra xã hội học quá trình đánh giá về thực tiễn nhất là tìm hiểu sâu về nguyên nhân có được thành tựu, nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Các phương pháp nghiên cứu trên đây luôn được sử dụng kết hợp với nhau với mục đích bảo đảm cho nội dung nghiên cứu của luận văn vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể cần thiết để xem xét, đánh giá một cách toàn diện về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ở Bộ Xây dựng hiện nay. 7. Những đóng góp của đề tài. - Từ góc độ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có thể xem đây là lần đầu tiên công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL của bộ được tìm hiểu và xem xét một cách chuyên sâu và toàn diện do: + Luận văn có ý nghĩa quan trọng nó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của Bộ Xây dựng giai đoạn 2001- 2010. + Đề xuất những ý kiến nâng cao chất lượng thực hiện quy trình kiểm tra, rà soát văn bản, hệ thống VBQPPL của Bộ Xây dựng. + Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm tra VBQPPL của bộ. + Đề xuất áp dụng quy trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. + Góp phần nâng cao chất lượng công tác đánh giá VBQPPL của Bộ xây dựng từ đó nâng cao hiệu quả QLNN của Bộ Xây dựng. 8. Cấu trúc luận văn Bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của cơ quan bộ; Chương II: Thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát văn bản và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Bộ Xây dựng; Chương III: Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành qua thực tiễn Bộ Xây dựng. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA CƠ QUAN BỘ 1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm hệ thống Thuật ngữ hệ thống hiện nay còn được hiểu dưới nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện góc độ tiếp cận nghĩa đa dạng của thuật ngữ này như: Hệ tư tưởng, hệ thống chính trị, hệ thống xã hội, hệ thống mạng viễn thông, hệ thống thông tin, hệ thống công trình xây dựng, hệ thống xử lý….Chính phạm vi sử dụng của thuật ngữ này rộng như vậy nên làm cho nghĩa của thuật ngữ này chưa được hiểu một cách hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên trong các quan điểm đưa ra để định nghĩa thuật ngữ này, các học giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất tiếp cận quan điểm hệ thống cơ bản như sau: Nhìn một cách tổng quát, người ta quan niệm rằng hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một nguyên tắc nhất định tạo thành một chỉnh thể có khả năng thực hiện được những chức năng cụ thể nhất định. Trong hệ thống thông thường mỗi phần tử có một chức năng nhất định và mỗi phần tử cũng có tính độc lập tương đối của nó, chúng tác động qua lại lẫn nhau, tương hỗ nhau cùng tồn tại và phát triển. Khi nghiên cứu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhất thiết chúng ta cần nắm rõ hệ thống và các tính chất cơ bản của hệ thống. Để có cách hiểu khoa học và toàn diện về hệ thống văn bản. 1.1.2. Tính chất của hệ thống Quan hệ giữa các phần tử luôn có tác động tới toàn hệ thống Một hệ thống được tạo lập bởi nhiều các phần tử nhỏ bên trong. Trong hệ thống các phần tử ấy có những điểm tương đồng nhau nhất định, luôn luôn tác động 6 qua lại với nhau theo những hướng, những phương thức nhất định nhằm đạt được mục tiêu chung. Hệ thống gồm nhiều loại như hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội. Trong các hệ thống này tùy từng loại tiêu chí phân loại khác nhau mà người ta có những sự phân chia khác nhau, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu. Trong các hệ thống ấy thì hệ thống tự nhiên là một loại hệ thống khác biệt nó hình thành và phát triển không chịu sự chi phối, tác động của con người. Ví dụ như: Hệ sinh thái rừng đối với các chỉnh thể thuộc giới tự nhiên, hệ thần kinh, hệ hô hấp trong cơ thể con người trong các hệ này các phần tử của hệ rất phong phú và đa dạng, mỗi phần tử đảm nhận một nhiệm vụ, chức năng riêng biệt, nhưng luôn luôn quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả của mối quan hệ ấy ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Ví dụ như trong hệ hô hấp của con người các phần tử cấu tạo nên hệ này gồm có hầu họng, khí quản, thanh quản các cơ quan này gắn kết với nhau để thực hiện thành công quá trình hô hấp của cơ thể, một trong các cơ quan này yếu, hoạt động kém chất lượng sẽ làm suy giảm hiệu quả trong mối tương tác qua lại của cả hệ thống từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống hô hấp nói riêng và hệ thống nói chung. Ở hệ thống tự nhiên các phần tử tác động với nhau một các mặc nhiên không có mục đích, tuy nhiên ở hệ thống xã hội thì lại có khác biệt. Trong hệ thống xã hội tức hệ thống do cơ người tạo ra các phần tử vận hành một cách có trật tự, theo quy trình mà con người đã xây dựng, lập trình sẵn. Ở hệ thống này các phần tử quan hệ với nhau rất mật thiết, tính gắn kết độ chính xác rất cao. Sản phẩm đầu ra của bộ phận này là nguyên liệu đầu vào của bộ phận kia. Ví dụ như hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống chính trị Ở các hệ thống trên mối quan hệ giữa các phần tử luôn luôn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống. Vì bản thân một hệ thống được tạo lập duy trì và phát triển được căn bản dựa trên mối quan hệ đồng bộ của các phần tử trong hệ. Tính chất của các mối quan hệ của các phần tử trong hệ thống trong từng thời điểm, thời kỳ khác nhau cũng khác nhau, có lúc chúng tưng hỗ nhau, tác động nhịp nhành, trơn chu. Nhưng cũng cũng có thời điểm mối quan hệ ấy nghịch nhau, nghĩa là sự kết hợp giữa các 7 [...]... luật Tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm tính kỹ thuật nghiệp vụ nhằm hiện Nhận định quy n thực hóa hoạt động kiểm tra văn bản Là một hoạt động tổng hợp gồm nhiều nghiệp vụ trong đó bao hàm hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật 1.5 Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra 23 1.5.1 Khái niệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Kiểm tra văn. .. văn bản quy phạm pháp luật và rà soát văn bản quy phạm pháp luật Đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có rất nhiều hình thức khác nhau, tùy cách thức phân loại của chủ thể Trong các hình thức đó nhận thấy có hai hình thức có vai trò rất quan trọng và hay được các cơ quan nhà nước sử dụng để đánh giá văn bản, đó là kiểm tra văn bản và rà soát văn bản Theo quan niệm của Bộ Tư pháp thì kiểm tra văn bản. .. Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 12 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 14 1.4 Khái quát chung về đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1.4.1 Quan niệm về đánh giá văn bản QPPL và hệ thống VBQPPL Trong hệ thống văn bản thì văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản có vai trò vị trí quan trọng nhất Nó có tính quy phạm. .. một trình tự xác định và thống nhất, được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện bởi cơ quan, chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 1.6.1.2 Yêu cầu chung của quy trình kiểm tra VBQPPL Khi thực hiện hoạt động kiểm tra văn bản đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ đúng quy trình theo tuần tự các bước đã xây. .. văn bản quản lý nhà nước phân loại theo tính chất bao gồm những loại văn bản chủ yếu sau: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Hệ thống Văn bản hành chính - Hệ thống Văn bản hành chính cá biệt - Hệ thống Văn bản chuyên ngành 1.2.2 Các kiểu hệ thống văn bản QLNN trong lĩnh vực xây dựng 1.2.2.1 Văn bản QLNN về xây dựng theo hệ thống dọc Hệ thống cấu trúc dọc của VBQLNN gồm rất nhiều lĩnh vực trong phạm. .. động xây dựng; Vụ Vật liệu xây dựng; Vụ Kinh tế xây dựng; Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường; Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Cục Hạ tầng kỹ thuật; Cục Phát triển đô thị; 1.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1.3.1 Vị trí văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản QLNN Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà... của văn bản, người kiểm tra phải tiến hành các bước sau đây: + Bước 1: Lập Phiếu kiểm tra văn bản Phiếu kiểm tra văn bản là báo cáo tóm tắt của người kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật Phiếu này bao gồm các nội dung: tên người kiểm tra văn bản; tên văn bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra và/hoặc nội... tra Có những phương thức kiểm tra sau đây: - Kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quy n ban hành văn bản gửi đến; - Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; - Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản) hoặc theo ngành, lĩnh vực 1.5.5 Nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. .. trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; b) Các văn bản khác khi được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ giao 4 Trường hợp có tranh chấp thẩm quy n kiểm tra thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy t định 1.6 Quy trình kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật 1.6.1 Khái quát chung về quy trình kiểm tra VBQPPL 1.6.1.1 Khái niệm Quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là tổng... được thể hiện thông qua tác dụng của hoạt động đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như:, Phát hiện ra những điểm thiếu sót, những quy định chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung Phát hiện ra những quy định chồng chéo, trùng lặp, lẫn lộn giữa các văn bản và hệ thống văn bản Phát hiện ra những quy định sai trái, . hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức kiểm tra qua thực tiễn Bộ Xây dựng. ” Với mục đích tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản. chung về đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1.4.1. Quan niệm về đánh giá văn bản QPPL và hệ thống VBQPPL Trong hệ thống văn bản thì văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản có vai. II: Thực tiễn công tác kiểm tra, rà soát văn bản và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Bộ Xây dựng; Chương III: Kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan