Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy)

101 684 11
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ (Trên cứ liệu ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Bên dòng sầu diện của Nguyễn Đình Tú, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN BÍCH NGỌC TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CỦA BA NHÀ VĂN TRẺ (Trên cứ liệu ba tác phẩm MÀU RỪNG RUỘNG của Đỗ Tiến Thụy, BÊN DÒNG SẦU DIỆN của Nguyễn Đình Tú, BIỂN XANH MÀU LÁ của Nguyễn Xuân Thủy) Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Tú HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và ngƣời thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự kính trọng sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Thanh Tú - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt qua trình hoàn thành luận văn này. Thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi những vấn đề vô cùng bổ ích và luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học, khoa Ngữ Văn và Phòng Sau đại học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Bích Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và do bản thân khai thác và do sự chỉ bảo tận tình của ngƣời hƣớng dẫn, không sao chép bất kì tài liệu nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Bích Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Cấu trúc luận văn 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1: NHÀ VĂN, TIỂU THUYẾT VÀ CHIẾN TRANH 9 1.1.Những vấn đề chung về tiểu thuyết 9 1.2. Các thế hệ nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh 13 1.2.1. Từ 1975 đến 1986 13 1.2.2.Từ 1986 đến nay 14 1.3.Tiểu thuyết trong việc miêu tả chiến tranh 16 CHƢƠNG 2: BA TIỂU THUYẾT – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 19 2.1.Hiện thực chiến tranh 19 2.1.1.Cuộc sống chiến tranh trong thời đánh Pháp 19 2.1.2.Cuộc sống thời hậu chiến 22 2.1.3.Cuộc sống nơi đảo xa 24 2.2.Thân phận con ngƣời 28 2.2.1.Con ngƣời là nạn nhân của chiến tranh 28 2.2.2.Con ngƣời – những tính cách phức tạp, những số phận trái ngang 30 2.2.3. Con ngƣời làm chủ cuộc sống 38 CHƢƠNG 3: BA TIỂU THUYẾT- NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 42 3.1.Các mô hình không gian cơ bản 42 3.1.1. Không gian chiến trƣờng 42 3.1.2.Không gian hiện thực đời thƣờng 46 3.1.3.Không gian lãng mạn đầy chất thơ 51 3.1.4. Không gian tâm linh, huyền thoại 56 3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật 57 3.2.1. Nhân vật ngƣời lính – hình tƣợng trung tâm 58 3.2.1.1.Ngƣời lính với những suy tƣ, trăn trở 59 3.2.1.2.Ngƣời lính đối mặt với những bi kịch cuộc sống 62 3.2.1.3.Ngƣời lính trong đời thƣờng 67 3.2.2. Nhân vật ngƣời nông dân 72 3.2.3. Nhân vật ngƣời phụ nữ 75 3.2.4. Nhân vật thanh niên 79 3.3.Ngôn ngữ và giọng điệu đặc trƣng 80 3.3.1. Ngôn ngữ thông tục 82 3.3.2.Ngôn ngữ giàu cảm xúc đƣợc cá thể hóa 86 3.3.3.Một giọng điệu mới: cảm thƣơng 88 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Chúng tôi chọn tiểu thuyết là thẻ loại để nghiên cứu vì: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”(Từ điển thuật ngữ văn học). Theo M.Bakhtin, “tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang sinh thành và chƣa hoàn kết”. Do thƣờng xuyên tiếp xúc với “cái hiện tại chƣa hoàn thành”, nên tiểu thuyết, bên cạnh việc không ngừng mở rộng sức chứa, củng cố các đặc điểm thi pháp của thể loại…, còn kịp thời bao quát, chuyển tải những vấn đề lớn lao của hiện thực đời sống, do vậy nó còn cập nhật những vấn đề mang ý nghĩa thời sự. - Tiểu thuyết là thể loại văn chƣơng duy nhất luôn biến chuyển, do đó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Có thể coi đây là thể loại lực lƣỡng mà nhanh nhạy trong việc tái hiện những vấn đề lớn lao của hiện thực đời sống. - Chiến tranh nhìn từ góc độ nhân tính tự nhiên là một hiện tƣợng bất thƣờng, bởi trƣớc nay nó luôn đem lại cho cả hai bên tham chiến sự thù hận và những mất mát, đau thƣơng. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta đã đi qua nhiều năm nhƣng nỗi đau trong lòng ngƣời vẫn âm ỉ khôn nguôi và cho đến hôm nay, chiến tranh vẫn đang có nguy cơ hiện hữu, có thể nó sẽ xảy ra ở một hoàn cảnh khác, không gian khác và có thể khác cả về tính chất. Vì vậy, chiến tranh vẫn luôn là một trong những đề tài hấp dẫn để nhiều cây bút trong trong và ngoài quân đội suy ngẫm, khám phá, tái hiện và sáng tạo. Không chỉ có những cây bút, những nhà văn trong thời chiến mới có thể viết và hiểu về thời chiến mà còn có cả những cây bút trẻ sống trong thời kì hòa bình vẫn có thể viết về chiến tranh, tái hiện lại chiến tranh một cách chân thực và sâu sắc. 2 - Các cuộc vận động sáng tác văn học của Bộ Quốc phòng diễn ra 5 năm một lần đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhất là ở thể loại tiểu thuyết, đặc biệt là đợt tổng kết năm 2009. Góp phần vào dòng chảy của văn học viết về đề tài chiến tranh, có thể kể đến các tiểu thuyết: Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú), Biển xanh màu lá (Nguyễn Xuân Thủy). Đây là ba tác phẩm cung cấp thêm những cái nhìn, tiếng nói, có thể chƣa phải là mới mẻ nhƣng đáng trân trọng về hai cuộc chiến tranh đã qua và công cuộc bảo vệ đất nƣớc hôm nay. Những tác phẩm này giúp chúng ta phần nào thấy đƣợc sự vận động của văn học Việt Nam hôm nay nói chung và tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng. - Chiến tranh và ngƣời lính vẫn là đề tài có sức hút mạnh mẽ trong sáng tác của các nhà văn quân đội. Đã có ít nhiều công trình, bài viết đề cập đến tiểu thuyết về đề tài chiến tranh những năm gần đây nhƣng chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống tiểu thuyết của các nhà văn mặc áo lính nhƣng chƣa từng cầm súng trực tiếp đánh giặc. Bởi vậy, lựa chọn đề tài Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba nhà văn trẻ, ngƣời viết muốn phần nào đƣa ra cái nhìn khái quát, hệ thống về tiểu thuyết đề tài chiến tranh những năm gần đây, đặc biệt là đi sâu vào những tiểu thuyết của ba nhà văn trẻ này. 2. Lịch sử vấn đề - Đã có một số bài viết mang tính giới thiệu về văn học chiến tranh và các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, cụ thể về ba tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy, Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú của các tác giả Nguyễn Thanh Tú (Bên dòng Sầu Diện – cách tiếp cận chiến tranh của các nhà viết trẻ), Đoàn Minh Tâm (Tiểu thuyết của các cây bút trẻ, đọc và cảm nhận)… trên các báo, tạp chí… nhƣ Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ trẻ. Gần đây, có một số công trình 3 bƣớc đầu nghiên cứu sâu hơn về mảng sáng tác này, chẳng hạn, Ngô Thị Hải Vân với Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 – Nhìn từ nhân vật (Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Hà Nội 2011). Luận văn này đã cho chúng ta thấy hệ thống nhân vật của các tiểu thuyết đƣợc quan tâm một cách riêng rẽ, có đánh giá một cách hệ thống về phƣơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong từng tác phẩm. Lê Thị Hạnh trong Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết 2004 – 2009 về đề tài chiến tranh (Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2011) đã phần nào nhận diện và cắt nghĩa những đổi mới về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh, dĩ nhiên, có đề cập đến ba tiểu thuyết trên. Ngoài ra có thể kể đến các bài viết mang tính gợi ý nhƣ Cách tiếp cận chiến tranh của người viết trẻ, eVan, 2011 nhìn ở góc độ giọng điệu cho rằng Bên dòng Sầu Diện đã góp phần làm mới thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh bằng chất giọng cảm thƣơng, điều mà trƣớc đó ít xuất hiện. Bài Đề tài chiến tranh: Món nợ dài cuả các nhà văn, Phạm Thành Chung, Văn hóa Thể thao, Công An Nhân dân, 2008 cho thấy, để có những trang viết vừa hay vừa chân xác về hai cuộc chiến tranh thần thánh mà dân tộc ta đã trải qua, đòi hỏi các nhà văn Việt Nam phải hội tụ trong mình nhiều yếu tố: Không chỉ là tài năng, mà còn phải có thêm một cách nhìn minh triết Trong một bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Đình Tú cho biết, Bên dòng Sầu Diện đƣợc in ở NXB Quân đội Nhân dân, khi anh biết nó đƣợc in thì sách đã xuất xuống đơn vị, không thể nào mua thêm đƣợc ngoài 10 cuốn sách biếu của tác giả. Vì thế sách không có mặt ngoài thị trƣờng, và đƣơng nhiên, báo chí cũng nhƣ rất nhiều bạn đọc yêu quý văn Nguyễn Đình Tú không hề biết đến cuốn tiểu thuyết này của anh. Bạn đọc có thể đặt ra câu hỏi vì đây là cuốn tiểu thuyết viết về một đề tài quá nghiêm túc - chiến tranh - mà nó bị bạn đọc thờ ơ nên không thể có mặt ngoài thị trƣờng? 4 Tiểu thuyết này đƣợc viết theo bút pháp truyền thống quen thuộc mà ngay cách chia phần, phần 1- Những tháng ngày xa; phần 2- Những ngày tháng chưa xa; phần 3- Hiện hữu, đã nói lên một kết cấu hiền lành tuân theo trật tự thời gian. Trong các phần lại đƣợc chia thành các chƣơng rõ ràng, mỗi chƣơng đƣợc triển khai theo một chủ đề, rành mạch. Trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Trần Tố Loan nhận xét: “Ở Bên dòng Sầu Diện, trƣờng nhìn của nhà văn đặt vào thị trấn An Lạc - thị trấn Nét Mặt Buồn nằm lọt thỏm giữa núi Cô Hồn và dòng Sầu Diện, trong đó, có những không gian nhỏ hơn nhƣ Xóm Đáy, xóm Khơ me, phố Phủ Từ… Trong không gian ám ảnh và có tên gọi gắn với huyền thoại tự tạo ấy, nhà văn kể câu chuyện về cuộc đời nhân vật Minh Việt từ khi ra đời đến lúc già cả. Và theo bƣớc chân hành quân của Minh Việt, không gian mở rộng tận Sài Gòn nhƣng không thật ấn tƣợng”. Về điểm nhìn thời gian, trục thời gian trong các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú thƣờng là hiện tại-quá khứ hoàn thành-quá khứ-hiện tại tiếp diễn. Bên dòng Sầu Diện mở đầu bằng sự chào đời của Minh Việt, tiếp đó là câu chuyện về những ngày đã xa của Nguyên Bình, Mến…; những tháng ngày chƣa xa của Việt, bè bạn, ngƣời thân rồi trở về hiện tại. Trong hồi ức của bố Việt, có câu chuyện về tuổi học trò, ngày đầu tham gia cách mạng, gặp lại ngƣời bạn học Tuấn Thành, cuộc gặp gỡ với Mến-mẹ của Minh Việt…Tiếp đó, Minh Việt kể lại những chặng đƣờng, những bƣớc ngoặt lớn của đời mình cho đến giây phút anh đứng ở núi Cô Hồn nhìn về An Lạc, nghĩ đến quá khứ. Trong bài viết Sắc màu nhân gian trong tiểu thuyết “Màu rừng ruộng”. Bùi Công Thuấn phân tích: “Cảm giác khó chịu về mặt ngôn ngữ đầy ứ lên, ngán ngẩm. Rừng và Ruộng là hai không gian khác nhau. Tiếng Việt chƣa hề có sự ghép đôi nhƣ thế bao giờ. Chỉ có những từ nhƣ “ruộng đồng, ruộng đất, 5 ruộng nƣơng, ruộng bậc thang…” hay “rừng hoang, rừng rú, rừng xanh núi đỏ, rừng nguyên sinh…”. Có thể cách đặt tên và màu sắc của Màu rừng ruộng làm giảm sự chú ý của ngƣời đọc khi họ tiếp cận với nhiều cuốn sách khác chăng? Sau cái cảm giác ngán ngẩm lúc đầu, tôi thử nhập thân vào câu chữ của Màu rừng ruộng. Và tôi kinh ngạc về sự cuốn hút của ngòi bút Đỗ Tiến Thụy. Màu rừng ruộng là cuốn tiểu thuyết hấp dẫn. Hấp dẫn và thú vị đến những dòng cuối. Đỗ Tiến Thụy dẫn ta theo chân nhân vật Vinh, ngƣời làng Bùi, 17 tuổi thi rớt đại học, chẳng biết làm gì, đành đi chăn nghé cho hợp tác xã. Và ngay cả việc chăn nghé, Vinh cũng trở thành “gã mục đồng lạc lõng”. Ngƣời cha bảo, “Hỏng, anh cƣỡi con nghé cũng không nổi thì làm ăn gì đƣợc nữa!”. Rồi Vinh sang làm ở lò gạch. Chán nản, anh đổi sang tổ bảo vệ, không xong. Anh lại trở về xin ông Ét học cày. Anh bị ông ta từ chối. Ngƣời cha đau đớn bảo “Con ơi! Làm trai phải hùng tâm tráng chí núi rộng sông dài, chứ bằng lòng ở nhà nhƣ thế khác nào kiếp ếch, có ềnh oang cho lắm cũng chỉ vang động đƣợc đáy ao làng”. Vinh lại đi thi và rớt đại học lần nữa. Nỗi tủi nhục chồng chất. Ngƣời tình âm thầm của Vinh là chị Miền (hơn Vinh 10 tuổi) bị ép duyên lấy ông Ét làm Vinh đau đớn tuyệt vọng, anh tình nguyện đi khám tuyển bộ đội. Đoàn quân của anh trở lại chiến trƣờng xƣa ở Tây Nguyên để tìm hài cốt đồng đội trên núi Saman, tìm hài cốt phi công Mỹ. Ở đây Vinh chứng kiến bao nhiêu sự việc của ngƣời lùn Rơ Mâm làng Sập. Khi tìm đƣợc mộ hài cốt những ngƣời lính đặc công năm xƣa bị Mỹ sát hại, Vinh lại trúng mìn chết ở tuổi hai mƣơi. Trƣớc khi nhắm mắt, Vinh nói với anh Tấn - ngƣời đội trƣởng đội quy tập K20 - ƣớc vọng đƣợc chôn ở Khu Rừng Say”. Đây là bài phân tích khá sâu, có chính kiến rõ ràng về một tác phẩm cụ thể. [...]... giả sống trong thời bình cũng viết về chiến tranh Tất cả đều muốn có cái nhìn riêng về đề tài chiến tranh sau 1975, đặc biệt là những tiểu thuyết gần đây nhƣ: Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân 13 Thủy và Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở các phần sau 1.2 Các thế hệ nhà văn viết tiểu thuyết về đề tài chiến tranh 1.2.1 Từ 1975 đến 1986 Từ 1945-1975... Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng: Ba tiểu thuyết của ba nhà văn trẻ 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Ba cuốn tiểu thuyết: Màu rừng ruộng, Bên dòng Sầu Diện, Biển xanh màu lá - Một số các tác phẩm khác viết về đề tài chiến tranh gần gũi với đề tài 8 5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: hệ thống những chi tiết, nhân vật theo các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ các nhận định... nghiên cứu luận văn sẽ góp thêm tƣ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đặc biệt là thể loại tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Nhà văn, tiểu thuyết và chiến tranh Chƣơng 2: Ba tiểu thuyết – nhìn từ phƣơng diện nội dung Chƣơng 3: Ba tiểu thuyết – nhìn từ phƣơng diện. .. ngƣời đều bị một nỗi ám ảnh ghê sợ đó là sự khốc liệt của chiến tranh Cái điều cơ bản nhất mà tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện của tác giả Nguyễn Đình Tú hƣớng tới là nói về số phận của con ngƣời Hầu nhƣ các 21 nhân vật trong Bên dòng Sầu Diện đều bị chi phối, ảnh hƣởng, tác động bởi chiến tranh Nhìn ở góc độ này, tác phẩm là sự tố cáo, lên án chiến tranh mà kẻ thù tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại... nhà văn lại có cách viết riêng Ngƣời thì viết về sự tàn khốc, sự hủy diệt của chiến tranh, ngƣời thì viết về sự ác liệt, dữ dội của những chiến dịch… Vấn đề đầu tiên có thể nói đến đó là cuộc sống trang chiến tranh thời đánh Pháp Trong tác phẩm Bên dòng Sầu Diện của tác giả Nguyễn Đình Tú cuộc sống trong chiến tranh đƣợc tác giả miêu tả vô cùng khốc liệt: “Bỗng “đoàng…đoàng…ù….chéo” Súng từ trong nhà. .. Chia sẻ về quan điểm "tác phẩm xứng tầm của văn học đề tài chiến tranh" này Đỗ Tiến Thụy có nói: “Tôi nghĩ, những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh sẽ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trƣờng Những ngƣời viết về chiến tranh sẽ ít đi nhƣng chất lƣợng nghệ thuật trong tác phẩm buộc phải tăng lên Thay vì trông chờ vào sự tiếp sức từ những tổ chức nhà nƣớc bỏ tiền đầu tƣ cho sáng tác để... đối tƣợng nghiên cứu Tác phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy không hẳn là một tiểu thuyết hoàn toàn viết về chiến tranh, nhƣng tác giả đã cố gắng mang lại cho cuốn sách phảng phất hào khí lịch sử chiến đấu của dân tộc trong quá khứ là cuộc kháng chiến chống Mỹ Qua cuộc đời của Vinh, mảng vỡ của những ký ức, buồn, đẹp lẫn lộn hay mảnh vỡ của những giấc mơ tuổi trẻ, sự tàn khốc của chiến tranh hiện lên... mục Tài liệu tham khảo 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHÀ VĂN, TIỂU THUYẾT VÀ CHIẾN TRANH 1.1 Những vấn đề chung về tiểu thuyết Ở phƣơng Tây, tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự, thƣờng là thể loại anh hùng ca, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thƣờng Về nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu, mà tiêu biểu là V.Biêlinski đã rất có lý khi cho rằng tiểu thuyết. .. hệ sáng tác về cùng một đề tài - Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ba tiểu thuyết, cắt nghĩa thành công của các tác giả về đề tài này, chỉ ra và lý giải mối quan hệ giữa vốn sống thực tế và đối tƣợng phản ánh (các nhà văn này chƣa hề trực tiếp cầm súng đánh trận) Trên cơ sở đó, góp phần chỉ ra sự vận động về mặt thể loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh từ... hƣớng về phía trƣớc Chúng ta có quyền đặt một niềm tin: mỗi tiểu thuyết là một cách đào sâu hơn về cõi ngƣời, cõi đời để đạt đƣợc một tầm sâu cho nhận thức về cõi nhân sinh 1.3 Tiểu thuyết trong việc miêu tả chiến tranh Tiểu thuyết là một thể loại văn học phù hợp với nhiều đề tài trong đó có đề tài chiến tranh Có thể nói, trong sự phát triển 50 năm của văn học hiện đại Việt Nam, mảng văn học về đề tài chiến . NGUYỄN BÍCH NGỌC TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CỦA BA NHÀ VĂN TRẺ (Trên cứ liệu ba tác phẩm MÀU RỪNG RUỘNG của Đỗ Tiến Thụy, BÊN DÒNG SẦU DIỆN của Nguyễn Đình Tú, BIỂN XANH MÀU. phẩm Màu rừng ruộng của Đỗ Tiến Thụy, Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy, Bên dòng Sầu Diện của Nguyễn Đình Tú của các tác giả Nguyễn Thanh Tú (Bên dòng Sầu Diện – cách tiếp cận chiến tranh. của văn học viết về đề tài chiến tranh, có thể kể đến các tiểu thuyết: Màu rừng ruộng (Đỗ Tiến Thụy), Bên dòng Sầu Diện (Nguyễn Đình Tú), Biển xanh màu lá (Nguyễn Xuân Thủy). Đây là ba tác phẩm

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan