Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

112 1.3K 5
Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ mùa xuân năm 1975 đến nay, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự thay đổi trên các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội… văn học cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Văn học Việt Nam đã được các nhà văn đào sâu hơn vào tất cả các yếu tố thế sự, đời thường, chú ý đến nhiều mặt khác nhau của đời sống cá nhân, thay đổi cách thể hiện trên mọi phương diện. Nhiều nhà văn đã kịp thời nắm bắt được những vấn đề của cuộc sống sau chiến tranh, họ trăn trở háo hức, khát vọng muốn được thể hiện năng lực khám phá và sáng tạo của mình. Có thể nói, chưa bao giờ văn xuôi lại phát triển mạnh mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn lại “thành thật” với cuộc sống với chính mình như bây giờ. 1.2. Cuộc chiến đã lui vào dĩ vãng, sau một quãng lùi lịch sử, nhưng tiểu thuyết viết vế chiến tranh vẫn là đề tài thu hút rộng rãi lực lượng cầm bút. Họ là những nhà văn đi từ trong chiến trường ra, đó là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Trọng Oánh, Khuất Quang Thụy, Ma Văn Kháng, Hồ Phương, Nam Hà, Lê Lựu, Chu Lai… Các nhà văn đã góp phần quan trọng tạo nên những đường nét chủ yếu của diện mạo nền văn học nước ta sau 1975. 1.3. Nhưng tạo nên những chấn động, cao trào văn học thì phải kể đến tiểu thuyết Đất trắng (tập 1 - 1979) của Nguyễn Trọng Oánh. Tác phẩm xuất hiện làm xôn xao dư luận bởi cái nhìn của nhà văn hướng thẳng, sâu vào sự thật trần trụi của chiến tranh với tất cả sự bộn bề, phức tạp của nó. Và từ khi Đất trắng (tập 1) xuất hiện đã có nhiều ý kiến, bài viết, đánh giá về mảng văn học. viết về đề tài chiến tranh. Đáng chú ý là ý kiến của tác giả sau: Nhà văn Chu Lai đã khẳng định:“Không phải chiến tranh biến con người thành những chi tiết trong bộ máy bạo lực chỉ biết bấm cò và chém giết, chiến 2 tranh là điều kiện, là tình huống để đẩy suy nghĩ đời thường lên đến đỉnh đỉnh điểm” [39]. Nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng cũng cho rằng: “Các cây bút tiểu thuyết viết vể chiến tranh thời kỳ đổi mới luôn có khát vọng đào sâu trực tiếp vào tiến trình của cuộc chiến để trình bày, phát hiện mọi mặt của nó, chiều sâu phức tạp và những điều chưa khám phá về nó” [14]. Nhà văn Hữu Mai cho rằng: “Tác phẩm viết về chiến tranh đã mang những sắc thái mới. một số đi vào những đề tài của chiến tranh, một số lại có xu hướng khai thác những bình diện chữ được đề cập đến nhiều trong những tác phẩm trước đây như: Cái đau thương, cái mất mát, ác liệt, cái thấp hèn, những vấn đề đạo đức trong chiến tranh… tiểu thuyết nay bám sát hiện thực nhìn thẳng vào thực trạng, nói thẳng ra những điều mình và mọi người quan tâm” [49]. Trong tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4 - 1985, Nguyễn Văn Long đã đưa ra nhận xét: “Sau cái không khí sôi động của năm 1975 lịch sử, nhiều người viết tiểu thuyết muốn tìm trở lại với những mảng hiện thực chiến tranh mà mình đã từng trải, những vốn sống quý báu được tích lũy và sàng lọc qua ký ức và thời gian; trở nên rõ ràng và cô đọng. Những tác phẩm này thường hướng về giai đoạn trước của cuộc chiến tranh, đặc biệt là những năm tháng gay go quyết liệt nhất: Sao Mai của Dũng Hà, Biển Gọi của Hồ Phương, Đất Miền Đông của Nam Hà, Mở Rừng của Lê Lựu, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, v.v…” [47]. Nhà phê bình Tôn Phương Lan đã có đánh giá: “Quan điểm nhìn cuộc sống trong sự phát triển đa chiều, và biện chứng của nó thể hiện trong các tiểu thuyết gần đây là một khuynh hướng mới. Các nhà văn đã tả được cái sống đang cưa quậy, cái ngổn ngang trần trụi của chiến trường, cái giản dị mà quyết liệt của người lính hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh trong Đất 3 trắng đâu có đơn giản làm người đọc hoang mang, bi lụy. Những chuyện đời thường trong Biển gọi: chuyện tình yêu bị đánh lừa, hoặc phản bội, chuyện hậu phương…cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm này” [44]. Nghiên cứu trực tiếp về tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh, chúng tôi tìm được các bài viết của Đặng Quốc Nhật, Trần Duy Thanh, Lê Quang Trang, Thiếu Mai: Đặng Quốc Nhật trong bài viết, Mấy nét về đề tài chiến tranh và tiểu thuyết Đất Trắng - Văn nghệ quân đội, 1980 có đoạn: “Đất trắng đã gợi cho chúng ta những suy nghĩ mới cho tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh lúc này. Ở đây người đọc thấy được sự dữ dội của cuộc chiến đấu giữa ta và địch, những thiệt hại nặng nề của ta, những vùng đất trắng, sự chịu đựng đến mức ghê gớm. Cái giá của những chiến công và chiến thắng cuối cùng. Không né tránh phản ánh cái đó, không thi vị nó, chất hiện thực của cuốn tiểu thuyết khá đậm và chân thật…” [59]. Ý kiến của tác giả Thiếu Mai: “Đọc tác phẩm, người đọc có cảm tưởng Nguyễn Trọng Oánh đã làm chủ được địa bàn chiến sự rộng lớn, đã điều binh khiển tướng khá linh hoạt trên địa bàn hoạt động của mình. Như người ta thường nói là vốn sống ngồn ngộn, tầng tầng, lớp lớp. Lại có cảm giác rằng nếu không trực tiếp sống cảnh trên, e khó lòng miêu tả được sinh động đến như vậy” [50]. Trần Duy Thanh đánh giá vai trò của Nguyễn Trọng Oánh như sau: "Đất Trắng nằm trong số tiểu thuyết về chiến tranh xuất hiện sau chiến tranh đã có chặng đường dài một thập kỷ. Một thử thách với tác giả cũng như nhiều cây bút khác là: yêu cầu của các bạn đọc khắt khe hơn; không thể miêu tả một cách dễ dãi, toàn những chuyện ngọt ngào, suôn sẻ. Và ai cũng thấy là tiểu thuyết với đề tài chiến tranh năm 1975 đã có những khởi sắc. Nghĩ đến 4 những khởi sắc ấy người ta không thể không nghĩ đến Đất Trắng với những nỗ lực của Nguyễn Trọng Oánh trên một phương hướng thể hiện hãy viết về chiến tranh thật nghiêm túc và trung thực” [75]. Qua những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu một cách sâu sắc tỷ mỷ công phu về những tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh còn ít ỏi, phần nhiều chỉ là những đánh giá chung chung chưa có tính hệ thống. Vì vậy, chúng tôi đi đến quyết định chọn đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh” với hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò vị trí của ông trong nền văn xuôi Việt Nam sau 75 năm nói chung và tiểu thuyết Việt Nam sau 75 năm nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn chọn đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh” nhằm góp phần lý giải vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu về một tác giả tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh của văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ đó chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 và sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh. - Những đổi mới trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh về phương diện đề tài, cảm hứng sáng tạo, nhân vật. - Ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh cho tiểu thuyết Việt Nam sau năm 75 ở các mặt: đề tài, cảm hứng sáng tạo, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh. 5 - Phạm vi khảo sát của đề tài gồm các tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh: Đất trắng, Con tốt sang sông, Người thắng cuộc, Mây cuối chân trời. - Bên cạnh đó, luận văn cũng so sánh với một số tác phẩm, tác giả cùng thời: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (Nguyễn Minh Châu), Cha và con và…(Nguyễn Khải), Năm 75 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy). 5. Phương pháp nghiên cứu Từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Thực hiện đề tài này,chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn toàn diện hệ thống trên phương diện nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh, qua đó, góp một phần nhỏ vào những thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Trọng Oánh, tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của nhà văn trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn triển khai thành 3 chương. Chương 1: Tiểu thuyết việt nam sau 1975 và sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh Chương 2: Đề tài, cảm hứng sáng tạo, và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh 6 NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRỌNG OÁNH 1.1. Quá trình đổi mới của văn học sau năm 1975 1.1.1. Những chuyển biến trong xã hội sau năm 1975 và sự tất yếu của công cuộc đổi mới Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhưng cũng là một loại hình hoạt động tinh thần đặc thù, lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh và nhận thức hiện thực đời sống theo những quy luật riêng và những sáng tạo in đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Như một lẽ tự nhiên, bất kỳ nhà văn nào cũng tồn tại trong lịch sử như một yếu tố của quá trình lịch sử ấy và cũng đồng thời là người tham gia vào quá trình ấy như một nhân tố đặc biệt. Trong quá trình vận động của lịch sử, những nghệ sĩ chân chính bằng cách này hay cách khác đều gắn với diễn biến chính của thời đại. Những vận động của lịch sử đã ảnh hưởng lớn đến quá trình vật lộn, kiếm tìm một hướng đi mới ở nghệ sĩ. Trước năm 1975, trong thời kỳ bão lửa sục sôi của dân tộc, đất nước đứng trước những thách thức sống còn - nhiệm vụ cứu nước, số phận của toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cách mạng luôn được đặt lên hàng đầu thì đề tài chiến tranh thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà văn đương thời. Nhà văn sáng tác là để biểu dương, ca ngợi Tổ quốc, nhân dân và biểu dương tất cả những gì tiêu biểu cho nhân dân, cho tổ quốc. Rất nhiều tác phẩm viềt về đề tài chiến tranh với một niềm say mê lạc quan và nhiệt tình cách mạng cháy bỏng. Có thể nói các nhà văn kháng chiến đã dựng lên một tượng đài kỳ vĩ về người lính, ghi lại những tháng ngày hào hùng nhất trong lịch sử oanh liệt của dân tộc qua từng trang viết của mình. 7 Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc chấm dứt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành được thành quả to lớn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, thống nhất đất nước. Đất nước hoà bình, cả nước tập trung khắc phục những hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh để lại và tiếp tục phải đương đầu với những thử thách mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhân dân hai miền bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới với ý chí và quyết tâm cao độ. Công cuộc ấy là cả một quá trình với đầy biến động, chất chứa những suy tư, trăn trở của Đảng trong việc tìm tòi bước đi, hình thức phù hợp để đưa đất nước tiến lên. Đại hội toàn quốc lần thứ IV của ĐCSVN (1976) đã nêu rõ đường lối lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hôi. “Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại do đó đảm bảo cho đất nước ta vĩnh viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh”. Trong đại hội cũng đề ra phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980). “Xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước với bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động” [17]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng: một mặt, do nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá liên miên, do chính sách cấm vận của Mỹ. Mặt khác, do sự sai lầm chủ quan trong đường lối, chủ trương cải tạo, xây dựng kinh tế - xã hội đất nước chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đời sống văn hoá trong đó có văn học cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi tình hình này. Năm 1982, Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ Đại hội IV đến đại hội này, đường lối xây dựng XHCN đã có sự 8 điều chỉnh để phù hợp hơn với điều kiện mới. Trong kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), Đảng ta chủ trương đẩy mạnh cải tạo XHCN phát triển một bước và sắp xếp lại cơ cấu kinh tế nhằm đạt được sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp bách thiết yếu nhất của đời sống nhân dân. Trên phương diện đời sống văn hoá, tư tưởng xây dựng nền văn hoá mới, con người mới được quán triệt. Tuy nhiên, cũng như nhiều mặt khác của đời sống xã hội, đời sống văn hoá chưa thực sự được hình thành. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhằm đưa đất nước tiếp tục con đường cách mạng XHCN, đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) với những chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng xã hội đã trở thành một mốc quan trọng mở đầu cho một thời kỳ đổi mới thực sự. Và trong quá trình đổi mới ấy, đối mới tư duy là vấn đề cốt tử văn kiện nêu rõ: “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta mới vượt qua khó khăn. Phải đổi mới cách làm, cách nghĩ sao cho đúng với quy luật khách quan vốn có của nó”[19]. Nói về vấn đề này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn như sau: “Đối với tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học nghiêm túc… Trong quá trình đối mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI” [24]. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một quyết sách đúng đắn, có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn hoá, văn học. Bởi vậy chiến tranh vẫn là đề tài phong phú của các nhà văn, việc trở lại đề tài chiến tranh trong văn xuôi sau 1975 cũng là một quy luật, sự tiếp tục tự 9 nhiên các thành tựu đã được ghi nhận trước đây. Với âm hưởng hào hùng và quy mô sử thi tương ứng và tương xứng với cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, cuộc sống và số phận con người gắn với số phận đất nước vẫn cần được viết tiếp trong mọi khoảng lùi thời gian. Kể từ cuối thập niên 70, đầu 80, một số tác phẩm ký và tiểu thuyết đã dần dần chuyển vào quỹ đạo mới: Ký sự miền đất lửa (1978) của Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh, Đất trắng, 2 tập (1974 - 1984) của Nguyễn Trọng Oánh, Đất miền Đông, 2 tập (1984) của Nam Hà, Lửa từ những ngôi nhà (1977) Những người đi từ trong rừng ra (1982) và Cỏ Lau (1989) của Nguyễn Minh Châu… Đó là sự soi rọi vào nhiều góc khuất của đời sống mà trước đây do yêu cầu lịch sử người viết phải lảng tránh hoặc lướt qua. Đó là một âm điệu khác, không chỉ là hào hùng, thậm chí là rất ít dấu ấn hào hùng mà là bi tráng. Thế giới nhân vật, vẫn cứ là hai tuyến nhưng đã thay đổi cả hình hài và cốt cách để thực hơn, đời hơn và do thế mà đúng hơn. Bên cạnh cái được lớn là chiến thắng của dân tộc, đó là những thương tích, những mất mát và đau khổ của nhân dân như một cái giá phải trả. Một chân dung đầy đặn hơn, nhiều chiều hơn và do vậy mà chân thực hơn của những con người thuộc về chiến thắng, trong bao bất hạnh và bi kịch của nó. Đây là hướng viết sẽ được tiếp tục mạnh mẽ, dồi dào hơn ở các thế hệ đến sau. Sự chuyển đổi trong tiểu thuyết đã thực sự diễn ra ở cả bề rộng lẫn bề sâu. chưa bao giờ dân tộc ta lại có một nền văn xuôi phát triển mạnh mẽ như bây giờ, chưa bao giờ nhà văn được thành thực như bây giờ. Tiểu thuyết thực sự đã có những đổi mới trên nhiều phương diện từ quan niệm nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, đề tài, ngôn ngữ nhân vật …chưa bao giờ dân tộc lại có một nền văn học phát triển toàn diện và sâu sắc như ngày nay. Thể loại nào cũng đều có những đỉnh cao, ngay trong mỗi thể loại cũng có sự phát triển đa dạng của phong cách, cá tính. Như vậy, những chuyển động trong đời sống xã hội sau năm 1975, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 là sự đổi mới mang tính tất yếu. Sự đổi mới này là cơ sở, là tiền đề cho sự đổi mới đời sống văn học nghệ thuật. 10 1.1.2. Những vận động trong đời sống văn học Trong chiến tranh văn học Việt Nam đã giữ đúng vai trò và chức năng xã hội - lịch sử của nó. Nó đã tỏ rõ năng lực phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng, phục vụ cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc. Lúc này, văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ công - nông binh đã được giới văn nghệ tự nguyện chấp nhận và coi đó là trách nhiệm công dân và lương tâm nghệ sỹ của mình. Khi hoà bình, mục tiêu phục vụ cách mạng không thể tồn tại. Vì vậy, văn học phải thay đổi, phát triển lên một tầm cao mới, để hoà nhập vào tiến trình văn học thế giới. GS. Phong Lê đã từng có lời phát biểu: "Văn chương cần đổi mới và đổi mới trở thành nhu cầu tự thân nó không hoàn toàn chỉ vì một đòi hỏi, một sức ép bên ngoài. Hoặc nếu có sức ép thì cũng phải tìm thấy sự thống nhất hoặc thông qua đòi hỏi bên trong. Và như vậy với công cuộc đổi mới đất nước văn học đang đứng trước nhu cầu mạnh mẽ của sự biến đổi” [45-198]. “Thời kỳ đổi mới” ở nước ta được tính từ năm 1986. Đây là năm diễn ra đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên diễn đàn của đại hội này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy” với rất nhiều việc cần làm ngay. Hàng chục năm trước đó, người ta đã thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn tiểu thuyết, kịch, thơ bút ký thể hiện sự đổi mới sâu sắc đời sống của văn học nghệ thuật. Vì vậy, “văn học đổi mới” là một cao trào sáng tác có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc. Có thể tạm chia cuộc vận động văn học thành 3 giai đoạn 1975 - 1985; 1986 - 1991; 1992 đến nay. Giai đoạn 1975 - 1985. Đây là giai đoạn “khởi động của văn học thời đại mới". Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng văn học vẫn theo quán tính của văn học thời chiến. Đề tài về chiến tranh và người lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi. Nhưng hình như giới sáng tác đã cảm nhận thấy không thể tiếp tục viết văn như trước. [...]... chảy của quá 15 trình đổi mới văn học, Nguyễn Trọng Oánh là một trong rất nhiều nhà văn thể hiện khá rõ tinh thần đổi mới trong các tác phẩm của mình đặc biệt là thể loại tiểu thuyết 1.2 Sự đổi mới tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh 1.2.1 Hành trình sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh Nguyễn Trọng Oánh vừa là bút danh vừa là tên khai sinh, ở chiến trường bút danh của ông là Nguyễn Thành Vân Ông sinh ngày 01 tháng... nét nổi bật mang đậm tính nhân văn khi nhìn nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy hòa âm và nghịch âm trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh 27 Chương 2 ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH 2.1 Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh 2.1.1 Khái quát chung về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam hiện đại 2.1.1.1 Chiến tranh là cảm hứng chủ... phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam Ngoài ra, Nguyễn Trọng Oánh còn để lại nhiều di cảo có giá trị khác Đáng chú ý là 10 tập nhật ký bắt đầu ghi khoảng cuối năm 1965 Khi tác giả 17 được lệnh vào Nam, cho đến hết năm 1975 Năm 1997 được sự đồng ý của gia đình tác giả, Nhà xuất bản Quân đội cho in phần đầu tập nhật ký của Nguyễn Trọng Oánh với tựa đề “Suy nghĩ dọc đường” Nguyễn Trọng Oánh đã khẳng... nét nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh Chiến tranh đối với bất cứ một dân tộc nào cũng đều là bất thường Trong chiến tranh không chỉ có cái hùng mà còn có cả cái bi Hiện thực chiến tranh được các nhà văn cảm nhận, phản ánh với đầy rẫy những bi kịch Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh Nguyễn Trọng Oánh đã phản ánh bi kịch của con người hai đầu chiến tuyến... thật, rất 25 người, luôn đối diện với chính mình, tự nhận thức và đấu tranh để hoàn thiện nhân cách Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh đã góp phần làm mới hơn, sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975 Đặt con người cá nhân vào trung tâm quan sát và phản ánh, tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh đi sâu vào bản chất của con người nhiều hơn Thay đổi cách nhìn về hiện thực, nhìn nhận con người... hơn đối với người đọc Trên đây một số điểm nổi bật nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh. Việc nhà văn quan tâm khắc họa chân dung con người cá nhân vừa đời thường, trần thế vừa đẹp đẽ, thánh thiện khát khao cái đẹp, hướng tới cái thiện đã giúp tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh ra khỏi lối mòn quen thuộc để tiến lên một quan niệm nghệ thuật toàn diện nhiều chiều về con... thơ Nguyễn Trọng Oánh từ bài thơ “Trăng” và sau khi đất nước toàn thắng, thơ Nguyễn Trọng Oánh hầu như không thay đổi về hình thức thể hiện, những sáng tác thời kỳ này thêm nhiều những suy tư, trầm lắng và sâu sắc hơn Nguyễn Trọng Oánh đã cho ra đời một số tập thơ: Thơm hương bốn mùa (1961); Ngày đẹp nhất (1974); Lời người cầm súng (1977) Về thể loại truyện ký: Nhật ký chiến dịch (1977) Về thể loại tiểu. .. Nguyên (Nguyễn Khải), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và con và của Nguyễn Khải Đất trắng (tập 1) Nguyễn Trọng Oánh, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy Phải từ những năm 1980 mới có một vài tín hiệu khởi đầu cho sự đổi mới của các cây bút có tên tuổi trước đây: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Ma Văn Kháng, Nguyễn. .. Nguyễn Trọng Oánh đã trải qua không ít những thử thách cả trong thời chiến lẫn thời bình, mặc dù ông vẫn miệt mài khổ luyện không biết mệt mỏi cho nghệ thuật Là một nhà văn quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Nguyễn Trọng Oánh đã từng thử bút trên nhiều lĩnh vực: thơ, truyện ký, tiểu thuyết và mỗi thể loại ông đạt được những thành công nhất định Về thể loại thơ: Nguyễn Trọng Oánh thiên... người"[69] Là một nhà văn khoác áo lính, những trải nghiêm và vốn sống ở chiến trường đủ để cho Nguyễn Trọng Oánh tái hiện hiện thực chiến tranh với tất cả những gì vốn có của nó Nguyễn Trọng Oánh đã viết về những tổn thất hi sinh xương máu và cả những mặt khuất lấp của hiện thực chiến tranh Trong tiểu thuyết của mình, ông đã không ngần ngại phản ánh hiện thực khắc nghiệt, khủng khiếp trên chiến trường . điệu trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh cho tiểu thuyết Việt. mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 và sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh. - Những đổi mới trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh về phương diện đề tài, cảm. tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh còn ít ỏi, phần nhiều chỉ là những đánh giá chung chung chưa có tính hệ thống. Vì vậy, chúng tôi đi đến quyết định chọn đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:07

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp của luận văn

    • 7. Cấu trúc luận văn

    • NỘI DUNG

    • Chương 1

    • TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

    • VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRỌNG OÁNH

      • 1.1. Quá trình đổi mới của văn học sau năm 1975

        • 1.1.1. Những chuyển biến trong xã hội sau năm 1975 và sự tất yếu của công cuộc đổi mới

        • 1.1.2. Những vận động trong đời sống văn học

        • 1.2. Sự đổi mới tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

          • 1.2.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh

          • 1.2.2. Những đổi mới của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

          • Chương 2

          • ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ NHÂN VẬT

          • TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH

          • 2.1. Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

            • 2.1.1. Khái quát chung về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

            • 2.1.2. Góc nhìn hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

            • 2.2. Sự chuyển biến trong cảm hứng sáng tạo

              • 2.2.1. Cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan