Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định

4 800 4
Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định

Luật dân sự Việt Nam module 1 ĐỀ BÀI 1 Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại Tòa án đã quyết định dưới đây: 1. C chết Di sản của C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng H = E = F = A= B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng 2. A chết Tổng tài sản của A và B = 710.000.000 đồng + 10.000.000 + (1.920.000.000 đồng : 2 ) = 1.680.000.000 đồng A = 1.680.000.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng A = 840.000.000 đồng – 10.000.000 = 830.000.000 đồng E = M = N = 830.000.000 đồng : 4 = 207.500.000 đồng B = C = D = M = N = 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng E = F = 41.500.000 : 2 = 20.750.000 đồng B = ( 830.000.000 : 5 ) x 2/3 = 110.666.000 đồng (*) E = 207.500.000 đồng – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng (*) M = 207.500.000 đồng – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng (*) N = 207.500.000 đồng – 23.533.000 đồng = 183.967.000 đồng (*) (*): có sai số. BÀI LÀM Phân tích giả thiết: Theo đề bài khi C chết thì phần di sản của C được chia đều cho năm người là H, E, F, A, B. Như vậy, H, E, F, A, B đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất nên có thể suy đoán H, E, F, A, B là cha mẹ, vợ và con của C. Khi A chết, di sản của A là 830.000.000 đồng và chia cho E, M, N mỗi người 1/ 4 số di sản của A. Nếu chia theo pháp luật thì lẽ ra phải chia đều cho ba người E, 1 Luật dân sự Việt Nam module 1 M, N mỗi người 1/ 3 số di sản nhưng giả thiết là E, M, N mỗi người chỉ được 1/ 4. Như vậy, có thể suy đoán được rằng phần di sản thừa kế của A chia cho E, M, N không phải chia theo pháp luật chia theo di chúc. Ta thấy B, C, D, M, N mỗi người được 1/ 5 của 207.500.000 đồng. Đây chính là số di sản còn lại của A sau khi đã chia theo di chúc cho E, M, N. Số di sản này được chia đều cho năm người nên đây là chia theo pháp luật và B, C, D, M, N là những người thừa kế ở hàng thứ nhất nên có thể suy đoán B, C, D, M, N là vợ, con của A. Khi C chết, A, B là người thừa kế, khi A chết, C và A là nguời thừa kế. Như vậy B, C, D, M, N không thể là cha mẹ của A vì theo phân tích trên A, B có thể là cha mẹ của C. Đến đây có thể kết luận được rằng A, B là cha mẹ của C và D, M, N là con của A, B, là anh chị em của C. Vì E và F được chia một số di sản như nhau nên E và F phải ngang hàng với nhau và chắc chắn E và F là anh, chị em. Vậy, E và F phải là con của C và H là vợ của C. Từ những phân tích và suy đoán trên ta có thể xây dựng được một tình huống như sau: Ông A và bà B kết hôn với nhau năm 1960. Sau khi kết hôn ông bà được thừa kế chung một ngôi nhà năm tầng trị giá 710.000.000 đồng, một chiếc xe máy 10.000.000 đồng và một lô đất 600m 2 trị giá 1.920.000.000 đồng. Ông bà đã bán 1/ 2 lô đất đó để lấy vốn làm ăn. Năm 1969, ông bà đã có bốn người con là anh C, chị D, anh M và chị N. Năm 1989, anh C kết hôn với chị H và có hai cháu là E và F. Năm 2000, anh C chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc, tài sản chung của anh C và chị H là 240.000.000 đồng. Năm 2005, ông A chếtđể di chúc với nội dung chia cho cháu E và hai con M, N mỗi người 1/ 4 số di sản của ông. Sau khi ông A qua đời, bà B đã có đơn kiện đến tòa án xin được chia di sản của ông A và con C. Giải quyết tình huống: Đơn kiện của bà B đến tòa án là có cơ sở vì khi anh C chết không để lại di chúc và ông A có di chúc nhưng trong di chúc lại không chia hết số di sản của mình. 2 Luật dân sự Việt Nam module 1 1. C chết Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của anh C là năm 2000. Do tài sản chung của anh C và chị H là 240.000.000 đồng nên theo nguyên tắc thì di sản của anh C là: 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất của anh C là: ông A, bà B, chị H, cháu E và cháu F nên số di sản đó sẽ được chia đều cho năm người. Do đó: H = E = F = A = B = 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng. 2. A chết Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của ông A là năm 2005. Tại thời điểm đó số di sản của ông A được tính bằng một nửa số tài sản chung của ông A và bà B có được trước khi ông A chết. Tổng tài sản của ông A và bà B: ngôi nhà 710.000.000 đồng + xe máy 10.000.000 đồng + lô đất 300m 2 1.920.000.000 : 2 = 1.680.000 đồng Di sản của ông A là: 1.680.000.000 đồng : 2 = 840.000.000 đồng Theo di chúc ông A chia cho hai con M, N và cháu E mỗi người 1/ 4 số di sản của ông nên E = M = N = 830.000.000 đồng : 4 = 207.500.000 đồng. Như vậy, di sản còn lại của ông A là 207.500.000 đồng và số di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Khi ông A chết thì những người thừa kế của ông ở hàng thứ nhất là B, C, D, M, N do đó: B = C = D = M = N = 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng. Nhưng do anh C chết trước ông A nên phần di sản thừa kế của ông A cho anh C thì các cháu E, F sẽ được thừa kế thế vị ( điều 677 BLDS ). E = F = 41.500.000 đồng : 2 = 20.750.000 đồng Sau khi xem xét và thấy rằng bà B với danh nghĩa là vợ ông A thuộc trường hợp quy định tại điều 669 BLDS, tức là bà B vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp bà B không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng tổng giá trị di sản gốc chia cho tổng số người thừa kế tại hàng thứ nhất, ở đây hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm có 5 người, do đó 2/3 suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật ở đây là: ( 830.000.000 đồng : 5 ) x 2/ 3 = 110.666.667 đồng 3 Luật dân sự Việt Nam module 1 Trong khi thực tế bà B chỉ nhận được 41.500.000 đồng. Như vậy, so với số tiền bà B nhận được khi chia theo di chúc thì số tiền được chia theo điều 669 lớn hơn: 110.666.667 – 41.500.000 = 69.166.667 đồng Để hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc và để bảo vệ người thừa kế theo pháp luật, phần di sản đểcho đối tượng được hưởng di sản theo điều 669 phải được lấy từ phần di sản của người được thừa kế theo di chúc. Vậy, số tiền 69.166.667 đồng này phải được lấy từ phần di sản của người được hưởng theo di chúc nhận được tức là từ phần thừa kế của M, N và E và mỗi người phải bù vào là: 69.166.667 : 3 = 23.055.556 đồng. Do đó số di sản M, N ,E nhận được là: E = 207.500.000 đồng - 23.055.556 = 184.444.444 đồng M = 207.500.000 đồng - 23.055.556 = 184.444.444 đồng N = 207.500.000 đồng - 23.055.556 = 184.444.444 đồng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân. 2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập một) – TS.Lê Đình Nghị (Chủ biên) – NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Lao động xã hội. 4 . Xây dựng một tình huống về thừa kế sao cho thật phù hợp với những kết quả chia di sản của người chết để lại mà Tòa án đã quyết định dưới đây: 1. C chết. trường hợp bà B không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng tổng giá trị di sản gốc chia

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan