bộ đề thi ngữ văn 8 có ma trận

31 2.2K 2
bộ đề thi ngữ văn 8 có ma trận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: văn bản Văn học Việt Nam ( Trung đại) Văn học Nước ngoài - Nêu vài nét về tác giả: Lý Công Uẩn Nêu nghệ thuật chính của văn bản “ Chiếu dời đô” Nêu ý nghĩa Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ:30 % Số câu: 2 Câu 1(ý a) Số điểm: 3 Câu 1 (ý b) (1đ) Số câu: 2 3 điểm = 30% Chủ đề 2: Tiếng việt - Hành động nói Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20% Nêu khái niệm Số câu :1 (ý a) Số điểm: 1 Lấy ví dụ Số câu:1 ( ý b ) Số điểm:1 Số câu: 1 2 điểm: 20% Chủ đề 3: Tập làm văn Số câu: 1 Số điểm 5 Tỉ lệ : 50% Nghị luận một vấn đề. Số câu: 1 Số điểm: 5 Số câu: 1 5 điểm:50% PHÒNG GIÁO DỤC BUÔN ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 TR. THCS HỒ TÙNG MẬU Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian 90 phút ) ĐỀ BÀI Câu 1: (2đ) a) Em hãy nêu nét chính về tác giả Lí Công Uẩn? b) Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn? Câu 2: Văn bản “ Đi bộ ngao du ” của Ru-xô có ý nghĩa gì? (1đ) Câu 3:(2đ) a) Hành động nói là gì?. b) Cho hai ví dụ về hành động nói được thực hiện theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Câu 4:(5đ) “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch của học sinh”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên, ĐÁP ÁN Câu 1 (2đ) a) - Lí Công Uẩn(974-1028) tức vua Lí Thái Tổ. - Quê Bắc Ninh Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn. - Ông là người sáng lập ra vương triều nhà Lí,lấy niên hiệu là Thuận Thiên. (1đ) b) - Gồm có ba phần chặt chẽ. - Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước. - Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại: + Là mệnh lệnh nhưng “Chiếu dời đô” không sử dụng hình thức mệnh lệnh. + câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện. Câu 2: (1đ) Từ những điều mà “đi bộ ngao du” đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ- tư tưởng tiến bộ của thời đại. Câu 3: ( 3 đ) a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.(1đ) b) Ví dụ: Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách . (HĐ nói gián tiếp) ( 1đ). Bạn làm bài tập xong chưa? (HĐ nói trực tiếp) ( 1đ). * Lưu ý: Tùy theo cách viết câu của học sinh xác định đúng yêu cầu câu hỏi là được. Câu 4 (5đ) Yêu cầu: Về hình thức: - Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm) - Hành văn trôi chảy. - Bố cục đầy đủ. - Hạn chế mắc lỗi diễn đạt. Về nội dung: * Mở bài( 1đ) Nêu được lợi ích của việc tham quan. * Thân bài( 3đ) Nêu các lợi ích cụ thể: - Về thể chất: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh. - Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta : + Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình; +có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước +Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta: + Hiểu cụ thể hơn sau những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe; + Đưa lại nhiều bài học có thể còn chua có trong sách vở của nhà trường. * Kết bài: ( 1đ) Khẳng định tác dụng của việc tham quan. NGƯỜI RA ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ) Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Câu 2 (1,00đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 3 (1,00đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( ) " - Bà lên đây làm gì thế? - Đã bảo lên kiếm cơm ăn mà lại! Cái đĩ không tin thế. Nhưng nó cũng không hỏi nữa. Nó nhìn bà một lúc - Da bà xấu quá! Sao giờ bà gầy thế? - Chỉ đói thôi cháu ạ. Chẳng sao hết. - Lúc này bà ở cho nhà ai? - Chẳng ở với nhà ai. - Thế bà lại đi buôn à? - Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được, nhọc người lắm." ("Một bữa no" - Nam Cao) Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn hội thoại trên có bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp? Các nhân vật có mối quan hệ gì với nhau? Xác định vai xã hội của các nhân vật đó. Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có bao nhiêu lượt lời? Xác định lượt lời của từng nhân vật (theo số thứ tự). III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ) Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân? HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2013-2014 I. PHẦN VĂN BẢN: (3,00đ) Câu 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản theo yêu cầu: (Nội dung trang 66 - 67 sgk NV8 - Tập hai) * Sai, thiếu một hoặc nhiều chữ (kể cả lỗi viết hoa)/1câu: trừ 0,25đ Câu 2 (1,00đ): - Tên văn bản: Nước Đại Việt ta (hoặc Bình Ngô đại cáo). 0,25đ - Tác giả: Nguyễn Trãi. 0,25đ - Thời điểm sáng tác: Đầu năm 1428 (sau khi quân ta đại thắng quân Minh). 0,25đ - Lối văn biền ngẫu, thể cáo (nghị luận cổ). 0,25đ Câu 3 (1,00đ): - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. 0,50đ - Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Đại Việt . Còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. 0,50đ II. PHẦN TIẾNG VIỆT: (2,00đ) Câu 1 (1,00đ): Trong đoạn văn trên có hai nhân vật tham gia giao tiếp. 0,25đ - Họ có mối quan hệ bà cháu (gia đình thân thuộc) 0,25đ - Vai xã hội: Quan hệ trên - dưới (thứ bậc trong gia đình) 0,50đ Câu 2 (1,00đ): Đoạn hội thoại có 8 lượt lời: 0,50đ - Lượt lời người cháu: 1-3-5-7 0,25đ - Lượt lời người bà: 2-4-6-8 0,25đ III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,00đ) 1. Yêu cầu chung: - Kiến thức: Đường đi - đường đời của mỗi con người không hề dễ dàng. Nhưng những khó khăn đó không lớn bằng lòng ngại khó của con người. Nếu đủ ý chí, quyết tâm, nghị lực thì sẽ vượt qua được những thử thách để tới đích. - Kĩ năng: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; lập luận logic, chặt chẽ. - Phương pháp: Nghị luận giải thích (có kết hợp với chứng minh và bình luận) 2. Yêu cầu cụ thể: (Dàn bài tham khảo) Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: Nội dung cần đạt Điểm 1. Mở bài: - Sức mạnh của ý chí quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Thiếu ý chí thì sẽ khó vượt qua trở ngại để thành công. - Dẫn câu danh ngôn. 0,50đ 2. Thân bài: a. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Nghĩa đen: Đường đi có nhiều chướng ngại, vất vả. Ta muốn đến nơi phải quyết tâm vượt qua núi cao sông sâu. - Nghĩa bóng: + Đường: Dẫn đến đích mà con người muốn đạt được + Sông, núi: Những trở ngại lớn của hoàn cảnh khách quan. + Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người. - Sức mạnh của ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công. 0,50đ 0,50đ b. Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông: - Vì sao đường đi không khó vì những trở ngại khách quan? (Trong cuộc đời tuy có nhiều trở ngại thật, nhưng không phải là không thể chiến thắng. Núi cao đến mấy, sông rộng đến mấy, người ta vẫn có thể vượt qua. Cũng vậy, mọi khó khăn, gian lao trên đường đời chỉ là thử thách ý chí, nghị lực của ta chứ không thể làm cho ta lùi bước nếu ta quyết tâm). - Vì sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông? (Điều kiện quyết định để thực hiện ý muốn của mình là ý chí và nghị lực. Với lòng quyết tâm, con người có thể vượt qua thử thách để đạt mục đích mà mình đã chọn. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực thì cho dẫu đường đời thuận lợi, cũng khó vượt qua để đến đích). * Dẫn chứng: - Trong sách vở, tác phẩm văn học. - Trong lịch sử, trong thực tế (gương các danh nhân, các gương vượt khó trong cuộc 0,50đ 0,50đ 0,50đ sống ) c. Rút ra bài học: Xem việc rèn luyện ý chí là không thể xao lãng. Chỉ có quyết tâm vượt khó mới đem lại thành công trên đường đời. 1,00đ 3. Kết bài: - Câu danh ngôn là một chân lí, khẳng định vai trò của ý chí, quyết tâm và nghị lực trong cuộc sống. - Liên hệ thực tế bản thân trong học tập và cuộc sống. 0,50đ 0,50đ * Lưu ý: Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV cần linh hoạt khi chấm bài (phần dẫn chứng có thể lồng vào phần giải thích). Cần trân trọng sự sáng tạo của HS. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm diễn đạt tốt, lập luận rõ ràng, bố cục mạch lạc, không sai phạm nhiều về chính tả và dấu câu. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) a/Chép lại những dòng thơ còn thiếu sau đây: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Với cặp báo chuồng bên vô tư lự." b/ Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 2: (1,5điểm) a/Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b/Lấy ví dụ về câu nghi vấn và cho biết chức năng của nó? Câu 3: (2 điểm) Qua văn bản "Chiếu dời đô", Em hãy cho biết vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? Câu 4: (5 điểm) Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. =HẾT= HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 8 HỌC KÌ II. NĂM 2013- 2014 Câu Nội dung Điểm Câu1 - HS Chép đúng 8 câu thơ đầu: -Nội dung: Thể hiện tâm trạng: + chán ngán, căm hờn, uất ức khi bị nhốt trong cũi sắt. + khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. + căm hờn sự tù túng, khinh ghét những kẻ tầm thường. +Vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, nó sống mãi trong tình thương nỗi nhớ. (0,5đ) (1đ) Câu2 a/ HS: Nêu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn như sau: -Về hình thức: +Thường sử dụng từ nghi vấn như: sao, không, gì, nào +Kết thức câu nghi vấn bằng dấu chấm hỏi. (?) -Về chức năng: Câu nghi vấn dùng để hỏi. b/HS: -Lấy đúng ví dụ có các đặc điểm trên. -Gọi tên đúng chức năng của nó. (0.5đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu3 Nói Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời là vì: - Vị trí địa lí: Trung tâm trời đất - Thế đất: “Rồng cuộn hổ ngồi” + Đúng ngôi + Tiện hướng + Đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. - Đời sống nhân dân và cảnh vật: vô cùng phong phú, tốt tươi. -> Quý hiếm, sang trọng, đẹp đẽ, có nhiều khả năng phát triển. => là nơi thắng địa (0,5đ) (1đ) (0,5đ) Câu4 I/Mở bài: -Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam: + Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. +Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này. II/Thân bài: 1.Nguồn gốc, xuất xứ: -Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu. - Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm. 2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. 3.Kiểu dáng (0.5đ) (4đ) 1d 1d -Cấu tạo +Áo dài từ cổ xuống đến chân +Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. +Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. +Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. +Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. -Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam. -Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người. 4. Ý nghĩa. -Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô. -Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. -Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mĩ thuật III.Kết bài : -Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam . -Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo 1d 0,5d (0.5đ) *. BIỂU ĐIỂM CÂU 4: - Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung. Có tính biểu cảm cao. Trình bày sạch, đẹp. Có thể vấp vài lỗi không đáng trong diễn đạt. - Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung trên, nhưng sức thuyết phục chưa cao. - Điểm 2-3: Xác định được yêu câu của đề ra. Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên nhưng chưa sâu sắc - Điểm 1-2: Xác định được yêu cầu của đề ra. Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Bài nộp giấy trắng. PHÒNG GIÁO DỤC GÒ VẤP TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy trí thức cơ bản và biến đổi không ngừng . Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1 đ) Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của văn bản ? (1đ) Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích? (1đ) Câu 4: Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về một điểm mạnh và một điểm yếu của chính bản thân em. (3 đ) PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từ giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa Xuân Nho Nhỏ-Thanh Hải) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang Thu- Hữu Thỉnh) Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên. PHÒNG GIÁO DỤC GÒ VẤP TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Câu 1: Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (0,5đ). Tác giả: Vũ Khoan (0,5đ) Câu 2: Học sinh nêu được phương thức biểu đạt nghị luận (0,25 đ) Nêu nội dung chính: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam (0,75 đ). Câu 3: Học sinh chỉ ra đúng hai phép liên kết. Mỗi phép liên kết đúng (0.5đ) Gợi ý: - (2)-(1): bản chất trời phú ý (thế đồng nghĩa) - (3)- (2): Nhưng (phép nối) - (4)- (3): Ấy là (phép nối) - (5)- (4): lỗ hổng (phép lặp từ ngữ) - (5)- (1): thông minh (phép lặp từ ngữ) Câu 4: Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày nhiều cách, nhưng đảm bảo ý cơ bản sau: - Giải thích 1 đểm mạnh và 1 điểm yếu - Học sinh có thể lựa chọn 1 điểm mạnh như: thông minh, nhạy bén, đoàn kết, nhân ái, tốt bụng… - Nêu biểu hiện của điểm mạnh. Ý nghĩa của nó đối với bản thân, gia đình, xã hội. - Điểm yếu học sinh có thể lựa chọn như: đố kị, thiếu nghị lực vượt khó, sùng ngoại hoặc bài ngoại,… - Nêu biểu hiện của điểm yếu. Tác hại của nó đối với bản thân, gia đình, xã hội. - Nhận thức và biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. PHẦN II: Tạo lập văn bản Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên. Yêu cầu : - HS biết vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học (phân tích thơ) vào một bài làm cụ thể. - Hs thể hiện năng lực cảm thụ văn học qua việc nhận xét, đánh giá cái hay- cái đẹp ẩn chứa trong đoạn thơ, biết phân tích tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật (ngôn từ gợi tả - gợi cảm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các biện pháp tu từ,…) - Bố cục rõ ràng, cân đối. Diễn đạt gợi cảm, trong sáng. Lí lẽ phân tích sâu sắc, có tính thuyết phục cao. Một số gợi ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nêu nhận xét, đánh giá của mình. 2. Trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn thơ.  Mùa xuân nho nhỏ - Phép đảo ngữ “mọc” -> vừa đột ngột, vừa làm trỗi dậy một sức sống mạnh mẽ. - Sự phối hợp hai gam màu: xanh và tím biếc là biểu tượng của sự đằm thắm, dịu dàng, thanh nhã. - Từ cảm thán rất Huế “Ơi, chi mà” -> vừa tạo âm điệu ngọt ngào vừa diễn tả nỗi vui sướng của thi nhân khi thưởng thức âm thanh tiếng chim. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “giọt long lanh” ->Tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết, say sưa, ngất ngây với vẻ đẹp của tiếng chim. - “Hứng” -> một thái độ trân trọng, nâng niu biết bao đối với giọt âm thanh tiếng chim, giọt sự sống. => Nhân vật trữ tình “tôi” hạnh phúc khi được yêu thương, gắn bó với đất trời, với thiên nhiên vào xuân.  Sang thu - Cảm nhận hương thu bằng hương ổi. - Từ “bỗng” -> cảm giác ngỡ ngàng, hứng thú. - Từ “phả” được dùng rất chọn lọc, tinh tế -> biểu đạt độ sánh, độ ngọt của hương thơm. [...]... đoạn văn trích từ văn bản nào? Văn bản viết theo thể loại nào? c Từ nội dung trong đoạn văn, em hãy viết một đoạn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc Nêu đúng và viết đúng chính tả tên văn bản, tên thể loại văn bản, đợc 0,5 điểm Nếu viết sai chính tả 1 từ trong mỗi ý trừ 0,25 điểm => Đoạn văn trích từ văn bản Lão Hạc, viết theo thể loại truyện ngắn - Hình thức: Viết một đoạn văn ngắn (Nên có. .. đoạn văn trích từ văn bản nào? Văn bản viết theo thể loại nào? c Từ nội dung trong đoạn văn, em hãy viết một đoạn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc a/0,5đ b/1,5đ Nêu đúng và viết đúng chính tả tên văn bản, tên thể loại văn bản, đợc 0,5 điểm Nếu viết sai chính tả 1 từ trong mỗi ý trừ 0,25 điểm => Đoạn văn trích từ văn bản Lão Hạc, viết theo thể loại truyện ngắn - Hình thức: Viết một đoạn văn. .. sài, lủng củng + Điểm 1, nêu đợc vấn đề, viết cha thành văn, văn viết lủng củng, rời rạc , lan man + Điểm 0 cha biết làm văn, lạc kiểu bài (Học sinh có thể có những cách trình bày luận cứ khác để làm rõ luận điểm, nếu hợp lí 1,5đ 1,5đ 5,0đ và tập trung làm rõ luận điểm vẫn chấm theo thang điểm đã cho) Tổng 10đ Hết - Cho đoạn văn có các từ ngữ in đậm: Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn... quá sơ sài, lủng củng + Điểm 1, nêu đợc vấn đề, viết cha thành văn, văn viết lủng củng, rời rạc , lan man + Điểm 0 cha biết làm văn, lạc kiểu bài (Học sinh có thể có những cách trình bày luận cứ khác để làm rõ luận điểm, nếu hợp lí và tập trung làm rõ luận điểm vẫn chấm theo thang điểm đã cho) Tổng 5,0đ 10đ Hết - Cho đoạn văn có các từ ngữ in đậm: Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại... nh n d cho ca ngừ thi gian thụng gia hai mựa - Hỡnh nh -> cm xỳc ng ngng ca con ngi trc tit tri giao mựa => S thnh cụng ca kh th khụng ch ngh thut t lp thu m cũn l tỡnh yờu thi n nhiờn ca nh th 3 Nhn xột, ỏnh giỏ v thi n nhiờn v cm xỳc ca hai tỏc gi 4 Khỏi quỏt giỏ tr, ý ngha ca on th, bi th K THI KHO ST CHT LNG I TR NM HC 2013 2014 Mụn thi: Ng Vn 8 Thi gian lm bi: 90 phỳt ( khụng k thi gian giao )... bản Lão Hạc, viết theo thể loại truyện ngắn - Hình thức: Viết một đoạn văn ngắn (Nên có câu chủ đề) , có hạn định số câu văn (khoảng 3,4 câu) Biết dùng các kiểu câu đơn, câu ghép, câu chia theo mục đích nói để viết Lời văn mạch lạc có cảm xúc , đợc 0,25 điểm - Nội dung; Nêu đợc cảm nghi về nhân vật qua một đoạn văn Có thể theo họi ý sau: + Nhân vật lão Hạc đợc tác giả miêu tả trong tình cảnh quá nghèo... chớnh t, nh phỏp im 1- . nghị luận. MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn thi : NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề ) Xây dựng khung ma trận : MỨC ĐỘ Chủ đề/ nội dung Nhận. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: văn bản Văn học Việt Nam ( Trung đại) Văn học Nước ngoài -. VẤP TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Đọc

Ngày đăng: 25/07/2015, 17:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan