Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

73 512 1
Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.

Trang 1

Chương 1: GIỚI THIỆU Tầm quan trọng của đề tài

Hiện nay đất nước đang trong xu thế hội nhập thế giới và đang thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nên đòi hỏi mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị hành chính phải cố gắng hết mình để phát triển đưa đất nước đi lên Tuy nhiên, để tiếp tục con đường phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, đất nước ngoài việc phải thực hiện các nục tiêu tăng trưởng trước mắt, còn phải định hướng chính sách phát triển dài hạn Dựa vào các mô hình tăng trưởng kinh tế lý giải nguồn gốc tăng trưởng chúng ta có thể thấy rằng việc tăng trưởng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, tài nguyên, tiến bộ kỹ thuật và con người Qua nghiên cứu của Lê Xuân Bá (2005) cho thấy con người có vai trò quan trong việc phát triển kinh tế

Hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó đang đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực, địa phương và quốc gia Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp theo định hướng thị trường Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặt thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương

“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler)

Từ năm 1997 sau khi Bình Dương tái lập tỉnh , với những điều kiện địa lý là gần TP HCM một thành phố phát triển của cả nước và các chính sách thông thoáng về đầu tư Bình Dương những năm gần đây luôn là 1 trong những lá cờ đầu về phát triển công nghiệp Ngoài ra những năm qua tỉnh luôn là 1 trong 2 tỉnh có chi số PCI cao nhất nước Từ đó có

Trang 2

thể thấy sự phát triển của Bình Dương những năm gần đây là hết sức mạnh mẽ Trong tình hình hiện nay việc đạo tạo công nhân có trình độ và có tay nghề ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp Tuy nhiên việc thu hút các giảng viên có trình độ cao về giảng dạy tại tỉnh vẫn là một bài toán nan giải của các nhà quản lý tỉnh Những năm gần đây tỉnh luôn đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong lĩnh vực giáo dục nhưng dường như mọi chính sách ưu đãi đưa ra vẫn chưa đạt được những hiệu qua mà tỉnh mong

muốn Vì vậy nhóm tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương”

Mục tiêu của đề tài

Trong quá tình nghiên cứu nhóm đã đưa được những mục tiêu cần giải quyết của đề tài: (1) Tìm hiểu thực trạng trong lĩnh vực thu hút dân cư và nguồn lao động có trình độ cao và có chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề

(2) Tìm hiểu về chất lượng giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh bình dương, đưa ra nhận định thương hiệu giáo dục của tỉnh Bình Dương so với các tỉnh thành khác trong khu vực

(3) Quảng bá môi trường sống và làm việc ở tỉnh Bình Dương đặc biệt là thành phố mới Bình Dương

(4) Đánh giá chính sách thu hút nhân tài của Bình Dương những năm vừa qua

Phương pháp nghiên cứu:

Các vấn đề trong luận văn được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu

Phương pháp so sánh chính sách của Bình Dương với Đà Nẵng, Cần Thơ và một số quốc gia

Trang 3

Câu hỏi nghiên cứu:

Chất lượng đào tạo nghề tại Bình Dương có thật sự tốt hay không?

Bình Dương đã có những chính sách gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực này?

Những cơ hội, thách thức,… mà Bình Dương phải gặp phải trong chính sách thu hút nhân tài?

Nguồn số liệu dự kiến:

Số liệu thứ cấp được công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), Sở Kế Hoạch Đầu Tư Bình Dương, Cục Thống Kê Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 để phân tích

Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:

Bài nghiên cứu này chỉ tiến hành phân tích định tính bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh… Trong thời gian tới nhóm tác giả sẽ tiếp tục thu thập và xử lý số liệu để có thể áp dụng bằng các phương pháp định lượng về tăng trưởng kinh tế Trong đó có 1 phần ảnh hưởng của vốn nhân lực, mà rất nhiều tác giả trong nước cũng như đã nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá được sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy ở các trường trung cấp; cao đẳng và đại học

Chỉ ra được thực trạng yếu kém trong giảng dạy của tỉnh Bình Dương, và những chính sách về giáo dục của tỉnh Bình Dương

Từ đó nhóm tác giả đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong việc thu hút các giảng viên và các giáo viên có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực trong giảng dạy

Kết cấu bài nghiên cứu

Sau chương 1: Giới thiệu, chuyên đề sẽ tiếp tục trình bày 4 chương tiếp theo như sau:

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về marketing; chính sách thu hút nhân tài của Singapore, Đà Nẵng, Bình Dương Đánh giá kết quả đạt được ở Bình Dương

Trang 4

Chương 3: Tổng quan về Bình Dương, thực trạng về lao động của tỉnh Trong chương này cũng nêu ra những cơ sở để Bình Dương thu hút nhân tài

Chương 4: Phân tích, đề ra chiến lược SWOT cho Bình Dương

Chương 5: Trình bày mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương đến 2020, chính sách phát triển nhân lực Từ đó nhóm tác giả gợi ý một số chính sách giúp tỉnh nhà thu hút nhân tài

Trang 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các kiến thức cơ bản về Marketing

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing

Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX ở Mỹ, phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mặc dù nó đã có quá trình phát triển từ năm 1960 khi ông Mitsui, một thương gia ở

Tokyo đã có những sáng kiến liên quan đến hoạt động Marketing như sau:

Ông đã thiết kế và sản xuất ra những mặt hàng bền, đẹp cho khách hàng, đề ra những nguyên tắc làm vừa lòng khách hàng và họ có quyền lựa chọn lúc mua hàng, khi đã giao tiền lấy hàng rồi mà không thích thì được trả lại Ông thường xuyên theo dõi và ghi chép cẩn thận để biết mặt hàng nào bán nhanh và mặt hàng nào ứ đọng, từ đó ông đổi mới hàng hoá để phù hợp với nhu cầu người mua

Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, Marketing và những vấn đề của nó xuất hiện ở Châu Âu Nhiều cơ sở Marketing lần lượt hình thành ở Anh, Áo, và nhiều nước khác Mục đích chính của Marketing trong giai đoạn này là hoàn thiện những phương pháp, kỹ thuật lưu thông hàng hoá Chính vì vậy mà có một thời từ “thương mại” và “Marketing” được sử dụng như những từ đồng nghĩa

Sự phức tạp của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong những năm 50 và 60, cũng như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường càng làm tăng thêm vai trò, ý nghĩa của Marketing trong quản lý nền kinh tế ở các nước tư bản Hàng loạt viện khoa học, cơ sở Marketing, văn phòng tư vấn được thành lập trong các xí nghiệp, công ty Hoạt động Marketing đã đóng vai trò quyết định trong lĩnh vực quản lý và cạnh tranh của các nhà tư bản

Vào những năm 70, trong điều kiện cạnh tranh, độc quyền ngày càng gay gắt, nhiệm vụ của Marketing ngày càng phức tạp Lĩnh vực áp dụng Marketing được mở rộng Nó không chỉ được sử dụng trong các xí nghiệp, công ty, mà còn được sử dụng trong quản lý toàn bộ xã hội Nhiệm vụ chủ yếu của Marketing trong giai đoạn này là đảm bảo đến mức cao nhất lợi

Trang 6

nhuận độc quyền Nhà Nước, thông qua việc sử dụng hoạt động kinh doanh năng động và cụ thể của các tập đoàn, xí nghiệp, công ty

2.1.2 Khái niệm về Marketing:

Có nhiều khái niệm về marketing :

Marketing là việc tiến hành kinh doanh có liên quan trực tiếp đến đến dòng chuyển động hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ( khái niệm của ủy ban các hiệp hội Marketing Mỹ)

Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến (Định nghĩa của học viện Anh)

Marketing là hoạt động của con người hướng đến thõa mãn nhu cầu mong muốn thông qua tiến trình trao đổi (Định nghĩa của Philip Kotler)

2.1.3 Phân loại Marketing

2.1.3.1 Căn cứ vào môi trường ứng dụng Marketing được chia làm hai nhóm (1) Nhóm thứ nhất: Marketing trong kinh doanh, gồm có:

Marketing thương mại: đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bán hàng như xây dựng các siêu thị … Và các phương pháp bán hấp dẫn

Marketing công nghiệp: là Marketing của các doanh nghiệp sản xuất nhằm bán sản phẩm của mình chủ yếu cho các doanh nghiệp khác mà không phải cho tiêu dùng cá nhân hay các gia đình

Marketing ngân hàng: Hướng hoạt động vào việc huy động tiền gửi và khai thác có hiệu

quả nguồn vốn cho vay Vì vậy chính sách sản phẩm là các dịch vụ gửi tiền thuận lợi, nhanh chóng, an toàn…, chính sách giá cả là lãi suất vay và gửi

Trang 7

Marketing du lịch: Ngày nay du lịch đang phát triển mạnh, nhu cầu du lịch khá đa dạng

Marketing du lịch hướng vào thiết kế những loại hình du lịch khác nhau để đáp ứng nhu cầu trên Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành khác nhau nên ứng dụng Marketing Hỗn hợp ở đây không phải là "4P" mà là 5P, 6P…

Marketing quốc tế: Các Công ty kinh doanh quốc tế sử dụng nội dung của Marketing

quốc tế Cụ thể, các công ty tiến hành nghiên cứu môi trường Marketing quốc tế, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới và chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm quốc tế Các công ty ngoại thương áp dụng Marketing xuất nhập khẩu

(2) Nhóm thứ hai: Marketing phi kinh doanh

Khác với Marketing trong kinh doanh, Marketing xã hội do các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các đoàn thể quần chúng… thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm đạt được một kết quả nào đó

Ví dụ: Vận dụng Marketing tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn thành phố sạch

đẹp, xanh tươi, hoặc phòng chống các tệ nạn xã hội, bệnh thế kỉ HIV/AIDS hay thực hiện các cuộc tiêm chủng mở rộng để phòng chống 6 bệnh nguy hiểm…

2.1.3.2 Căn cứ vào tiến trình phát triển của Marketing: được chia làm ba nhóm

Marketing truyền thống (Marketing cổ điển): toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên

thị trường trong khâu lưu thông Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm thị trường và sự phát triển tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông Sự ra đời của Marketing truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng để hình thành Marketing hiện đại

Marketing hiện đại: sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục

tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đấy sản xuất, khoa học kỹ thuật tiếp tục phát triển Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá Trên thị trường, người mua (nhu cầu) có vai trò quyết định Marketing hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến tổ chức phân phối hàng hoá và bán hàng để thoả mãn nhu cầu đó Trong Marketing hiện đại, thị trường, sản xuất, phân phối và trao đổi được nghiên cứu trong một tổng thể thống nhất

Trang 8

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp): sau thời gian phát triển của nền kinh tế thị trường, Marketing Mix đã kế thừa Marketing hiện đại để hình thành hệ thống Marketing hoàn chỉnh hơn Xu hướng hiện nay là Marketing Mix vì nó đã đem lại cho các doanh nghiệp những chính sách phù hợp cho từng loại hàng hoá, thị trường khác nhau

2.1.3.3 Căn cứ vào tầm vóc, phạm vi ảnh hưởng của Marketing chia làm hai loại

Marketing vi mô (Micro-marketing) là toàn bộ những hoạt động nào đó của doanh nghiệp hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu của tổ chức thông qua việc dự đoán nhu cầu của khách hàng và điều khiển luồng sản phẩm/dịch vụ đến tận khách hàng nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của họ

Marketing vĩ mô (Macro-marketing) là một quy trình nhắm vào việc điều khiển và điều chỉnh luồng sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất đến khách hàng, bằng cách nào đó tiếp cận được cung và cầu của thị trường và phù hợp với các mục tiêu kinh tế văn hóa- xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ và môi trường sinh thái của xã hội

2.1.4 Vai trò, chức năng và mục tiêu của marketing

2.1.4.1 Vai trò

Đối với sản xuất: Thông qua Marketing, sản phẩm được sản xuất ra nhằm để thoả mãn nhu cầu

Đối với thị trường: Vận dụng Marketing có tác dụng kích thích thị trường xã hội trong và ngoài nước, liên kết chặt chẽ với cơ chế của đời sống kinh tế Marketing rất cần thiết khi giải quyết các vấn đề về thị trường, trong mối quan hệ giữa công ty với thị trường

Đối với kế hoạch: Như một phương tiện, một công cụ tìm ra phương hướng, con đường hoạt động tương lai của công ty Marketing phản ánh tập trung kế hoạch kinh tế Kế hoạch hoá và Marketing có quan hệ chặt chẽ với nhau: Marketing phục vụ trước tiên các quá trình thực hiện các kế hoạch và tạo cơ sở khách quan khoa học cho kế hoạch; nhờ đó mà tính khoa học và tính hiện thực của kế hoạch được nâng cao Trên cơ sở nghiên cứu Marketing từ đó rút ra

Trang 9

những kết luận rõ về khả năng tiêu thụ sản phẩm thu được thông qua hoạt động của vốn đầu tư tương ứng

2.1.4.2 Chức năng:

(1) Chức năng tiêu thụ sản phẩm

Tìm hiểu những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng nhất Hướng dẫn khách hàng về thủ tục ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, chuẩn bị các chứng từ vận tải, danh mục gởi hàng, các thủ tục hải quan, chỉ dẫn bao gói, ký mã hiệu và các thủ tục khác để sẵn sàng giao hàng

Kiểm soát về giá cả

Chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng Quảng cáo, tuyên truyền…

(2) Chức năng nghiên cứu thị trường

Đó là việc xem xét các biến động của thị trường và bản chất hoạt động của các chiến lược Marketing của công ty Chức năng này bao gồm các hoạt động sau: thu thập thông tin về thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng và dự đoán triển vọng

(3) Chức năng tổ chức quản lý

Tăng cường khả năng của các xí nghiệp thích ứng với điều kiện biến động thường xuyên về lao động, vật tư, tài chính, thị trường

Phối hợp và lập kế hoạch

Thoả mãn nhu cầu thị trường ngày càng cao

Tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm (4) Chức năng hiệu quả kinh tế

Thúc đẩy kinh tế phát triển, hợp lý hoá hoạt động sản xuất và kinh doanh do đó Marketing là công cụ cho việc tạo lợi nhuận

Trang 10

2.1.4.3 Mục tiêu của marketing

Tối đa hoá sự tiêu thụ: Nhiều người lãnh đạo của giới kinh doanh cho rằng mục tiêu của

Marketing là tạo điều kiện dễ dàng và kích thích mức tiêu dùng cao nhất Điều này sẽ có tác dụng ngược trở lại là tạo điều kiện nâng cao tối đa khả năng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tạo ra nhiều của cải cho xã hội

Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng: Mục tiêu của hệ thống Marketing là đạt được mức

độ thoả mãn người tiêu dùng cao nhất, chứ không phải mức tiêu dùng cao nhất Việc tiêu dùng một số lượng kẹo “gum” hay mua sắm thật nhiều quần áo là kết quả của việc thoả mãn nhu cầu khách hàng nhiều hơn Tuy nhiên, sự hài lòng của khách hàng khó đo lường được vì:

Chưa có nhà kinh tế nào nghĩ ra cách đo mức độ hài lòng của khách hàng bằng dụng cụ cụ thể, nhưng sự hài lòng hoàn toàn do một sản phẩm đặc thù hoặc hoạt động Marketing có thể đánh giá được

Sự thoả mãn trực tiếp của cá nhân người tiêu dùng có được từ các hàng hoá đặc biệt gây ra tác hại xấu như tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường

Kinh nghiệm những người hài lòng khi sử dụng các loại hàng hoá như hàng hoá mang tính địa vị xã hội… lại phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người khác có các hàng hoá này Cho nên, người ta khó đánh giá hệ thống Marketing theo thuật ngữ khách hàng đã thoả mãn hay hài lòng ở mức độ cụ thể là bao nhiêu

Tối đa hoá sự lựa chọn: Một số nhà kinh doanh cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống

Marketing là cung cấp thật phong phú các chủng loại hàng và giành cho người tiêu dùng quyền lựa chọn cao nhất Hệ thống Marketing phải đem lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy những thứ hàng phù hợp nhất với thị hiếu của họ Người tiêu dùng phải có khả năng cải thiện tốt hơn lối sống của mình và nhờ vậy được thoả mãn tốt nhất

Tối đa hoá chất lượng cuộc sống: Nhiều người cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống

Marketing phải là cải thiện chất lượng đời sống Khái niệm này bao gồm: chất lượng, số

Trang 11

lượng, chủng loại, dễ tìm kiếm, chi phí sản xuất hàng hoá, chất lượng môi trường vật chất, chất lượng môi trường văn hoá

Người ta sẽ xét đoán hệ thống Marketing bằng mức độ thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng trực tiếp do nó tạo ra, và bằng sự tác động của hoạt động Marketing đến chất lượng môi trường vật chất và văn hoá

Hầu hết mọi người đồng ý rằng chất lượng của cuộc sống là mục tiêu quí giá đối với hệ thống Marketing Nhưng người ta cũng nhận thức rằng không dễ dàng đo lường chất lượng cuộc sống và chủ đề chất lượng cuộc sống vẫn còn mâu thuẫn trong việc giải thích

2.2 Giới thiệu marketing địa phương

Nhiều quốc gia đã thành công trong việc phát triển kinh tế của quốc gia mình, tuy nhiên cũng không ít quốc gia mà ở đó việc phát triển kinh tế không được như ý muốn Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia này không phải là họ làm sai, nhưng là do họ theo đuổi các chính sách phát triển không còn phù hợp trong nền kinh tế thế giới hiện nay nữa (Fairbanks & Lindsay 1997) Một điểm cần lưu ý là một số quốc gia đã vực được nền kinh tế của mình lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… là những quốc gia không có những lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ Sự tin tưởng quá mức vào lý thuyết lợi thế so sánh do Ricardo đưa ra từ đầu thế kỷ 19 có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất bại trong việc phát triển kinh tế địa phương Những thách thức trong cạnh tranh trên lãnh vực toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, thành phố, tỉnh thay đổi cách nhìn của họ Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa Lý do là tất cả đều mang tính tương đối Khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, thì lợi thế trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ ngày càng mờ nhạt (Fairbanks & Lindsay 1997) Một cách nhìn về địa phương mà nhiều nhà hoạch định chính sách đều đồng ý đó là việc xem một địa phương như là một thương hiệu gọi là thương hiệu địa phương, để tiếp thị nó (Kotler & ctg 2002) Chương này có mục đích trình bày những lý thuyết cơ bản

Trang 12

về tiếp thị địa phương để vận dụng cho việc phân tích và xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương trình bày ở các chương tiếp theo

2.3 Quy trình marketing địa phương

Những nguyên tắc cơ bản của tiếp thị thương hiệu địa phương khơng khác biệt gì so với tiếp thị thương hiệu của doanh nghiệp Qui trình tiếp thị thương hiệu địa phương bắt đầu bằng việc đánh giá hiện trạng của địa phương Trên cơ sở đĩ, nhà tiếp thị địa phương xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho địa phương Tiếp theo, nhà tiếp thị địa phương thiết kế các chiến lược tiếp thị cho địa phương mình Cơng việc bao gồm xác định thị trường mục tiêu, xây dựng và định vị hình tượng của thương hiệu địa phương và các chiến lược quảng bá địa phương Sau đĩ, nhà tiếp thị phải hoạch định chương trình tiếp thị và cuối cùng là quản lý việc thực hiện, kiểm sốt (Hồ Đức Hùng, 2004)

Hình 2.1: Tiếp thị địa phương liên quan đến 3 nhĩm chính

Nguồn: Kotler & ctg (2002:45)

Thị trường mục tiêu

Nhómhoạch định

Dân cư

Khu vực

kinh doanhquyền Chính

Kế hoạch tiếp

Tổng hành dinh, văn phòng đại diện công ty

Ấn tượng địa phươngvà chấtlượng sống

Nhà sảnxuất Chuyên

Cơ sở hạ tầngNhà xuất khẩu

Trang 13

Những thách thức trong cạnh tranh trên lĩnh vực toàn cầu đã đòi hỏi các quốc gia, tỉnh, thành phố phải thay đổi cách nhìn của họ Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa

Lý do là tất cả đều mang tính tương đối Khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, thì lợi thế trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẽ ngày càng mờ nhạt (Fairbanks và Lindsay, 1997) “Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương” (Philip Kotler)

Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp Theo định hướng thị trường, các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình 2 thành một sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặc thù của “sản phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình

Chiến lược Marketing địa phương đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương

Vai trò của tiếp thị đối với việc phát triển kinh tế của các quốc gia đã được các nhà quản trị và tiếp thị đề cập đến từ nhiều thập niên qua (Vd Drucker 1958; Reddy & Campbell 1994, Kotler & ctg 1993, 2002) Nhiều quốc gia tuy không có nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào nhưng nhờ có chiến lược và chương trình tiếp thị của mình hiệu quả và đã biến địa phương của mình thành những nơi phát triển bền vững Các nước NICs ở châu Á như, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, vv… là các ví dụ điển hình

Các quan điểm về tiếp thị thường tập trung vào chức năng “vi mô” hơn là chức năng “vĩ mô” của nó Đứng về mặt vĩ mô, các nhà tiếp thị tập trung vào vai trò của tiếp thị phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương (Reddy & Campbell 1994) Tuy nhiên, khi đề cập đến tiếp thị thì thương hiệu là đơn vị cơ bản để tiếp thị Một thương hiệu có thể là một sản phẩm hữu hình, một dịch vụ, hay một thành phố, một quốc gia Như vậy về mặt tiếp thị,

Trang 14

chúng ta có thể xem một địa phương hay một quốc gia có thể là một thương hiệu, gọi là “thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh Với quan điểm này, xét về nguyên lý tiếp thị thì tiếp thị một thương hiệu địa phương và tiếp thị thương hiệu sản phẩm hữu hình hay dịch vụ không có gì khác nhau (Reddy & Campbell 1994) Dĩ nhiên, về mặt tiếp thị cụ thể, thì 3 chương trình tiếp thị thương hiệu địa phương cũng có những đặc trưng riêng của nó Điều này cũng tương tự như chương trình tiếp thị cho thương hiệu sản phẩm hữu hình hay thương hiệu dịch vu, hay là chương trình tiếp thị cho hàng công nghiệp hay hàng tiêu dùng Sản phẩm hữu hình và dịch vụ cũng có những đặc thù riêng, sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng cũng có những đặc thù riêng, cho nên các chương trình tiếp thị cụ thể của chúng phải phù hợp cho từng trường hợp cụ thể

Vấn đề thứ hai, quan điểm tiếp thị địa phương cho rằng tiếp thị địa phương khác biệt với tiếp thị sản phẩm và dịch vụ đó là nhà tiếp thị Đối với thương hiệu là sản phẩm hữu hình hay dịch vụ, nhà tiếp thị là bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp Với thương hiệu địa phương thì nhà tiếp thị bao gồm nhiều thành phần khác nhau như chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và cộng đồng dân cư Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, theo quan điểm hiện đại thì tiếp thị không phải là chức năng của bộ phận tiếp thị mà là của mọi thành viên trong công ty Như vậy chức năng tiếp thị của một địa phương là công việc của mọi thành viên trong địa phương đó Như vậy, về mặt nguyên tắc thì không có sự khác biệt giữa nhà tiếp thị thương hiệu địa phương và nhà tiếp thị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ

Thứ nhất là khách hàng của một địa phương Cũng như tiếp thị thương hiệu sản phẩm hay một dịch vụ, nhà tiếp thị địa phương cần phải xác định thị trường hay khách hàng mục tiêu của địa phương mình Khách hàng mục tiêu của một địa phương có thể bao gồm các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà xuất khẩu, các tổng hành dinh của các công ty, khách du lịch, hội nghị và các chuyên viên

Thứ hai là các yếu tố của địa phương để tiếp thị cho khách hàng Các yếu tố tiếp thị này có thể là hạ tầng cơ sở, con người, hình tượng và chất lượng sống và các đặc trưng hấp dẫn của

Trang 15

địa phương Cuối cùng là các nhà hoạch định tiếp thị địa phương Nhóm các nhà hoạch định tiếp thị địa phương bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh, và công dân tại địa phương đó Những thành phần này tham gia vào việc hoạch định kế hoạch tiếp thị cho một địa phương

Các địa phương có những cách thức Marketing thương hiệu của mình khác nhau Thông thường các nhà Marketing địa phương sử dụng các chiến lược Marketing thương hiệu địa phương là: (1) Marketing hình ảnh địa phương (Image); (2) Marketing đặc trưng nổi bật (Attraction) của địa phương; (3) Marketing hạ tầng cơ sở địa phương; và (4) Marketing con người của địa phương

2.4 Một số kinh nghiệm trong thu hút nhân tài trong và ngoài nước 2.4.1 Đà Nẵng

Trong những năm qua, Đà Nẵng đã dành sự quan tâm, ưu ái cho phát triển NNL nhất là NNLCLC Đặc biệt, đã triển khai đạt được kết quả bước đầu các đề án như: đào tạo 100 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài; hỗ trợ ngân sách đào tạo bậc đại học trong và ngoài nước; đào tạo nguồn cán bộ cho các chức danh chủ chốt phường, xã; thu hút sinh viên khá giỏi và người có trình độ cao đến làm việc…

Ngày 19/3/2007, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quy định mới về hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực của TP

Theo đó, TP hỗ trợ mức 200.000đồng/tháng cho người tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung loại khá và 400.000đồng/tháng cho người tốt nghiệp hệ này loại giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thời gian công tác để xét hỗ trợ phải đủ 12 tháng trở lên (tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền ra văn bản tiếp nhận hoặc thỏa thuận để các cơ quan, đơn vị ký hợp đông lao động đến ngày 31/12/2006) Trường hợp đủ 24 tháng công tác và được đánh giá từ loại khá trở lên thì hỗ trợ một lần cho 24 tháng

Trang 16

Trường hợp đủ 12 tháng, nhưng chưa đủ 24 tháng công tác và được đánh giá từ loại khá trở lên thì hỗ trợ một lần cho 12 tháng, khi đủ 12 tháng tiếp theo sẽ được hỗ trợ tiếp Những trường hợp chưa đủ 12 tháng công tác thì được hưởng hai lần, mỗi lần khi đủ 12 tháng cho đến khi có quy định mới Riêng những người thuộc diện thu hút nguồn nhân lực của TP, nếu đang đi học ở nước ngoài theo chính sách ưu đãi đào tạo của TP thì không được hỗ trợ nữa Đối tượng được hỗ trợ theo quy định của UBND TP Đà Nẵng là người tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung hạng giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau ngày 17/1/1998 (theo chủ trương tiếp nhận SV khá giỏi của TP năm 1998)

Các đối tượng sau cũng thuộc diện nhận hỗ trợ: những người tốt nghiệp chính quy tập trung hạng khá, thuộc tất cả các ngành đào tạo, làm việc tại UBND các xã phường sau ngày 17/1/1998; tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc UBND TP (làm việc từ ngày 17/1/1998 đến trước ngày 6/6/2001), hoặc các ngành nghề (bác sĩ, kỹ sư xây dựng, cầu đường, điện tử, kiến trúc sư, cử nhân ngữ văn và báo chí) với thời gian hợp đồng từ 6/6/2001 đến trước 1/7/2002, các ngành kỹ sư xây dựng cầu đường, dân dụng và công nghiệp, kiến trúc sư, bác sỹ hợp đồng lao động từ sau ngày 1/7/2002

Đến nay, trong cơ cấu dân số Đà Nẵng, xét về trình độ chuyên môn - kỹ thuật có 4,1% sơ cấp, 6,3% trung cấp, 2,3% cao đẳng, 10,8% đại học và trên đại học - cao thứ 2 sau Hà Nội (cũ) Nhờ đó, về cơ bản NNL đã đáp ứng tốt nhu cầu và trở thành yếu tố quyết định những thành tựu phát triển kinh tế thành phố

2.4.2 Singarpore

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa

Trang 17

Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore

Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh Mức lương của các bộ trưởng luôn cao bằng lương của nhửng người đứng đầu các nganh nhằm Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách

Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục

Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư tiến sĩ Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ

Tuy nhiên biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất giỏi

2.5 Chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực giáo dục ở Bình Dương

Trang 18

Theo cách hiểu đơn giản, nhân tài là những người có tài năng thực sự trong lĩnh vực hoạt động nào đó, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội Dưới góc độ khoa học, khái niệm nhân tài gắn liền khái niệm năng lực mà năng lực lại là một trong những thuộc tính tâm lý cơ bản của nhân cách Xét về cấu trúc, năng lực là một tổ chức thuộc tính của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định Nếu sự phù hợp càng cao, con người càng dễ phát triển tài năng

2.5.1 Chính sách thu hút của UBND Tỉnh

Điều 19: Chế độ thu hút đối với viên chức ngành giáo dục – đào tạo về công tác ở các xã

thuộc vùng khó khăn:

Đối tượng thu hút: Cán bộ quàn lý giáo dục, nhà giáo về công tác ở các xã thuộc vùng khó khăn (trừ các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã có chế độ Trung ương qui định)

Chế độ thu hút:

Được hỗ trợ hàng tháng bằng 70% mức lương theo ngạch bậc được hưởng, phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung ( nếu có) Thời gian được hưởng chế độ hỗ trợ này là 5 năm kể tù ngày đến nhận công tác

Được hưởng trợ cấp một là là 3.000.000 đồng/người

Điều 23: Hỗ trợ cho viên chức ngành giáo dục – đào tạo và dạy nghề có trình độ sau đại

học:

Đối tượng: Cán bộ quản lý, nhà giáo có trình độ sau đại học công tác tại các sở giáo dục công lập, các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh

Mức hỗ trợ:

Tiến sĩ: 2.5 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng Thạc sĩ: 1.5 lần mức lương tối thiểu chung/người/tháng Thời gian được hưởng chế độ hỗ trợ qui định tại điều này là 5 năm

Nguồn: Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND

2.5.2 Chính sách thu hút của một số trường Đại học, Cao đẳng,… trong Tỉnh 2.5.2.1 Đại học Thủ Dầu Một

Trang 19

Bình Dương đang xây dựng lại chế độ thu hút nhân tài với nhiều ưu đãi Trước mắt, để thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương đã đưa ra chính sách như sau:

Đối với người ngoài tỉnh, người có học hàm, học vị được đào tạo trong nước gồm giáo sư, giáo sư - tiến sĩ được trợ cấp 160 triệu đồng; phó giáo sư, phó giáo sư-tiến sĩ: 140 triệu đồng; tiến sĩ: 120 triệu đồng; thạc sĩ loại giỏi: 100 triệu đồng, tốt nghiệp thạc sĩ các loại còn lại: 80 triệu đồng

Đối với người ngoài tỉnh, người có học hàm, học vị được đào tạo ở nước ngoài gồm giáo sư, giáo sư - tiến sĩ: 200 triệu đồng; phó giáo sư, phó giáo sư - tiến sĩ: 175 triệu đồng; tiến sĩ: 150 triệu đồng; thạc sĩ loại giỏi: 125 triệu đồng, tốt nghiệp thạc sĩ các loại còn lại: 100 triệu đồng

Riêng với các ngành kiến trúc, xây dựng, công nghệ thông tin (phần mềm) các chức danh nêu trên còn được tăng lên 15%

Ngoài chế độ nêu trên, người ngoài tỉnh về công tác tại trường còn được hỗ trợ tiền nhà ở, tàu xe và các chế độ khác

2.5.2.2 Đại học quốc tế Miền Đông:

Đại học Quốc Tế Miền Đông được Công ty Surbana (Singapore) qui hoạch thiết kế trên khuôn viên rộng 26 ha tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (nơi đây được qui hoạch và xây dựng hoàn toàn mới, một thành phố gắn với khoa học – tri thức, thân thiện với môi trường, nơi đây sẽ thu hút các ngành trong lĩnh vực: nghiên cứu, kỹ thuật - công nghệ, dịch vụ, phục vụ cho 125 ngàn người định cư, hơn 400 ngàn người thường xuyên đến làm việc và kết nối dễ dàng với các vùng lân cận ) với một kông gian khoáng đãng, thư viện hiện đại, môi trường học hiện đại đạt tiêu chuẩn của quốc tế, ký túc xá cho giảng viên và sinh viên hiện đại tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi người Trường đại học quốc tế Miền Đông đủ các điều kiện tốt nhất để cung cấp một môi trường đào tạo tối ưu nhất cho sinh viên

Chương trình đào tạo, đề cương các môn học được các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Đại học Quốc gia TP.HCM., các trường đại học của Anh Quốc, Hoa Kỳ phối hợp xây dựng

Trang 20

Đến nay Trường ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG đã được Chính phủ ra quyết định thành lập chính thức, để phục vụ nhu cầu giảng dạy của trường trong thời gian tới, Trường đangi cần tuyển dụng các giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng cho các ngành đào tạo gồm :

(1) Khối ngành kỹ thuật (MS: EIU – KT): Điều khiển tự động

Kỹ thuật điện - điện tử Kỹ thuật chế tạo máy Cơ - điện tử

Bảo dưỡng công nghiệp

Công nghệ thông tin (mạng máy tính và truyền thông, kỹ thuật phần mềm)

Điều kiện với khối ngành kỹ thuật:

Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành giảng dạy Ưu tiên biết tiếng Anh, thông thạo vi tính

(2) Ngành điều dưỡng (MS: EIU – ĐD):

Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng với ngành giảng dạy Ưu tiên biết tiếng Anh, thông thạo vi tính

(3) Ngành quản trị kinh doanh (giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh ) (MS: EIU-QT): Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng ngành giảng dạy

Thông thạo tiếng Anh (soạn giáo trình, tài liệu và giảng dạy trực tiếng bằng tiếng Anh)

Ưu tiên biết sử dụng các phần mềm MS ( Word, Excel, Powerpoint) Yêu cầu chung cho tất giáo viên tham gia dự tuyển:

Trang 21

Người Việt Nam, Việt Kiều, Người nước ngoài Có đủ các tiêu chuẩn các nhà giáo theo luật qui định

Ưu tiên những giáo viên được đào tạo tại các trường đại học ở nước ngoài Có kinh nghiệm, trách nhiệm và tinh thần hợp tác cao

Năng động, cầu tiến, tích cực nghiên cứu khoa học dịch vụ kỹ thuật Có trách nhiệm cao trong giảng dạy và biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo

Quyền lợi

Xe đưa đón từ TP.HCM đến trường và ngược lại

Phương tiện và môi trường làm việc theo chuẩn quốc tế Có nhiều cơ hội được đào tạo nâng cao trong và ngoài nước

Lương, thưởng và các chế độ phúc lợi thỏa đáng theo trình độ chuyên môn

2.5.3 Kết quả những năm đã qua:

Bắt đầu từ năm 1998, Bình Dương có chính sách đào tạo, tu nghiệp cán bộ, công chức và thu hút nhân tài Tuy nhiên, sau hơn ba năm thực hiện, việc thu hút trí thức có trình độ cao về tỉnh công tác đạt hiệu quả không cao Kể từ khi ban hành các quyết định về chính sách thu hút nguồn nhân lực từ hơn 10 năm trước, tỉnh chỉ thu hút được một tiến sĩ về công tác Vì vậy, Bình Dương đã có quyết định về chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực thay cho quyết định trước đó Đội ngũ giáo viên, kể cả dạy nghề có trình độ sau đại học cũng không thu hút được nhiều, chủ yếu chỉ tiếp nhận giáo viên từ ngoài tỉnh trong các trường hợp chuyển về Bình Dương sinh sống hoặc hợp thức hóa gia đình

Trước những yêu cầu bức bách về nguồn nhân lực, Bình Dương đã đề ra nhiều chính sách đãi ngộ, trong đó chiến lược thu hút nguồn nhân lực hay còn gọi là “trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” Thời gian qua, tỉnh đã 3 lần thay đổi chính sách “thu hút nhân tài” Tuy nhiên, ngay cả lần này thì “chiếc thảm đỏ” dường như chỉ có một góc nhỏ dành cho nguồn nhân

Trang 22

lực kỹ thuật cao mà địa phương đang cần Bởi đối tượng được ưu đãi, mời gọi là cán bộ, công chức, viên chức và nội dung ưu đãi cũng không có gì mới

Khi phân tích sự phát triển kinh tế- xã hội của Bình Dương, nhiều chuyên gia cho rằng chính sách “trải thảm đỏ mời gọi nhân tài” đã bắt mạch chưa đúng “bệnh” khát nhân lực có nguy cơ trầm trọng hơn khi các KCN ồ ạt được mở ra Vì vậy, thay vì mời gọi giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ thì nên dồn sức duy trì việc cấp học bổng cho sinh viên đang theo học các trường đại học; hợp tác liên kết đào tạo quốc tế nâng chất nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở đào tạo nghề công lập, trung tâm dạy nghề huyện, thị xã Ngoài ra, cần tập trung quy hoạch hệ thống dạy nghề; khuyến khích doanh nghiệp mở trường nghề; đa dạng hình thức đào tạo

Trang 23

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TẠI BÌNH DƯƠNG 3.1 Tổng quan về Bình Dương

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước Với tọa độ địa lý 10o

51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông, Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh Phía Đông

giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC Diện tích tự nhiên 2.695,22km2

(chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) Dân số (theo kết quả điều tra dân số 05/08/2010) là 2.185.655 người với mật độ dân số 675 người/km² Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện

3.1.2 Kinh tế

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, nhưng kinh tế tỉnh Bình Dương tiếp tục có bước phát triển và phục hồi, sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao GDP năm

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bình Dương

Trang 24

2010 ước tăng khoảng 14,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (UBND BD, 2010) Với mục tiêu tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Bình Dương đã đưa ra các chính sách kêu gọi đầu tư chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng các công nghệ sạch, àn toàn và thân thiện với môi trường

Trong quý I vừa qua, GDP của tỉnh ước tăng 13,4% trong khi GDP của cả nước chỉ tăng 5,5%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,8% và khu vực dịch vụ tăng 19,3% Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.105 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 21,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,3% Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ 957 trệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1 tỷ 632 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ Tình hình thị trường tiền tệ ít biến động, mức lãi suất huy động của các chi nhánh tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 13,5-14%/năm đối với huy động vốn có kỳ hạn và 2,4-4,2%/năm đối với loại không kỳ hạn (UBND BD, 2011)

Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp tập trung, hơn 9.600 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 65.000 tỷ đồng; gần 2 nghìn dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 13 tỷ USD (Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, 2010)

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 30,1 triệu đồng, tính theo dân số tổng điều tra 1/4/2009 - 1.482.636 người

3.1.3 Về bảo đảm an sinh xã hội:

Song song với phát triển kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước kịp thời, đúng đối tượng nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và và giữ vững ổn định chính trị, xã hội

Hoạt động chăm sóc người có công và các đối tượng chính sách, chăm sóc bảo vệ trẻ em được tiếp tục được duy trì và mở rộng Đi đôi với chính sách chăm sóc người có công va đối

Trang 25

tượng chính sách tỉnh còn triển khai thực hiện kịp thời các chính sách: bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại cho người lao động, điều chỉnh chế độ trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng… Tổ chức khảo sát tình hình để tập trung giải quyết dứt điểm nhà dột nát và lập kế hoạch, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết xuống cấp…

3.1.4 Giáo dục – Đào tạo:

Năm học 2009-2010, ngành GD&ĐT tỉnh Bình Dương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học được giao Quy mô, mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển và mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân Các đơn vị, trường học đã quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện Chất lượng giáo dục các cấp ngành học, cấp học được giữ vững và từng bước được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học tăng so với năm học trước Năm học 2009-2010, toàn ngành có 380 đơn vị, trường học, tăng 21 trường so với cùng kỳ năm học 2008-2009 Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,7%, tốt nghiệp THPT đạt 87,75%, tăng 9,44% so với cùng kỳ năm học 2008-2009 (Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, 2010) Ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương tổng kết năm học 2009-2010

Giáo dục đại học, chuyên nghiệp ngày càng phát triển Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 trường đại học, 7 trường cao đẳng và 12 trường trung cấp chuyên nghiệp Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tuyển sinh năm học 2009-2010 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã được khởi công xây dựng giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành và tuyển sinh vào năm học 2010-2011…

3.2 Thực trạng về dân cư lao động tỉnh Bình Dương 3.2.1 Lịch sử hình thành dân cư

Bình Dương vốn gắn liền với Gia Định – Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay Tuy nhiên, Bình Dương cũng có nhũng đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp và lối hành xử trong cuộc sống của mình Từ những trang sử được lật lên từ lòng đất Bình Dương qua các di tích khảo cổ học như Vườn Dzũ, Cù lao Rùa – Gò Đá, Dốc Chùa đã cho thấy cách đây hàng ngàn năm, con người nguyên thủy đã sinh sống và

Trang 26

phát triển trên địa bàn Bình Dương “Người Vườn Dzũ” (Tân Uyên) là lớp cư dân đầu tiên khai phá vùng đất Đông Nam Bộ nói chung, Bình Dương nói riêng, cách ngày nay đã chục ngàn năm Vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung xiêu tán về vùng Đông Nam Bộ, trong đó có địa bàn Bình Dương, tìm vùng đất mới để lập nghiệp Họ bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau và lìa bỏ quê hương với nhiều nguyên nhân khác nhau Kết quả là chỉ trong vòng một thế kỷ từ sau ngày Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược (1698), vùng đất này có bước phát triển khá nhanh về kinh tế và xã hội Những làng gốm của người Hoa xuất hiện ở vùng Lái Thiêu, Phú Cường, Tân Uyên với những sản phẩm được tạo ra đã có sự chuyển hóa khá rõ nét như: lò của người Hoa Quảng Đông chuyên về tượng trang trí, lò gốm người Hoa Triều Châu chuyên sản xuất đồ gia dụng, còn lò gốm người Hoa Phúc Kiến chuyên sản xuất vật dụng to lớn như lu, khạp v.v…(Phan Xuân Biên, 1999)

Thị xã Thủ Dầu Một đang đô thị hóa, hình ảnh một thành phố trong tương lai đang hiện lên rõ nét, mật độ dân số đã đông nhất nhưng sẽ tiếp tục tăng hơn nữa Nói chung vào những năm 1990, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Phải đến khi được tách ra từ tỉnh Sông Bé năm 1997, chỉ sau 10 năm với những chính sách phát triển kinh tế cực kỳ thông thoáng, Bình Dương mới thực sự phát triển mạnh mẽ

3.2.2 Thực trạng dân cƣ, lao động, giáo dục dạy nghề: 3.2.2.1 Dân cƣ:

Dân số (theo kết quả điều tra dân số 05/08/2010) là 2.185.655 người với mật độ dân số 675 người/km² Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 11 năm từ 1999-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm

Trang 27

Bảng: 3.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên

Nguồn: Sở Lao động và thương binh xã hội Bình Dương, 2008

Theo kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo năm 2008 với 250 doanh nghiệp của Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội Bình Dương cho thấy:

(1) Lao động không có chuyên môn vẫn chiếm tỷ trọng cao (31,51%), tỷ lệ công nhân kỹ thuật không có bằng cấp, chứng chỉ nghề (56,31%)

(2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng diễn biến tương tự, trong nông nghiệp lực lượng không có chuyên môn nghiệp vụ chiếm khoảng 90,8%, công nghiệp chiếm 89,42%, dịch vụ: 77,2%

(3) Nguồn lao động nội tỉnh không đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Do đó, hàng năm Bình Dương đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh khác đến làm việc, đặc biệt lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp chiếm 90% Về chất lượng, lực lượng lao động ngoại tỉnh cũng đa phần là công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, hoặc không có trình độ chuyên môn chiếm: 33,78%

Bảng 3.2: Cơ cấu theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trang 28

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động ngoại tỉnh theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Nguồn: Sở Lao động và thương binh xã hội Bình Dương, 2008

Ở các doanh nghiệp, lực lượng lao động nước ngoài đến làm việc ngày một tăng Trình độ của họ khá cao Bình Dương đã thu hút một lượng người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực quản lý sản xuất công nghiệp: quản lý cao cấp (17,82%), quản lý 5 năm trở lên (55,08%), có trình độ đại học trở lên (16,88%) và nghệ nhân ở những ngành nghề truyền thống (2,63%)

Đặc điểm tâm lý-xã hội và những kỹ năng mềm của nhân lực

Trong tổng số nhân lực Bình Dương, phần lớn đang làm việc tại khu vực ngoài nhà nước Trong đó, đa số xuất thân từ nông thôn, nên khi bước vào nền sản xuất công nghiệp, chưa thể thích nghi ngay được với môi trường làm việc đòi hỏi chấp hành ý thức tổ chức, kỹ luật và chuyên nghiệp Tuy nhiên, khi có sự hướng dẫn thì họ luôn có tinh thần hợp tác, phối hợp để hoàn thành công việc được giao

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, công tác quản lý được tăng cường, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người lao động đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong quá trình CNH-HDH, các doanh nghiệp không ngừng sản xuất mở rộng, đầu tư máy móc, áp dụng các quy trình quản lý chất

Trang 29

lượng, quản lý lao động khoa học, đã góp phần nâng cao tinh thần hợp tác, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc

Tâm lý của người lao động chưa thật sự ổn định, tình trạng biến động lao động diễn ra tương tự qua các năm: số lao động tăng thêm và số lao động giảm đi gần như tương đương

3.2.2.2 Lao động:

Năm 2009, khoảng 46.500 lao động được giải quyết việc làm (Nghị quyết 35.000 - 40.000 lao động); tỷ lệ qua bồi dưỡng, đào tạo nghề đạt 60% (Nghị quyết đến năm 2010 đạt 45%)

Hình 3.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Bình Dương 2009

Đến nay, Bình Dương đã tạo việc làm cho gần 700.000 lao động , trong đó hơn 570.000 là ngoài tỉnh; nhu cầu tuyển dụng hàng năm ở Bình Dương từ 40.000 - 50.000 LĐ Trong thời gian qua, Bình Dương rất quan tâm chú trọng, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu DN và thị trường LĐ, chỉ đạo các trường thành lập bộ phận, trung tâm giới thiệu việc làm và quan hệ với DN, tổ chức hội thảo chuyên đề: “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu DN và thị trường LĐ” Qua hội thảo giúp Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tạo cầu nối giữa nhà trường và DN, tổ chức ký kết hợp đồng đào tạo giữa nhà trường và DN và nắm bắt được những ý kiến góp ý từ phía DN để các cơ sở dạy nghề từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của DN Hầu

Trang 30

hết các học sinh tốt nghiệp từ các trường nghề như: Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore, Cao đẳng Nghề Công Nghệ và Nông lâm Nam bộ, Trung cấp Nghề Bình Dương đều tìm kiếm được việc làm, trong đó 80% làm việc trong các KCN và được các DN đánh giá đạt về kỹ thuật chuyên môn, chuyên ngành đào tạo

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có hơn 230 doanh nghiệp đăng ký với nhu cầu tuyển dụng gấp gần 20 ngàn lao động để phục vụ sản xuất Dự kiến, năm nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển hơn 40 ngàn lao động Quý I/2010, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương đã hồi phục sản xuất-kinh doanh, có nhiều đơn đặt hàng nên nhu cầu cần tuyển dụng lao động rất lớn Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động lại khó khăn, nhất là lao động phổ thông Để thu hút lao động, một số công ty đưa ra những chính sách đãi ngộ, đào tạo nghề cho lao động, trả lương và phụ cấp trong thời gian học việc, có chỗ ở miễn phí, xe đưa đón và các chế độ khác Ghi nhận tại sàn việc làm lần thứ 18 mới diễn ra tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho thấy, thị trường lao động ở Bình Dương đang rất sôi động, nhiều doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch song rất ít doanh nghiệp tuyển được lao động ưng ý Hiện nay Toàn tỉnh Bình Dương có trên 11.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước được cấp phép, trong đó có gần 2.000 dự án nước ngoài Số dự án đó đã thu hút 650.000 CNLĐ, trong đó khoảng 70% là lao động nhập cư Trước thực trạng đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến CNLĐ, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước Tuy nhiên, Phần lớn CNLĐ đều xuất thân tại các vùng nông thôn trong cả nước, nhìn chung trình độ mọi mặt đều thấp Theo khảo sát trong 1.000 CNLĐ ở 40 doanh nghiệp cho thấy, trình độ học vấn của CNLĐ đến từ các vùng nông thôn phổ biến ở trình độ các lớp cấp II, chiếm tỷ lệ 63,2%; trình độ từ lớp 10 đến 12 đạt tỷ lệ 28,4%; trình độ ở cấp I chiếm tỷ lệ 8,2%; mù chữ tỷ lệ 0,2% Đáng lưu ý, số CNLĐ chưa qua đào tạo nghề chiếm 70%

Trang 31

Hình 3.3: Trình độ người lao động Bình Dương

Sự nhận thức về chính trị, pháp luật và kiến thức hiểu biết về xã hội còn nhiều hạn chế Trước thực tế này, công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, nhất là Luật Lao động, Luật Công đoàn được các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm và coi đây là nội dung công tác được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức, biện pháp

Hiện tại thị trường lao động của tỉnh vẩn đang thiếu hụt trầm trọng cả về lao động phổ thông lẫn lao đông đã có tay nghề Các nhà máy sản xuất trong tỉnh đang gặp phải tình trạng khó khăn vì thiếu hụt nguồn lao động đây là một bài toàn nan giải cần có sự hợp tác của cá ngành các cấp của tỉnh

Trang 32

Hình 3.4: Mức độ đào tạo lao động của Bình Dương và một số tỉnh qua khảo sát của VCCI Trong quí 1/2010, các KCN tỉnh Bình Dương đã thu hút được trên 6.000 lao động làm việc, trong đó, lao động trong nước là 5.500 người, nâng tổng số lao động đang làm việc trong các KCN Bình Dương đến nay là 196.977 người, tăng 2,8% so với đầu năm và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2009 Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 77,14%, tổng số lao động nữ chiếm 59% Lao động người Bình Dương là 14.923 người, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 7,5% trong tổng số lao động các KCN, lao động nữ người Bình Dương là 8.272 người, chiếm 7,1% tổng số lao động nữ trong các KCN, đa số là lao động phổ thông Cũng trong quí I/2010, BQL các KCN Bình Dương đã cấp mới 662 giấy phép lao động cho người nước ngoài, nâng tổng số lao động nước ngoài đang làm việc có giấy phép lao động là 2.554 người, đạt 79,1% trên tổng số chuyên gia đang làm việc tại các KCN; gia hạn 25 giấy phép lao động nước ngoài Tính đến nay, lao động người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 3.836 người, tăng 492 người (14,7%) so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, chuyên gia là 3.229 người

Trang 33

Hình 3.5: Tỷ lệ lao động tại Bình Dương phân theo địa phương

Lao động có hợp đồng từ 1 năm trở lên là 180.689 người, chiếm 91,73% trên tổng số lao động làm việc tại các KCN, tăng 12.927 người (tăng 12,31%) so với cùng kỳ năm 2009, trong đó hợp đồng gia hạn dưới 1 năm là 18.266 người, có thời hạn 1-3 năm là 108.505 người và không xác định thời hạn là 53.918 người Thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.605.000 đồng/tháng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, hiện tỉnh có 6.542 dự án đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động ở 24 KCN

Tình hình cung - cầu lao động thời gian qua tuy có tiến triển nhưng vẫn mang tính “chữa cháy” Dự báo nhu cầu sắp tới sẽ tăng lên rất lớn, cả về số lượng và chất lượng

Theo đại diện Tập đoàn Siemens VN (KCN Việt Nam - Singapore), vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao luôn là một trong những mục tiêu được đơn vị đặt ra trong quá trình phát triển

Do đặc thù lĩnh vực sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao nên doanh nghiệp rất cần đội ngũ kỹ sư trình độ tay nghề tương xứng để tiếp cận, sử dụng công nghệ hiện đại Thế nhưng, việc kiếm người phù hợp trên địa bàn rất khó nên công ty thường tuyển dụng ở địa phương lân cận như TP.HCM Tương tự, Công ty Fujikura Việt Nam cũng cho hay, ngoài chính sách

Trang 34

giữ chân người lao động, công ty luôn chủ động phát triển nguồn nhân lực cho mình bằng mọi cách nhưng chủ yếu là tự đào tạo

Đại bộ phận lao động nhập cư có tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn thấp, chất lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu và sẽ là một cản trở đối với sự phát triển các KCN trong thời gian tới Về tác phong lao động: Phần lớn lao động nhập cư là những người xuất thân từ nông thôn nhiều vùng trong cả nước (đông nhất là miền Trung và Tây Nam Bộ), chưa được đào tạo về kỹ năng, kỷ luật lao động công nghiệp, còn mang nặng tâm lý người sản xuất nhỏ, tác phong tiểu nông, tuỳ tiện

3.2.2.3 Giáo dục dạy nghề Bình Dương:

Tuy có những sự khó khăn về khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ nhưng các trường vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Những khó khăn về nguồn nhân lực của Bình Dương do nhiều nguyên nhân: Việc đầu tư xây dựng trường nghề còn quá chậm; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn bất cập; việc xã hội hóa trong đào tạo còn hạn chế cả quy mô lẫn ngành nghề Hiện tỉnh có 10.000 sinh viên đang theo học các trường đại học nhưng mỗi năm chỉ 2.000 người trở về công tác

Hệ thống các cơ sở nghề chính quy:

Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh trong các năm gần đây, từ 18 cơ sở năm 2001 lên 40 cơ sở năm 2008 Tính đến tháng 10/2010, tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề:

Bảng 3.4: Hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo

Nguồn: Quy hoạch dạy nghề Bình Dương đến năm 2020

Trang 35

Chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề có bước chuyển biến, ngành nghề đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, quy mô dạy nghề được mở rộng Trong năm học 2009-2010, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo được 32.019 học viên, đạt kế hoạch đề ra, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó, đào tạo nghề 45% Các ngành nghề đào tạo thu hút được nhiều người học như Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, Quản trị mạng, Tin học văn phòng, Thiết kế đồ họa, Điện tử công nghiệp….Các cơ sở dạy nghề cũng không ngừng đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giáo viên để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu dạy và học

Các cơ sở đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn ít so với số lượng các cơ sở đào tạo sơ cấp Chính sách của tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư trong nước tham gia đào tạo, nhưng chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài để khai thác những yêu thế về vốn và trình độ quản lý, cũng như chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo

Các cơ sở dạy nghề của tình chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp, tại Thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An Do đó, sẽ ảnh hưởng cơ hội học nghề của lực lượng lao động ở các huyện phía Bắc

Bên cạnh các trung tâm dạy nghề, tỉnh còn có các trung tâm bảo trợ và giáo dục lao động xã hội, trường giáo dưỡng tham gia đào tạo nghề ở trung tâm cộng đồng

Cơ sở dạy nghề không chính quy:

Ngoài các trung tâm, cơ sở dạy nghề nói trên, còn có hình thức dạy nghề tại nhà, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ như: tiệm may mặc, sửa xe gắn máy, uốn tóc, cơ khí, đóng bàn ghế-đồ gỗ,…Hình thức đào tạo này góp phần đáng kể giải quyết việc làm trong lao động tự do không có điều kiện tham gia trường, lớp bài bản

Các điều kiện đảm bảo phát triền đào tạo

(1) Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Hệ thống dạy nghể dân lập: đa số có mặt bằng nhỏ bé, chật hẹp, phần lớn là nhà ở của chủ hoặc thuê mướn Thông thường mặt bằng của các cơ sở này khoảng 200-300m2

Trang 36

Diện tích mặt bằng bình quân tại 1 cơ sở dạy nghề của nhà nước: 24510m2/cơ sở, bình quân: 25,9m2/1 học viên Chỉ tiêu này tương đối tốt để đảm bảo không gian học cho học viên

Diện tích các phòng học bình quân: 969m2/cơ sở, bình quân 1 học viên: 1,02m2 Diện tích các phòng thực hành: 1267m2/cơ sở, bình quân 1 học viên: 1,34m2 ( Nguồn: Quy hoạch nhân lực Bình Dương, 2020)

(2) Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy:

Tổng số cán bộ nhân viên trong các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bình Dương có khoảng 1735 người, trong đó có 90% số giảng viên đạt chuẩn

Đội ngũ giảng viên có trình độ trên đại học chiếm 12,8%, trình độ cao đẳng và đại học chiếm 62,4%, trình độ từ trung cấp trở xuống còn lớn, chiếm 24,8%

Năng lực của đội ngũ giảng viên: số giảng viên đạt loại khá trở lên chiếm 87%, giáo viên đạt loại trung bình trở xuống chiếm 13% Số cán bộ quản lý đạt loại khá trở lên chiếm khoảng 97%, loại trung bình chiếm 3%

Về nhóm tuổi của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý: số cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý trên 51 tuổi chiếm 11%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm 68,5% Lực lượng giảng viên và cán bộ quản lý của tỉnh là đa số trẻ, nhưng nếu 5-10 năm nữa, nếu không có sự bổ sung thì sẽ thiếu hụt và mất cân đối

(3) Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo

Tình hình chung hiện nay, các cơ sở dạy nghề thường sử dụng chương trình giảng dạy đã phát hành theo quy định của bộ, ngành chức năng, của nước ngoài, của trường khác…chiếm khoảng 40% Giáo viên tự xây dựng chương trình chiếm khoảng 57%, các loại khác chiếm 3%

Về giáo trình giảng dạy: các cơ sở dạy nghề khu vực Nhà nước chủ yếu sử dụng các giáo trình chính thống, các đơn vị dạy nghề dân lập sử dụng các giáo trình tự soạn là chủ yếu hoặc sách giáo khoa do các trường khác biên soạn

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:56

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Tiếp thị địa phương liên quan đến 3 nhĩm chính - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 2.1.

Tiếp thị địa phương liên quan đến 3 nhĩm chính Xem tại trang 12 của tài liệu.
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sơng ngịi và tài nguyên thiên nhiên phong phú - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

a.

hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sơng ngịi và tài nguyên thiên nhiên phong phú Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng: 3.1: Cơ cấu trình độ chuyên mơn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

ng.

3.1: Cơ cấu trình độ chuyên mơn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động ngoại tỉnh theo trình độ chuyên mơn nghiệp vụ - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Bảng 3.3.

Cơ cấu lao động ngoại tỉnh theo trình độ chuyên mơn nghiệp vụ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 3.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Bình Dương 2009 - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.2.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Bình Dương 2009 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 3.3: Trình độ người lao động Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.3.

Trình độ người lao động Bình Dương Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 3.4: Mức độ đào tạo lao động của Bình Dương và một số tỉnh qua khảo sát của VCCI Trong quí 1/2010, các KCN tỉnh Bình Dương đã thu hút được trên 6.000 lao động làm việc,  trong đĩ, lao động trong nước là 5.500 người, nâng tổng số lao động đang làm việ - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.4.

Mức độ đào tạo lao động của Bình Dương và một số tỉnh qua khảo sát của VCCI Trong quí 1/2010, các KCN tỉnh Bình Dương đã thu hút được trên 6.000 lao động làm việc, trong đĩ, lao động trong nước là 5.500 người, nâng tổng số lao động đang làm việ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 3.5: Tỷ lệ lao động tại Bình Dương phân theo địa phương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.5.

Tỷ lệ lao động tại Bình Dương phân theo địa phương Xem tại trang 33 của tài liệu.
TT Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%) - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

o.

ại hình Số lượng Tỷ lệ (%) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3.4: Hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Bảng 3.4.

Hệ thống mạng lưới dạy nghề theo hình thức đào tạo Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3.5: Quy mơ đào tạo của các đơn vị trên địa bàn tỉnh - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Bảng 3.5.

Quy mơ đào tạo của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 3.6: Phối cảnh thành phố mới Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.6.

Phối cảnh thành phố mới Bình Dương Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.7: Suối Trúc Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.7.

Suối Trúc Bình Dương Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 3.7: Co.opMart Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.7.

Co.opMart Bình Dương Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 3.8: KDL Đại Nam - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.8.

KDL Đại Nam Xem tại trang 51 của tài liệu.
3.3.3.5 Đấu trƣờng thể thao - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

3.3.3.5.

Đấu trƣờng thể thao Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 3.10: Chùa Bà Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.10.

Chùa Bà Bình Dương Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 3.11: Biểu tượng vịng xoay ngã 6– Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.11.

Biểu tượng vịng xoay ngã 6– Bình Dương Xem tại trang 53 của tài liệu.
Một số hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bình Dương 25 năm xây dựng và phát triển.  - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

t.

số hình ảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bình Dương 25 năm xây dựng và phát triển. Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 3.13: Bún tơm Bình Dương - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.13.

Bún tơm Bình Dương Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 3.14: Bánh bèo Mỹ Liên - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Hình 3.14.

Bánh bèo Mỹ Liên Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 5.1: Mục tiêu phát triển của Bình Dương đến 2020 - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Bảng 5.1.

Mục tiêu phát triển của Bình Dương đến 2020 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 5.2: Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm) - Marketing thu hút nhân tài trong lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Bình Dương.pdf

Bảng 5.2.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm) Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan