Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt

128 814 3
Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát tư liệu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 11 6. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1. Vấn đề cảm hứng trong sáng tác của nhà văn và hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ - Bằng Việt 13 1.1. Vấn đề sáng tác cảm hứng trong sáng tác của người nghệ sĩ 12 1.1.1. Khái niệm cảm hứng 13 1.1.2. Quan niệm về cảm hứng với vấn đề sáng tác của nhà văn 15 1.1.3. Cảm hứng với các biến thể của nó 17 1.2. Cảm hứng chiến tranh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 22 1.2.1. Thơ trong sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 23 1.2.2. Đề tài chiến tranh trong sáng tác nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 32 Chương 2. Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và thơ Bằng Việt 38 2.1. Cái nhìn chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ 38 2.1.1. Chiến tranh - khúc bi tráng 39 2.1.2. Chiến tranh - nỗi đau nhân thế 46 2.1.3. Chiến tranh - nỗi ám ảnh 50 2.2. Cái nhìn chiến tranh trong thơ Bằng Việt 55 2.2.1. Cái nhìn có chút thi vị hóa về cuộc chiến tranh 56 2.2.2. Vẻ đẹp lí tưởng con người thời chiến 63 2.2.3. Sự khốc liệt của chiến tranh 73 2 2.3. Thử lý giải nét tương đồng và khác biệt của cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 76 2.3.1. Cảm hứng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, bi tráng trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt cũng là những cảm xúc chung trong thơ thời đại này 76 2.3.2 Sự khác nhau của tâm hồn thơ hay bởi cái “tạng” không giống nhau 81 Chương 3. Nghệ thuật thể hiện cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và thơ Bằng Việt 89 3.1. Về hình tượng nhân vật trữ tình 89 3.1.1. Nhân vật trữ tình hiện thân tác giả (hình tượng chủ thể) 89 3.1.2. Nhân vật trữ tình ẩn thân tác giả (hình tượng khách thể) 96 3.2. Giọng điệu thơ 101 3.3.1. Giọng tâm tình, ngợi ca 102 3.3.2. Giọng đau đớn, xót xa 108 3.3. Nghệ thuật tổ chức dòng thơ 111 3.3.1. Sử dụng câu thơ điệu nói 111 3.3.2. Câu thơ dồn nén sự kiện, đa nghĩa, giàu hình tượng 116 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện thực ba mươi năm chiến tranh ở Việt Nam (1945 - 1975) tuy đã đi qua gần bốn mươi năm nhưng cảm hứng sáng tạo vẫn còn dồi dào trong các thế hệ nhà văn, tất nhiên giờ đây nó đã được thể hiện dưới cái nhìn mới. Đó là lý do mà dẫu cho chiến tranh đã cơ bản kết thúc (1975) nhưng nền văn học (và nghệ thuật) nước ta vẫn kéo dài cái “quán tính sử thi” ấy cho đến năm 1985 mới dần bước sang một nền văn học với cái nhìn mới về hiện thực, con người, đồng thời có sự chuyển biến về cách viết. Nhưng đề tài chiến tranh (một biểu hiện khá rõ của cảm hứng) vẫn là một đề tài lớn, ám ảnh những người cầm bút, dù thuộc bất cứ thế hệ nào. Dĩ nhiên, như đã nói, viết về chiến tranh hôm nay không thể có cái nhìn như cách đây gần bốn mươi năm, bởi sự chi phối cảm hứng đã khác nhưng điều đó vẫn cho thấy, hiện thực chiến tranh quả là mảng hiện thực rất đáng quan tâm trong nền văn học nước ta. Đặc biệt, trong xu hướng đổi mới của lý luận văn học những năm gần đây đã đặt ra cho người làm công tác lý luận, nghiên cứu, phê bình tiếp cận nhiều hướng, nhiều cách về nền văn học chiến tranh cách mạng giai đoạn ấy để có sự đánh giá thỏa đáng, đúng mức. Điều đó nói lên rằng, nền văn học này vẫn tiếp tục là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học ở nước ta. 1.2. Bằng Việt và Lưu Quang Vũ là hai nhà thơ, hai người lính trưởng thành trong nền văn học Việt Nam thời kỳ chống đế quốc Mỹ 1965 - 1975. Là nghệ sĩ - chiến sĩ, hai ông đã có sự tương đồng trong cái nhìn về chiến tranh với tư cách là người trong cuộc mà biểu hiện rõ nhất là họ đã ra chung tập thơ Hương cây - Bếp lửa (1968). Tuy nhiên, hiện thực 30 năm này của đất nước là một hiện thực đặc biệt, vừa hết sức phong phú, nhiều chiều, vừa là hiện thực “không bình thường” (chữ của GS Nguyễn Đăng Mạnh) nên tất yếu sẽ 4 có nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận hiện thực khác nhau. Bằng Việt và Lưu Quang Vũ cũng không nằm ngoài hiện tượng trên. Nếu Bằng Việt nhìn chiến tranh bằng sức nóng của “bếp lửa” cùng với “niềm vui trăm ngả” bằng cái nhìn của nền văn học mang tính sử thi, thì Lưu Quang Vũ lại nhìn hiện thực ấy từ góc nhìn riêng, góc nhìn của “một thi sĩ có hồn yêu, máu yêu quá mạnh”, cảm thấy “cần xót thương con người” và nhờ góc nhìn ấy nên những bài thơ của anh bổ sung cho cái giá của chiến tranh mà con người Việt Nam phải trả thật lớn lao, thật sâu. Tìm hiểu thơ Bằng Việt và Lưu Quang Vũ để nhìn ra sự tương đồng và khác biệt trong cảm hứng về chiến tranh của hai ông, chúng tôi cho rằng sẽ là vấn đề lý thú và có ý nghĩa thiết thực. 1.3. Sáng tác của Bằng Việt và của Lưu Quang Vũ từng được lựa chọn đưa vào chương trình văn của bậc Trung học cơ sở (THCS) và bậc Trung học phổ thông (THPT). Nếu Bằng Việt hiện diện trong chương trình đó từ thể loại thơ mà chỉ riêng với bài Bếp lửa đã đủ gây nên cảm xúc với bao thế hệ thầy, trò đến mức “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thì Lưu Quang Vũ lại có mặt trên thể loại kịch với những trích đoạn vở Tôi và chúng ta (THCS), Hồn Trương Ba da hàng thịt (THPT), đã tạo nên những tràng cười nghiêng ngả mà cũng thật đau xót với bao lẽ trớ trêu của cuộc đời này. Vì thế, nghiên cứu cảm hứng sáng tác của hai tác giả này cũng sẽ góp phần giúp chúng tôi hiểu thêm về tác giả, tác phẩm phục vụ cho công tác giảng dạy và sẽ là nguồn bổ sung tư liệu cho những ai quan tâm. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Thơ ca bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước (nhất là giai đoạn 1965 - 1975) giống như người lính cũ đã trải qua những luyện rèn, thử 5 thách từ hai mươi năm trước đó đã dạn dày và tràn đầy sức vóc. Thơ giai đoạn này phát triển một cách rực rỡ với những thành tựu to lớn, cả về sự sung sức của lực lượng với một thế hệ các nhà thơ trẻ giàu tài năng, cá tính sáng tạo: Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Dương Hương Ly, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh,…bên cạnh những nhà thơ của thế hệ trước và cả về những sáng tác có tầm vóc xứng đáng với nhiều tác phẩm vẫn tràn đầy sức sống đến tận ngày nay. Trong “dàn đồng ca” thế hệ oai hùng đó không thể không nhắc tới hai gương mặt tiêu biểu: Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, hai thi sĩ vừa có sự đồng điệu về cái “tôi thời đại”, vừa có “điệu hồn” riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. 2.1. Các công trình, bài viết về thơ Lưu Quang Vũ Có một thời khi nói đến Lưu Quang Vũ người ta nghĩ đến ngay một nhà viết kịch tài danh. Điều ấy hoàn toàn đúng bởi ở thập kỷ tám mươi của thế kỷ XX, ông đã cho ra đời gần 50 vở kịch, tạo nên một kỷ lục đặc biệt về tốc độ sáng tác, về sự khổng lồ của khối lượng tác phẩm và nhất là sức công phá dữ dội từ thông điệp của các vở kịch. Thế nhưng, từ trước đó, ngay trong lúc đó và nhất là với một số tập thơ được công bố trong thời gian gần đây, độc giả mới chợt hiểu ra rằng: nếu như Lưu Quang Vũ viết kịch để sống cho mọi người thì ông lại làm thơ để sống cho mình như ông “thú nhận”: Trên hạnh phúc, trên cả niềm cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi. Bởi vậy, thơ ca của ông cũng gây được sự chú ý cho khá nhiều các nghiên cứu, phê bình văn học. Có thể kể đến một số công trình sau: Ngay từ khi tập thơ Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt (1968) ra đời, Lưu Quang Vũ đã lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều nhà phê bình danh tiếng. Vương Trí Nhàn khẳng định Lưu Quang Vũ là “một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh” [34, tr.63]. Hoài Thanh với một dự cảm tinh tường đã gọi ông là “một cây bút nhiều triển vọng” [34, tr.22]. Còn GS. Lê Đình Kỵ 6 thì cho rằng: “Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu hồn riêng” [34, tr.29]. Nhà thơ Anh Ngọc khẳng định: chỉ chiếm phần nửa trong tập Hương Cây - Bếp lửa, củng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng bởi một thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra dường như bất tận” [34, tr.109]. Sau Hương Cây - Bếp lửa, Lưu Quang Vũ có Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), và một số tập thơ khác như Cuốn sách xếp lầm trang, Cỏ tóc tiên… Năm 2008 vừa qua, khi cuốn Di Cảo nhật lý thơ được ấn hành, Vũ Quần Phương sau khi “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” đã đặc biệt chú ý đến giọng thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ” [34, tr.36]. Phạm Xuân Nguyên gọi Lưu Quang Vũ như một “tâm hồn trở gió”, phát hiện ra thơ của Lưu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu” [34, tr.77], từng chặng đường thơ của Lưu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và khám phá thơ Lưu Quang Vũ với một biểu tượng gió đầy gợi cảm, khẳng định đó là một môtip góp phần làm nên phong cách thơ ông. Nguyễn Thị Minh Thái trong khi “đi suốt chiều dài một đời thơ của Lưu Quang Vũ”, lại có “cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất, cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng…” [34, tr.95] và chỉ rõ, thơ Lưu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần khám phá. Với Huỳnh Như Phương thì “Lưu Quang Vũ thật sự là một nhà thơ của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tự vấn về cuộc đời và tự vấn chính lòng mình” [34, tr.108]. Lưu Quang Vũ thơ và đời do PGS.TS Lưu Khánh Thơ biên soạn được coi là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất về thơ Lưu Quang Vũ. Những bài thơ tiêu biểu nhất của Lưu Quang Vũ đã được lưu lại trong đó, cùng với nó là những bài viết của những người thân, những bạn thơ cùng thế hệ, những đồng 7 nghiệp cũng như gia đình Lưu Quang Vũ. Phần đời của Lưu Quang Vũ cũng được chú ý tập hợp và giới thiệu với bạn đọc hầu hết những chặng đường gian nan của ông. Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật cũng của Lưu Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, cũng là một công trình rất đáng chú ý. Cuốn sách chia làm ba phần rõ rệt, phần một là những bài viết giới thiệu bản sắc và sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ở lĩnh vực thơ, kịch, văn xuôi. Riêng về thơ có những bài viết của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn… cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ từ rất nhiều góc độ, nhưng tựu trung, ở góc độ nào cũng đều đã cho thấy một cái nhìn thiện cảm, kỳ vọng ở một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một phong cách đáng ghi nhận. Cuốn Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, ấn hành năm 2007 lại nhìn ở một góc độ khác. Từ việc tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm tình yêu của hai người, đã tạo nên một thế đối thoại rất thú vị như là Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã đối thoại với nhau qua những trang thơ, những vần thơ chan chứa tình yêu nồng nàn, nóng bỏng. Nhưng hơn thế là cuộc đối thoại xuyên suốt của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ với những bạn đọc trung thành, qua hai mươi năm vẫn rất mực yêu mến tác phẩm của đôi vợ chồng tài hoa này. Tuy trong mục phê bình, đánh giá, vẫn là sự tuyển lựa những bài viết cũ, nhưng tổng quan cuốn sách đã cho thấy một Lưu Quang Vũ đời hơn, gần gũi hơn và rõ ràng hơn với bạn đọc. Năm 2008 kỉ niệm hai mươi năm ngày mất của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh, cuốn Di Cảo nhật ký thơ của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ 8 biên soạn, công bố một phần lớn tác phẩm cũng như bút tích của ông trong toàn bộ khối lượng Di Cảo đồ sộ. Trong cuốn sách này, có một phần lớn thời lượng dành để đăng tải những trang nhật ký của Lưu Quang Vũ về một thời “hoa phượng’ và những ngày tháng chuẩn bị “lên đường”. Những trang nhật ký khi được đăng tải trên báo Thanh niên đúng dịp những ngày cả nước kỷ niệm hai mươi năm ngày mất của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã gây nên một hiện tượng đặc biệt trong cả nước, nó vừa gợi lại cả hồi ức một thời kỳ đất nước “đau xót và hy vọng”, lại vừa tạo nên những xúc cảm lắng đọng khi tiếc nhớ về hai con người tài hoa của nền nghệ thuật nước nhà đã ra đi. Đáng chú ý là 34 bài thơ trong Những bông hoa không chết là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 - 1975), một thời kỳ “gian khó, cô đơn đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành dòng riêng, không phù hợp với những đòi hỏi của sách báo thời đó nên không được xuất bản. Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết”. Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lưu Quang Vũ trong chủ đề “Người trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Đáng chú ý nhất trong đó là bài viết của Anh Chi “Lưu Quang Vũ, mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, gợi nhiều những kỉ niệm về cuộc đời Lưu Quang Vũ, về những trang thơ hay, và có những nhận định về thơ Lưu Quang Vũ rất đáng chú ý: “Cá nhân tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỷ 20. Do cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời, nên anh là một số phận khác biệt hẳn ra, có thể coi là cá biệt…”. Ở một chỗ khác, tác giả viết, thơ Lưu quang Vũ là “một giọng thơ dễ xâm chiếm 9 lòng người”, một tiếng thơ có đủ “mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ thơ say đắm, nhiều nước mắt và cũng thật nồng nàn…” Trong bài viết “Nhớ về Lưu Quang Vũ - những khoảnh khắc chợt hiện”, Ngô Thảo nhớ lại nhiều kỉ niệm giữa những người đồng nghiệp với nhau, nhưng có một nhận định về tác phẩm Lưu Quang Vũ, bao gồm cả kịch, thơ, văn xuôi rất thú vị có tính bao quát lớn: “Hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội khiến cho nhiều thước đo giá trị đã thay đổi, nhưng nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ không sợ những thước đo mới mẻ (tác giả luận văn nhấn mạnh): thấm đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, đất nước luôn là những giá trị nghệ thuật tôn trọng”. Ngoài ra, cũng có nhiều luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ ở rất nhiều phương diện như Phong cách thơ Lưu Quang Vũ của Nguyễn Thị Thu Thủy, 2008, Đại học Vinh; Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ của Phạm Thị Thanh Tâm, 2010, Đại học Đà Nẵng,… Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ và phong cách thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính chất phê bình, cảm nhận bước đầu nhiều hơn là những công trình nghiên cứu, mang tính thống kê, phân tích, tổng hợp để làm nổi bật bản sắc riêng biệt của thơ Lưu Quang Vũ. Và dường như chưa có một công trình chuyên biệt nào tìm hiểu mối quan hệ trong thơ Lưu Quang Vũ với thơ Bằng Việt. 2.2. Các công trình, bài viết về Bằng Việt Với quan niệm: “Thơ vẫn được coi là phần tinh túy nhất của phương tiện thể hiện và trình diễn bằng lời. Càng cô đọng, càng hàm chứa được nhiều trong ý và lời, càng giàu chất thơ. Càng thể hiện súc tích và sâu xa nhất bản chất và nội tâm mỗi con người càng đặc sắc. Mỗi con người khi thành một nhân vật trong thơ là một nhân cách cá biệt, không lặp lại, nên tâm hồn người 10 đó hẳn cũng phải là một giá trị độc đắc, không thể tìm được ở đâu khác, không có phiên bản nào khác, cho dù tìm khắp mọi nơi và mọi thời” [53, tr.12] nên Bằng Việt đã dốc hết sức sáng tạo của một cây bút tài hoa. Ông sớm thành danh và trở thành một tên tuổi tiêu biểu trong thời kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt ông không phải là người “ngủ quên” trên đài vinh quang mà luôn nỗ lực làm mới thơ để “không bị đúp lại ở thế kỷ 20” như chính lời ông nói. Bởi lẽ đó nên Bằng Việt và thơ ca của ông luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học dõi theo, đánh giá đúng mức. Ngay từ tập thơ đầu tiên Hương cây - Bếp lửa (in chung với Lưu Quang Vũ) ra đời, Nguyễn Trọng Tạo trong Lời giới thiệu tập thơ đã đánh giá: “Khác với Lưu Quang Vũ, Bằng Việt lại mang tới một giọng thơ suy tư, ngẫm ngợi - giọng thơ của người trí thức mới nghĩa là anh mang tới cho thơ ca thời ấy một tầng văn học đương đại được bồi đắp bởi trí thức mở rộng ra thế giới” [54, tr.8]. Trong nhận xét Nguyễn Trọng Tạo đã nhận ra cái “tạng” riêng của Bằng Việt được định hình từ sản phẩm tinh thần đầu tay. Trong lời giới thiệu đó, Nguyễn Trọng Tạo còn khẳng định giá trị sáng tạo lớn lao của tập thơ, đó là: “Bằng Việt đã mang đến cho “thơ thời chống Mỹ” một dung lượng suy tưởng mới. Nó vượt lên những cảm xúc đơn điệu, sáo mòn của loại thơ chỉ thiên về tình cảm, vì thế mà đánh thức cả một thế hệ làm thơ hướng tới những sáng tạo trong chiều sâu của trí thức và tư tưởng hiện đại” [54, tr.13]. Trong cuốn Phê bình, bình luận văn học (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy), Nxb Văn nghệ - Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Xuân Nam có bài viết “Bằng Việt”, đã rất tinh tế nhận ra các bước trưởng thành trong thơ ông: “Trước kia trong thơ anh thường là những bức tự họa đời sống tâm tình của một thanh niên trí thức, nay đã có những bức ký họa ghi trực tiếp ở chiến trường. Trong thơ có nhiều cảnh, nhiều người với những nét mạnh mẽ gân guốc, dữ dội” [36, tr.30]. Nhất là Nguyễn Xuân Nam [...]... trong thơ Bằng Việt và thơ Lưu Quang Vũ - Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm hứng chiến tranh trong thơ Bằng Việt và thơ Lưu Quang Vũ 15 Chương 1 VẤN ĐỀ CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA LƯU QUANG VŨ - BẰNG VIỆT 1.1 Vấn đề sáng tác cảm hứng trong sáng tác của người nghệ sĩ Cảm hứng là một trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác của người nghệ sĩ Cảm hứng xuất phát... bật trong phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ Thế nhưng, có thể thấy rõ ràng rằng chưa có ai chú ý nghiên cứu đến một phương diện rất đặc sắc trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt: cảm hứng chiến tranh, và như đã nói ở trên, mối liên hệ giữa cảm hứng chiến tranh giữa thơ Bằng Việt và thơ Lưu Quang Vũ Nhận thấy khoảng trống đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ. .. hiện thực lớn, bao quát của một thời đại) và cả những chỗ khác biệt (hướng, cách tiếp cận về cùng một hiện thực) Điều này sẽ được trình bày rõ hơn khi chúng tôi khảo sát thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 1.2.1 Thơ trong sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 1.2.1.1 Thơ trên hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng Cuộc sống... Quang Vũ và Bằng Việt về cảm thức chiến tranh - Phương pháp tiếp cận hệ thống : tiếp cận hệ thống các tác phẩm của hai tác giả và hệ thống các công trình nghiên cứu về hai tác giả 5 Đóng góp của luận văn Luận văn bước đầu cố gắng làm rõ vấn đề cảm hứng sáng tác của nhà văn nói chung, Lưu Quang Vũ và Bằng Việt nói riêng Trên cơ sở này đi sâu tìm hiểu giá trị đặc sắc của thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt trong. .. tài thơ chiến tranh ở những nét giống và khác nhau, từ đó khẳng định những đóng góp của hai ông trong nền thơ hiện đại Việt Nam 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương : 14 - Chương 1: Vấn đề cảm hứng trong sáng tác của nhà văn và hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ - Bằng Việt - Chương 2: Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Bằng. .. về vị trí của Bằng Việt trong thơ chống Mĩ và thơ đương đại thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi vào tìm hiểu chất thơ, giọng thơ, cảm 12 xúc thơ, … các yếu tố làm nên phong cách thơ Bằng Việt Có thể kể tên các công trình sau: Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ (Hà Minh Đức), Hồn thơ thế kỷ - Bình luận thơ (Anh Ngọc), Thơ với tuổi thơ - Bằng Việt (Nguyễn Hoàng Sơn), Thơ - tìm hiểu và thưởng thức... thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt để thấy được nét chung của cảm hứng thời đại cũng như cái “tôi” riêng biệt từng nhà thơ khi nhìn nhận về một thời kỳ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát tư liệu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 3.2 Phạm vi khảo sát tư liệu * Các tập thơ của Lưu Quang Vũ: - Hương cây -... ta thời ấy, dường như cảm hứng chiến tranh là cảm hứng nổi trội nhất, bao trùm nhất trong sáng tác của mỗi nghệ sĩ Cũng vì thế mà đề tài - một trong những thành tố của tác phẩm nghệ thuật chỉ phạm vi hiện thực được phản ánh – là thành tố bộc lộ rõ rệt nhất của cảm hứng Lưu Quang Vũ và Bằng Việt là hai nhà thơ trưởng thành từ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ nên lẽ tất nhiên thơ của hai ông không... cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi Đọc thơ Lưu Quang Vũ ta mới thấy rằng, đó chính là nơi ký thác nhiều nhất nỗi niềm với những gì “khó nói” nhất trong tâm hồn vốn rất nhạy cảm 26 của ông và có lẽ về lâu dài “sự đóng góp của Lưu Quang Vũ về thơ còn lớn hơn về kịch” (Vũ Quần Phương) Lưu Quang Vũ nổi tiếng trên văn đàn khá sớm Năm hai mươi tuổi khi còn ở trong quân ngũ, ông đã cùng Bằng Việt cho... tranh trong sáng tác nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt Tưởng rằng “khi đại bác gầm thì hoạ mi im tiếng” - đại bác và hoạ mi, chiến tranh và thơ hình như không thể đi liền với nhau Thế nhưng, cái điều tưởng như quá quen thuộc đó lại trở nên xa lạ với thực tế của nền thơ Việt Nam thời chống Mĩ Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt, thơ càng phát triển, càng mở rộng chiều kích phản ánh hiện thực và . và Bằng Việt 23 1.2.2. Đề tài chiến tranh trong sáng tác nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 32 Chương 2. Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và thơ Bằng Việt. đồng và khác biệt của cảm hứng chiến tranh trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt 76 2.3.1. Cảm hứng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, bi tráng trong thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt cũng là những cảm. Vấn đề cảm hứng trong sáng tác của nhà văn và hành trình sáng tác của Lưu Quang Vũ - Bằng Việt - Chương 2: Các biến thể của cảm hứng chiến tranh trong thơ Bằng Việt và thơ Lưu Quang Vũ - Chương

Ngày đăng: 23/07/2015, 22:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan