Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI

56 431 1
Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mỹ là một siêu cường còn đang duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong thời đại ngày nay, sự phát triển của Mỹ cũng chính là một phần đóng góp cho sự phát triển của thế giới, do đó nghiên cứu về Mỹ trong thế kỷ XXI cũng là một phần của lịch sử nhân loại đương đại

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT USD:……………………………… .Đô la Mỹ. ĐCS:…………………………………Đảng Cộng Sản. WB:…………………………………Ngân hàng thế giới. WTO:……………………………….Tổ chức thương mai quốc tế IMF:……………………………… .Quỹ tiền tệ quốc tế. GDP:……………………………… Tổng giá trị quốc nội. TBCN……………………………….Tư bản chủ nghĩa. XHCN……………………………….Xã hội chủ nghĩa. CHDCND……………………………Cộng hòa dân chủ nhân dân LHQ…………………………………Liên hợp quốc. BRICs……… Các nước đang phát triển (Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên Bảng Trang 2.1 Quân số của Mỹ ở nước ngoài 35 – 36 MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1 Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trong lịch sử nhân loài trở thành một đế chế mang tính toàn cầu, nhờ có sức mạnh tổng hợp nên Hoa Kỳ đã trở thành chủ nhân của thế kỷ XX, lãnh đạo một cách không tranh cãi trong thế giới tư bản. Nhưng sang thế kỷ XXI tình hình thế giới có những biến động không giống như thế kỷ XX, đó là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu đã làm cho trật tự thế giới bị phá sản, trong khi một trật tự thế giới mới còn chưa kịp định hình thì các nước mới trỗi dậy cũng ra sức gây khó dễ cho Mỹ trong việc muốn định đoạt toàn bộ thế giới và biến thế giới trở thành khuôn mẫu của Mỹ, vậy sức mạnh của Mỹ trong thế kỷ XXI có còn đủ sức để tiếp tục lãnh đạo thế giới nữa hay không? 1.2 Sự vươn lên của Trung Quốc là điểm nhấn của lịch sử nhân loài trong thế kỷ XXI và khiến người ta có những phán đoán về cuộc chuyển đổi quyền lực thứ ba trong lịch sử 500 năm trở lại đây của loài người sẽ chuyển từ Mỹ sang cho Trung Quốc. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự đó khiên chúng ta cần phải nhìn nhận lại sức mạnh của Mỹ trong thế kỷ mới và cần phải làm sáng tỏ những tham vọng của chính quyền Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Do đó chúng tôi chọn vấn đề: Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI làm vấn đề nghiên cứu. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Mỹ là một siêu cường còn đang duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong thời đại ngày nay, sự phát triển của Mỹ cũng chính là một phần đóng góp cho sự phát triển của thế giới, do đó nghiên cứu về Mỹ trong thế kỷ XXI cũng là một phần của lịch sử nhân loại đương đại. Việc nghiên cứu về Mỹ trong thế kỷ XXI được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến trái chiều nhau xung quanh vấn đề quyền lực, sức mạnh và tham vọng của Mỹ trong thế kỷ mới. Đối với các học giả nước ngoài: Tác giả Emmanuel Tood trong cuốn Hậu Đế Chế xuất bản 2004 đã đặt ra câu hỏi trong “thế kỷ XXI, nước Mỹ tốt hay xấu, mạnh hay yếu, là siêu cường duy nhất hay đang trên đà tan rã?” [5, tr. 5] với nhãn quan chính trị sắc bén của mình tác giả khẳng định chiến lược của Mỹ tự cho mình là siêu cường quốc duy nhất đã trở thành mối đe dọa cho nền hòa bình toàn thế giới, đồng thời với việc đưa ra các bảng so sánh, các số liệu một cách khoa học, tác giả đã tập trung phân tích các yếu tố làm tan rã đế chế Mỹ hiện nay và tác giả còn đề ra một sô giải pháp nghiên cứu mang tính chiến lược có giá trị nghiên cứu cao. Tuy nhiên tác giả Emmanuel Tood mới chỉ đưa ra các cơ sở số liệu về các lĩnh vực của Mỹ và dựa vào sự trỗi dậy của các quốc gia như Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ, dựa vào tính bất ổn của nguồn lực ở Mỹ để khẳng định sự tan ra của Mỹ, tác giả chưa thực sự đi sâu vào các vấn đề chiến lược của Mỹ trong việc duy trì sức mạnh của mình, chưa tìm hiểu những giải pháp của Mỹ trong tương lai, cũng như tác giả chưa thấy được tính hai mặt, tính bất ổn của các đối thủ của Mỹ Tác giả Merryl Wyn Davies trong cuốn: Người Mỹ tự hỏi vì sao người ta gét nước mỹ?, xuất bản năm 2004 với việc đặt ra câu hỏi như trên tác giả đã đi vào khai thác tình hình nước Mỹ kể từ sau khi nổ ra vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 và bằng các lập luận của mình, ông đã xây dựng lại hình ảnh một nước Mỹ nhiều tiền bạc và quyền uy nhưng tiềm ẩn không ít những bất ổn, hình ảnh một nước Mỹ với âm mưu thôn tính và là bá chủ toàn cầu, đồng thời ông cũng cho rằng những tham vọng của Mỹ cũng như những uy quyền mà Mỹ có được đã dẫn đến người ta ghét nước Mỹ. Tuy nhiên thông qua câu hỏi Người Mỹ tự hỏi vì sao người ta ghét nước Mỹ cũng làm sáng tỏ hơn những tham vọng bá quyền của Mỹ. Tác giả Fareed Zakari trong cuốn Thế giới hậu Mỹ xuất bản năm 2009 đã có cái nhìn toàn diện hơn về sức mạnh cũng như quyền lực của nước Mỹ trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở phân tích các nguồn lực của Mỹ, cũng như thấy được triển vọng của các nước đang phát triển, cạnh tranh với Mỹ, ông đã khẳng định hiện nay, nước Mỹ vẫn là siêu cường quốc tế, thế nhưng vị trí độc tôn này đang bị lung lay bởi sự trỗi dậy của các quốc gia thuộc phần còn lại của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ…, tuy nhiên ông cũng khẳng định cuộc chuyển giao quyền lực này còn phải kéo dài trong tương lai vì tính bất ổn của các quốc gia mới trỗi dậy đó. Đối với các học giả trong nước: Việc tập trung nghiên cứu về Mỹ chủ yếu là các công trình khoa học, các bài báo khoa học được đăng trên tạp chính Châu Mỹ ngày nay, các tác giả như: Nguyễn Vũ Tùng trong bài viết, “Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau chiến tranh lạnh”, (số 04, năm 2008), hay bài “Cuộc thảo luận về sức mạnh khôn ngoan và ảnh hưởng của nó tới chính sách đối ngoại của Mỹ dưới chính quyền Obama”, đã phân tích các chiến lược cũng như các tham vọng của Mỹ trong đường lối ngoại giao của Mỹ với mưu đồ duy trì sự thống thế giới của Mỹ, tác giả Đỗ Trọng Quang trong bài, “Chiến lược hải quân Mỹ trong thời đại mới”, Châu Mỹ ngày nay, (số 08) năm 2009 cũng nói lên những tham vong vè quân sự của Mỹ trong thế kỷ mới. Trên cơ sở những công trình đã được công bố như trên là một phần đóng góp không nhỏ cho quá trình hoàn thành đề tài: Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xuất phát từ những mục đích sau: Thứ nhất: nghiên cứu tài liệu để từ đó khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về nước Mỹ trong thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó chứng minh được tiềm lực siêu cường của Mỹ. Thứ hai: Thông qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi tập trung làm rõ tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa… Từ đó có nhận định khách quan hơn về những chính sách cho việc bảo vệ ngôi bá quyền của Mỹ. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu đó là những chính sách thể hiện cho tham vọng bá quyền của Mỹthể kỷ XXI, trên cơ sở các chủ trương hay các chiến lược của Mỹ về các mặt kinh tế, chính trị quân sự để từ đó khái quát, làm sáng tỏ những tham vọng của Mỹ. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Về nội dung: Nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vực cụ thế của Mỹ như: chính sách ngoại giao, kinh tế, quân sự, văn hóa và những chủ trương mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ. Về thời gian: Đế làm sáng tỏ tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu những nền tảng của Mỹ từ thế kỷ XX, trên cơ sở đó tập trung nghiên cứu tình hình nước Mỹ trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp ấy đươc xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tư liệu, thu thập và sử lý tư liệu, khái quát, phân tích, tổng hợp tư liệu. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. Về mặt khoa học: Đề tài đã khôi phục một cách khoa học, chính xác về các chính sách biểu hiện cho tham vọng của chính quyền Hoa Kỳ trong việc duy trì ngôi vị đứng đầu thế giới, thông qua các chính sách cụ thể đó của Mỹ để có cái nhìn khách quan hơn về tiềm lực của Mỹ và thấy được chủ nhân thực sự của thế giới trong giai đoạn hiện nay, góp phần giải quyết những tranh cãi xung quanh vấn đề thế kỷ 21 là thế kỷ của Mỹ hay của Trung Quốc? Về mặt thực tiễn: đề tài là cơ sở khoa học khi đánh giá về nước Mỹ trong thế kỷ XXI, thông qua đây cũng là tài liệu học tập và giảng dạy các chuyên đề, học phần lịch sử thế giới ở các bậc học cao và là tài liệu học tập và giảng dạy cho thầy và trò ở trường phổ thông khi nghiên cứu về cường quốc Hoa Kỳ. 8. CÂU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI. Ngoài phần mở đầu, kết luân và tài liệu tham khảo, để tài được chia là ban chườn với nội dụng: Chương 1 NƯỚC MỸ TRÊN CON ĐƯỜNG XÁC LẬP QUYỀN LÃNH ĐẠO KHÔNG TRANH CÃI TRONG THẾ KỶ XX. Chương 2 NƯỚC MỸ VỚI NHỮNG THAM VỌNG TRONG THẾ KỶ XXI. Chương 3 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MỸ TRONG THẾ KỶ XXI. Chương 1 NƯỚC MỸ TRÊN CON ĐƯỜNG XÁC LẬP QUYỀN LÃNH ĐẠO KHÔNG TRANH CÃI TRONG THẾ KỶ XX 1.1Chính sách ngoại giao của Mỹ, từ chủ nghĩa “biệt lập” đến “chiến lược ngoại giao toàn cầu”. Ngay từ ngày lập quốc nước Mỹ đã lựa chọn và trung thành với đường lối ngoại giao biệt lập của tổng thống G.Oasinhtơn, theo đường lối này người Mỹ tự bó hẹp mình trong khuôn khổ nước Mỹ và châu Mỹ, không bất cứ một hiệp ước nào đối với các nước phương Tây trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng cùng với quá trình mở rộng đất đai về phía Tây và hoàn thành cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ, quốc gia này đã trỗi dậy một cách mạnh mẽ và đầy tiềm lực, với tính ưu việt của một thể chế nhà nước Cộng Hòa, một cơ chế quyền lực mang tính kiềm chế và đối trọng đã giúp Mỹ trở thành kiểu mẫu của thế giới lúc đương thời. Với sự vươn lên đó làm cho Mỹ không tự bằng lòng với những gì mình đã có, tham vọng muốn mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ngày càng được biểu hiện rõ nét, trước hết là khu vực Mỹ - latinh vào tháng 2 năm 1823 Mỹ đưa ra học thuyết Mơnrô với khẩu hiệu “Châu Mỹ của người Mỹ”, đây là mộc đánh dấu cho sự chấm dứt hoàn toàn đường lối ngoại giao “biệt lập” của chính phủ Hoa Kỳ. Học thuyết Mơn rô được ban hành với mục đích tranh giành quyền thống trị của thực dân Tây Ban Nha trên các thuộc địa ở khu vực châu Mỹ - latinh, sự tranh chấp đó đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào năm 1840, đây là cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên của Mỹ và cũng là tiếng súng đầu tiên báo hiệu chiến tranh đế quốc chia lại thế giới, kết thúc chiến tranh Mỹ đã xác lập được quyền thống trị của mình trên các thuộc địa như Cu Ba, Puectô Riccô. Để tiếp tục đặt quyền thống trị lên toàn bộ châu Mỹ - latinh, năm 1893 Mỹ đặt quyền bảo hộ đối với Ha Oai và đưa ra học thuyết liên Mỹ với mục đích: Tách Panama ra khỏi Côlômpia và thành lập nhà nước cộng hòa Panama, chính phủ Panama phải cho Mỹ quyền sở hữu vĩnh viễn kênh đào này, cho quyền xây dựng đường sắt và thiết lập công sự. Không chỉ dừng lại ở những chính sách đó, Mỹ tiếp tục thực hiên các chính sách ngoại giao “Cây gậy lớn và củ cà rốt” và “chính sách ngoại giao đồng đôla” đối với các nước châu Mỹ - latinh và thống trị toàn bộ khu vực tây bán cầu này. Vươn ra khỏi khuôn khổ nước Mỹ và châu Mỹ, tham vọng mở rộng và tranh giành ảnh hưởng với các nước thực dân già cũng được Mỹ biểu hiện khá rõ nét. Đó là việc Mỹ muốn đặt chân vào thị trường Trung Quốc, Mỹ đã đưa ra cái gọi là “chính sách mở cửa” vào năm 1889 nhằm mục đích: Các nước thừa nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc, các nước đều bình đẳng đối với các đặc quyền ở Trung Quốc không xâm phạm vào những khu vực của nhau. Ở các khu vực ảnh hưởng của các nước thì đều đánh thuế ngang nhau với hàng hóa nước khác nhập vào. Thực chất của chính sách này là Mỹ muốn hàng hóa của Mỹ có chân trong thị trường rộng lớn này, với sự tràn ngập hàng hóa của người Mỹ, dần dần Mỹ sẽ vươn lên trên hết về sự cạnh tranh với các nước khác, từ đó biến Trung Quốc trở thành đắc địa cho Mỹ. Có thể nói từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Mỹ đã bộc lộ tham vọng vươn ra thế giới, nhưng trong giai đoạn này Mỹ mới chỉ là một cường quốc phát triển mạnh về kinh tế mà chưa thực sự trở thành một đế quốc hùng mạnh về quân sự và vị thế của Mỹ trên trường quốc tế còn quá mờ nhạt, đặc quyền ấy vẫn còn nằm trong tay các nước thực dân có nhiều thuộc địa trong khi Mỹ chỉ mới bắt đầu đặt tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực châu Mỹ mà thôi. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ thực hiện đường lối ngoại giao toàn cầu phản cách mạng với âm mưu thống trị toàn thế giới, tiêu diệt các đối trọng của Mỹ một cách khồng thương tiếc đó chính là chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc: “Mỹ đề ra ba mục tiêu cho chiến lược toàn cầu, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình dân chủ thế giới, nô dịch các nước đồng minh, tập hợp các lực lượng phản động quốc tế đặt dưới sự lạnh đạo của Mỹ” [13, tr. 290], để thực hiện âm mưu trên, Mỹ đã dựa trên các cơ sở chiến tranh và các thế mạnh của mình để khuất phục các dân tộc khác, đồng thời Mỹ còn chia thê giới ra thành các khu vực ưu tiên bao gồm:  Châu Âu: Đây là khu vực quan trọng nhất vì vừa có các đồng minh Tây Âu, lại vừa có Liên Xô, Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, do đó phải tập trung chống phá.  Trung Đông: Được coi là mái nhà của thế giới, với nguồn năng lượng dầu mỏ tập trung nhiều hơn so với các khu vực khác trên thế giới, do đó nó được coi là trái tim của thế giới, nếu ai chiếm được Trung Đông thì sẽ làm chủ thế giới.  Đông Bắc Á: Nơi đây điển hình với sự vươn lên một cách thần kỳ của Nhật Bản, một cường quốc trong thế giới tư bản và là nguy cơ đối trọng gay gắt nhất của Mỹ, là đối thủ có khả năng nhất trong cuộc chay đua tranh giành ngôi vị đứng đầu thế giới với Mỹ trong thế kỷ XX, do đó cần phải kiềm chế Nhật Bản.  Mỹ - latinh và Đông Nam Á: cũng được coi là mục tiêu tiêu diệt của Mỹ, đặc biệt trong chiến tranh lạnh Việt Nam – Đông Dương được xem là nơi đụng đầu của hai phe chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở chiến lược toàn cầu phản cách mạng này, dưới các đời tổng thống Mỹ đã xây dựng lên các học thuyết mang tên mình để đạt những mục tiêu cụ thể, như thời kỳ tổng thống Tơrumam, Aixenhao trong các học thuyết của mình, họ tập trung xây dựng các căn cứ quân sự trên toàn cầu và ngoại giao nguyên tử được xem là nền tảng, đến thời Kenơđi, Giônxơn lại tập trung thi hành các học thuyết như “mở rộng biên giới” và chiến lược “hòa bình” để nô dịch các quốc gia mới giải phóng bằng cách xây dựng các nhà nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa kiểu Mỹ. Đến năm 1992 Mỹ lại thực hiện chính sách “vượt lên ngăn chặn” chủ động tiến công hoặc thực hiên chiêu bài diễn biến hòa bình tấn công vào Đông Âu, Liên Xô, tiêu diệt một mảng lớn các nước xã hội chủ nghĩa trên lãnh thổ châu Âu. Những chính sách ngoại giao này cho thấy Mỹ thực sự là quốc gia hùng mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối trong phe tư bản chủ nghĩa. Dựa trên ưu thế đó giới cầm quyền Mỹ luôn chủ quan cho rằng sau chiến tranh sẽ là thời đại của Mỹ, thời đại mà Mỹthể dùng sức mạnh của mình để buộc các dân tộc khác phải phục tùng. Điều này cũng đồng nghĩa với sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu trước sự vươn lên của Mỹ và trước sự bùng nổ mạnh mẽ của phong phào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự vươn lên của các nước xã hội chủ nghĩa đã khiến cho Mỹ phải lo sợ và Mỹ tự gán cho mình trách nhiệm cầm đầu các nước tư bản bảo vệ “thế giới tự do”. 1.2 Nước Mỹ và sự xác lập quyền lực trong thế kỷ XX. 1.2.1 Sự xác lập quyền lực kinh tế của Mỹ. Cuộc cách mạng công nghiệp diên ra vào thế kỷ XVII ở Anh và Châu Âu đã đưa vương quốc Anh vươn lên đứng đầu thế giới về mọi mặt, và nắm giữ ngôi vị lãnh đạo thế giới tư bản lúc đương thời, vị thế đứng đầu thế giới của nước Anh còn được duy trì vào nhiều thập niên của thế kỷ XIX. Nhưng bước sang thế kỷ XX, vị thế ấy của Anh không còn được duy trì nữa, dấu mốc chính thức đánh dấu cho cuộc chuyển giao quyền lực này là: “chiến tranh thế giới thứ hai chính là chiếc đinh cái đóng chết vào cái quan tài của quyền lực kinh tế Anh quốc” [5, tr. 242]. Cuộc chuyển giao quyền lực kinh tế ấy đã được đặt lên vai người Mỹ, nhưng ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mỹ đã trở thành chủ nợ đối với các nước Châu Âu, sự tổn thất sau chiến tranh đã khiến châu Âu phải vay Mỹ 10 tỷ USD để giải quyết khó khăn và khôi phục đất nước, sự túng thiếu của châu Âu đã là cơ hội lớn cho Mỹ đầu tư tư bản của mình ra nước ngoài và trở thành ông chủ của những kẻ trước đây đã từng thống trị mình: “Sau hai năm chiến tranh do châu Âu cần hàng hóa Mỹ, đã tạo điều kiện cho công nghiệp Mỹ phát triển mạnh mẽ. Năm 1919 hàng Mỹ xuất sang châu Âu lên tới gần 8 tỷ đô la, vốn đầu tư dài hạn của Mỹ ra nước ngoài đạt 6,4 tỷ đô la. Mỹ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 số vàng thế giới” [13, tr.92]. Không tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng Mỹ với tư cách là ông chủ buôn vũ khí cho cả hai bên tham chiến đã khiến Mỹ giàu lên nhanh chóng, Mỹ đã trở thành trung tâm kinh tế, thương mại tài chính quốc tế, trong khi các nước Tây Âu còn đang phải oằn mình vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh thì Mỹ đã: “khẳng định vị trí số một của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ. Năm 1922 ở hội nghị Giơ ne vơ đồng đô la đã được công nhận là đồng tiền quốc tế cùng với đồng bảng của Anh” [13, tr.92], quy chế này đã khẳng định vị thế của Mỹ trong thế giới tư bản, chính thức xác lập được giá trị của đồng tiền Mỹ và biến nó trở thành đồng tiền giao dịch quốc tế với mệnh giá lớn. Trong những năm tiếp theo nửa đầu thế kỷ XX, Mỹ đã tiếp tục thể hiện vai trò của một cường quốc kinh tế, với tính năng động của một nền [...]... quyền Mỹ đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là khẳng định vị thế độc tôn của Mỹ trong thế giới, những tham vọng xây dựng một đế chế Mỹ luôn được đặt ra trên cơ sở sức mạnh to lớn về kinh tế và quân sự cũng như sự tự tin về sức hấp dẫn của mô hình Mỹ, điều đó càng cho thấy tham vọng của Mỹ muốn lãnh đạo thế giới chưa phải dừng lại ở thế kỷ XXI này 2.3 Những tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI 2.3.1 Tham vọng. .. một đế chế Mỹ nắm quyền định đoạt vận mệnh của thế giới trong nhiều thập niên của thế kỷ XX Từ việc thay đổi trong đường lối ngoại giao cho đến vươn lên xác lập các vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự cho thấy Mỹ thực sự là chủ nhân của thế kỷ XX – thế kỷ Mỹ Chương 2 NƯỚC MỸ VỚI NHỮNG THAM VỌNG TRONG THẾ KỶ XXI 2.1 Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh và vai trò của Mỹ sau sự sụp đổ của Liên Bang... những dấu chân trên bản đồ…” [5, tr.37] Vậy sức mạnh kinh tế của Mỹ có còn được duy trì trong thê kỷ mới hay không? Sự vươn lên của các quốc gia đang phát triển có thực sự thay thế được vị thế đứng đầu của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hay không? Khảo sát xu thế phát triển kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI chúng ta thấy nền kinh tế thế giới đang vận động với biên độ ngày càng nhanh, các chu... mạnh quân sự của Mỹ để làm điều đó Nhờ vào sức mạnh quân sự hùng hậu của mình, Mỹ luôn tự cho mình những đặc quyền lãnh đạo cả thế giới, chỉ tính từ năm 1945 – 2000 Mỹ đã hơn 70 lần đưa quân can thiệp vào các quốc gia khác 1.2.3 Quyền lực chính trị của Mỹ trong thế kỷ XX Trong những thập niên đầu thế kỷ XX Mỹ thực sự đã trở thành một cường quốc về kinh tế, tổng sản lượng toàn nền kinh tế của Mỹ luôn chiếm... nền kinh tế Mỹ cho thấy trên thế giới thời điểm đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều cường quốc về kinh tế nhưng hầu hết các quốc gia đó chưa lớn mạnh và phát triển toàn diện như Mỹ, sự suy thoái của Mỹ chỉ ở mức tương đối, đóng góp của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới luôn ở mức cao nhất, sự chi phối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay là không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng của kinh tế Mỹthể thúc... vươn lên của Nhật Bản không phải là môi lo lớn đối với Mỹ trong cuộc chạy đua giành ngôi bá chủ nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XX Mỹ thực sự đã trở thành bá chủ nền kinh tế toàn cầu, tiêu chuẩn, chất lượng của nền kinh tế Mỹ đã là thước đo cho nhân loài trong thời đại ngày nay 1.2.2 Sự xác lập quyền lực của Mỹ trên lĩnh vực quân sự trong thế kỷ XX Trong lịch sử nhân loài, các đế quốc thường sử dụng... được cú cán đích cuối cùng trong cuộc chạy đua giành ngôi vị bá chủ nền kinh tế thế giới, vị trí đó của Mỹ vẫn chưa có quốc gia nào đủ khả năng tranh giành Bước sang thế kỷ XXI sự trỗi đạy của những người khủng lô cũng khiến người ta nghi ngờ về vị trí và quyền lực kinh tế của Mỹ trong thế kỷ mới, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Brazin, Nga, Ấn Độ đang chiếm 33% GDP của toàn thế giới: “hiện giờ thì những... và ổn định, GDP của Mỹ luôn ở mức cao so với các quốc gia khác trên thế giơi: “đây còn là một ngoại lệ hiếm hoi…nước Mỹ đã ghi dấu của mình trong khoảng 1/4 tổng sản lượng toàn thế giới trong gần một thế kỷ (32% vào năm 1913, 26% vào năm 1960, 22% vào năm 1980, 27% vào năm 2000)” [5, tr.254] Thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Mỹ là vào những năm 1950, trong khi tổng giá trị quốc dân của Mỹ đạt con số... hình những chiến lược mới để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ Những chiến lược gia ở Oasinhtơn mong muốn Hoa Kỳ sẽ trở thành một nước có vai trò lãnh đạo hệ thống thế giới, đặt ra luật chơi cho cả thế giới, Mỹ là người có khả năng ban thưởng cho những nước nào đi theo Mỹ và phạt các nước nào làm Mỹ không hài lòng, những tham vọng đó được Mỹ theo đuổi trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh... bá chủ thế giới của mình 2.2 Chính sách ngoại giao của Mỹ - bản chất cho sự lựa chon trong thế kỷ XXI Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cũng có nghĩa là trật tự thế giới đã có sự thay đổi, do đó trong chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với thời cuộc Nhưng các nhà chiến lược gia của Mỹ lúc này gặp rất nhiều khó khăn trong . của Mỹ trong thế kỷ mới và cần phải làm sáng tỏ những tham vọng của chính quyền Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Do đó chúng tôi chọn vấn đề: Tham vọng của Mỹ. vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự cho thấy Mỹ thực sự là chủ nhân của thế kỷ XX – thế kỷ Mỹ. Chương 2 NƯỚC MỸ VỚI NHỮNG THAM VỌNG TRONG THẾ KỶ XXI

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:07

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNG - Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI
DANH MỤC CÁC BẢNG Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 2.1: Quân số của Mỹ ở nước ngoài. [dẫn theo: 4tr. 117] Các nước ở đó Mỹ có trên 200 quân Số lượng - Tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI

Bảng 2.1.

Quân số của Mỹ ở nước ngoài. [dẫn theo: 4tr. 117] Các nước ở đó Mỹ có trên 200 quân Số lượng Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan