Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX

78 820 1
Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để xây dựng một nước Việt Nam có chủ quyền, mỗi tấc đất của chúng ta đã thấm máu nước mắt và mồ hôi của biết bao thế hệ tổ tiên, đã đem khí thiêng dân tộc bao trùm lên giang sơn gấm vóc

Trường Đại Học Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Lịch Sử  BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN HỌC Chuyên đề: “Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX” Đề tài GVHD: TS -Trần Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt Lớp: Sử 3a - Khóa 33 Năm học: 2009 - 2010 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2010 Trang 2 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt MỤC LỤC I) Mở đầu 4 1.1. Lí do chọn đề tài .4 2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3) Phương pháp nghiên cứu .11 II) Nội dung .12 Phần I: Bối cảnh lịch sử triều Nguyễn (1802-1858) 12 1) Bối cảnh quốc tế và khu vực nửa đầu thế kỉ XIX .14 2) Bối cảnh trong nước 16 a) Tình hình chính trị .16 b) Tình hình kinh tế .19 Nông nghiệp .19 Công thương nghiệp .21 Thương nghiệp .22 c) Tình hình văn hóa tư tưởng .24 d) Tình hình xã hội .24 e) Ngoại giao .25 Phần II: Cuộc đời và sự nghiệp của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ .28 1) Cuộc đời 29 )a Thời hàn vi 29 b) Thời hiển đạt .36 b) Thời hưu trí 40 2) Đường công danh - Sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ 42 b) Sự nghiệp quân sự .43 b) Sự nghiệp khẩn hoang 51 b) Sự nghiệp thi văn .59 III) Nhận định 62 Từ lòng nhân ái cao cả nên ông đã khởi xướng cách tân vượt trước thời đại .74 IV) Tài liệu tham khảo .76 Trang 3 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt I) Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Để xây dựng một nước Việt Nam có chủ quyền, mỗi tấc đất của chúng ta đã thấm máu nước mắt và mồ hôi của biết bao thế hệ tổ tiên, đã đem khí thiêng dân tộc bao trùm lên giang sơn gấm vóc. Đó chính là giá trị tinh thần đã được lịch sử chưng cất lên trong quá trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy đã sớm sản sinh ra bao nhân vật lịch sử với tấm gương tuẫn tiết từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đến tinh thần quật khởi của Lí Bí đến Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… đã kết tụ thành hồn thiêng dân tộc. Dân tộc ấy cũng đã sản sinh ra bao nhân tài cho đất nước - là nguyên khí của một quốc gia như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phan Huy Chú, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn…và đến thế kỉ XX là Hồ Chí Minh vĩ đại. Những con người ấy đã viết lên những trang sử chói lọi cho dân tộc. Song rất tiếc trong lịch sử đã có những người là “dấu chấm đen”. Đi sâu nghiên cứu về một nhân vật lịch sử cả “chính diện” cũng như “phản diện” là việc nên làm để có cái nhìn chính xác và đúng đắn nhất, qua đó người nghiên cứu có sự khen chê, đánh giá đúng mức giữa công và tội, nhưng phải đặt nhân vật đó trong bối cảnh lịch sử cụ thể để có cái nhìn một cách khách quan nhất. Trong thực tế của cuộc sống, có nhiều nhân vật lịch sử vẫn còn là “khoảng trống” đối với chúng ta. Bởi lẽ, không phải không có những công trình nghiên cứu về nhân vật đó, cũng không phải nhân vật đó không có đặc điểm gì nổi bật, mà hình như chúng ta đã “vô tình” không biết đến, và Nguyễn Công Trứ là một trong số mà chúng ta đã “vô tình” như vậy. Lời mở đầu trong cuốn cuộc đời và sự nghiệp của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, giải nguyên Lê Thước có nhận xét về ông như sau: “Thường xét nước ta có một vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỉ niệm, nên tượng đồng bia đá hay sao? Bậc vĩ nhân ấy là ai? Là cụ Nguyễn Công trứ vậy. Nay chinh Nam, phạt Bắc, thế là công; tịch thổ thực dân, thế là đức; văn chương lỗi lạc, ngôn luận hùng hồn thế là ngôn. Công như vậy, đức như vậy, ngôn như vậy, mà cái danh thơm của Tướng công hình như trong quốc dân còn ít kẻ biết mà ca tụng, xưng Trang 4 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt dương là bởi vì hành trạng của Tướng công ít kẻ hiểu được rõ, văn chương của Tướng công ít kẻ biết được tường” 1 . Thái Bình - năm xưa nơi đây ông đã có công khai phá đất Tiền Hải (hiện nay huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình). Là người con của quê hương, khi mới bước vào giảng đường Đại học có một đứa bạn trong lớp đã hỏi tôi: Ai là người khai phá đất Tiền Hải? và câu trả lời của tôi là “mình không biết”. Lúc đó tôi vừa thấy xấu hổ với bạn bè, vừa cảm thấy có lỗi với ông bà tổ tiên. Nơi đây không phải quê hương chính của Nguyễn Công Trứ nhưng là nơi mà ông đã sinh ra. Là một người con của quê hương và sau này là một giáo viên dạy lịch sử, tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu về ông – tôi nghĩ đó là một việc nên làm và cần làm. Để thông qua đó, tôi được bổ sung và nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình để có cái nhìn thấu đáo hơn về con người và sự nghiệp của ông, nó cũng là hành trang phục vụ giảng dạy sau này. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu đề tài này bước đầu tôi được tập dượt nghiên cứu khoa học, qua đó vừa rèn luyện cho mình tính kiên trì, cẩn thận và tạo cho mình tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. 2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân văn hóa, từng được sử sách dưới thời nhà Nguyễn tôn xưng là “con người trác lạc, có tài khí”, chẳng những có tài thơ văn mà còn lập công lớn nơi chiến trận, lĩnh chức dinh điền, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, trải đời làm quan trường bị bãi cách, rồi được cất nhắc lên ngay, khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thủy,…Là danh nhân lịch sử, Nguyễn Công Trứ được công luận nhân dân quan tâm, suy nghĩ luận bàn. Những sáng tác của Nguyễn Công Trứ chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng, lí thú và phức tạp, đã từng là nguồn gốc của những ý kiến, nhận định phong phú và không thống nhất. Con người, cuộc đời và sự nghiệp, kể cả tư tưởng phức tạp, đa dạng của ông là công việc đã và đang thu hút trí tuệ của nhiều nhà khoa học trên lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau, là đối tượng quan tâm của các nhà giáo giảng dạy thơ văn Nguyễn Công Trứ đã từng là nguồn gốc của những nhận định đánh giá khác nhau và mãi mãi vẫn mang tính thời sự trong công chúng hâm mộ ông. Do đó, 1 Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, Nhà in Văn Tân, trang 3 Trang 5 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt một công trình sưu tập, tuyển chọn các tư liệu, các công trình nghiên cứu khác nhau về Nguyễn Công Trứ, là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Đã có rất nhiều tác giả đang tiếp tục sưu tầm nghiên cứu về nhân vật lịch sử, nhà văn hóa lớn này. Nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử ngay từ thế kỉ XIX đã có Đại Nam thực lục chính biên, Quốc triều sử toát yếu, Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Nghi xuân đại chí. Nguồn tư liệu gốc có liên quan đến đề tài là Đại Nam thực lục chính biên là bộ sử lớn về triều đại nhà Nguyễn, do quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có đoạn chép về ông cũng rất tỷ mỷ, bởi vì mỗi hành trạng của ông đều có liên quan chặt chẽ với triều Nguyễnlịch sử dân tộc. Phần ghi chép về thời kì nhà Nguyễn khôi phục vương triều đoạn mất nước (1802-1884) thuộc các tập từ tập II đến tập XXXVII, được chia làm 4 kỷ theo 4 triều vua: đệ nhất kỷ (Gia Long), đệ nhị kỷ (Minh Mệnh), đệ tam kỷ (Thiệu Trị), đệ tứ kỷ (Tự Đức). Riêng phần đệ nhị kỷ, từ tập XVIII đến tập XXII, cũng đã có 60 chỗ chép về ông. Sang đến thế kỷ XX, năm 1928 có “Sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ” của Lê Thước, nhà in Lê Văn Tân, 136 Rue du Conton, HN. Nội dung tác phẩm gồm 2 phần. Phần thứ nhất là phần mở đầu nói về lịch sử cụ Nguyễn Công Trứ từ thời hàn vi, thời hiển đạt đến thời hưu trí và công nghiệp của cụ đó là công đánh giặc và công khẩn hoang. Phần thứ hai đề cập đến thơ văn của cụ là tập hợp các bài thơ, bài phú, câu đối, ca trù, tuồng, tấu sớ nói về chính trị. Phần thứ ba là phần phụ lục là các bài thơ, bài ca trù còn nghi ngờ có kẻ nói là của cụ, có kẻ nói là của người khác; các bài Hán văn, bài Việt nói về chính trị Nguyễn Công Trứ. Trong lời mở đầu của tác giả: “Người xưa có nói có nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ : Một là lập công, hai là lập đức, ba là lập ngôn. Lập công tất là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi; lập đức tất là đức - trạch lưu truyền đến muôn đời, lập ngôn là ngôn luận văn chương, có bổ ích cho nhân dân thế đạo. Trong ba điều ấy, có được một vẫn đã khó, mà gồm được cả ba chưa dễ mấy ai. Thường xét nước ta có một bậc vĩ nhân, nói về thời công rất lớn, nói về đức thời rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tượng đồng bia đá hay sao? Bậc vĩ nhân ấy là ai? Là cụ Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ vậy. Nay chinh Nam, phạt Bắc, thế là công; tịch thổ thực dân, thế là đức, văn chương lỗi lạc, ngôn luận Trang 6 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt hùng hồn thế là ngôn. Công như vậy, đức như vậy, ngôn như vậy, mà cái danh thơm của Tướng công hình như trong quốc dân còn ít kẻ biết mà ca tụng, xưng dương là bởi vì hành trạng của Tướng công ít kẻ biết được tường. Vì lẽ ấy chúng tôi đã ra công khảo sát biên tập thành quyển sách này, trước chép rõ hành trạng của Tướng công, sau lục đăng văn thơ của Tướng công, không giám nói rằng để biểu dương cho Tướng công mà Tướng công cũng không cần phải ai biểu dương-chỉ mong rằng giúp anh em, chị em trong nước khỏi lãng quên mất một bậc Tiền bối đáng hâm mộ, đáng tôn sùng lắm vậy” 2 . Đến năm 1857, Vũ Đình Liên- Đỗ Đức Hiểu- Lê Trí Viễn… có “Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam” tập II. (Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX). Nxb Xây dựng Hà Nội,1957, 334 trang. Nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Công Trứ thuộc chương I (tr 234-240). Đến năm 1958, một số tác giả nghiên cứu văn học đã cộng tác với hai cụ Lê Thước và Hoàng Ngọc Phách biên soạn cuốn “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” do nhà xuất bản Văn hóa thời đó xuất bản. Thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể giúp bạn đọc một số điều bổ ích trong việc đánh giá một nhà thơ dân tộc mà cuộc đời và sự nghiệp cũng không bằng phẳng như Nguyễn Công Trứ. Các tác giả đã lập một niên biểu về nhà thơ để chúng ta có dịp đi sâu vào thời đại và thân thế nhà thơ, không bằng lòng với những nét khái quát, sài dễ làm cho nhận định của chúng ta trở nên đơn giản. Để lập niên biểu về Nguyễn Công Trứ, các tác giả đã dựa trên rất nhiều nguồn tư liệu như bản Gia phả họ Nguyễn ở Uy viễn khá đầy đủ, cụ Lê Thước cho biết bản Gia phả hiện nay. Thư viện KHXH giữ chính là bản cụ thuê chép tặng thư viện năm 1928; hồi cụ viết cuốn sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Nguyễn Công Trứ. Đặc biệt là gia đình còn giữ được nguyên vẹn tập giấy tờ, bằng sắc , trong đó có những tư liệu quý. Như vậy là mỗi chi tiết về thân thế Nguyễn Công Trứ được ghi lại đầy đủ, có bằng cứ hẳn hoi. “Xem qua niên biểu, chúng ta có cảm tưởng khô khan, nhưng chính nó cung cấp cho ta nhiều điều cần biết một cách chắc chắn nhất, hơn là những lời nghị luận tràng giang đại” 3 . Về thơ của Nguyễn Công Trứ, các tác giả cũng chọn lọc và sắp xếp lại. Trước kia, các tác giả nghiên cứu đã tập hợp được 2 Lê Thước, sự nghiệp và thi văn của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, nhà in Văn Tân, HN, trang 3. 3 Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn và giới thiệu, Nxb Văn học, 1983, trang 4 Trang 7 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt khá đầy dủ qua bản của gia đình, qua các bản chữ Nôm và các bản chữ Quốc ngữ, trong đó có bản của cụ Lê Thước. Các tác giả đã sắp xếp các tác phẩm của ông theo thể loại và thứ tự thời gian sáng tác như: thơ, phú,câu đối, ca trù. Có những bài Nguyễn Công Trứ làm “đùa cho vui” các tác giả đã đưa vào phần Giai thoại. Phần Giai thoại cũng xếp theo thứ tự thời gian. Giai thoại là những câu chuyện có thật, cũng có thể là chuyện hư cấu, nhưng cũng phản ánh phần nào tâm sự, tính cách của nhà thơ. Không phải nhân vật lịch sử nào cũng có giai thoại, phải là những người có đặc điểm nổi bật và được mọi người ưa thích, mới có giai thoại mà truyền như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là những con người như thế. Cuối cùng, tác phẩm “Thơ văn Nguyễn Công Trứ” là những lời bình phẩm của người đương thời. Qua tác phẩm chúng ta có thể có được những nhận định tương đối đúng về thân thế, tư tưởng và sự nghiệp nhà thơ. Nghiên cứu về nhân vật lịch sử này còn có “Đôi điều về tồn chất Nguyễn Công Trứ” của Mai Khắc Ứng. Trong lời kết tác giả có nhận định rằng: “Nguyễn Công Trứ là con người của hôm trước và con người của hôm sau xuất hiện trong giai đoạn đặc trưng nhất của lịch sử dân tộc. Ông là dấu nối giữa hai thời kỳ phân liệt tan rã (bởi nội chiến) và hàn gắn phục hưng (bởi nhu cầu thống nhất) trở thành người tiên phong dẹp loạn, tiên phong khai hoang lập ấp, tiên phong đề xuất tổ chức lại quân đội và xây dựng pháo đài phòng thủ. Từ bối cảnh đó, một con người văn võ song toàn như ông, mặc nhiên phải đứng về phía ngày mai của một quốc gia thịnh vượng, hùng cường. Bởi thế, ở bất kì lĩnh vực nào, nếu ông có mặt, dù gián tiếp vẫn đọng lại những dấu ấn mang tầm trí tuệ, mang tính thời đại điển hình” 4 . Năm 1990, Nguyễn Cảnh Minh- Đào Tố Uyên có “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn” (Kỉ Sửu 1829). Huyện ủy và UBND huyện Kim Sơn (Ninh Bình) xb có tất cả 170 trang. Nghiên cứu về công cuộc chiêu dân khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ tiến hành để thành lập huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và những thành quả của công cuộc này gồm 3 chương: Chương I – “Bối cảnh xã hội Việt Nam trong 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX và những yêu cầu bức thiết của công cuộc chiêu dân khẩn hoang ở Kim Sơn (1829)” đã đề cập đến sự khủng hoảng sâu sắc, trầm trọng của nền kinh tế nông nghiệp đương thời; nạn lưu tán và phong trào nông dân khởi nghĩa rầm rộ. Chương II – “Công 4 Mai Khắc Ứng, Đôi điều về tồn chất của Nguyễn Công Trứ, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 166. Trang 8 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt cuộc chiêu dân khẩn hoang lập ấp ở Kim Sơn (1829)” đề cập đến: huyện Kim Sơn trước khi tiến hành khẩn hoang, chủ trương khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ; quá trình chiêu dân khẩn hoang. Chương III – “Những thành quả của công cuộc khẩn hoang (1829)” đề cập đến huyện Kim Sơn ra đời; quy hoạch làng ấp; tình hình phân phối ruộng đất sau khai hoang; diện mạo của một số tổng ấp ở Kim Sơn sau khai hoang. Còn rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về ông như Lưu Trọng Lư - Một trăm năm sau; Nguyễn Công Trứ, nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh; Tương Tửu - tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ… Sang đến thế kỉ XXI, có Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái tôi cá thể của tác giả Nguyễn Đình Trứ; Hoàng Ngọc Hiển – Dáng kiêu và cốt kiêu của Nguyễn Công Trứ; Phong Lê – Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát hai thân phận tri thức nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn. Nguyễn Công Trứ - Về tác gia và tác phẩm của Trần Nho Thìn, Nxb Giáo dục, 2007 bao gồm 563 trang. Các tài liệu và các công trình nghiên cứu được tuyển chọn trong cuốn sách này tiêu biểu và có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử tìm hiểu vấn đề Nguyễn Công Trứ. Nội dung cuốn sách gồm hai phần chính: Phần một giới thiệu một số tư liệu lịch sử có liên quan đến Nguyễn Công Trứ, đặc biệt có dẫn một số trang có bộ chính sử nhà Nguyễn viết về Nguyễn Công Trứ giúp bạn đọc nghiên cứu và tra cứu tài liệu dễ dàng hơn. Phần hai là những công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các thời kì của các thế hệ nhà nghiên cứu khác nhau. Trật tự thời gian công bố các bài viết, các cuốn sách về Nguyễn Công Trứ sẽ giúp bạn đọc theo dõi quá trình vận động, diễn biến, thay đổi của tư tưởng, phương pháp và quan điểm nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua các thời kì lịch sử, chỉ ra đâu là những đóng góp riêng cá nhân từng nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu, lí giải Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (NXB Nghệ An), Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB Lao động), Nguyễn Công Trứ 36 bài thơ (NXB Lao động) - 3 tập sách về danh hào Nguyễn Công Trứ đã được Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây trình làng đúng vào dịp kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của ông. Đây là bộ sách hay giúp bạn đọc có được những hiểu biết hữu ích về cuộc đời, tác phẩm của vị danh nhân này. Trang 9 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt Cuốn thứ nhất: “Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử” là tập sách dày dặn và công phu đã ra mắt vào tháng 12/2008 (chủ biên Đoàn Tử Huyến, NXB Nghệ An) mang lại một chân dung toàn diện và trung thực nhất về con người ông, sàng lọc những nhận định, đánh giá về cuộc đời và các phạm vi hoạt động của danh nhân Nguyễn Công Trứ, để tìm ra những giá trị nhân cách và bài học xã hội cần thiết cho sự tiếp tục phát triển của đất nước. Nhóm biên soạn gồm nhà sử học Chương Thâu, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, dịch giả Đoàn Tử Huyến và Ths Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, với sự giúp đỡ của TS Nguyễn Thị Lâm (Viện nghiên cứu Hán Nôm), TS Nguyễn Đức Mậu (Viện nghiên cứu văn học), cùng nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tập sách, ngoài bài tiểu luận mở đầu mang tính khái quát về Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta” của PGS –TS Trần Nho Thìn, là hai phần lớn: Phần thứ nhất: Tác phẩm Nguyễn Công Trứ - tập hợp trên cơ sở khảo cứu kỹ lưỡng (đối chiếu, khảo dị với các nguồn chữ Nôm và Quốc ngữ các văn bản gốc và các văn bản tồn nghi của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay gồm thơ Nôm, thơ chữ Hán, hát nói, phú, câu đối, tuồng, văn sách, tấu sớ .Đọc một câu thơ nào đó, độc giả có thể biết câu này ở các bản chữ Nôm chép thế nào, ở bản chữ Quốc ngữ của Lê Thước năm 1928, của Lê Thước-Trương Chính-Hoàng Ngọc Phách năm 1958 hay bản của Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huể năm 1962…chép thế nào? . Đây là một việc làm có ích đối với người nghiên cứu về sau. Lần đầu tiên, bản dịch bài văn đỗ Giải nguyên của Nguyễn Công Trứ và một dị thảo của bài phú nổi tiếng Hàn Nho phong vị phú cũng được công bố . Phụ lục của phần này là các giai thoại thú vị lưu truyền trong dân gian về văn thơ, câu đối . về cuộc sống đời thường của Nguyễn Công Trứ; những bài thơ, câu đối của bạn bè, văn thân, nhân dân viết tặng ông. Phần thứ hai: Về Nguyễn Công Trứ là tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu (trích) bài viết của các học giả, nhà văn, nhà báo viết về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng. Đây là những đóng góp trí tuệ của nhiều thế hệ những nhà nghiên cứu Nguyễn Công Trứ từ trước đến nay ở trong và ngoài nước. Có thể coi đây là một tập hợp đầy đủ nhất các công trình khảo cứu, luận bàn về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử từ giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Cuốn thứ hai: Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ qua 81 giai thoại (NXB Lao động) gồm 124 trang. Giai thoại về Nguyễn Công Trứ vốn có rất nhiều, được Trang 10 [...]... Công Trứ đang sống? Triều Nguyễntriều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Có thể nói lịch sử 143 năm của vương triều cuối cùng đó là lịch sử của những trang bi hùng lẫn lộn Lịch sử triều Nguyễnthể tạm thời chia làm hai giai đoạn chính Giai đoạn thứ nhất (1802-1884) triều Nguyễn tồn tại với tư cách là một vương triều độc lập, giai đoạn thứ hai (1885-1884) triều Nguyễn tồn tại... cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên Năm 1831, đổi các trấn phía 8 Theo PGS TS viện sử học Nguyễn Danh Phiệt, Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 14 9 Theo PGS-PTS Viện sử học Nguyễn Danh Phiệt - Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 14 Trang 17 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt Bắc thành 18 tỉnh Năm 1832, đổi các dinh, trấn... với nhà Nguyễn kiến thiết một xã hội mới Để có những đánh giá thỏa đáng, công bằng hơn về bản chất, vai trò của triều Nguyễn, ghi nhận những đóng góp nhất định của triều đại này đối với lịch sử Để tìm hiểu và đánh giá một nhân vật lịch sử nào đó chúng ta phải đặt nhân vật lịch sử đó trong bối cảnh lịch sử cụ thể Do đó trong quá trình tìm hiểu về đề tài này chúng ta cũng nên biết được bối cảnh mà Nguyễn. .. của nhất định của triều Nguyễn đối với lịch sử cũng có nghĩa là không phủ nhận sạch trơn những đại thần trung thành và có công lao với triều đại này Nguyễn Công Trứ là một trong những bậc đại thần trung thành và có công lao ấy Cuộc đời của ông gắn liền với sự tồn tại của triều Nguyễn, ông ra làm quan cho triều Nguyễn và rất đỗi trung thành với triều đại này 20 Lịch sử nhà NguyễnMột cách tiếp cận... Nhà Nguyễn chủ trương thần phục nhà Thanh Trong khi đó, các vua Nguyễn lại sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên thần phục Năm 1813, nhà Nguyễn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên Năm 1835, Minh Mạng lập ra trấn Tây thành , định sáp nhập đất Cao Miên vào hẳn lãnh thổ Việt Nam Nhưng sau khi Minh Mạng qua 17 Một số vấn đề về triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 382 Trang 25 GVHD: TS - Nguyễn. .. nhận triều Nguyễn tỏ ra rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này Sự lúng túng thể hiện không riêng ở vua Nguyễn mà còn ở trong cả tầng lớp trí thức thời đó: trước câu hỏi về sách lược đối phó với sự truyền đạo Thiên Chúa và nguy cơ xâm lược của thực dân trong đề thi Hội năm 1847, các nhà Nho đều tỏ ra không am hiểu vấn đề và không đưa ra một đối sách nào cụ thể Trong vấn đề Thiên Chúa giáo, triều. .. mạng về vũ khí Theo PGS TS viện sử học Nguyễn Danh Phiệt, Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 15 11 Nguyễn Quang Ngọc (cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, trang 191 10 Trang 18 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt  Về luật pháp: Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp Năm 1815, bộ Hoàng triều luật lệ (hay còn gọi là luật Gia Long) gồm 398 điều chính... tập quyền Nguyễn đạt tới mức hoàn chỉnh với một thể chế đầy đủ, chặt chẽ nhất – một nhà nước mạnh so với các nhà nước quân chủ trước đó”10 Thực tế xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIXmột xã hội nông nghiệp chưa có điều kiện kinh tế xã hội để xa rời đạo Khổng nhằm tìm đến một học thuyết khác mới hơn Ban đầu, quan lại được tuyển chọn từ những người trước đây theo Nguyễn Ánh như còn sử dụng một số quan lại... khiến cho sự nhận thức về triều đại này gặp không ít những khó khăn Nhiều cuộc tranh luận về một hiện thực lịch sử triều Nguyễn cho đến nay vẫn chưa được giải quyết”6 Tuy nhiên, lúc này đứng trước 6 Lịch sử nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới, NXB ĐHSP, 2005, trang 7 Trang 13 GVHD: TS - Nguyễn Thị Thanh Thanh SVTH: Đỗ Thị Hạt những âm mưu bành trướng của phương Tây đã đặt ra cho nhà Nguyễn những thách thức... sách cấm đạo của các vua đầu triều Nguyễn Đến nửa đầu thế kỷ XIX, vấn đề canh tân đã trở thành vấn đề sống còn của dân tộc, tuy nhiên các vua nhà Nguyễn đã không đủ quyết tâm, điều kiện để lựa chọn giái pháp khó khăn đó dù đã ý thức được Mặt khác, đây là lựa chọn khó khăn nhưng lại không có khẳng định, đảm bảo nào cho sự thành công của những kế hoạch canh tân đó nên nhà Nguyễn quyết định lựa chọn con . Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Lịch Sử  BÀI TẬP KẾT THÚC MÔN HỌC Chuyên đề: Một số vấn đề lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XIX Đề tài GVHD: TS -Trần Thị Thanh. TS viện sử học Nguyễn Danh Phiệt, Một số vấn đề triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỉ XIX, trang 15 11 Nguyễn Quang Ngọc (cb), Tiến trình lịch sử Việt

Ngày đăng: 12/04/2013, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan