40 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn có đáp án

254 6.5K 7
40 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: NGỮ VĂN Th i gian: 180 phút, không k˔ th i gian phát đ˒ Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn. Mặc dù kinh tế đất nước đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng và không ngừng đẩy mạnh, mở rộng công tác đền ơn, đáp nghĩa hoàn thiện, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ gia đình và người có công với nước. Đây là cơ sở quan trọng để các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng thiết thực đi vào chiều sâu, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng: Huy động mọi nguồn lực xã hội, cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công Tạo điều kiện, khuyến khích mọi người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn. Ngay từ đầu tháng 7, Chủ tịch nước đã có quyết định 1142/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp ngày thương binh liệt sĩ. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cùng nhiều đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong cả nước Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ngành, đoàn thể đã dành kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội để triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, qua đó tạo niềm tin đối với người có công về sự chăm lo, trợ giúp của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, hy sinh của họ vì độc lập, tự do của dân tộc. Đền ơn đáp nghĩa đã trở thành một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa lớn và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp tích cực, chủ động tham gia, với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng mới và sử chữa nhà tình nghĩa; đỡ đầu con em thương binh, liệt sĩ; trợ cấp, hỗ trợ thường xuyên các gia đình chính sách; tuổi trẻ cả nước đã đồng loạt triển khai Đêm thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng. (Trích: Xã luận - Báo Nhân dân điện tử, ngày 26/7/2013) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị đã có những hành động cụ thể nào để tiếp nối truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm) 2 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu 1948 (Trích: Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu: "Chó ngộ một đàn". Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nêu cảm nhận của mình về các câu thơ: Mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người. Câu 2. (4 điểm) Cảm nhận của anh/chị về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. HẾT 3 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm Điểm Phần I. Đọc hiểu 4,0đ Câu 1 0,5 Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam - một dân tộc anh dũng, kiên cường và nhân văn. 0,5 Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam 0,25 - Ghi câu khác hoặc không trả lời 0 Câu 2 0,25 Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 3 0,5 Tác giả cho rằng: "Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh Việt Nam " vì: - Thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người có công, sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. - Là đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta gắn với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. - Hình thành, củng cố, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc > Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam. 0,5 - Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 4 0,25 Ít nhất nêu được 02 hành động cụ thể về việc tiếp nối truyền thống Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn theo quan điểm riêng của bản thân (Giữ gìn, bảo vệ những giá trị, thành quả của ông cha đã để lại, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩ ở địa phương, học tập nghiêm túc; cần cù lao động phát huy những giá trị ấy 0,25 - Với một trong những trường hợp sau: + Không nêu được ít nhất 02 hành động cụ thể. + Nêu hành động không phù hợp với việc Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn. + Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục. + Không có câu trả lời. 0 Câu 5 0,25 Phương thức biểu cảm 0,25 Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 6 0,5 Trả lời được một trong hai nội dung sau: - Đoạn thơ vừa là hồi tưởng của tác giả về quá khứ thanh bình vừa tái hiện hiện tại đau thương của vùng quê bên kia sông Đuống (quê hương tác giả) - Sự đổi thay của quê hương bên kia sông Đuống khi có giặc đến. 0,5 4 Trả lời chung chung; chưa thật rõ ý 0,25 Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 7 0,5 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, Đảo ngữ - Tác dụng: Nhấn mạnh bản chất hung dữ, cuồng bạo, khát máu của kẻ thù. Đồng thời là thái độ khing bỉ của nhà thơ, của nhân dân với bọn chúng. 0,5 - Trả lời được một ý (Chỉ nêu biện pháp hặc chỉ nêu tác dụng) 0,25 - Trả lời sai hoặc không trả lời 0 Câu 8 0,25 Nêu được những cảm nhận sau và có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý và thuyết phục. - NT: Thể thơ tự do, kết cấu đặc biệt (một câu sum vầy, một câu chia lìa); Từ ngữ tương phản; Câu hỏi tu từ. - ND: Tác giả mượn hình ảnh những con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau hạnh phúc lứa đôi đổ vỡ, tổ ấm gia đình chia lìa tan tác của con người. 0,25 Với một trong những trường hợp sau: - Trả lời không đúng với nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Trả lời chung chung, không rõ ý. - Không có câu trả lời. 0 Phần II. Làm văn 7,0 Câu 1 3,0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. a. 0,5 - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. + Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. + Thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề + Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 0,5 - Trình bày đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0 b. 0,5 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, suy nghĩ về nghị lực sống của con người. 0,5 Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 0,25 Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. 0 c. 1,0 - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận (có sử dụng thao tác giải thích, chứng minh, bình 1,0 5 luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Dẫn chứng phải lấy từ thực tế đời sống, cụ thể và sinh động. - Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: 1. Khái quát nghị lực sống trong tác phẩm Số phận con người: Nhân vật Xô-cô-lốp số phận nhiều bất hạnh trong chiến tranh nhưng nghị lực sống phi thường 2. Giải thích và nêu biểu hiện nghị lực sống của con người: Là sự cố gắng hết mình vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công… 3. Phân tích, bình luận nghị lực sống của con người - Ý nghĩa của nghị lực sống: + Tạo bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người. + Giúp con người khắc phục những khó khăn và thửu thách; rèn niềm tin và thúc đẩy con người luôn hướng về phía trước, vững tin vào tường lai. + Giúp con người tự tin vào bản thân, tự tin vào công việc mình làm. - Phê phán những biểu hiện thiếu nghị lực: Thấy khó khăn thì nản chí; Sống thiếu niềm tin; Sống hèn nhát 4. Bài học: + Nghị lực sống là niềm tin, là sức mạnh của con người. + Cần rèn cho mình ý chí và nghị lực; Phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin; Học tập những tấm gương ý chí và nghị lực - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ 0,75 - Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên 0,5 - Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên 0,25 - Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên 0 d. 0,5 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc. 0,5 - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc. 0,25 - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng. 0 e. 0,5 - Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Câu 2 4.0 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. a. 0,5 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc 0,5 6 sâu đậm của cá nhân. Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 0,25 Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết là một đoạn văn. 0 b. 0,5 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 0,5 - Vấn đề xác định chưa rõ ràng, chỉ nêu chung chung. 0,25 - Xác định sai vấn đề, trình bày lạc đề. 0 c. 2,0 Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo các định hướng sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Phân tích số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 trong hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt ở hai phương diện ND và NT. * Trong tác phẩm Chí Phèo: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Chí Phèo. + ND: Người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa -> Hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng. + NT: Trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ đặc sắc. 2,0 * Trong tác phẩm Vợ nhặt: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được hình ảnh người nông dân qua nhân vật Tràng, cụ Tứ và người vợ nhặt. + ND: Tình cảnh thê thảm của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp năm 1945; bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. + NT: Cách kể chuyện hấp dẫn; miêu tả tâm lý tinh tế; dựng đối thoại sinh động. Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về số phận người nông dân trong hai tác phẩm: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được: - Điểm tương đồng: + Đều phản ánh cuộc sống nghèo khó, vất vả, lam lũ của người nông dân + Vượt lên trên tất cả những khó khăn từ hoàn cảnh khách quan, họ vẫn thể hiện bản chất lương thiện, niềm khao khát sống; tình người + Hai nhà văn cùng thái độ trân trọng, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận người nông dân trước cách mạng. 7 - Sự khác biệt: + Về chủ đề / Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao muốn đề cập đến hiện tượng người nông dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa. Từ đó, tác giả cất tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người cùng khổ và niềm tin vào bản lương thiện của họ. / Trong tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đi sâu vào tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, khẳng định bản chất tốt đẹp và khát vọng đầy tính nhân văn của con người: Trong tận cùng đói khát vẫn cưu mang đùm bọc, vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc + Kết thúc truyện - Lí giải vì sao có sự khác nhau Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tich, so sánh) chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. 1,5- 1,75 Đáp ứng được 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 1- 1,25 Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 0 d. 0,5 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,5 - Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25 - Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0 e. 0,5 - Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê, Nguyễn Bính) Anh/ chị hãy đọc bài thơ trên và giải quyết các yêu cầu sau đây: 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm) 2. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (1,5 điểm) 3. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ có gì độc đáo? (2,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”; cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”. Theo anh/chị, mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) để trả lời câu hỏi đó. Câu III (5,0 điểm) Bàn về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, lâu nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau: “Người si mê thấy đó chỉ là tỏ tình, người vội vàng bảo rằng tả cảnh, người khôn ngoan thì làm một gạch nối: tình yêu – tình quê. Kẻ bảo hướng ngoại. Người khăng khăng hướng nội”. (Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao Thơ mới, Nxb Giáo dục, 2006, tr. 247) Qua cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Ngữ văn 11, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2006, tr.46 - 47), anh/chị hãy cho biết suy nghĩ riêng của mình về các kiến trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1 HƯỚNG DẪN GIẢI KỲ THI THPT QUỐC GIA ĐỢT 5 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm có 06 trang) Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu Ý Nội dung Điểm I. - Về kỹ năng: Học sinh phải huy động kiến thức và kỹ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để giải quyết các yêu cầu. Cụ thể là kiểm tra kỹ năng nhận biết, vận dụng, phân tích, khái quát vấn đề. - Về kiến thức: Bài làm của học sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: 2,0 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Kết hợp giữa phương thức biểu cảm, phương thức tự sự, phương thức miêu tả. 0,25 2. - Bài thơ Chân quê trước hết là nỗi lòng bi kịch của chàng trai thôn quê trước tình cảnh người yêu bị lối sống tân thời nơi đô thị làm cho thay đổi. 0,25 - Ẩn chìm trong câu chuyện tình yêu lứa đôi ấy là nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ day dứt, lo lắng vì vẻ đẹp hồn quê, duyên quê, tình quê, cao hơn nữa là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang dần bị mai một bởi lối sống “văn minh tân thời” của chế độ thực dân (lối sống mà Vũ Trọng Phụng đã vạch trần trong Số đỏ). 0,25 - Không chỉ lo lắng, day dứt, khổ tâm, nhà thơ còn khát khao níu giữ hồn quê dân tộc, và muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy trân trọng, nâng niu và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống tân thời xa lạ với dân tộc. 0,25 3. - Từ ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói của người thôn quê và giàu sức gợi. 0,25 -Ví dụ: từ láy “rộn ràng” thể hiện sự thay đổi trong nhận thức, trong tâm hồn của cô gái, đó là nỗi lo lắng lớn nhất của chàng trai; hay từ “van” thể hiện thái độ thiết tha níu giữ hồn quê của tác giả,… 0,25 - Hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng xuất hiện với mật độ dày đặc và được sắp xếp rất độc đáo tạo nên hai mảng đối lập nhau. 0,25 - Cụ thể: những hình ảnh biểu trưng cho văn minh thị thành (khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm) được đặt đối trọng với hàng loạt những hình ảnh biểu trưng cho hồn quê, cho truyền thống dân tộc (cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen). Cô gái “rộn ràng” bởi những “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” mà xa lạ với những thứ vốn là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc đã khiến cho chàng trai phải day dứt, khổ tâm. 0,25 II. - Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra từ văn bản văn học; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; bố cục hoàn chỉnh. - Yêu cầu về kiến thức: bài làm của thí sinh cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây: 3,0 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nguyên nhân của sự thành đạt 0,25 2. Giải thích: 2 - Thành đạt nghĩa là đạt được mục tiêu đề ra, làm được một điều gì đó có ích cho mình và cho cả mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. 0,25 - Biểu hiện cụ thể là dành kết quả tốt đẹp trong học tập, lao động và trong cuộc sống, thỏa mãn ước mơ khát vọng, có cuộc sống hạnh phúc. - Thành đạt có nhiều nguyên nhân khác nhau. 0,25 3. Bàn luận: - Có người cho rằng: thành đạt là do có điều kiện được học tập hơn người. Nói như thế không hoàn toàn sai, nhưng chưa đầy đủ. Trong thực tế, nhiều người thành đạt do có điều kiện học tập hơn người, nhưng cũng có rất nhiều người không có điều kiện học hành mà vẫn nỗ lực vươn lên để đạt mục đích, lí tưởng của mình. Ví dụ: Người nông dân không có điều kiện học hành hơn người, nhưng họ vẫn thành đạt (HS lấy thêm dẫn chứng). 0,25 - Có người lại bảo: thành đạt là do tài năng thiên bẩm. Nói như thế vẫn còn phiến diện, cực đoan. Cha ông ta vẫn thường nói “cần cù bù thông minh”. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm rõ vấn đề) 0,25 - Lại có người cho rằng thành đạt là do may mắn gặp thời. Thực ra, yếu tố may mắn có góp phần làm nên sự thành đạt, nhưng không phải ai cũng thành đạt dựa trên sự may mắn. Thành đạt là cả một quá trình, còn may mắn chỉ là nhất thời. (HS có thể dùng dẫn chứng hoặc lí lẽ để làm rõ vấn đề) 0,25 - Vậy đâu là nguyên nhân mấu chốt của sự thành đạt? Trong bài “Trò chuyện với bạn trẻ”, tác giả Nguyên Hương khẳng định: “Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp”. Đó là một nhận định hết sức đúng đắn. 0,25 4. Bài học nhận thức và hướng hành động: - Sống có mục đích, lí tưởng. Mọi lời nói và hành động đều hướng đến mục đích chân chính của mình. 0,25 - Kiên trì nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức, trau dồi đạo đức lối sống tốt đẹp góp phần xây dựng quê hương đất nước. 0,25 - Thắng không kiêu, bại không nản. Dù trong hoàn cảnh nào cũng “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau của bạn”. Khi thành công phải biết gắn bó, san sẻ cho mọi người, lúc thất bại phải vững vàng vươn lên, làm những việc có ích cho bản thân và cho cộng đồng. 0,25 - Luôn có ý thức và hành động chủ định để đi đến sự thành đạt, không lệ thuộc các yếu tố bên ngoài, không chờ đợi sự may mắn, không phó mặc số phận,… 0,25 5. Đánh giá chung: Đánh giá lại các ý kiến được nêu trong đề và khẳng định nguyên nhân mấu chốt của sự thành đạt. 0,25 III. Yêu cầu về kỹ năng: HS phải biết sử dụng tổng hợp các kỹ năng làm văn để viết bài văn hoàn chỉnh; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách. Lưu ý: Dưới đây là định hướng theo một cách cảm nhận và đánh giá riêng. Bài làm của HS có thể không theo định hướng này, nhưng hiểu theo cách nào và trình bày theo cách nào thì cũng cần phân tích, lí giải một cách thuyết phục. 5,0 [...]... con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, Nhà xuất bản giáo dục, 2014) - - - - -Hết- - - - Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh………………………………… SBD:…………………… 2 SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS &THPT NGUYỄN BÌNH - ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm... tả HẾT -Chúc mừng các em đã hoàn thành tốt bài thi !!! 6 Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt -Đề thi có 01 trang ĐỀ THI THI THỬ QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180', không kể thời gian phát đề I PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3: "Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên... Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn - THPT Thuận Thành 2 năm 2015 A Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh... con người Anh/chị có suy nghĩ gì về những ý kiến trên? Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Lý Tự Trọng PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) a Chỉ ra lỗi sai: - Lỗi chính tả: Viết hoa tất cả các chữ trong phần tiêu ngữ: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc - Lỗi từ ngữ, diễn đạt sai phong cách: Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi... thích gì thêm Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THI THỬ QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN I PHẦN ĐỌC-HIỂU (3 điểm) Câu 1: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay - Điểm 0.5: Trả lời đúng theo cách trên, hoặc có cách diễn đạt khác... chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0.25: Mắc lỗi vừa phải - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi -HẾT SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẢNG NINH TRƯỜNG THCS &THPT NGUYỄN BÌNH (Đề thi gồm 02 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất... Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả -Hết - 9 THPT chuyên Lý Tự Trọng Đề thi thử THPT Quốc gia Môn: Ngữ Văn. .. đầy đủ, phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn - Điểm 0: Thi u mở bài hoặc kết luận, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn b Xác định vấn đề cần nghị luận (0.5đ) -Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề: các nguyên nhân dẫn đến thành công và quan điểm của bản thân - Điểm 0.25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung - Điểm 0: Lạc vấn đề c Chia vấn đề NL thành các luận điểm... nhất và toàm diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng SỞ GD - ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN II TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 Môn: Ngữ văn (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3 Mẹ anh sống cách chỗ anh ở... đoạn văn liên kết chặt chẽ 6 với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn - Điểm 0: Thi u Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn . ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 11 tháng 03 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 1 HƯỚNG DẪN GIẢI KỲ THI THPT QUỐC GIA ĐỢT 5 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm có 06 trang) Ngày thi: 11 tháng 03 năm. thành tốt bài thi !!! Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ THI THI THỬ QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN Đề thi có 01 trang Thời gian làm bài: 180', không kể thời gian phát đề I. PHẦN

Ngày đăng: 24/07/2015, 03:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan