Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (39)

3 147 0
Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (39)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 4    Thời gian: 180 phút  Câu I(2,0 điểm) Anh/chị hãy trình bày những nét chính trong quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Câu II (3,0 điểm) : "Người chê mà chê phải là thầy ta, người khen mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta" Hãy viết bài văn khoảng 600 từ trình bày ý kiến của anh/chị về quan niệm trên.  Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau Câu 3 Những vẻ đẹp thơ Huy Cận qua bài thơ "Tràng gian" (Sách Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục) Câu 3 Bình luận về cảnh Mị cởi trói cho A Phủ và tự giải phóng chính mình trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Sách Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục) của nhà văn Tô Hoài. Page 2 ĐỀ SỐ 4 N   Câu 1(2 điểm) Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức, yêu cầu thí sinh trình bày ngắn gọn, chính xác kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa. Mỗi ý phải có dẫn chứng, lập luận để đoạn văn có sức thuyết phục. 1.Hồ Chí Minh coi văn học là một thứ vũ kí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng(0.75 điểm). 2.Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học(0.75 điểm). 3.Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định đến nội dung và hình thức của tác phẩm. (0,5 điểm).  Thí sinh có thể trình bày theo cách riêng của mình, nhưng trong bài viết cần làm rõ một số ý chính sau:  "Người chê phải" là người góp ý, phê bình xuất phát từ động cơ tích cự, từ thái độ chân thành, từ sự thật khách quan, để người nghe nhận biết đúng, sai mà sửa chữa. Có thể "sự thật" dễ "mất lòng", nhưng cần có một bản lĩnh thực sự mới có thể thấy được ý nghĩa cao cả của người "chê phải". Những "Người chê phải" trong cuộc sống phức tạp này thường không nhiều. Họ hiểu biết, dám nói thẳng, nói đúng, và nhất là phải có cái tâm trong sáng. Có thể hiểu thêm, đó chính là người mang lại cho ta sự hiểu biết, tiến bộ trong cuộc sống. Họ xứng đáng là bậc "thầy ta".  "Người khen phải" là những lời đánh giá đúng mặt tốt, những nhận xét khách quan về ưu điểm, về thành công của ta nhằm động viên khích lệ ta phấn đấu tốt hơn nữa. "Người khen phải" cũng là người có tấm lòng nhân ái, vị tha, xuất phát từ thái độ tôn trọng, thương yêu thực sự. Họ cũng là tri âm, tri kỉ của ta, xứng đáng là "bạn ta".  "Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ" là những kẻ khen không thực tâm, thực lòng với mục đích vụ lợi. Vì thế, nó là những nhận xét thường sai lạc, dễ dẫn ta đến những sai lầm tai hại không nhận thức đúng được chính mình. Tác hại của nó là khôn lường. Tuy nhiên, để nhận biết điều này không dễ dàng, cần có sự tỉnh táo và bình tĩnh. Loại người này là "kẻ thù" trong đời mình. Lưu ý: Trong mỗi luận điểm cần có dẫn chứng và lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc.  Yêu cầu của câu này, chủ yếu là thông qua cảm nhận bài thơ, thí sinh trình bày được những vẻ đẹp thơ của "Tràng giang" nói riêng và vài nét phong cách thơ Huy Cận nói chung trong phong trào Thơ mới. 1.) "Tràng giang" xuất hiện trong phong trào thơ mới, nhưng vẻ đẹp mà người đọc dễ nhận ra trước hết là nét Đường thi cổ điển thể hiện qua mọi yếu tố của thi phẩm: Từ ngữ Hán Việt "tràng giang" mà không phải là sông dài, sông lớn, hình ảnh có bóng dáng của thơ Thôi Hiệu: "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà", âm điệu phảng phất "Vô Page 3 biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/Bất tận Trường giang cồn cồn lai". Âm hưởng Á Đông, cổ điển, trang trọng phù hợp với nội dung của thi phẩm.  "Tràng giang" in dấu ấn sáng tạo của thi sĩ hiện đại, đó là cảm nhận về sông nước của ý thức cái tôi cá nhân, qua đó bộc lộ tâm trạng của cái tôi cô đơn, nhỏ bé, bơ vơ trước không gian vũ trụ. Cảm giác sông nước mênh mang, tràn đầy khắp bài thơ, không gian mở rộng không cùng. Đối lập với không gian vũ trụ ấy là sự hiện hữu của những gì trôi nổi: con thuyền, bèo dạt, củi một cành khô ; hoặc nhỏ bé:bến cô liêu, cồn nhỏ 3.(2, Nỗi đau nhân thế và thân thế được thể hiện chân thành, thấm thía. Đặc biệt ở khổ thơ cuối cùng: vừa có cái đẹp "kì vĩ" của thiên nhiên, vừa thể hiện sự hóa giải tâm trạng cô đơn với khát vọng hòa nhập với cái vĩnh hằng của vũ trụ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là khát khao, vì vậy không tránh được nỗi sầu "mang mang thiên cổ", không tránh được nỗi đau của kiếp người hữu hạn. Song, đó là nỗi đau đẹp, cần có trong mỗi con người để thức dậy một khát vọng lớn lao hơn trong cuộc đời.  Yêu cầu cụ thể: Thông qua đoạn cuối "những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn "trong "Vợ chồng A Phủ" thí sinh phân tích tâm lí và hành động của MỊ, từ đó bình luận tư tưởng chủ đề mà tác giả thể hiện rất thành công trong tác phẩm này.  Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tóm tắt ngắn gọn phần đầu truyện ngắn: quá trình Mị trở thành "món hàng" gạt nợ; trải qua "những đêm tình mùa xuân" thức dậy khao khát tuổi trẻ vè tình yêu nhưng bị dập tắt bởi A Sử. Mị đã gặp A Phủ-một nô lệ suốt đời làm không công đang đứng trước nguy cơ cái chết đến gần kề. Tình huống đầy bất ngờ nhưng vẫn hợp lí: Từ lạnh lùng vô cảm đến ấm áp tình người trong Mị, khiến cô thương mình và thương người. Đồng thời, thức dậy trong cô sự căm hờn trước những tội ác của nhà thống lí, MỊ có thêm sức mạnh để quyết định một hành động vô cùng táo bạo là cởi trói cho A Phủ.  Bất ngờ cởi trói cứu người; và cũng bất ngờ thoát nhằm tự cứu mình. ("Ở đây thì chết mất"). "Bất ngờ" nhưng vẫn rất hợp lí với lô gic tâm lí nhân vật cũng như quy luật khách quan của hiện thực đời sống cách mạng: có áp bức, có đấu tranh. Đó là ý nghĩa cơ bản mà tác giả muốn gửi gắm qua sự kiện quan trọng này. Khát vọng sống bền bỉ và mãnh liệt, sức mạnh của bản năng giúp nhân vật-từ thân phận nô lệ thành người tự do một cách tự phát. Tuổi trẻ, lòng khát khao sống đã chiến thắng ngục tù của chế độ phong kiến tàn bạo.  Tô Hoài đã thể hiện tài năng của một cây bút văn xuôi tâm lí. Điều đó mang lại sức hấp dẫn, sức sống cho tác phẩm đã ra đời trong những năm văn học kháng chiến còn non trẻ. Đồng thời, tác giả cũng mang lại cho tác phẩm một giá trị hiện thực sâu sắc: con người đi từ bóng tối ra ánh sáng, cùng giá trị nhân đạo cao cả: lòng tin vào khả năng của con người. Lưu ý chung: Bài viết phải đạt yêu cầu từ ngữ chính xác, diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ. Khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo. Người chấm có thể xử lí linh hoạt trong từng bài viết của thí sinh. . đoạn văn có sức thuyết phục. 1.Hồ Chí Minh coi văn học là một thứ vũ kí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng(0.75 điểm). 2.Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn. hạ/Bất tận Trường giang cồn cồn lai". Âm hưởng Á Đông, cổ điển, trang trọng phù hợp với nội dung của thi phẩm.  "Tràng giang" in dấu ấn sáng tạo của thi sĩ hiện đại, đó. "những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn "trong "Vợ chồng A Phủ" thí sinh phân tích tâm lí và hành động của MỊ, từ đó bình luận tư tưởng chủ đề mà tác giả thể hiện rất

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan