Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên NAM ĐỊNH

6 1.1K 13
Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên NAM ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 NĂM 2015 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 1 trang, gồm 7 câu) Câu 1 (2,5 điểm) Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? Câu 2 (3 điểm) Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến? Ảnh hưởng của các thành tựu này đến văn hóa thế giới và Việt Nam? Câu 3 (3 điểm) Phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và phong trào văn hóa Phục Hưng thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu đến xã hội phong kiến châu Âu và nhân loại? Câu 4 (2,5 điểm) Nêu và phân tích những giá trị văn hóa của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn lưu giữ đến ngày hôm nay? Câu 5 (3 điểm) Phân tích vai trò của người anh hùng Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)? Câu 6 (3 điểm) So sánh nhà nước thời Lê Thánh Tông với nhà nước thời Lý - Trần và rút ra nhận xét. Câu 7 (3 điểm) Đánh giá về nhà Nguyễn từ năm 1802-1858? Người ra đề Trần Thị Kim Oanh ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 A Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã để lại nhiều đóng góp quan trọng về mặt văn hóa cho nhân loại như: - Về lịch và chữ viết: tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày; phát minh ra Dương lịch; phát minh ra hệ chữ cái Rô ma là hệ chữ A, B, C…; phát minh ra chữ số La Mã… 0,5 - Sự ra đời của khoa học: Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của Ơ-cơ-lít, định luật Ácsimét… trở thành nền tảng cho các bộ môn khoa học hiện đại. 0,5 - Văn học: anh hùng ca của Hômerơ, kịch ở Hi Lạp; nhà thơ Rô ma nổi tiếng như Lu-cre-xa Viếc-gin… 0,5 - Nghệ thuật: các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng thần vệ nữ Mi lô, tượng lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông, đấu trường La Mã… giàu giá trị nghệ thuật. 0,5 B Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. 0,5 Câu 2 A Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến: - Tư tưởng: + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường. 0,5 - Sử học: Sử ký Tư Mã Thiên,… 0,25 - Văn học: thơ Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ…; tiểu thuyết Minh - Thanh như Tây du ký của Ngô Thừa Ân… 0,25 - Khoa học – kỹ thuật: Toán; thiên văn; bốn phát minh lớn: làm giấy, thuốc sung, nghề in, la bàn;… 0,25 - Kiến trúc: Vạn lý trường thành, Cố cung Bắc Kinh… 0,25 B Ảnh hưởng của các thành tựu này đến văn hóa thế giới và Việt Nam: - Với thế giới: +Tư tưởng Nho giáo, phong cách thơ văn, phương pháp chép sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ảnh hưởng đến 0,5 Đông Á, Đông Nam Á +Bốn phát minh ảnh hưởng đến toàn thế giới đặc biệt tới châu Âu thông qua con đường tơ với vai trò của người Ảrập. 0,5 - Với Việt Nam: các thành tựu văn hóa Trung Hoa đều được chúng ta tiếp nhận làm giàu thêm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên có những yếu tố được Việt hóa như thiền phái Trúc Lâm, thơ lục bát… 0,5 Câu 3 Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và phong trào văn hóa Phục Hưng thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu đến xã hội phong kiến châu Âu và nhân loại: A Tình hình xã hội phong kiến châu Âu và nhân loại trước cho đến đầu thế kỷ XV: lãnh chúa và nông nô vẫn là những giai cấp cơ bản. Dưới tác động của thành thị trung đại tầng lớp thị dân ra đời và phát triển. Song chưa xuất hiện một giai cấp mới. 0,5 B Khái quát về các cuộc phát kiến địa lý 0,25 Thành quả của các cuộc phát kiến địa lý thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa đưa tới sự ra đời giai cấp tư sản ở châu Âu: tư sản công thương ở thành thị, quý tộc mới ở nông thôn. Dần hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng châu Âu. 0,75 C Khái quát nguyên nhân, nội dung các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng. 0,25 Phong trào văn hóa Phục Hưng, bên cạnh những ảnh hưởng văn hóa đến châu Âu và nhân loại, còn có tác động mạnh đến sự trưởng thành của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh đòi địa vị xã hội. 0,75 D Thành tựu của các cuộc phát kiến địa lý, phong trào văn hóa Phục Hưng đưa tới sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản trong lòng chế độ phong kiến châu Âu. Về sau, thông qua hoạt động thương mại, truyền giáo và sau cùng là xâm lược, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lan tỏa ra toàn thế giới. Bên cạnh đó, những giá trị văn hóa thời Phục Hưng còn có sức ảnh hưởng lớn tới văn minh nhân loại cho tới tận ngày hôm nay. 0,5 Câu 4 Những giá trị văn hóa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn lưu giữ đến ngày hôm nay A Nêu tên những giá trị văn hóa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn lưu giữ đến ngày hôm nay 0,25 B Phân tích những giá trị văn hóa của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn lưu giữ đến ngày hôm nay - Mô tả các giá trị văn hóa vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, công cụ sản xuất… thời Văn Lang - Âu Lạc. Ngày nay chúng ta vẫn duy trì cơm – canh – cá, mặc váy, ở nhà sàn, công cụ canh tác nông nghiệp… nhưng có một số biến đổi, thay thế. 0,75 - Mô tả cách ứng xử với tự nhiên của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Ngày nay, chúng ta tiếp thu truyền thống ứng xử hòa hợp với tự nhiên thông qua các tín ngưỡng thờ tự nhiên, lễ hội truyền thống gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp như thờ mẫu, thờ thánh, tứ pháp, hội lồng tồng, bảo vệ rừng thiêng (rừng đầu nguồn)… 0,75 - Mô tả cách ứng xử với cộng đồng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Nó được phát triển thành tinh thần đoàn kết dân tộc, sự cố kết cộng đồng trong làng xã, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Để con cháu hôm nay phát huy như hội làng, Giỗ tổ, Quỹ vì người nghèo,… Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 0,75 Câu 5 Vai trò của người anh hùng Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)? A Tiểu sử của Lý Thường Kiệt 0,25 B Vai trò của ông trong cuộc kháng chiến - Chủ động nắm chắc các thông tin tình báo từ đất Tống và Cham pa. Từ đó đưa ra được sách lược hợp lý. 0,5 - Gây dựng được khối đoàn kết trong nội tộc vương triều, trong triều đình, giữa triều đình và nhân dân miền xuôi cũng như miền ngược tạo nên sức mạnh tổng lực của cả dân tộc đủ sức đánh bại quân thù. 0,5 - Đưa ra các sách lược quân sự đúng đắn: chủ động trong phòng ngự, chủ động trong phản công. 0,75 - Kết hợp tài tình giữa quân sự với chính trị, quân sự với ngoại giao: Bài thơ thần, chủ động kết thúc chiến tranh bằng ngoại giao… 0,75 C Ông được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất của dân tộc, anh hùng dân tộc. Những sách lược tài tình của ông trong cuộc kháng chiến trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho con cháu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho đến tận ngày hôm nay. 0,25 Câu 6 A So sánh nhà nước thời Lê Thánh Tông với nhà nước thời Lý - Trần * Giống nhau: đều xây dựng theo mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa 0,5 phương. * Khác nhau: - Tổ chức chính quyền: + Thời Lý - Trần: đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành, giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, dưới là các cơ quan sảnh, viện, đài. Đất nước chia thành nhiều lộ à phủ à huyện, châu à xã, đứng đầu xã là xã quan. + Thời Lê Thánh Tông: đứng đầu nhà nước là vua quyết định mọi việc, bỏ các chức Tể tướng, đại hành khiển, vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ, ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước. Cả nước chia thành 12 đạo thừa tuyên, mỗi đạo thừa tuyên có 3 ti phụ trách các lĩnh vực. Dưới là phủ à huyện, châu à xã. Đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu. 1,0 - Chế độ tuyển dụng quan lại: + Thời Lý - Trần: chủ yếu từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. + Thời Lê: chủ yếu qua giáo dục, thi cử à thành phần quan lại mở rộng. 0,5 - Quân đội: + Thời Lý - Trần: gồm cấm binh và lộ binh, tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông" + Thời Lê: quân đội tổ chức chặt chẽ hơn theo chế độ "ngụ binh ư nông", vũ khí trang bị đầy đủ. 0,25 - Luật pháp: + Thời Lý - Trần: ban hành bộ Hình thư (thời Lý) và Hình luật (thời Trần) + Thời Lê: Ban hành "Quốc triều hình luật" đề cập đến các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. 0,25 B Nhận xét: - Nhà nước quân chủ thời Lê Thánh Tông được hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao, quyền lực của nhà vua được tăng cường, cơ quan thanh tra giám sát cử tấn cấp địa phương. Điều đó thể hiện tính chặt chẽ của nhà nước. 0,5 Câu 7 Đánh giá về nhà Nguyễn 1802 - 1858: A - Đóng góp của triều Nguyễn + Thay thế triều đại Tây Sơn đã không còn vai trò lịch sử dưới thời Quang Toản. 0,25 + Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính. 0,5 + Có một số cố gắng trong việc phục hồi kinh tế như chế độ quân điền, khẩn hoang, phát triển thủ công… 0,25 + Để lại nhiều thành tựu văn hóa đáng trân trọng như: các bộ chính sử do Quốc sử quán biên soạn, các sách địa chí, quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa thế giới… 0,25 + Bản đồ, hải đồ Hoàng Sa, Trường Sa, các mộc bản, châu bản triều Nguyễn có giá trị quan trọng làm cứ liệu cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. 0,25 B - Hạn chế + Duy trì thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế đã lỗi thời. 0,25 + Không có những biện pháp thiết thực quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp, lụt lội mất mùa xảy ra liên miên. Công thương nghiệp thì đình đốn do chính sách công tượng và ức thương của triều đình. 0,25 + Không quan tâm đến đời sống nhân dân. Nhân dân khởi nghĩa khắp nơi. 0,25 + Chính sách đối ngoại sai lầm khi thần phục mù quáng triều đại nhà Thanh đã suy yếu và phản động. Với các nước láng giềng như Lào, Campuchia thì gây ra mối hiềm khích. Tuyệt giao quan hệ với người phương Tây. 0,25 C Đóng góp chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa không thể làm mờ đi sự thật là những hạn chế trong các chính sách xây dựng và phát triển đất nước của Nhà Nguyễn. Nội lực của quốc gia Đại Nam đã yếu đi rất nhiều trở thành miếng mồi béo bở cho chủ nghĩa thực dân phương Tây lăm le dòm ngó. 0,5 Người làm đáp án Trần Thị Kim Oanh . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG TỈNH NAM ĐỊNH ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 NĂM 2015 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này. Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của Ơ-cơ-lít, định. ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 A Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã để lại nhiều đóng góp quan trọng về mặt văn hóa cho nhân loại như: - Về lịch và chữ viết:

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan