Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

115 750 6
Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 CHU THỊ MINH THẢO THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 CHU THỊ MINH THẢO THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học, cùng các thầy cô giáo phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn. Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 Học viên Chu Thị Minh Thảo LỜI CAM ĐOAN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan: - Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. - Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2013 Học viên Chu Thị Minh Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của luận văn 5 7. Bố cục của luận văn 6 NỘI DUNG 7 Chương 1. KHÁI NIỆM THỜI GIAN TỰ SỰ. VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC THỜI GIAN TỰ SỰ. TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 7 1.1. Thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của nó 7 1.1.1. Về khái niệm thời gian tự sự 7 1.1.2. Các yếu tố cấu trúc của thời gian tự sự 15 1.2. Một số đặc điểm của tổ chức thời gian tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 20 1.2.1. Thời gian sự kiện bị đảo lộn (Phi tuyến tính hóa thời gian) 21 1.2.2. Thời gian đồng hiện (Đồng hiện hóa thời gian) 22 Chương 2. TRÌNH TỰ KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 25 2.1. Trình tự kể ở cấp độ mạch truyện 25 2.1.1. Trình tự kể biên niên 27 2.1.2. Phi tuyến tính hóa trình tự kể 44 2.2. Trình tự kể ở cấp độ văn bản 63 Chương 3. TẦN SUẤT VÀ NHỊP ĐIỆU KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 69 3.1. Tần suất kể chuyện 69 3.1.1. Tự sự đơn nhất 69 3.1.2. Tự sự trùng lặp và tự sự khái quát 88 3.2. Nhịp điệu kể chuyện 91 3.2.1. Nhịp điệu chậm dần 92 3.2.2. Nhịp điệu nhanh dần 99 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nói đến tiểu thuyết là nói vấn đề thời gian tính. Theo nhà cấu trúc luận người Pháp Gérard Genette thì "tiểu thuyết đặc biệt có khả năng nhấn mạnh quá trình thời gian hơn bất kỳ thể loại nào khác". Mặt khác, nói đến tiểu thuyết là nói đến nghệ thuật tự sự, đó là nghệ thuật xếp đặt các chuỗi tình tiết hay nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với thời gian. Một trong những lý thuyết quan trọng được quan tâm hiện nay là lý thuyết thời gian tự sự. Được xây dựng bởi nhà tự sự học hàng đầu Gérard Genette, lý thuyết thời gian tự sự đã mở ra những khả năng mới trong nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng văn học. Tiếp cận nghiên cứu thời gian tự sự, do đó được xem là một lối đi khả dĩ giúp chúng ta khơi sâu phân tích cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Qua nghiên cứu bình diện này, người nghiên cứu có thể nhận diện những chuyển động trong cấu trúc tự sự và tư duy nghệ thuật của nhà văn. 1.2. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương là một cây bút đóng vai trò quan trọng. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 1980. Nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi một loạt những tiểu thuyết ấn tượng: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thuỷ (2005), Người đi vắng (2006), Ngồi (2006). Nguyễn Bình Phương luôn tâm niệm: “Nghệ thuật tiểu thuyết theo như tôi quan niệm, là sự nối kết các điểm nhìn chính với nhau chứ không phải nhẫn nại đi theo tuần tự đều đặn của thời gian và sự kiện”. Bởi vậy, cách thức tổ chức thời gian tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có nhiều nét mới lạ, độc đáo. Điều này không chỉ thể hiện ở bình diện kĩ thuật của lối viết mà còn thể hiện trong chiều sâu tư duy nghệ thuật của nhà văn. Phân tích thời gian tự sự là cách tác giả luận văn tiếp cận một phương diện độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm 2 khẳng định những đóng góp quan trọng của tác giả vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 1.3 Nguyễn Bình Phương là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam. Ông sáng tác và thành công trên nhiều thể loại, đặc biệt là ở thể tiểu thuyết. Sau đây, chúng xin lược khảo những nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Từ cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có thể kể đến một số bài viết như: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Nguyên Vũ, “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” của Trương Thị Ngọc Hân, “Tiểu thuyết hiện đại - Sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, “Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Phùng Gia Thế, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thị Thùy Linh,… Ngoài ra, còn có một số bài phê bình, giới thiệu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nxb. Hội nhà văn, của các trang báo mạng và các công trình nghiên cứu đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại lấy các sáng tác của Nguyễn Bình Phương như là các minh chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Tiêu biểu trong số đó, chẳng hạn như: “Nhận diện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990” của Phùng Phương Nga, “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI” của Cao Thị Hà, Những cách tân nghệ thuật trong Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 - 2006) của Mai Hải Oanh… Nghiên cứu Nguyễn Bình Phương, chúng tôi đặc biệt chú ý những bài đánh giá cụ thể về các bình diện thi pháp trong mỗi tác phẩm của ông. Tiêu 3 biểu trong số đó là bài viết của các nhà phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch,… Trong bài “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương)”, nhà phê bình Đoàn Cầm Thi đã có những bình luận sâu sắc về vấn đề tính dục, về đời sống bản năng vô thức trong tiểu thuyết của nhà văn. Đoàn Cầm Thi cho yếu tố vô thức yếu tính nghệ thuật của tiểu thuyết [44]. Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương” cũng chỉ ra những điểm độc đáo của tác phẩm này [21]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho Ngồi là “một tiểu thuyết bắt người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất sắc” [45]. Trong bài Nguyễn Bình Phương - Lục đầu giang tiểu thuyết, tác giả Đoàn Ánh Dương đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và xem Thoạt kỳ thủy “xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…” [7]. Tiểu thuyết Người đi vắng cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh giá của giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Mỗi bài viết, công trình nghiên cứu lại khai thác, kiến giải tác phẩm ở những góc độ, chiều sâu khác nhau. Trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ”, Nguyễn Mạnh Hùng đã khai thác vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết. Tác giả bài viết cho rằng “nhân vật của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó. Bài viết “Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” của Đoàn Cầm Thi khai thác vấn đề tính dục trong tiểu thuyết, đặc biệt qua phân tích Hoàn – nhân vật nữ chính của tác phẩm [43]. Điểm các bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy, cho dù được khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song vấn đề 4 thời gian tự sự - một phương diện quan trọng trong thi pháp tiểu thuyết của nhà văn lại chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn luận chuyên sâu. Nghiên cứu vấn đề thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả luận văn cũng học tập được nhiều ý tưởng và cách tiếp cận vấn đề thời gian tiểu thuyết trong bài viết của nhà tác giả: Đào Duy Hiệp (“Các cấp độ thời gian trong truyện ngắn Chí Phèo” [14]; “Thời gian trong Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh” [15]), Nguyễn Mạnh Quỳnh (“Tìm hiểu nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng [37]; Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G. Genette, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn [38]), Thái Phan Vàng Anh (“Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” [4]), các luận văn thạc sĩ về thời gian tự sự của Phùng Hữu Hải, Nguyễn Thị Vân Anh… Từ sự phân tích sơ bộ ở trên, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu đề tài “Thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” là cần thiết và có ý nghĩa lí luận - thực tiễn thiết thực. Có thể xem đây là một trong những con đường thuận lợi nhất để tác giả luận văn tìm ra những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng những đóng góp của ông vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Mục đích nghiên cứu 3.1. Phân tích đặc tính và diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra một phương diện độc đáo trong tiểu thuyết của nhà văn. 3.2. Khẳng định những đóng góp quan trọng về tư duy tiểu thuyết và thi pháp thể loại (cách viết, kĩ thuật tiểu thuyết) của Nguyễn Bình Phương vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khái niệm thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của thời gian tự sự (Tư tưởng của G. Genette là cơ sở lí thuyết quan trọng để tác giả vận dụng phân tích thực tiễn tiểu thuyết). [...]... trình bày trong ba chương: Chương 1 Khái niệm thời gian tự sự và một số đặc điểm của tổ chức thời gian tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Chương 2 Trình tự kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương 3 Tần suất và nhịp điệu kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 7 NỘI DUNG Chương 1 KHÁI NIỆM THỜI GIAN TỰ SỰ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT... lí thời gian của truyện có khả năng lớn trong việc hiện đại hoá các sự kiện Thời gian thực sự có tính nghệ thuật là thời gian tự sự và thời gian phát ngôn 13 1.1.1.3 Khái niệm thời gian tự sự Nếu thời gian của nhân vật, của các sự kiện trong tác phẩm là đối tượng quan tâm của bộ môn Thi pháp học thì đối tượng quan tâm của bộ môn Tự sự học lại là thời gian của truyện, thời gian kể Họ phân biệt thời gian. .. cả thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật (thời gian tự sự) Và Tự sự học quan tâm chủ yếu đến thời gian tự sự - nghệ thuật xử lí thời gian của nhà văn Thời gian tự sự (narrative time), còn được gọi là thời gian giả” (pseudo – temporal) theo cách nói của G Genette, để phân biệt với thời gian của bản thân câu chuyện hoặc sự kiện được trần thuật chính là thời gian của truyện kể Đó là thời gian. .. thức và cảm thụ mới mẻ của con người hiện đại về thời gian Khảo sát thời gian tự sự trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam thấy có những điểm nổi bật sau: 1.2.1 Thời gian sự kiện bị đảo lộn (Phi tuyến tính hóa thời gian) Trong tiểu thuyết trước 1975, thời gian tự sự thường được tổ chức theo trình tự thời gian sự kiện, thời gian tuyến tính Nhưng dường như trật tự niên biểu trở thành cái khung quá chật hẹp... Phân tích đặc điểm và diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Cụ thể bao gồm các vấn đề: Trình tự kể chuyện, Tần suất và Nhịp điệu kể chuyện 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm, diễn biến thời gian tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phân tích qua 3 tiểu thuyết quan trọng của Nguyễn Bình Phương: - Người đi vắng, Nxb Phụ... hệ của hai lớp thời gian này” Dưới quan niệm tự sự học, G Genette đã đưa ra định nghĩa về thời gian như sau: Thời gian nghệ thuật là một chuỗi thời gian kép, có thời gian của cái được kể lại và thời gian của truyện, tức là thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt” Không phải thời gian nào xuất hiện trong truyện cũng là thời gian nghệ thuật Đi vào khám phá thời gian nghệ thuật... thuật trình bày các sự kiện trong mối liên hệ với thời gian [8, tr.85] Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhất là sau 1986 với sự đổi mới kĩ thuật viết, với những cách tân táo bạo trong nghệ thuật tự sự đã phá vỡ (nhưng không cắt lìa) cấu trúc thời gian truyền thống, góp phần tạo nên những sắc thái độc đáo của thời gian trong tiểu thuyết đương đại 1.1.1.2 Các loại thời gian trong tự sự Tự sự học coi một câu... kể - thời gian quy chiếu - và thời gian kể, thực hiện hành động kể truyện - thời gian phát ngôn” [17, tr.109] Chiristan Metz lại viết: “Truyện là một chuỗi thời gian hai lần thời gian có thời gian của cái được kể và thời gian của truyện (thời gian của cái được biểu đạt và thời gian của cái biểu đạt)… một trong những chức năng của truyện là đổ khuôn (monayer) thành một thời gian trong một thời gian. .. ra đặc điểm tư duy của một thời đại, một trào lưu văn học trong một giai đoạn nào đó Bằng tài năng trong việc tổ chức thời gian tự sự của tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định những nỗ lực của mình trong việc “làm mới, làm giàu” tiểu thuyết Việt Nam đương đại Nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có thể nhận thấy trong đây sự xoắn kép nhiều mạch truyện, thời gian quá khứ và hiện tại... tính thời gian kể theo tần số xuất hiện trong mối tương quan giữa lời kể và cốt truyện” [17, tr.140] Tần suất kể truyện chính là một phương diện cơ bản của thời gian tự sự, tuy nhiên nó ít được các nhà lí luận phê bình chú ý tới Ba cấp độ kể trên là những phương diện cơ bản nhất và cũng gần như hoàn thiện nhất về thời gian tự sự Khảo sát thời gian trong một tác phẩm tự sự dựa trên lí thuyết thời gian tự . hiểu cả thời gian được trần thuật và thời gian trần thuật (thời gian tự sự) . Và Tự sự học quan tâm chủ yếu đến thời gian tự sự - nghệ thuật xử lí thời gian của nhà văn. Thời gian tự sự (narrative. CHỨC THỜI GIAN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Thời gian tự sự và các yếu tố cấu trúc của nó 1.1.1. Về khái niệm thời gian tự sự 1.1.1.1. Khái luận về thời gian Thời gian. đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ,

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan