Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

109 1.2K 6
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 NGÔ THANH HIỀN LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN Chuyên ngành: Lý luận văn học Người hướng dẫn: PGS. TS Lý Hoài Thu Hà Nội – 2012 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Công Hoan là một trong số những nhà văn đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất hiện trên văn đàn từ “buổi bình minh của văn xuôi viết bằng quốc ngữ”(1923) tỏa sáng rực rỡ vào những năm 30 cho đến khi từ giã cõi đời, Nguyễn Công Hoan đã có gần 60 năm cầm bút và để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ bao gồm hơn 200 truyện ngắn và khoảng 30 truyện dài, truyện vừa, trong đó có những tác phẩm trở thành tài sản quý báu của văn chương thế kỷ. “Toàn bộ tác phẩm của ông có giá trị như bộ bách khoa toàn thư sống động về một xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc”[20]. Tuy nhiên, nói đến tài năng và phong cách Nguyễn Công Hoan, trước hết người ta nhớ đến ông như nhớ đến một nhà viết truyện ngắn đặc sắc. 1.2. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định ông là bậc thầy của truyện ngắn trào phúng. Nhiều tác phẩm đã được xếp vào loại “cổ điển” trong nền văn xuôi hiện thực trước cách mạng, được in lại nhiều lần trong nước và được chọn dịch giới thiệu ra nhiều nước, nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Bugari, Hungari Nhà nghiên cứu Niculin nhận xét xác đáng rằng: “Chính trong loại truyện ngắn trào phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ” và cũng chỉ trong loại truyện ngắn trào phúng, phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Hoan mới được bộc lộ rõ nhất [41] Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta có cảm giác như bước vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về cảnh ngộ, những con người đang múa may khóc cười trong xã hội cũ. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sinh động, hấp dẫn là vì tác giả luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm. Các tác giả Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long trong Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010 đã cho rằng: “Tài nghệ trào phúng của Nguyễn Công Hoan thể hiện nổi bật nhất ở nghệ thuật dựng 3 truyện linh hoạt, cách tổ chức cốt truyện và cách kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn. Ông là một trong số những nhà văn kể chuyện tài ba nhất thế kỷ XX.”[60, tr.125] Nhà văn Tô Hoài đã nhận xét: “Nếu ta nhẩm từ hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến kỳ văn chương sạch sẽ kiểu Tự lực văn đoàn thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám”[19]. Bởi vậy, lựa chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” chúng tôi muốn đặt truyện ngắn của ông dưới góc nhìn của tự sự học để khám phá những đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của tác giả, qua đó phát hiện những giá trị nội dung tư tưởng được mã hóa trong đó. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Công Hoan có một vị trí vững vàng, đầy vinh dự trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là nhà văn có đóng góp quan trọng trong việc mở đường và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng, đưa nó tới một tầm cao mà cho tới nay chưa có cây bút nào sánh nổi. Bởi vậy, bắt tay vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy đây không phải là công việc bắt đầu trên mảnh đất trống. Đã có hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu cùng những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước lấy truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan làm đối tượng tìm hiểu. Cùng với vấn đề Nguyễn Công Hoan, có thể chia lịch sử nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan qua hai giai đoạn: 2.1.Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám - 1945 Đây là thời kỳ việc nghiên cứu phê bình văn học diễn ra gần như song hành với hoạt động sáng tác của nhà văn. Khi việc tiếp nhận tác phẩm và phê bình văn học cùng diễn ra một lúc tức là “độ lùi thời gian” còn rất ngắn ngủi thì việc xuất hiện nhiều ý kiến đánh giá khác nhau là một điều tất yếu. Tuy vậy, chính tính chất “đồng hành- đối thoại” trong đời sống văn học thời kỳ này cũng mang lại nhiều kết quả đáng chú ý. Đa số các nhà nghiên cứu đều nhận thấy ở Nguyễn Công Hoan là nhà 4 văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Từ phương diện nghệ thuật, họ đã có những đánh giá ban đầu về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Công Hoan. Tác giả Trúc Hà với bài “Một ngòi bút mới: ông Nguyễn Công Hoan” (Đăng trên Nam phong -1932) đã tỏ ra khá nhạy bén khi nhận ra giọng văn mới mẻ đầy chất hài hước của Nguyễn Công Hoan. Theo đó người viết nhận xét về văn xuôi Nguyễn Công Hoan: “ Không réo rắt như một cung đàn, không nhẹ nhàng như một bài thơ, không man mác như gió thổi mặt nước” giống các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ mà “Văn ông Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị.”[12] Tháng 6 năm 1935, ngay sau khi tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời (1935), rất nhiều nhà phê bình đã lên tiếng khen ngợi nội dung tiến bộ và nghệ thuật đặc sắc của tập truyện. Đặc biệt cuộc bút chiến giữa hai phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” vừa dịu xuống lại nhân sự ra đời của tập truyện này mà bùng lên. Hải Triều đã vui mừng chào đón chứng cứ đích xác cho trào lưu nghệ thuật vị nhân sinh cũng như nhận ra ý nghĩa và tác dụng xã hội của tiếng cười trong nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Trong bài “Kép Tư bền một tác phẩm thuộc về trào lưu nghệ thuật vị nhân sinh ở nước ta” đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 62, Hải Triều viết: “Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan là nhà kể chuyện rất thiệt và rất có duyên.”[61] Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” thì cho rằng: “Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài ( ). Ở truyện ngắn ông tỏ ra một người kể chuyện rất có duyên. Phần nhiều truyện ngắn của ông kinh động lại có nhiều cái bất ngờ làm cho người đọc khoái chí vô cùng[44, tr.59]. Tác giả ca ngợi “ Trong luôn mười năm nay ngòi bút tả chân của ông vẫn giữ nguyên tính chất tả chân và lời văn của ông vẫn nguyên một lối văn bình dị”. 5 Tác giả Thiếu Sơn trong bài Phê bình Kép Tư Bền (đăng trên báo Sống, ngày 3-7-1935) đã đánh giá về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan: “ Văn ông Hoan vừa vui vừa hoạt, bao giờ cũng có giọng khôi hài dễ dãi với cái cách trào phúng sâu cay Cái sắc của ông Hoan là ở chỗ ông biết quan sát những cái xung quanh mình, biết kiểm tra những chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh thần tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch”[15, tr.267]. Như vậy, ở giai đoạn này có thể thấy các nhà nghiên cứu đã bước đầu chú ý đến nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan để tạo nên sự hấp dẫn, thu hút độc giả. Tuy nhiên, phần đông các nhà nghiên cứu mới chú ý đến cách tiếp cận xã hội học và đánh giá cao ý nghĩa xã hội của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. 2.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám-1945. Sau Cách mạng, nghiên cứu phê bình văn học có một bước phát triển mới, các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến hướng tiếp cận văn học mà bắt đầu chú ý nhiều đến cách tiếp cận theo phong cách học và thi pháp học. Bởi vậy, tài năng văn học của Nguyễn Công Hoan càng được đánh giá toàn diện và xác đáng hơn. Từ năm 1962, N. I. Niculin, giáo sư tiến sĩ người Nga nghiên cứu và dịch nhiều về văn học Việt Nam cho rằng có thể tìm thấy ở Nguyễn Công Hoan “Những trang đẹp nhất của văn xuôi hiện nay”.[42]. Đến năm 1973, khi xuất bản tập truyện dịch Đồng hào có ma (NXB Văn học, Mát-xco-va,1973), N. I. Niculin lại giới thiệu và đánh giá những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan viết trước Cách mạng là “đầy sức thể hiện, tái tạo bức tranh xác thực về cuộc sống của nước Việt Nam thuộc địa phong kiến” và “văn châm biếm của Nguyễn Công Hoan là vũ khí của cái thiện”.[41] Tại Hội nghị văn học so sánh thế giới năm 1976, Jan Mucka khi so sánh “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sêkhốp” đã chỉ ra một vài đặc điểm nghệ thuật tự sự của Nguyễn Công Hoan và nhận thấy “trong khi miêu tả, Nguyễn Công Hoan dựa trên tính năng động của đối thoại và những tình cảm bên trong hơn là dựa vào môi trường xung quanh”. Về cách dẫn dắt mạch 6 truyện là “bằng vai trò trung gian có điều kiện của người kể chuyện (ngôi thứ ba) là hình thức tường thuật chủ quan hoàn chỉnh bằng một sự đánh giá trực tiếp đối với biến cố”. Tác giả đi đến kết luận “Trong những năm 30 ở thế kỷ này, Nguyễn Công Hoan đã đưa vào Văn học Việt Nam một cách không theo truyền thống một thể loại truyện ngắn mang tính chất xã hội mạnh mẽ, truyện ngắn châm biếm”.[15, tr.160] Vẫn tác giả Vũ Ngọc Phan trong mạch bài nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan: “Nguyễn Công Hoan và những truyện ngắn của anh” trên tạp chí Tác phẩm mới, số 24, tháng 3-4 năm 1973 đã kết luận: “Tôi nhận thấy chỉ riêng những truyện ngắn của anh viết trong giai đoạn 1930-1945 cũng đủ đưa anh tới đỉnh cao của nghệ thuật”.[45] Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra nhận định chính xác và sâu sắc về tiếng cười của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng: “Phong cách Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm, kín đáo. Ông thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối phương. Tiếng cười đả kích của Nguyễn Công Hoan, vì thế, thường là những đòn đơn giản mà ác liệt( ). Nguyễn Công Hoan là một nhà văn kể chuyện có duyên, có sức hấp dẫn, đối thoại kịch tính, giọng kể chuyện biến hóa, tài vẽ hình vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm Nhưng về đại thể, bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật đột ngột, bất ngờ”.[36, tr.201] Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 xuất bản năm 1983, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đánh giá cao nghệ thuật viết truyện ngắn khá điêu luyện của Nguyễn Công Hoan: “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan sinh động hấp dẫn là vì tác giả luôn luôn thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm Nguyễn Công Hoan là người biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi cấu trúc hình thức rất linh hoạt”[3, tr.36] Nguyễn Hoành Khung viết trong lời giới thiệu “Truyện ngắn Việt Nam 1930- 1945”, tập 1, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1990 khẳng định Nguyễn Công Hoan là “một bậc thầy trong truyện ngắn trước hết là truyện ngắn trào phúng”, “truyện ngắn 7 trào phúng Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có đến hai lần trong văn học Việt Nam ”[27] Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong Truyện ngắn Việt Nam- Lịch Sử- Thi pháp- Chân dung đã khẳng định vị trí và những đóng góp của ông với văn học : “Đối với truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan đã góp phần quan trọng hiện đại hóa thể loại này trong tiến trình phát triển chung của nó hồi đầu thế kỷ. Rời xa dần lối kể chuyện chịu chi phối của chủ nghĩa quy phạm cổ điển, của ngôn ngữ ước lệ khoa trương hoặc khuôn sáo biền ngẫu, đồng thời kiến tạo nên một phong cách tự sự đặc biệt đầy hấp dẫn, kịch tính, Nguyễn Công Hoan đã mang lại cho truyện ngắn Việt Nam một sức sống mới”[59, tr.489] Tác giả Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều tâm huyết và công phu hơn cả trong việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Bà đã có một loạt bài viết, công trình nghiên cứu (khoảng hai mươi bài) về cuộc đời, sự nghiệp đặc biệt là nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: “Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”; “Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”; “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” Tác giả đã cho rằng: “Nguyễn Công Hoan cũng rất lưu tâm đến việc tìm cho truyện một hình thức thích hợp. Tùy loại truyện vui, buồn, căm giận mà ông trình bày bằng những cách khác nhau. Ngòi bút Nguyễn Công Hoan khá thành thạo, biết vận dụng uyển chuyển: Khi thì tác giả đứng ra kể chuyện ( ) có lúc lại dùng toàn thư tạo thành truyện”[6], “Chỉ với những truyện ngắn trào phúng cũng đủ xác nhận một sức sáng tạo to lớn tuyệt vời ở Nguyễn Công Hoan. Đọc lại tác phẩm của ông, không những chúng ta thấy hàng loạt bức tranh nhiều màu vẻ của xã hội thực dân nửa phong kiến ngàn đời đáng nguyền rủa, mà còn có dịp hiểu thêm cách nhìn, cách sử dụng tiếng cười của nhà văn, như chính ông nói “Đau thương mà phải cười thì đau thương thấm thía, ăn ngọt vào trong người”[13]. Lê Thị Đức Hạnh cũng đã giới thiệu và tuyển chọn gần như đầy đủ nhất những công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan từ trước đến nay tập hợp lại trong cuốn Nguyễn Công Hoan, về tác gia và tác phẩm. Cuốn sách trở thành tài liệu qúy 8 cho bất cứ ai muốn nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Một tác giả khác cũng rất quan tâm đến truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là Nguyễn Thanh Tú với nhóm bài “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan”, “Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn”, “Kịch hóa trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” Tác giả khẳng định: “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã đem lại tiếng cười bằng một hình thức nghệ thuật mới: kịch hoá trần thuật. Đây có thể xem là một yếu tố đổi mới trần thuật, làm phong phú loại hình kể chuyện, làm giàu cho nghệ thuật tự sự trong văn học Việt Nam ở thế kỷ này”[62]. Năm 1996, trong luận án Tiến sĩ Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, từ góc độ thi pháp học, Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu tiếng cười của Nguyễn Công Hoan như một chỉnh thể nghệ thuật, bắt đầu từ cái nhìn nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người, để từ đó nghiên cứu các hình thức biểu hiện: cốt truyện, kết cấu, trần thuật, lời văn Như vậy, trước cách mạng việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan còn nặng về ý nghĩa xã hội của tiếng cười, vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn mới được coi như một khía cạnh góp phần tạo nên sự thành công trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan. Sau Cách mạng, việc tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã bắt đầu được xem xét từ các vấn đề lý thuyết nghiên cứu văn học trong lý luận phê bình phương Tây đặc biệt là thi pháp học, cấu trúc học và đã có những kết luận bước đầu liên quan đến nghệ thuật trần thuật như về người kể chuyện, nghệ thuật cấu trúc tác phẩm, về không gian, thời gian hay ngôn từ, giọng điệu Tuy nhiên, đi vào nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan một cách độc lập, riêng rẽ thì chưa có một công trình khoa học nào tương xứng với vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Chúng tôi cho rằng đây là một đề tài hay và hấp dẫn. Kế thừa ý kiến của những người đi trước, coi đó là những tiền đề quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong 9 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thông qua các tác phẩm tiêu biểu trước 1945. Hy vọng luận văn sẽ có ít nhiều đóng góp để hiểu sâu sắc hơn một nhà văn lớn của văn học hiện đại thế kỷ XX. 3. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài, từ góc nhìn nghệ thuật trần thuật chúng tôi muốn xác định phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước 1945, đồng thời khẳng định những đóng góp của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Mặt khác người viết cũng cố gắng tìm cách tiếp cận mới, khai thác những bình diện mới trong nghệ thuật tự sự ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để góp phần vào công việc giảng dạy tốt hơn nữa tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực hiện đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” chúng tôi tập trung xem xét các tài liệu, các vấn đề cơ bản sau: - Trang bị hiểu biết về lí thuyết chung thuộc phạm trù tự sự và trần thuật trong sáng tác văn học. - Vận dụng lí thuyết đó khảo sát, phân tích, tìm ra đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước 1945 . - Khẳng định một cách khoa học về phong cách nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nguyễn Công Hoan. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5.1.Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài đã chọn, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu nghệ thuật trần thuật gồm một số phương diện cơ bản như điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật . 5.2.Phạm vi nghiên cứu: Nguyễn Công Hoan sáng tác cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn. 10 Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát ở mảng truyện ngắn trước 1945 của Nguyễn Công Hoan, chủ yếu là các tác phẩm: -Nguyễn Công Hoan toàn tập (Tập I; tập II; truyện ngắn ), Nxb Văn học, Hà Nội, 2003. Khi cần thiết chúng tôi sẽ có cái nhìn tổng quát với toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và liên hệ, so sánh với các truyện ngắn của một số nhà văn khác. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng đồng bộ một số phương pháp sau: 6.1.Phương pháp lịch sử- xã hội Văn học là bức tranh sinh động nhất về đời sống xã hội. Văn học hiện thực phê phán 1930-1945 nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nói riêng mang hơi thở chung của xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Sử dụng phương pháp lịch sử- xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ sở thực tiễn và nguyên nhân sáng tác nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan. 6.2. Phương pháp loại hình Đây là một phương pháp chủ đạo trong việc thực hiện đề tài bởi truyện ngắn thuộc loại hình tự sự nên có những đặc trưng riêng của loại hình. 6.3. Phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp xem xét nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với tư cách là một yếu tố hữu cơ của một cấu trúc chỉnh thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác. 6.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp Phương pháp này giúp chúng tôi đi sâu khám phá các phương diện của nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm cụ thể. 6.5. Phương pháp thống kê- phân loại Phương pháp thống kê- phân loại sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu, phân loại truyện ngắn Nguyễn Công Hoan theo từng phương diện của nghệ thuật trần thuật. 6.6. Phương pháp so sánh- đối chiếu [...]... về nghệ thuật trần thuật và vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Khái lược chung về nghệ thuật trần thuật và vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn xuôi Việt Nam hiện đại 1.1 Khái lược chung về nghệ. .. tố trong tác phẩm theo một tư tưởng nghệ thuật chủ đạo Bởi vậy có hai nhân tố quy định tới trần thuật là chuỗi ngôn từ và người kể chuyện Từ đây ta có ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật, không gian trần thuật, thời gian trần thuật, ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số phương diện cơ bản thuộc nghệ thuật trần thuật của truyện. .. diện của phái Nghệ thuật vị nhân sinh” là Hải Triều đánh giá cao nội dung hiện thực và giá trị nghệ thuật truyện của Nguyễn Công Hoan mà cả những đại diện của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật cũng thừa nhận nghệ thuật viết truyện tài tình ông đặc biệt là giá trị của tiếng cười Những người không ở hai phái nghệ thuật trên, như Trần Hạc Đình, Thúc Nhuận cũng đều công nhận Nguyễn Công Hoan là “nhà văn... của nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan so với truyện ngắn của các tác giả cùng thời 6.7 Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp 7 Dự kiến đóng góp của đề tài: -Ý nghĩa khoa học: Thông qua các vấn đề lý luận về nghệ thuật tự sự và trần thuật, đề tài đi sâu tìm hiểu đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. .. nên thành công và dấu ấn, bản sắc riêng cho từng tác giả Chính vì thế, khi nghiên cứu sáng tác của một nhà văn nào đó, không thể không tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật của họ 1.1.4.Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng truyện ngắn Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm, các phương diện cơ bản của nghệ thuật trần thuật Vậy vai trò của nghệ thuật trần thuật được thể hiện như thế nào trong tác... diện cơ bản thuộc nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đó là: Điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật 1.1.3.1 Điểm nhìn trần thuật Khi nhắc tới một thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học và thi pháp học bàn tới nhiều nhất ở thế kỷ XIX chúng ta phải nhắc tới thuật ngữ “điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn nghệ thuật) Vấn đề điểm nhìn văn bản, theo Iu Lootman, bao... ta đã khẳng định rằng điểm nhìn là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thấy nhà văn rất có ý thức khi tổ chức điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm của mình Khảo sát truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan trước 1945, chúng tôi thấy có những điểm nhìn trần thuật và cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật chủ yếu như sau ... của Nguyễn Công Hoan về thi pháp truyện ngắn Nhìn vào di sản văn chương của Nguyễn Công Hoan có thể thấy mặc dù khối lượng sáng tác phong phú song thể loại đạt nhiều thành tựu nhất trước Cách mạng tháng Tám lại là truyện ngắn trào phúng Đóng góp vào thành công này một phần bởi nhà văn đã có những quan niệm xác đáng về thi pháp truyện ngắn Có thể nói, trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, Nguyễn Công Hoan. .. như Nguyễn Công Hoan, thật xứng đáng với một vị trí trang trọng trong văn học sử nước nhà giai đoạn hiện đại 36 Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Trong cuốn Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử đã dẫn lời của Gucopxki: “Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào” bởi trong thực tế sáng tác văn học nghệ. .. là: Truyện phải có nội dung bổ ích và trước hết truyện phải thực” [22, tr.132] Trong các truyện ngắn của mình, ông thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người Kiểu tư duy độc đáo và khá mới mẻ đó đã góp phần định hình một kiểu truyện ngắn mang màu sắc Nguyễn Công Hoan Bởi vậy Nguyễn Công Hoan cũng là một trong . trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ; Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ; “Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Tác giả đã cho rằng: Nguyễn Công Hoan cũng rất. đến truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là Nguyễn Thanh Tú với nhóm bài “Chất hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan , “Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn , “Kịch hóa trần thuật. chung về nghệ thuật trần thuật và vị trí của Nguyễn Công Hoan trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan