Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong điều trị bệnh viêm cơ xương khớp tại viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thái nguyên

62 5.3K 51
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong điều trị bệnh viêm cơ xương khớp tại viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NÔNG THỊ LEN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH : DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ : CK.60.73.05 Người hướng dẫn : GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền Nơi thực hiện đề tài : Trường ĐH Dược Hà Nội Thời gian thực hiện : Tháng 6/2012 đến tháng 10/2012 Hà Nội, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Hội đồng chuyên ngành, quý thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến NGND.GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền Nguyên chủ nhiệm bộ môn Dược lâm sàng, người đã tận tình truyền đạt kiến thức, uốn nắn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát hoàn chỉnh luận văn. Xin cảm ơn Sở y tế tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ đồng nghiệp trong ngành y tế tỉnh Thái Nguyên, gia đình và toàn thể bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, cộng tác chân tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2012 Học viên Nôn g Thị Len MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng Danh mục hình Nội dung ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1.Thuốc giảm đau chống viêm không steroid 3 1.1.1.Đại cương 3 1.1.2.Tác dụng chính và cơ chế 3 1.1.3.Tác dụng không mong muốn 7 1.1.4.Chỉ định chung của thuốc NSAID 8 1.1.5.Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID 9 1.1.6.Phân loại các thuốc NSAID 10 1.2.Các thuốc NSAID th ường dùng tại Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên 11 1.2.1.Dẫn chất acid Salicylic 11 1.2.2.Dẫn chất acid Phenylacetic 12 1.2.3.Dẫn xuất Oxicam 14 1.2.4.Dẫn xuất Aminophenol 16 1.3. Một số đặc điểm về bệnh cơ xương khớp 18 1.3.1.Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp 18 1.3.2.Đặc điểm của một số bệnh có đau xương khớp mạn tính thường gặp 18 1.3.3.Điều t rị các bệnh lý về xương khớp 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1.Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn 22 2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 22 2.2.Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1.Phương pháp chọn mẫu 22 2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu 23 2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24 3.1.Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu 24 3.1.1.Tuổi và giới 24 3.1.2.Bệnh xương khớp mắc phải trong mẫu khảo sát 25 3.1.3.Bệnh mắc kèm khác 28 3.1.4.Thời gian mắc bệnh 28 3.2.Thực trạng sử dụng thuốc NSAID 29 3.2.1.Các loại thuốc NSAID đã gặp trong mẫu khảo sát 29 3.2.2.Tỷ lệ từng thuốc so với các thuốc đã sử dụng 32 3.2.3.Các đường dùng của thuốc NS AID 33 3.2.4.Các thuốc khác (thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh mắc kèm) 34 3.2.5.Các thuốc để giảm tác dụng phụ 36 3.3.Hiệu quả điều trị 37 3.3.1.Các ADR đã gặp của thuốc NSAID 37 3.3.2 Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID 38 3.3.3.Kêt quả sau điều trị 40 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG 41 4.1.Đặc điểm của người bệnh 41 4.2.Cá c thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng 42 4.2.1.Các thuốc NSAID đã gặp trong mẫu khảo sát 42 4.2.2.Các đường đưa thuốc 44 4.2.3.Các tai biến đã gặp trong mẫu khảo sát 44 4.3.Kết quả sau điều trị 45 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46 1.Kết luận 46 1.1.Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu 46 1.2.Thực trạng sử dụng thuốc 46 1.3.Kết quả điều trị 47 2.Đề xuất 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47   DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1 Phân loại thuốc NSAID thông dụng 10 Bảng 3.1 Sự phân bố về tuổi của người bệnh trong mẫu nghiên cứu 24 Bảng 3.2 Các bệnh xương khớp mắc phải 26 Bảng 3.3 Bệnh mắc kèm 28 Bảng 3.4 Thời gian mắc bệnh 29 Bảng 3.5 Các loại thuốcNSAID gặp trong bệnh án khảo sát 30 Bảng 3.6 Tỷ lệ từng thuốc so với tổng số thuốc NSAID đã sử dụng 32 Bảng 3.7 Các đường dùng của thuốc NSAID trong mẫu khảo sát 33 Bảng 3.8 Các thuốc dùng kèm khác 35 Bảng 3.9 Các thuốcđể giảm tác dụng phụ 36 Bảng 3.10 Các ADR đã gặp 37 Bảng 3.11 Cách dùng thuốc NSAID 38 Bảng 3.12 Tỷ lệ dùng kèm các thuốc chống loét 39 Bảng 3.13 Tỷ lệ người bị tai biến tiêu hóa 39 Bảng 3.14 Kết quả điều trị của người bệnh 40 DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1 Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX) và lypooxygenase (LOX) 4 Hình 1.2 Cơ chế gây viêm và tác dụng của thuốc NSAID 5 Hình 1.3 Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc NSAID 6 Hình 1.4 Cơ chế chống kết dính tiểu cầu của aspirin 7 Hình 3.1 Sự phân bố về giới của người bệnh 25 Hình 3.2 Các bệnh xương khớp mắc phải 27 Hình 3.3 Các loại thuốc NSAID gặp trong mẫu khảo sát 31 Hình 3.4 Tỷ lệ từng thuốc so với tổng số thuốc đã sử dụng 33 Hình 3.5 Các đường dùng thuốc 34 CÁC TỪ VIẾT TẮT ADR: Adverse Drug Reactions (Phản ứng có hại của thuốc) HVQY: Học viện Quân y GNP : Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia) PHCN: Phục hồi chức năng NSAID: Non Steroid Anti-Inflammatory Drug (Thuốc chống viêm không Steroid) PG: Prostaglandin COX: Cyclooxygenase LOX: Lipooxygenase ACR: American College of Rheumatology (Hội thấp khớp học Mỹ) HIV: Human Immunodeficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở Người) ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi thọ ngày càng cao nên tỷ lệ người có tuổi (>= 65 tuổi) trong cộng đồng cũng ngày càng tăng. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, người cao tuổi đang chiếm 11 - 12% dân số, ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có thể lên tới 25% ở các nước Âu, Mỹ, tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi và tuổi già đã trở thành thách thức của nhân loại. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người đặc biệt là cho người có tuổi, một bộ phận rất quan trọng trong mỗi gia đình và cộng đồng đang là một mục tiêu quan trọng của công tác y tế t rong giai đoạn chuyển tiếp sang Thiên niên kỷ mới. Một trong những căn bệnh đeo đẳng cuộc sống của con người khó có thể điều trị khỏi đó l à các bệnh lý về xương khớp (chiếm tỷ lệ cao nhất cả ở các nước phát triển và đang phát triển), Các bệnh xương khớp tuy ít gây tử vong nhưng gây đau đớn kéo dài cho hàng trăm triệu người, Bệnh thường kéo dài và có thể gây tàn phế cho nhiều người. Nhóm bệnh lý này gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động hàng ngày. Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ Ngoài tác động rất lớn về kinh tế, xã hội, các bệnh Xương Khớp còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý tình cảm của con người. Chỉ riêng ở Mỹ, thiệt hại do nghỉ việc, giảm năng suất lao động của các bệnh Xương Khớp tương đương với 2,5% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) các bệnh Xương Khớp ảnh hưởng hà ng trăm triệu người, mà ước tính tiêu tốn của xã hội tới 215 tỷ USD hàng năm. Tạo ra một gánh nặng cho gia đình và xã hội. [15] Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid là những thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh xương khớp, với các tác dụng giảm đau, chống viêm. Được sử dụng với nhiều chế phẩm, biệt dược và nhiều dạng bào chế rất phong phú. Do hiểu biết về cách sử dụng của từng dạng bào chế  1 của người dân nói chung còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả điều trị nhiều khi không đạt được như mong muốn. Việc sử dụng thuốc, kê đơn thuốc cho bệnh nhân tại các bệnh viện nhiều khi vẫn thực hiện theo thói quen của người đi trước truyền lại, và có thể còn vì lợi nhuận kinh tế, chưa chú trọng nhiều về lựa chọn loại thuốc, dạng thuốc và hướng dẫn sử dụng hợp lý cho từng người bệnh theo đúng nguyên tắc sử dụng thuốc. Vì vậy vấn đề sử dụng thuốc g iảm đau chống viêm không Steroid trong điều trị tại bệnh viện như thế nào để đạt hiệu quả điều trị tốt và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc là một vấn đề luôn được quan tâm. Bệnh viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, phục vụ điều t rị không chỉ cho nhân dân tỉnh Thái Nguyên mà còn cho cả người dân các tỉnh lân cận như Bắc Cạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng sơn… với đặc điểm bệnh nhân đa phần là người lớn tuổi. Do trình độ dân trí và mức sống nói chung còn thấp, nên việc quan tâm đến sức khỏe, ph át hiện bệnh và dùng thuốc thường là hạn chế. Trong danh mục thuốc điều trị các bệnh về cơ xương khớp của bệnh viện, thì nhóm thuốc giảm đau-chống viêm không Steroid chiếm tỷ lệ khá cao trong kinh phí thuốc hàng năm. Đây là một nhóm thuốc đầu tay của các thầy thuốc để làm giảm đau đớn cho người bệnh, nhưng nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng phụ, nếu không cẩn thận dễ gây ra những tác dụng không m ong muốn, những tai biến đáng tiếc. Xuất phát từ thực tế nêu trên và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid tại Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Thái Nguyên với mục tiêu chủ yếu như sau: 1-Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. 2-Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau chống viê m không steroid trong điều trị các bệnh xương khớp tại Bệnh viện Điều dưỡng & PHCN Thái Nguyên. 3-Khảo sát kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.  2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID 1.1.1.Đại cương Các thuốc chống viêm không steroid là một nhóm gồm nhiều thuốc khác nhau về cấu trúc hóa học. Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng hạ sốt – giảm đau- chống viêm ở những mức độ khác nhau không thuộc nhóm các Opiat và trong cấu tạo của chúng không có cấu trúc Steroid, do đó được gọi là các thuốc chống viêm không Steroid (Non Steroidal Anti-Inflammatory Drug hay NSAID), và không có tác dụng hormon.[5]. Các chất thuộc nhóm này có cùng cơ chế tác dụng là ức chế sự tạo thành Pros taglandin. Chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Prostaglandin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học khác như serotonin, bradikinin, histamin…ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi) nên các thuốc nhóm này được xếp vào nhóm giảm đau ngoại vi. [8] Một số chất đồng thời có cả ba tác dụng trên, có thể có một, hai tác dụng trội hơn hoặc không có một tác dụng nào đó (Paracetamol không có tác dụng chống viêm) nhưng cùng một cơ chế tác dụng.[5] 1.1.2. Tác dụng chính và cơ chế 1.1.2.1 Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (PG) PG được tổng hợp ở màng tế bào (tử cung, phổi, não, tuyến ức, tuyến tụy, thận,…) từ Acid arachidonic qua xúc tác của Enzym ciclooxygenase (COX). Acid arachidonic được hình thành từ Phospholipid màng tế bào nhờ Phospholipase A 2 . Bình thường lượng acid arachidonic tự do trong huyết tương rất thấp, chủ yếu từ thức ăn và từ mô mỡ. Do đó mức độ tạo thành các PG cũng rất thấp. Nhưng khi bị kích thích, acid arachidonic tự do được giải phóng ra nhiều và chủ yếu là từ Phospholipid của màng tế bào. Nếu có tác nhân gây viêm,  3 [...]... dinh dưỡng phù hợp * Dùng thuốc: + Thuốc giảm đau thông thường + Thuốc kháng viêm không steroid + Corticoid   21 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hồ sơ bệnh án lưu của người bệnh vào nằm điều trị tại Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN Thái Nguyên từ 1/1/2011 đến 31/12/2011 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: - Bệnh nhân là người có chỉ định thuốc giảm đau- chống viêm không Steroid. .. các thuốc chống viêm có tác dụng chọn lọc lên enzym COX để thuốc không ảnh hưởng tới chức   5 năng sinh lý bình thường, giảm tác dụng không mong muốn mà vẫn duy trì được tác dụng chống viêm. [4] 1.1.2.3.Tác dụng giảm đau Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị trí tác dụng là ở các reseptor cảm giác ngoại vi Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau do viêm Khác với các thuốc. .. thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau- hạ sốt -chống viêm không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng, không gây ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài Cơ chế giảm đau: Thuốc làm giảm tổng hợp PGF2, làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, serotonin,…[4] 1.1.2.4 Tác dụng. .. trên bệnh án khi người bệnh vào khoa điều trị, kết quả khảo sát thu được như bảng sau:   25 Bảng 3.2: Các bệnh xương khớp mắc phải Số Bệnh xương khớp mắc phải TT 1 Thoái hóa khớp và cột sống nam Nữ n 16 19 35 Tỷ lệ % 35 2 Viêm khớp dạng thấp 3 17 20 20 3 Viêm quanh khớp vai 2 4 6 6 4 Đau khớp 4 2 6 6 5 Gút 6 0 6 6 6 Viêm đa khớp 0 5 5 5 7 Tràn dịch khớp gối 1 3 4 4 8 Viêm khớp cổ chân 2 1 3 3 9 Loãng xương. .. yếu vào Albumin trên 99% Thuốc khuếch tán tốt vào dịch khớp Dạng tự do của thuốc trong dịch khớp cao gấp 2,5 lần trong huyết tương vì trong dịch khớp ít protein hơn Dạng viên được chỉ định dùng dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp và các bệnh khớp mạn tính khác Dạng tiêm được sử dụng ngắn ngày trong những đợt đau cấp do bệnh thấp mạn tính Không dùng meloxicam cho người có tiền sử. .. có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về bệnh này   11  Chống chỉ định: Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid trước đây Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin do nguy cơ gây... Coxib   10 Tác dụng Giảm đau, hạ sốt, chống viêm Hạ sốt, giảm đau Giảm đau Dẫn xuất Pyrazolon hiện nay hầu như không dùng do có độc tính cao với máu, thận (suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng Stevens-Johnson Acetaminophen là một chất thuốc nhóm NSAID nhưng không có tác dụng chống viêm, có một số tài liệu xếp vào các thuốc giảm đau không thuộc nhóm opiat 1.2.CÁC THUỐC NSAID... TDKG: tràn dịch khớp gối DK: đau khớp Gut: gút VQKV: viêm quanh khớp vai VMHD: viêm màng hoạt dịch VKCoCh: viêm khớp cổ chân VDBG: viêm điểm bám gân VKCuChau: viêm khớp cùng chậu VC: viêm cơ VKG: viêm khớp gối LDC: loạn dưỡng cơ LX: loãng xương VGCNDV: viêm gân cơ nhị đầu vai   27 3.1.3 Bệnh mắc kèm khác: Người bệnh là người nhiều tuổi, nên ngoài bệnh chính nghiên cứu còn mắc thêm những bệnh khác, nghiên... BN dùng những loại thuốc điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm trùng, thuốc hạ acid uric nếu là bệnh gút, thuốc điều trị cơ bản của viêm khớp dạng thấp v.v…)  Điều trị triệu chứng: * Biện pháp không dùng thuốc: + Cho khớp nghỉ ngơi + Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh + Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện,… + Các vật dụng hỗ trợ: gậy,... xương đùi 2 1 3 3 11 Viêm khớp gối 0 2 2 2 12 Viêm gân cơ nhị đầu vai 1 1 2 2 13 Viêm khớp cùng chậu 2 bên 0 1 1 1 14 Viêm màng hoạt dịch 1 0 1 1 15 Viêm điểm bám gân ngón 1 bàn tay 0 1 1 1 16 Viêm cơ cẳng chân 0 1 1 1 17 Loạn dưỡng cơ 0 1 1 1 38 62 100 100% Tổng Nhận xét: Theo bảng trên, các bệnh về cơ xương khớp tại bệnh viện khá phong phú, gồm 17 nhóm bệnh khác nhau Trong đó người bị thoái hóa khớp . NÔNG THỊ LEN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN. sau: 1 -Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. 2 -Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau chống viê m không steroid trong điều trị các bệnh xương khớp tại Bệnh viện Điều dưỡng &. loại thuốc, dạng thuốc và hướng dẫn sử dụng hợp lý cho từng người bệnh theo đúng nguyên tắc sử dụng thuốc. Vì vậy vấn đề sử dụng thuốc g iảm đau chống viêm không Steroid trong điều trị tại bệnh

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan