Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn ngữ văn 10 năm 2015 trường chuyên YÊN BÁI

3 1.3K 12
Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn ngữ văn 10 năm 2015 trường chuyên YÊN BÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỈNH YÊN BÁI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu) ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Câu 1 (8,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trong câu tục ngữ: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Câu 2 (12,0 điểm): “Sinh ra trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng ca dao cổ đã thể hiện tác giả của nó: người bình dân là nghệ sĩ thứ nhất, nghệ sĩ của muôn đời” Bằng sự hiểu biết về ca dao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Thu Huyền (0912469240) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 CÂU Ý NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM Câu 1 a Vấn đề nghị luận: Quan niệm về sự hiểu biết và sức khỏe của con người ở hai thế hệ già và trẻ. (Trích dẫn câu tục ngữ) 0,5 b Giải thích: - Khôn đâu đến trẻ: Người trẻ tuổi tích lũy được ít kinh nghiệm sống hơn và có thời gian học tập ngắn hơn so với người lớn tuổi vì vậy sự hiểu biết của học không thể bằng người lớn tuổi. - Khỏe đâu đến già: Sức khỏe của người già sẽ giảm sút theo thời gian nên người già không thể khỏe mạnh như thanh niên được. 0,5 0,5 c Bình luận: - Mặt đúng đắn của câu tục ngữ: + Câu tục ngữ khẳng định ưu thế của người già là vốn sống, kinh nghiệm, sự từng trải, sự hiểu biết vì họ đã trải qua những thành công và thất bại trong cuộc đời. (Dẫn chứng) + Ưu thế của người trẻ tuổi là sức trẻ, nhiệt huyết, sự năng động Quãng đời tuổi trẻ là lúc con người sung mãn nhất về thể chất và tinh thần “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu” (Dẫn chứng) - Mặt hạn chế: + Quan niệm trên cũng dẫn tới một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội: thế hệ trẻ thường bị nhìn nhận là “trẻ người non dạ”, “ngựa non háu đá”… nên họ ít có điều kiện để phát huy sức trẻ, sự năng động, sáng tạo và không dám bộc lộ quan điểm, không dám bảo vệ ý kiến riêng của mình. Thế hệ đi trước có khi còn coi thường hoặc không tin tưởng vào ý kiến của người trẻ tuổi (Dẫn chứng) + Đồng thời, quan niệm khỏe đâu đến già dẫn đến thái độ coi thường người lớn tuổi, cho rằng họ là kẻ sức cùng lực kiệt, sống thừa, vô dụng, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. (Dẫn chứng) 1,0 1,0 1,5 1,5 d Bài học: - Nhận thức: Mỗi thế hệ đều có ưu thế riêng… - Hành động: Nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, học tập suốt đời, học ở cả người già và người trẻ tuổi hơn mình; sống lành mạnh, tích cực ở mọi lứa tuổi để có sức khỏe tốt; xã hội cần tạo điều kiện để những người trẻ tuổi được cống hiến sức trẻ; tạo sự kết nối giữa hai thế hệ để họ bổ sung, kế thừa nhau cùng sống có ích… 1,5 Câu 2 a Vấn đề nghị luận: Tâm hồn nghệ sĩ của người bình dân và sự hấp dẫn, trường tồn của thể loại ca dao. 1,0 b * Ca dao sinh ra trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay - Giải thích Mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm: Tác giả là chủ thể sáng tạo, tác phẩm phản ánh tâm tư tình cảm, cuộc đời số phận… của tác giả. - Chứng minh: Tác giả ca dao – người bình dân, sống trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay và tác phẩm của họ sinh ra trong cuộc đời ấy; nó gắn liền, phản ánh cuộc đời, tình cảm, tâm hồn người bình dân. 1,0 1,0 c * Ca dao thể hiện tác giả của nó - Chất nghệ sĩ trong người bình dân + Giải thích: Chất nghệ sĩ là sự rung cảm, nhạy cảm đặc biệt trước cái đẹp, khao khát vươn đến chân, thiện, mĩ + Chứng minh: Chất nghệ sĩ trong người bình dân thể hiện ở tâm hồn dễ rung cảm trước thiên nhiên, cái đẹp, cảnh ngộ hay số phận con người; ở khả năng thể hiện những rung cảm ấy bằng ngôn từ, tạo nên những câu ca dao - những viên ngọc quý. (Phân tích một số bài ca dao tiêu biểu để làm sáng tỏ) - Nghệ sĩ thứ nhất + Giải thích: Văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng ra đời sớm, có trước văn học viết. Ca dao là cái nôi nuôi dưỡng nền thơ ca bác học. Các nhà thơ học tập nhiều ở ca dao. Vì vậy tác giả của ca dao được coi là nghệ sĩ thứ nhất. + Chứng minh: Sự ảnh hưởng của ca dao tới thơ trung đại và hiện đại. (Đối chiếu một số bài ca dao với một số tác phẩm thơ trung đại, hiện đại tiêu biểu) - Nghệ sĩ muôn đời + Giải thích: Nghệ sĩ muôn đời là sức hấp dẫn và sự trường tồn của ca dao. + Chứng minh: Ca dao kết tinh trí tuệ, tâm hồn tập thể và được sàng lọc qua thời gian. Ca dao gần gũi với mọi tâm tình; tinh tế, nhạy cảm trong cảm nhận; chân thành, sâu sắc trong cảm xúc. Ngôn ngữ ca dao trong sáng, giản dị nhưng cũng rất tài hoa. (Phân tích một số bài ca dao tiêu biểu để làm sáng tỏ) 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 Lưu ý: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chính xác, hợp lý, rõ ràng, thuyết phục… và nêu được các ý cơ bản trên. NGƯỜI RA ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN Lê Thị Thu Huyền (0912469240) . HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỈNH YÊN BÁI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 01. sĩ của muôn đời” Bằng sự hiểu biết về ca dao, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Thu Huyền (0912469240) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 CÂU Ý NỘI DUNG. sĩ thứ nhất + Giải thích: Văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng ra đời sớm, có trước văn học viết. Ca dao là cái nôi nuôi dưỡng nền thơ ca bác học. Các nhà thơ học tập nhiều ở ca dao. Vì

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan