đề thi thử sở gd đt cà mau môn sinh năm 2015

8 411 0
đề thi thử sở gd đt cà mau môn sinh năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC – ĐỀ 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Trong tự nhiên, loài tam bội chỉ được hình thành khi A. nó trở nên hữu thụ. B. nó sinh sản vô tính được. C. đột biến thành lục bội. D. lai dạng tứ bội với dạng thường. Câu 2: Ở 1 loài thực vật khi cho cây có kiểu hình quả dẹt (P) lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 25% quả dẹt : 50% quả tròn : 25% quả dài. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Tính trạng dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. B. Cơ thể đồng hợp lặn đem lai có kiểu hình quả dài. C. Cây quả dẹt P cho 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau. D. Nếu cho cây P tự thụ phấn thì ở F 1 kiểu hình quả tròn chiếm tỉ lệ 18,75% Câu 3: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai có thể cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 thân cao, quả vàng : 2 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp, quả đỏ? (1) AaBB x AaBB. (2) AB ab x Ab aB , hoán vị gen một bên với tần số 20%. (3) AaBb x AABb. (4) AB ab x AB ab , hoán vị gen một bên với tần số 50%. (5) Ab aB x Ab aB , liên kết gen hoàn toàn. (6) Ab aB x Ab aB , hoán vị gen một bên với tần số 10%. (7) AB ab x Ab aB , liên kết gen hoàn toàn. (8) AB ab x Ab aB , hoán vị gen hai bên với tần số 25%. A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 4: Cho các thông tin sau: (1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. (2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN. (3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST. (4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. (5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể. Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 5: Quan hệ sinh thái giữa nấm Penicinium với vi khuẩn là A. cạnh tranh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. vật ăn thịt - con mồi. D. hội sinh. Câu 6: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau ít nhất bao nhiêu lần nhân đôi sẽ xuất hiện gen đột biến? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 7: Bệnh phênilkêtô niệu xảy ra do: A. Chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin 1 B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X C. Thừa enzim chuyển tirôzin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu D. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành tirôzin Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST? A. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sau. B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. C. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng. D. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. Câu 9: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là: A. 2/8 B. 3/8 C. 3/4. D. 1/2. Câu 10: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể B. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp C. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng về kiểu gen Câu 11: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh đối với những loài có khả năng A. sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài. B. sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn. C. sinh sản cao, thời gian thế hệ dài. D. sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn. Câu 12: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F 1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F 2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên? (1) F 2 có 10 loại kiểu gen. (2) F 2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn. (3) Ở F 2 , số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F 1 chiếm tỉ lệ 64,72%. (4) F 1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%. (5) Ở F 2 , số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84% A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (1), (2) và (5). D. (2), (3) và (5). Câu 13: Theo Darwin thì điều nào quan trọng nhất làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính trạng? A. Trên mỗi giống, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi nào đó, làm cho nó khác xa với tổ tiên. B. Việc loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý đã làm phân hoá nhanh chóng dạng gốc. C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau. D. Trong mỗi loài, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo một hướng xác định để khai thác một đặc điểm Câu 14: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai Dd aB Ab × Dd ; ab AB thu được F 1 . Ở F 1 , lấy ngẫu nhiên một cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất thu được cá thể thuần chủng là A. 0,0357. B. 0,0255. 2 C. 0,25. D. 0,75. Câu 15: 1000 tế bào đều có kiểu gen AB ab tiến hành giảm phân, biết xảy ra hoán vị với tần số 15%. Hỏi có bao nhiêu tế bào xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân? A. 150 tế bào. B. 450 tế bào. C. 300 tế bào. D. 600 tế bào. Câu 16: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ A. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác. B. sinh trưởng và phát triển bình thường. C. bị tiêu diệt hoàn toàn. D. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển. Câu 17: Xét các phát biểu sau: (1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới phát sinh đột biến gen. (2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến. (3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi môi trường có tác nhân đột biến. (4) Đột biến gen được phát sinh ở pha S của chu kì tế bào. (5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Một gen có 1824 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có T = A; X = 2T ; G= 3A. Gen bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là A. 193. B. 191. C. 97. D. 95. Câu 19: Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang 3 NST đột biến chiếm tỉ lệ? A. 12,5%. B. 75%. C. 25% D. 87,5% Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể? A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. Ý nghĩa của phân bố đồng đều là làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các các thể trong quần thể. D. Ý nghĩa của phân bố theo nhóm là giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống. Câu 21: Trong kĩ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự nào sau: A. Tách ADN → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp→ đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. Tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận→ cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp. D. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp→ đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Tách ADN. Câu 22: Cho quần thể thực vật lư•ng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp 3 qua hai thế hệ, ở F 2 cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao (P), cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 48%. B. 80%. C. 52%. D. 20%. Câu 23: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: D d D AB AB X X x X Y ab ab cho F 1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%.Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là: A. 15%. B. 30% C. 20% D. 18%. Câu 24: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống dưa hấu tam bội. (2) Cừu Đôli. (3) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn insulin. (4) Giống bò mà sữa có thể sản xuất prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người. (5) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra không phải bằng công nghệ tế bào? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 25: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên và đột biến. B. Di nhập gen và đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 26: Một bệnh di truyền ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. A. 1/9 B. 1/16 C. 1/4 D. 4/9 Câu 27: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nào sau đây: 1. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi. 2. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 3. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong các dòng thuần. 4. Nguồn gốc chung của các loài. 5. Động lực của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Đáp án đúng là: A. 2, 3. B. 2, 4. C. 2, 3, 5 D. 1, 2,5. Câu 28: Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y). Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là A. 84 B. 132 C. 142 D. 115 Câu 29: Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F tự thụ phấn người ta thu được F có tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F hoa đỏ 4 cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu? A. 0,33 B. 0,67 C. 0,037 D. 0,25 Câu 30: Ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen quy định, nhóm máu do một gen gồm 3 alen quy định, màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy chọn kết luận đúng. A. Có 5 kiểu gen dị hợp về cả 3 tính trạng nói trên. B. Có 27 loại kiểu hình về cả 3 tính trạng nói trên. C. Có 3 kiểu gen khác nhau về tính trạng nhóm máu. D. Có 12 kiểu gen đồng hợp về 3 tính trạng nói trên. Câu 31: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,2AA : 0,8Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 12000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen đồng hợp ở đời con là A. 5760. B. 6240. C. 4320. D. 1920. Câu 32: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit . (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. (4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. (6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 33: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. B. Có khoảng 75% các loài thực vật có hoa và 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hoá. C. Cách li địa lí làm xuất hiện alen mới dẫn đến hình thành kiểu gen mới trong quần thể. D. Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Câu 34: Cho 2 cây hoa thuần chủng cùng loài giao phấn với nhau được F 1 . Cho F 1 tự thụ được F 2 có tỷ lệ cây hoa hồng nhiều hơn hoa trắng là 31,25%, số còn lại là hoa đỏ. Màu hoa được di truyền theo quy luật A. tương tác át chế. B. trội không hoàn toàn. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung Câu 35: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa. Câu 36: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. I II III 5 Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III không bị bệnh là A. 3/4 B. 31/32 C. 17/18 D. 8/9 Câu 37: Khi nói về đột biến gen, nhận định nào sau đây không đúng? A. Mức độ gây hại của gen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. B. Bazơ nitơ dạng hiếm kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN có thể làm phát sinh đột biến gen. C. Chất 5-BU (5-brom uraxin) gây đột biến thay thế cặp nucleotit G-X bằng cặp A-T. D. Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu 38: Ở phép lai 2 cặp tính trạng, phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng thì thấy tỉ lệ vỏ trơn/ vỏ nhăn = 9/7; hạt vàng/ hạt xanh = 7/1. Nếu 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì kiểu hình vỏ nhăn, hạt xanh chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 9/64. B. 7/64. C. 9/128. D. 7/128. Câu 39: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F 1 có tỷ lệ kiểu hình: 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là A. ab AB x ab AB ; hoán vị 1bên với f = 25% B. aB Ab x aB Ab ; f = 8,65% C. aB Ab x ab Ab ; f = 37,5% D. ab AB x ab Ab ; f = 25% Câu 40: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 41: Quan hệ giữa hai loài nào dưới đây không phải là cộng sinh ? A. Chim sáo và trâu rừng. B. Hải quỳ và cua. C. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lam và cây họ đậu. Câu 42: Theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ A. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể. B. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể sau một ít thế hệ. C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại. Câu 43: Một em bé 7 tuổi trả lời được các câu hỏi của một em bé 9 tuổi thì chỉ số IQ của em bé này là: A. 110 B. 129 C. 126 D. 132 Câu 44: Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau đây: Cáo: 9,75.10 3 Kcal Thỏ: 7,8. 10 5 Kcal Cây xanh: 12. 10 6 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ 1 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng: A. 2% B. 1.25% 6 C. 3% D. 4% Câu 45: Ở một loài thực vật lư•ng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu có thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. (P): cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất, thu được F 1 , cho các cây F 1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, cây có chiều cao 240 cm ở F 2 chiếm tỉ lệ A. 12,5%. B. 25%. C. 6,25%. D. 37,5%. Câu 46: Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong phép lai: ab AB Dd x ab AB dd, nếu xảy ra hoán vị gen cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình aaB-D- ở đời con chiếm tỷ lệ A. 9 % B. 12 % C. 4,5% D. 8 % Câu 47: Bò sát cổ phát sinh, phát triển và tuyệt diệt lần lượt ở các kỉ: A. Cacbon – Jura – Đệ tam. B. Pecmi – Jura – Krêta. C. Pecmi – Jura – Đệ tứ. D. Cacbon – Jura – Krêta. Câu 48: Nhận định nào sau đây về quá trình nhân đôi ADN là đúng? A. Enzim tổng hợp mạch mới trong nhân đôi ADN là ARN-polimeraza. B. Một mạch mới tổng hợp theo chiều 5 ’ – 3 ’ và một mạch mới tổng hợp theo chiều 3 ’ – 5 ’ . C. Ba phân tử ADN nhân đôi 3 lần tạo thành 24 phân tử ADN con. D. Mạch mới tổng hợp ngắt quãng dựa trên mạch khuôn 5 ’ – 3 ’ tạo thành các đoạn Okazaki. Câu 49: Có 3 tế bào đều có kiểu gen Bd Aa bD EeGgHh tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi đoạn theo lí thuyết, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử A. 8 B. 12 C. 64 D. 16 Câu 50: Phân tích thành phần các loại nuclêôtit trong một mẫu ADN lấy từ một bệnh nhân người ta thấy như sau: A = 22%; G = 20%; T= 28% ; X = 30%. Kết luận nào sau đây là đúng? A. ADN này không phải là ADN của tế bào người bệnh. B. ADN của người bệnh đã bị biến đổi bất thường do tác nhân gây bệnh. C. ADN của người bệnh đang nhân đôi. D. ADN này là của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người. HẾT 7 ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 B 11 D 21 A 31 B 41 A 2 D 12 A 22 B 32 B 42 A 3 B 13 C 23 C 33 C 43 B 4 C 14 A 24 D 34 D 44 B 5 B 15 C 25 B 35 B 45 D 6 C 16 B 26 A 36 C 46 C 7 D 17 C 27 B 37 C 47 D 8 B 18 A 28 B 38 D 48 B 9 B 19 A 29 C 39 D 49 B 10 C 20 A 30 D 40 C 50 A 8 . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: SINH HỌC – ĐỀ 6 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Trong tự nhiên, loài tam bội chỉ được hình thành khi A. nó trở nên hữu thụ. B. nó sinh. nhanh đối với những loài có khả năng A. sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài. B. sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn. C. sinh sản cao, thời gian thế hệ dài. D. sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn. Câu. tháp sinh thái năng lượng sau đây: Cáo: 9,75.10 3 Kcal Thỏ: 7,8. 10 5 Kcal Cây xanh: 12. 10 6 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ 1 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. Giao phối không ngẫu nhiên và đột biến. B. Di nhập gen và đột biến.

  • C. Giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan