Đánh giá tác dụng hạ acid uric thực nghiệm của mán đỉa

58 828 6
Đánh giá tác dụng hạ acid uric thực nghiệm của mán đỉa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ ANH THƯ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC THỰC NGHIỆM CỦA MÁN ĐỈA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ ANH THƯ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ ACID URIC THỰC NGHIỆM CỦA MÁN ĐỈA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Thùy Dương 2. TS. Nguyễn Quỳnh Chi Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược lực 2. Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thùy Dương, TS. Nguyễn Quỳnh Chi và TS. Nguyễn Hoàng Anh, những người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng các bộ môn, phòng ban khác của Trường đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược lực và Bộ môn Dược liệu đã luôn tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cám ơn những người bạn đã và đang cùng nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Dược lực, những người luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và người thân, những người luôn bên cạnh và ủng hộ hết lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao đối với tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Phan Thị Anh Thư MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về tăng acid uric máu 2 1.1.1. Định nghĩa 2 1.1.2. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu 2 1.1.3. Hậu quả của tăng acid uric máu 5 1.1.4. Điều trị tăng acid uric máu 6 1.2. Tổng quan về dược liệu mán đỉa 10 1.2.1. Tên gọi và phân loại 10 1.2.2. Đặc điểm thực vật 11 1.2.4. Thành phần hóa học 11 1.2.5. Tác dụng sinh học và công dụng 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu 15 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 15 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 16 2.2. Nội dung nghiên cứu 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu 18 2.3.1. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat 18 2.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ enzym xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 19 2.3.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm 22 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 24 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 25 3.1. Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat 25 3.2. Cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của cao toàn phần mán đỉa 27 3.2.1. Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 27 3.2.2. Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm 29 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 34 4.1. Về ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat 34 4.2. Về cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của cao toàn phần mán đỉa 36 4.2.1. Về ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 36 4.2.2. Về ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm 37 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALT : Alanine aminotransferase CMC-Na : Natri carboxymethyl cellulose DHBV : Duck hepatitis B virus (virus viêm gan B vịt) DL/kg : Dược liệu/kg ED 50 : Mức liều đạt 50% đáp ứng EDTA : Ethylendiamintetraacetic acid FDA : Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) IC 50 : Nồng độ ức chế 50% hoạt độ enzym GLUT9 : Glucose transporter 9 (kênh vận chuyển glucose 9) HGPRT : Hypoxanthin-guanin phosphoribosyl transferase HSV-1 : Herpes simplex virus type 1 (virus herpes đơn dạng loại 1) mARN : Messenger ribonucleic acid (acid ribonucleic thông tin) OAT : Organic anion transporter (kênh vận chuyển anion hữu cơ) OAT1 : Organic anion transporter 1 (kênh vận chuyển anion hữu cơ 1) PEG : Polyethylen glycol PEG 400 : Polyethylen glycol 400 PRPP : Phosphoribosyl pyrophosphat RSV : Respiratory syncytial virus (virus hô hấp hợp bào) URAT1 : Urate transporter 1 (kênh vận chuyển urat 1) DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 1.1 Một số hợp chất có trong dược liệu mán đỉa 12 2 3.1 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng cấp bằng kali oxonat 26 3 3.2 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 28 4 3.3 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến thể tích nước tiểu chuột thí nghiệm 29 5 3.4 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến pH nước tiểu chuột thí nghiệm 30 6 3.5 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric, creatinin trong nước tiểu, huyết thanh và hệ số thải trừ urat chuột thí nghiệm 31 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 1.1 Quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể 3 2 1.2 Hệ vận chuyển urat tại tế bào ống thận 5 3 2.1 Ảnh chụp tiêu bản cành lá mán đỉa (Archidendron clypearia (Jack) I.C.Nielsen, Fabaceae) 15 4 2.2 Thiết kế nghiên cứu 18 5 2.3 Quy trình thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng cấp bằng kali oxonat 19 6 2.4 Quy trình thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 21 7 2.5 Quy trình thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm 23 8 3.1 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng cấp bằng kali oxonat 26 9 3.2 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm 28 10 3.3 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric, creatinin trong nước tiểu, huyết thanh chuột thí nghiệm 32 11 3.4 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hệ số thải trừ urat chuột thí nghiệm 33 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng acid uric máu là chứng rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến gút, suy thận [23], [48] và liên quan đến các bệnh như tăng huyết áp [34], bệnh mạch vành [39], hội chứng chuyển hóa [51]. Tình trạng tăng acid uric máu xảy ra khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ, năm 2007-2008 có 21,5% dân số trên 20 tuổi (tương ứng với khoảng 43,3 triệu người) bị tăng acid uric máu, tăng 2,4% so với giai đoạn 1988- 1994 [78]. Tại Nhật Bản, tỉ lệ tăng acid uric ở nam giới năm 2006 là 30% [27]. Tỉ lệ người mắc bệnh gút, căn bệnh có nguyên nhân trực tiếp do tăng acid uric, cũng gia tăng trong vài thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, New Zealand [43], [61], [78]. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh gút đứng thứ tư về tỉ lệ mắc trong các bệnh xương khớp, chiếm 8,57% [8]. Hiện nay đã có nhiều tân dược được sử dụng để kiểm soát nồng độ acid uric cho hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, các thuốc này còn nhiều hạn chế do gây các tác dụng không mong muốn nặng nề cho bệnh nhân như phản ứng dị ứng, các bệnh về tiêu hóa, gan, thận [15], [19], [23]. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm ra thuốc mới có thể khắc phục nhược điểm của các thuốc đang được sử dụng, trong đó một hướng chính là tập trung nghiên cứu các nguồn thảo dược. Năm 2013, Hoàng Thị Thanh Thảo đã tiến hành sàng lọc đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase, enzym tham gia vào quá trình tạo thành acid uric trong cơ thể - đích tác dụng của nhiều thuốc làm hạ acid uric máu hiện nay, của 91 mẫu dược liệu Việt Nam. Kết quả cho thấy, trong 91 mẫu nghiên cứu mán đỉa là dược liệu có tác dụng tốt nhất. Cao toàn phần cũng như một số phân đoạn và chất tinh khiết phân lập được từ mán đỉa đều thể hiện tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro tương đối mạnh [14]. Tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro tốt mở ra khả năng mán đỉa có thể làm hạ acid uric. Để tiếp tục đánh giá tác dụng hạ acid uric của mán đỉa trên động vật thí nghiệm nhằm góp phần đưa dược liệu này vào ứng dụng trong thực tế điều trị, đề tài “Đánh giá tác dụng hạ acid uric thực nghiệm của mán đỉa” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết thanh in vivo của dược liệu mán đỉa. 2. Xác định cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của dược liệu mán đỉa. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tăng acid uric máu 1.1.1. Định nghĩa Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các hợp chất nhân purin trong cơ thể người. Đây một acid yếu với pKa là 5,75 và 10,3. Trong huyết thanh, dịch ngoại bào và dịch khớp, 98% acid uric tồn tại dưới dạng muối mononatri urat ở pH 7,4. Nồng độ urat bão hòa trong huyết thanh là 6,8 mg/dL (405 µmol/L) ở 37 o C [48]. Tăng acid uric máu được xác định khi nồng độ acid uric huyết thanh cao hơn khoảng 2 lần độ lệch chuẩn so với nồng độ acid uric trung bình của người khỏe mạnh (tùy theo lứa tuổi và giới tính), thường là 7 mg/dL (416 μmol/L) ở nam và 6 mg/dL (357 μmol/L) ở nữ [23]. 1.1.2. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu Nồng độ acid uric được giữ ở mức sinh lý bình thường do có sự cân bằng giữa quá trình hình thành và đào thải. Khi có bất thường xảy ra trong cơ thể hoặc do nguyên nhân bên ngoài, một trong hai hoặc cả hai quá trình bị rối loạn, acid uric bị tăng sinh hoặc giảm thải trừ sẽ dẫn đến tăng tích lũy trong các mô và máu [23], [48], [53]. 1.1.2.1. Quá trình tăng tổng hợp acid uric Acid uric là sản phẩm thoái giáng của các hợp chất nhân purin trong cơ thể thông qua một chu trình chuyển hóa có sự tham gia của nhiều enzym và cơ chất [23]. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến tăng sinh acid uric có thể bắt nguồn từ sự gia tăng các hợp chất purin đi vào quá trình chuyển hóa hoặc do rối loạn các enzym tham gia xúc tác cho các quá trình đó. Quá trình chuyển hóa purin tạo được mô tả ở hình 1.1. [...]... độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat - Thực hiện mục tiêu 2: Xác định sơ bộ cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của cao toàn phần mán đỉa trên thực nghiệm thông qua: + Đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm + Đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm. .. ý nghĩa khi p < 0,05 25 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat Thí nghiệm được thực hiện với mục đích xác định tác dụng hạ acid uric huyết thanh và tìm ra liều dùng có tác dụng của dược liệu mán đỉa Do liều dùng theo kinh nghiệm dân gian của mán đỉa chưa được công bố trong các tài... tăng acid uric cấp bằng kali oxonat và thể hiện tác dụng ức chế xanthin oxidase in vivo [42] ▪ Một số dược liệu và bài thuốc có tác dụng làm tăng thải trừ acid uric Ngoài các dược liệu làm hạ acid uric máu theo cơ chế ức chế xanthin oxidase, nhiều dược liệu có tác dụng hạ acid uric do có khả năng làm tăng thải trừ urat qua 10 thận Một dược liệu mới được nghiên cứu năm 2014 về tác dụng và cơ chế hạ acid. .. nghiệm đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng cấp bằng kali oxonat ○ Thông số đánh giá - Nồng độ acid uric trong huyết thanh chuột thí nghiệm - Tỷ lệ giảm nồng độ acid uric huyết thanh của lô thử so với lô chứng: I (%) = Trong đó: Cc-Ct Cc x 100 Cc, Ct: nồng độ acid uric huyết thanh của lô chứng, lô thử I (%): tỷ lệ giảm nồng độ acid uric huyết... trình hình thành acid uric thông qua ức chế xanthin oxidase hoặc làm tăng thải trừ acid uric qua thận Các thí nghiệm tiếp theo được thực hiện để bước đầu xác định tác dụng hạ acid uric của mán đỉa có được là do cơ chế nào trong 2 cơ chế trên 3.2.1 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột thí nghiệm Chuột nhắt trắng được nuôi ổn định ở điều kiện phòng thí nghiệm và được... phần mán đỉa liều tương đương 10 g dược liệu/kg và 30 g dược liệu/kg có tác dụng làm hạ acid uric huyết thanh chuột nhắt trắng trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat Tỷ lệ giảm nồng độ acid uric khi so sánh với lô chứng lần lượt là 63,6% và 68,3% (p < 0,01) Trong khi đó, mức liều tương đương 3 g dược liệu/kg không thể hiện tác dụng này - Thuốc đối chiếu allopurinol có tác dụng hạ acid uric. .. Cao toàn phần mán đỉa Đánh giá ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết thanh Xác định cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh Ảnh hưởng đến hoạt độ xanthin oxidase gan chuột Ảnh hưởng đến sự thải trừ urat qua thận Hình 2.2 Thiết kế nghiên cứu 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh trên mô hình gây tăng acid uric cấp bằng... sánh nồng độ acid uric huyết thanh của 2 lô thử dùng cao toàn phần mán đỉa liều tương đương 10 g dược liệu/kg và 30 g dược liệu/kg, sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê Do đó, mức liều tương đương 10 g dược liệu/kg được lựa chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo 3.2 Cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của cao toàn phần mán đỉa Cơ chế tác dụng của các thuốc làm hạ acid uric hiện nay... 108,62 ± 32,55 22,8 Mán đỉa 2 10 g dược liệu/kg 9 51,21 ± 6,61** 63,6 Mán đỉa 3 30 g dược liệu/kg 7 44,60 ± 3,86** 68,3 Chứng Allopurinol Nồng độ acid uric huyết thanh (µmol/L) ** p < 0,01 khi so sánh với lô chứng Chứng n = 10 Allopurinol Mán đỉa 1 Mán đỉa 2 Mán đỉa 3 10 mg/kg 3 g DL/kg 10 g DL/kg 30 g DL/kg n=9 n=9 n=9 n=7 Hình 3.1 Ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến nồng độ acid uric huyết thanh... Trong đó: A, B: hoạt độ riêng của enzym gan chuột lô chứng và lô thử I (%): Tỷ lệ giảm hoạt độ enzym của lô thử so với lô chứng 2.3.3 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của cao toàn phần mán đỉa đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm Áp dụng mô hình đánh giá ảnh hưởng đến sự thải trừ urat qua thận chuột thí nghiệm của Yu và cộng sự [75] ○ Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt . đánh giá tác dụng hạ acid uric của mán đỉa trên động vật thí nghiệm nhằm góp phần đưa dược liệu này vào ứng dụng trong thực tế điều trị, đề tài Đánh giá tác dụng hạ acid uric thực nghiệm của. mán đỉa được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết thanh in vivo của dược liệu mán đỉa. 2. Xác định cơ chế làm hạ acid uric huyết thanh in vivo của dược liệu mán. liệu và bài thuốc đã được đánh giá tác dụng và cơ chế hạ acid uric Nhiều dược liệu và bài thuốc từ dược liệu đã được đánh giá tác dụng và xác định cơ chế hạ acid uric máu theo 2 hướng chính:

Ngày đăng: 26/07/2015, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan