TIỂU LUẬN XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN

59 6.1K 52
TIỂU LUẬN XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác minh trong thi hành án dân sự PHỤ LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 2 I/TÌNH HUỐNG………………………………………………………………… 5 II/NỘI DUNG ………………………………………………………………… 8 1/Quy định của pháp luật về việc xác minh điều kiện thi hành……………… 8 a. Luật Thi hành án dân sự năm 2008:…………………………………………8 b. Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung: 8 2/Thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác xác minh điều kiện thi hànhán:.11 a. Trực tiếp xác minh:………………………………………………………… 12 b. Kịp thời, chính xác và đầy đủ: ………………………………… 13 3/ Nguyên nhân, giải pháp:……………………………………………………15 a.Nguyên nhân:……………………………………………………………… 15 b. Giải pháp:………………………………………………………………… 16 III/ KẾT LUẬN:………………………………………………………………… 18 IV/DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:……………………… 19 HV: Võ Quang Khải 1 Xác minh trong thi hành án dân sự MỞ ĐẦU Công tác xác minh trong thi hành án dân sự là hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của chấp hành viên, thư ký thi hành án. Mục đích của xác minh là giải quyết hồ sơ thi hành án cho đúng pháp luật bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên thi hành án. Ở mỗi hồ sơ cụ thể cần những tác nghiệp khác nhau, cách thức tổ chức cũng khác nhau vì vậy công tác xác minh cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở bất cứ hồ sơ nào mục đích xác minh cũng phục vụ cho việc giải quyết hồ sơ phù hợp với các quy định pháp luật. Có thể nói một cách khác đây chính là sự định hướng trong công tác xác minh. Mục đích xác minh trong công tác thi hành án nói chung là xác minh điều kiện thi hành án của đương sự - người được thi hành án, người phải thi hành án, những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Xác minh thi hành án để trả lời câu hỏi: Hồ sơ này có điều kiện hay không có điều kiện? có điều kiện là những điều kiện nào, khi áp dụng các biện pháp thi hành án sẽ phù hợp với các quy phạm pháp luật nào được ghi nhận trong luật thi hành án dân sự? Nếu không có điều kiện thi hành án thì chấp hành viên sẽ áp dụng các trình tự thủ tục thi hành án (Đình chỉ, Tạm đình chỉ, Trả đơn yêu cầu thi hành án, Hoãn thi hành án, Ủy thác thi hành án) đúng quy định của pháp luật. Mục đích xác minh của mỗi hồ sơ thi hành án được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, chấp hành viên phải luôn đạt câu hỏi: lần này hồ sơ phải xác minh cái gì? làm rõ gì? Có như vậy toàn bộ hồ sơ mới có sự định hướng rõ ràng, khoa học tạo niềm tin cho chấp hành viên đưa ra các biện pháp để giải quyết hồ sơ đúng pháp luật. HV: Võ Quang Khải 2 Xác minh trong thi hành án dân sự Trên thực tế, có những hồ sơ, chấp hành viên hoặc thư ký thi hành án chưa xác định được nhiệm vụ của mỗi lần xác minh nên kết quả xác minh chồng chéo, thậm chí trái ngược nhau, toàn bộ hồ sơ không có sự định hướng rõ ràng, do vậy khi áp dung các biện pháp, chấp hành viên chở nên lúng túng. Xác minh là “Làm cho rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể”. Chấp hành viên và thư ký phải trực tiếp xác minh làm rõ và cụ thể về điều kiện thi hành án của đương sự (có điều kiện hay chưa có điều kiện). Có hoặc không có điều kiện thi hành án thể hiện các thông tin về tài sản hoặc quyền về tài sản mà cụ thể là thu nhập, tài sản là động sản hoặc bất động sản, số dư trong tài khoản. Việc xác minh phải được tiến hành kịp thời, chính xác và đầy đủ. Tính kịp thời ở đây thể hiện đúng lúc, không chậm trễ của việc xác minh. Khi có được thông tin về tài sản, chấp hành viên, thư ký thi hành án phải kịp thời xác minh, có như vậy mới ngăn chặn kịp thời những hành vi tẩu tán tài sản của đương sự, nhất là tài khoản hoặc động sản. Tính chính xác và đầy đủ là một yêu cầu của một biên bản xác minh và quá trình tác nghiệp của một hồ sơ. Sự chính xác và đầy đủ ở đây không phải là số lượng, trọng lượng… mà chính là hàm lượng thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp luật qua kết quả xác minh. Thông qua các thông tin chính xác và đầy đủ giúp ít rất nhiều cho chấp hành viên khi áp dụng các biện pháp thi hành án (thỏa thuận, tự nguyện hay cưỡng chế). Đặc biệt, tính chính xác của kết quả xác minh giúp chấp hành viên trong việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế xác tình hình, dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong khi cưỡng chế gần với thực tiễn, từ đó chấp hành viên có thể chủ động trước các tình huống có thể xảy ra. Mỗi biên bản xác minh rất cần sự chính xác và đầy đủ cả hình thức (mẫu xác minh, chữ ký, dấu), có những cụ việc chỉ cần một biên bản xác minh là giải quyết được hồ sơ, nhưng cũng có hồ sơ phải có rất nhiêu biên bản xác minh mới giúp HV: Võ Quang Khải 3 Xác minh trong thi hành án dân sự chấp hành viên có đủ cơ sở để giải quyết hồ sơ đúng quy định của pháp luật. Tính chinh xác và đầy đủ của công tác xác minh đòi hỏi chấp hành viên phải luôn trăn trở để tìm ra những câu trả lời một cách xác đàng đối với những vụ việc cụ thể. Thực tế hiện nay không ít kết quả xác minh rất thiếu chính xác và không đầy đủ. Nội dung: Đương sự đi tù, không có tài sản; hoặc đương sự bán nhà đi đâu không biết. Các biên bản này vừa thiếu chính xác, không đầy đủ nên khi áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết hồ sơ không biết phải áp dụng như thế nào bởi khi áp dụng các quy phạm pháp luật đều không có căn cứ. Công tác xác minh có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong các giai đoạn của quá trình thi hành án: Công tác xác minh thường được tiến hành thường xuyên lien tục, đồng thời với các hoạt động tác nghiệp khác. Mặt khác, công tác xác minh chiếm tỉ lệ về thời gian tương đối nhiều (trung bình một hồ sơ thi hành án khoảng 1/3 thời gian) Kết quả xác minh là điều kiện để chấp hành viên áp dụng các biện pháp trong thi hành án (để các đương sự thỏa thuận, hay đương sự tự nguyện thi hành án hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế). Kết quả xác minh là căn cứ để chấp hành viên xác định các công việc tiếp theo cần phải làm gì? cần áp dụng các trình tự thủ tục về thi hành án nào? (Đình chỉ, Tạm đình chi, Trả lại đơn yêu cầu thi hành án, Ủy thác thi hành án) để giải quyết hồ sơ đúng pháp luật. Kết quả xác minh cũng thể hiện một phần trình độ, năng lực chuyên môn của chấp hành viên hoặc thư ký thi hành án. Kết quả xác minh thể hiện quá trình tư duy, lựa chọn và xác định mục tiêu cần phải đạt được của một hồ sơ, việc thực hiện kế hoạch; kết quả xác minh phải phù hợp các biện pháp mà chấp hành viên áp dụng. HV: Võ Quang Khải 4 Xác minh trong thi hành án dân sự I/TÌNH HUỐNG Theo nội dung Bản án số 100/2012/HS-PT, ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng thì ông Võ Huy Hoàng, ĐKTT: Ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng bị tòa tuyên xử phạt tù là 1 năm tù giam; phải nộp án phí hình sự sơ thẩm là 200.000đồng, án phí dân sự sơ thẩm là 200.000đồng, án phí hình sự phúc thẩm là 200.000đồng; phải bồi thường thiệt hại về tin thần và sức khỏe là 5.000.000đồng cho chị Hoàng Thùy Linh, ĐKTT: Ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 01 tháng 01 năm 2013, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ra hai quyết định thi hành án số 51/QĐ-CCTHA và 52/QĐ-CCTHA, chủ động, và theo đơn yêu cầu của người được thi hành án là chị Hoàng Thùy Linh với 2 khoản như sau: Buộc ông Võ Huy Hoàng phải nộp án phí HSST là 200.000đồng, DSST 200.000đồng, HSPT 200.000đồng; phải bồi thường thiệt hại về tin thần và sức khỏe cho chị Hoàng Thùy Linh với số tiền là 5.000.000đồng. Đồng thời, Thủ trưởng đơn vị đã phân công cho một Chấp hành viên trực tiếp tổ chức thi hành đối với hai hồ sơ thi hành án này. Quá trình tổ chức thi hành, chấp hành viên này đã giao cho một thư ký giúp việc tiến hành các thủ tục ban đầu và xác minh điều kiện thi hành án của ông Võ Huy Hoàng. Kết quả xác minh ngày 04 tháng 01 năm 2013, biên bản xác minh có HV: Võ Quang Khải 5 Xác minh trong thi hành án dân sự ghi: Theo lời trình bày của ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban nhân dân ấp Phương Hòa có xác nhận của UBND xã Hưng Phú thì hiện nay ông Võ Huy Hoàng đang còn chấp hành án phạt tù, tại địa phương chỉ còn lại vợ và 1 đứa con của ông Hoàng đang sống chung với gia đình cha mẹ ruột của ông Hoàng trong một căn nhà lá cây tạp được cất trên diện tích đất khoảng 100m 2 . Tại địa phương thì ông Hoàng không có tài sản gì để thi hành án. Nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình là làm thuê để sinh sống. Chấp hành viên căn cứ vào biên bản xác minh mà thư ký cung cấp, Chấp hành viên đã đề xuất đến Chi cục trường Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú ra quyết định trả đơn yêu cầu (Căn cứ vào điểm a, khoản 1 Luật Thi hành án dân sự 2008) đối với số tiền bồi thường thiệt hại cho chị Hoàng Thùy Linh, và ra quyết định hoãn thi hành án đối với các khoản thuộc diện chủ động thi hành án (Căn cứ vào điểm c, khoản 1, điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008). Thủ trưởng đơn vị nhận thấy, kết quả xác minh còn thiếu chính xác và chưa đầy đủ, không đủ cơ sở để ra quyết định, trong khi xem xét qua nội dung bản án phúc thẩm thì bị cáo đã được trả tự do tại phiên tòa. Nên thủ trưởng đơn vị đã phân công một thư ký khác tiến hành việc xác minh lại. Kết quả xác minh ngày 12 tháng 01 năm 2013, với sự tham gia của công chức Tư pháp, công chức Địa chính - UBND xã Hưng Phú, và Công an viên – Phó ban nhân dân ấp Phương Hòa 2: Ông Võ Huy Hoàng hiện nay đã chấp hành xong án phạt tù, có về địa phương trình diện và đã đi khỏi địa phương cách nay khoảng 1 tháng nhưng không rõ là đi đâu. Ông Võ Huy Hoàng cùng vợ và con là chị Nguyễn Thị Tuyết(23 tuổi) và con Võ Thành Công (1 tuổi) có đăng ký thường trú và sống chung với gia đình cha mẹ ruột ông Hoàng là ông Võ Văn Nam và bà Bùi Thị Nguyệt trong căn nhà lá cây tạp khoảng 75m 2 trên diện tích đất 100m 2 đứng tên ông Võ Văn Nam tại ấp Phương Hòa 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ông Nam và bà Nguyệt đã chết cách nay khoảng 6 HV: Võ Quang Khải 6 Xác minh trong thi hành án dân sự tháng. Gia đình hiện nay chỉ còn lại 4 nhân khẩu. Nguồn thu nhập của gia đình sống chủ yếu bằng việc làm thuê có thu nhập thấp tại địa phương để đảm bảo việc sinh sống qua ngày. Tại gia đình ông Võ Huy Hoàng, ngoài những vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình thì ông Hoàng không còn bất cứ một loại tài sản nào có giá trị để thi hành án. Ý kiến của đại diện chính quyền địa phương tham gia: những nội dung xác minh nêu trên là chính xác, về diện tích đất của ông Võ Văn Nam cho đến nay thì không có bất cứ biến động nào. Qua công tác xác minh lại tại địa phương, theo sự trình bày của lãnh đạo UBND xã Hưng Phú là đối với kết quả xác minh trước đó, thì đại diện UBND xã chỉ có nhận biên bản xác minh được thư ký trước đó nhờ xác thực có đến tại địa phương xác minh, nhưng thực tế là không có đến tại địa phương. HV: Võ Quang Khải 7 Xác minh trong thi hành án dân sự II/NỘI DUNG 1/Quy định của pháp luật về việc xác minh điều kiện thi hành án: a. Luật Thi hành án dân sự năm 2008: “Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án 1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.” b. Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi, bổ sung: "Điều 6. Xác minh điều kiện thi hành án HV: Võ Quang Khải 8 Xác minh trong thi hành án dân sự 1. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án có yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp. Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình biên bản làm việc hoặc các tài liệu hợp pháp khác để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả, trừ trường hợp người được thi hành án thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng hoặc là người neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này. Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng. 3. Trường hợp người phải thi hành án phải thi hành đồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án thì việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự được Chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khoản nghĩa vụ thuộc diện chủ động. HV: Võ Quang Khải 9 Xác minh trong thi hành án dân sự Kết quả xác minh do Chấp hành viên chủ động tiến hành cũng được công nhận để tổ chức thi hành khoản nghĩa vụ theo đơn yêu cầu. Việc xác minh các tài sản tiếp theo của người phải thi hành án được tiến hành theo yêu cầu của người được thi hành án. 4. Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Người phải thi hành án có trách nhiệm kê khai các loại tài sản, thu nhập và thông tin về tài sản, thu nhập để thi hành án và cam kết về tính trung thực của việc kê khai đó. Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó. Đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các cơ quan, tổ chức, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và các cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp. 5. Đối với việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của đương sự. Trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án mà đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới thì thời hạn xác minh giữa các lần không được quá một năm. Phạm vi xác minh điều kiện thi hành án theo đơn yêu cầu được thực hiện theo yêu cầu của người được thi hành án. Người được thi hành án có nghĩa vụ chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án và yêu cầu thi hành án trở lại trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án. 6. Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên phải xuất trình thẻ Chấp hành viên hoặc giấy tờ chứng minh là người có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án. Trường hợp xác minh trực tiếp thì phải lập biên bản. Trường hợp xác minh thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bằng văn bản nêu rõ nội HV: Võ Quang Khải 10 [...]... công tác thi hành án dân sự, nhất là việc chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự HV: Võ Quang Khải 17 Xác minh trong thi hành án dân sự III/KẾT LUẬN Như vậy, điều có thể thấy thông qua tình huống là nếu chấp hành viên, thư ký thi hành án đảm bảo được việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, trình tự khi xác minh thì mới bảo đảm được tính mục đích khi xác minh là giải quyết hồ sơ thi hành án đúng thời... trưởng đơn vị, đã tôn trọng và thực hiện đúng các nguyên tắc khi xác minh là: a.Trực tiếp xác minh: Xác minh là “Làm cho rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể” Chấp hành viên và thư ký phải trực tiếp xác minh làm rõ và cụ thể về điều kiện thi hành án của đương sự (có điều kiện hay chưa có điều kiện) Có hoặc không có điều kiện thi hành án thể hiện các thông tin về tài sản hoặc quyền về tài sản mà cụ... số dư trong tài khoản Trực tiếp xác minh đối với chấp hành viên và thư ký còn thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên được quy định tại khoản 4, điều 20 Luật thi hành án dân sự: Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có... nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên 7 Việc thi hành án dân sự được coi là chưa có điều kiện thi hành án trong các trường hợp sau đây: a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật thi hành án dân sự; b) Hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của pháp luật." 2/Thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác xác minh điều kiện thi hành án: Qua tình huống nêu trên, cho thấy... nước ngoài được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định Chấp hành viên phải có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả thi hành của hồ sơ thi hành án đã được Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao cho Trong khi đó kết quả thi hành án phụ thuộc rất nhiều vào kết quả xác minh; kết quả xác minh có chính xác, đầy đủ kịp thời giúp chấp hành viên giải quyết... vụ của các bên thi hành án HV: Võ Quang Khải 18 Xác minh trong thi hành án dân sự IV/DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2008; • NGHỊ ĐỊNH 125/2013/NĐ-CP NGÀY 14/10/2013 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 58/2009/NĐ-CP NGÀY 13/7/2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ; • TÀI... Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của ông Phan Hồng T và phân công chấp hành viên thụ lý hồ sơ vá giải quyết việc thi hành án Theo quyết định thi hành án số: 04/QĐ CCTHA ngày 07 /10/2013 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú Chấp hành viên đã tống đạt quyết định, văn bản thi hành án vào ngày 11/10/2014, khi tống đạt Chấp hành viên... là người phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện thi hành án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ quyết định này Khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên tiến hành xác minh, giải quyết thi hành án theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định Xét thấy người phải thi hành án cam kết nhưng không thực hiện đúng theo cam kết nên Chấp hành viên tiến hành áp dụng biện... lý định giá và bán đấu giá tài sản kê biên, vì hai bên đương sự đã tự thỏa thuận thi hành án Việc tự thỏa thuận thi hành án là cơ sở pháp lý, Chi cục thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú ghi nhận để có cơ sở giải quyết thi hành án đảm bảo tính khách quan, đồng thời là cơ sở để giải quyết khiếu nại đối với ông T sau này Sau bốn tháng, kể từ ngày thỏa thuận thi hành án, ông Trần Văn X thi hành án đúng theo biên... đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên thi hành án Đây chính là yêu cầu từ thực tiễn đặt ra cho chấp hành viên, thư ký thi hành án phải trực tiếp xác minh Trong quá trình tổ chức thi hành án, căn cứ vào tính chất của mỗi vụ việc chấp hành viên, thư ký thi hành án phải trực tiếp xác minh để có các biện pháp áp dụng kịp thời, hiệu quả và đúng pháp luật b.Kịp thời, chính xác và đầy đủ: Tính kịp thời ở đây . Xác minh trong thi hành án dân sự II/NỘI DUNG 1/Quy định của pháp luật về việc xác minh điều kiện thi hành án: a. Luật Thi hành án dân sự năm 2008: Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án. việc thi hành án thuộc diện chủ động thi hành án mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án. quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng

Ngày đăng: 26/07/2015, 19:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan