Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 tỉnh Đồng Tháp - Môn Ngữ văn (Có đáp án)

5 211 0
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2013 tỉnh Đồng Tháp - Môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013 Môn thi: Ngữ văn – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Ở phần cuối truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó? Câu II. (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về truyền thống đoàn kết của người Việt Nam. II. PHẦN RIÊNG (Tự chọn) (5,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008). Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”. (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục - 2008). HẾT. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ……………………… Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2:…………… 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI DIỄN TẬP TN – NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 12 MA TRẬN Mức độ Bộ phận Biết Hiểu Vận dụng Tổng số điểm Câu hỏi kiến thức Văn học (1 câu) 1,0 1,0 2,0 NLXH (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Làm văn NLVH (1 câu) 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng số điểm (TS câu) 5,0 3,0 2,0 10,0 ( 3 câu ) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng nội dung và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). II. Nội dung và thang điểm Câu Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Ở phần cuối truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó? - Hình ảnh trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện Vợ nhặt: đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. 0,50 - Ý nghĩa: + Về nội dung: Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho. Lá cờ đỏ thắm là hình ảnh của cách mạng. Lá cờ đỏ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời. 1,00 + Về nghệ thuật: Tạo kết thúc mở cho tác phẩm. 0,50 Câu I (2đ) Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa. 2 Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về truyền thống đoàn kết của người Việt Nam. a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Truyền thống đoàn kết của người Việt Nam. 0,50 - Giải thích: Đoàn kết là tập hợp nhiều người hoặc nhiều bộ phận lại thành một khối thống nhất, chặt chẽ vì một mục đích hoặc lợi ích chung nào đó. 0,25 - Phân tích, chứng minh các mặt biểu hiện: + Đoàn kết là truyền thống lâu đời của người Việt Nam từng được phản ánh trong tục ngữ, ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” + Đoàn kết là tư tưởng chiến lược của cách mạng Việt Nam mọi thời đại. Bác Hồ đã kêu gọi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. + Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau là truyền thống làm nên sức mạnh chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm. Trong lịch sử nhờ đoàn kết mà chúng ta đã chiến thắng kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nư ớc. Trong hiện tại người Việt Nam đoàn kết để giữ vững chủ quyền Tổ quốc, biển đảo quê hương. 1,00 - Bàn luận: + Khẳng định tính đúng đắn: Đoàn kết là một truyền thống quý báu nghìn đời của dân tộc, là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam hiện nay đang phát huy truyền thống đó, đoàn kết với những người Việt ở nước ngoài, đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh. + Phê phán: Những biểu hiện chia rẽ, gây mất đoàn kết, phục vụ lợi ích cá nhân 0,75 - Bài học nhận thức và hành động: + Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Trong bối cảnh hiện nay, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết càng cần thiết hơn bao giờ hết để xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia. + Tích cực xây dựng, củng cố tình đoàn kết mọi nơi, mọi lúc. Không hành động làm tổn hại đến tình đoàn kết. 0,50 Câu II (3đ) Lưu ý: Thí sinh kết hợp phân tích chứng minh. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. II. PHẦN RIÊNG (Tự chọn) (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Câu III.a (5đ) a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn 3 xuôi; biết phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật Tnú. 0,50 2. Phân tích, chứng minh, bình luận - Tnú vốn là cậu bé cha mẹ mất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang, đùm bọc (Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta). Từ nhỏ, Tnú đã bộc lộ tính cách trung thực, gan góc, táo bạo (tự đập đá vào đầu chảy máu, xé rừng mà đi, lựa chỗ thác mạnh mà vượt qua, …). - Trung thành tuyệt đối với cách mạng, cuộc đời bi tráng (giặc khủng bố rất dã man nhưng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ với tâm niệm “Đảng còn, núi nước này còn”; buôn làng bị giặc tàn phá, vợ con bị giặc giết hại, bản thân bị tra tấn dã man, … nhưng Tnú vẫn vượt qua để trở thành một chiến sĩ giải phóng). - Gắn bó với dân làng, yêu thương vợ con, có tính kỉ luật cao. (xúc động khi trở về thăm làng; xông vào giữa lũ giặc để cứu vợ con, về phép đúng một đêm, có giấy phép hẳn hoi…). - Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. 3,00 - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: + Tác giả xây dựng thành công nhân vật Tnú với cảm hứng ngợi ca, tự hào; vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. + Nghệ thuật trần thuật sinh động (đan cài câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man; xen kẽ thời gian kể chuyện và thời gian của các sự kiện; phối hợp các điểm nhìn…) tạo nên giọng điệu, âm hưởng phù hợp với không gian Tây Nguyên, tô đậm tính cách nhân vật. + Nhà văn có dụng ý khắc họa đôi bàn tay của Tnú để làm nổi bật số phận và tính cách nhân vật này. 1,00 3. Đánh giá chung về nhân vật - Tnú là nhân vật trung tâm, được xây dựng thành công trong tác phẩm. - Anh tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đến với cách mạng của nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ. 0,50 Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong chương Đất Nước: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng (…) Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”. Câu III.b (5đ) a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn trích thơ; biết cách phân tích một đoạn thơ. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 4 b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và trích đoạn Đất Nước (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 2. Phân tích, chứng minh, bình luận - Theo Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân là người sáng tạo nên mọi giá trị vật chất và tinh thần cho đất nước, đó là công lao vĩ đại của nhân dân. - Tác giả sử dụng những hình ảnh cụ thể và giàu sức gợi cảm: hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã, tên làng… để khẳng định vai trò của nhân dân, khẳng định công sức, trí tuệ, tâm huyết của bao thế hệ con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Nhân dân đóng vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên ruộng đồng, bờ bãi phì nhiêu cho thế hệ sau “trồng cây hái trái”; Họ đánh đuổi giặc ngoại xâm và nội thù để giữ gìn độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. 2,50 - Nghệ thuật: + Giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng… + Sử dụng từ ngữ gần gũi với đời sống hàng ngày…, điệp từ “Họ”, điệp ngữ, điệp cú pháp… từ “Đất Nước” viết hoa. => Tác dụng: Khẳng định tư tưởng “Đất Nước Nhân dân”; khơi dậy tinh thần dân tộc, ý thức về trách nhiệm ở người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ thanh niên đối với đất nước. 1,50 3. Đánh giá đoạn thơ - Có thể xem đoạn thơ như bức tượng đài kì vĩ, khẳng định, ngợi ca vai trò chủ thể của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đây là một trong những đoạn thơ hay của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ. - Nêu cảm nghĩ riêng… 0,50 Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. HẾT. . ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013 Môn thi: Ngữ văn – Giáo dục trung học phổ thông Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI DIỄN TẬP TN – NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 12 MA TRẬN Mức độ . Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo

Ngày đăng: 24/07/2015, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan